Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Mô hình lý thuyết năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch 70

Bảng 3.1: Tổng số khách đến Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014 86

Bảng 3.2: Doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2005 – 2014 87

Bảng 3.3: Tổng hợp số khách lưu trú giai đoạn 2005 – 2014 88

Bảng 3.4: Tổng hợp cơ sở lưu trú giai đoạn 2005 – 2014 90

Bảng 3.5: Số lượng khách du lịch nội địa của các địa phương giai đoạn 96

2005 – 2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Bảng 3.6: Số lượng khách du lịch quốc tế của các địa phương giai đoạn 97

2005 – 2014

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 2

Bảng 3.7: Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch của các địa phương 98

giai đoạn 2005 – 2014

Bảng 3.8: Thu nhập du lịch của các địa phương giai đoạn 2005 – 2014 99

Bảng 3.9: Cơ cấu mẫu nghiên cứu 107

Bảng 3.10: Thang đo chính thức năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch 109

Bảng 3.11: Thông tin mẫu nghiên cứu 111

Bảng 3.12: Kết quả hồi quy 122

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 6

Hình 2.1: Sơ đồ Năng lực cạnh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến 45

Hình 2.2: Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch 47

(2007)

Hình 2.3: Mô hình tích hợp của Dwyer và Kim (2003) 49

Hình 2.4: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững của một 52

điểm đến du lịch của Goffi (2012)

Hình 2.5: Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của 54

TTCI (2013)

Hình 2.6: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Kim và 56

Dwyer (2003)

Hình 3.1. Tỷ trọng số khách du lịch quay trở lại Tiền Giang năm 2010 92

Hình 3.2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch 105

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 118


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Trong năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử ngành du lịch thế giới, số lượng khách du lịch trên toàn cầu đã vượt quá con số 1 tỷ lượt người, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài. Theo báo cáo công bố ngày 29/1 của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (United Nations World Tourism Organization – UNWTO), tổng lượng khách du lịch quốc tế trong năm vừa qua đạt 1.03 tỷ lượt người, tăng 4% so với năm 2011. Châu Á Thái Bình Dương là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất, trong đó khu vực Đông Nam Á là lựa chọn số một của du khách1.

Điều này cho thấy, ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Sự tăng trưởng và cạnh tranh trong ngành du lịch đã kích thích sự quan tâm đáng kể của các nhà hoạch định chính sách du lịch trong việc tiếp thị và chiến lược quản lý và phát triển du lịch.

Du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho các quốc gia, và là động lực phát triển các ngành kinh tế khác, đồng thời tạo nhiều việc làm cho người dân. Du lịch được nhiều quốc gia chọn là ngành ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.

Phát triển du lịch đã thúc đẩy sự thay đổi đáng kể mà cạnh tranh điểm đến là một phần của thị trường kinh doanh du lịch. “Trước khi nhận ra tiềm năng doanh thu lớn từ du lịch của các điểm đến, hầu như các nhà hoạch định chính sách du lịch trước đây không quan tâm đến việc thu hút khách du lịch, du lịch được coi như một hiện tượng xã hội hơn là một hiện tượng kinh tế. Do đó, các điểm đến dường như chỉ để chào đón khách du lịch, không tham dự vào quá trình thăm viếng, thu hút và phục vụ du khách” [56, tr.1]. Theo Crouch và Ritchie (1995), du lịch là một hoạt động kinh tế quan trọng trên toàn thế giới, do vậy, vai trò kinh doanh du lịch ở điểm đến sẽ được nâng cao, tức là năng lực cạnh tranh du lịch ở điểm đến là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong ngành kinh doanh du lịch nói chung. Vì vậy, nghiên

1 http://www.vietnamplus.vn/Home/Luong-du-khach-toan-cau-2012-can-moc-1-ty-luot/20131/181050.vnplus


cứu về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến du lịch đang trở thành một lĩnh vực được các nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ hành năm 2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới [100], chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch ngành du lịch Việt Nam xếp hạng 80/140 quốc gia, trong đó Singgapore xếp hạng 10/140, Nhật Bản 14/140, Hàn Quốc 25/140, Malaysia hạng 34/140, Thái Lan hạng 43/140, Trung Quốc 45/140, Indonesia hạng 70/140... Điều này cho thấy, năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam kém, thua xa các nước trong khối Asean nói riêng và các nước Châu Á nói chung. Đây là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách về phát triển du lịch, các nhà nghiên cứu, các học giả… đang đặc biệt chú trọng, quan tâm, qua đó tìm kiếm các giải pháp nhằm tạo năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới.

Ngành du lịch Tiền Giang bắt đầu phát triển mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization) năm 2006. Cụ thể, giai đoạn 1983 – 1999 ngành du lịch Tiền Giang chỉ có một công ty kinh doanh du lịch, lữ hành là Công ty Du lịch Tiền Giang (sau này là Công ty cổ phần Du lịch Tiền Giang), đến nay (2015) tại Tiền Giang đã có 44 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần du lịch (CPDL)… của nhà nước, công ty liên doanh và tư nhân tham gia kinh doanh du lịch, lữ hành. Trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Tiền Giang luôn tăng ở mức cao và ổn định: Giai đoạn 2005 – 2011, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 14.16%/năm, tỷ lệ tăng lượt khách hàng năm là 13.13%. Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh do suy thoái kinh tế thế giới và sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm A/H1N1, nhưng Tiền Giang vẫn đón được 866,401 lượt khách (tăng 8.87% so với năm 2008) [25, tr.8].

Mặc dù tăng trưởng trong kinh doanh du lịch giai đoạn qua tại Tiền Giang luôn ổn định, song sự phát triển của ngành du lịch Tiền Giang chưa tương xứng với tiềm năng, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Khách du lịch đến Tiền Giang tuy có đông về số lượng, nhưng thu nhập du lịch giai đoạn 2005 – 2014 (doanh thu, lợi


nhuận) của Tiền Giang lại thấp hơn các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh long. Qua đó cho thấy, hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh du lịch diển ra gay gắt không chỉ tại thị trường trong nước mà còn diễn ra khắp toàn cầu. Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định như Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược (TPP), gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)… đã tạo ra nhiều áp lực, thách thức lớn trong kinh doanh du lịch, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Tiền Giang. Để tạo ra được sức cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, ngành kinh doanh du lịch Tiền Giang cần xác định được các yếu tố chính yếu tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại địa phương mình. Hiện nay, tuy đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở các cấp độ: quốc gia, cấp tỉnh… Nhưng nhìn chung, những mô hình này chưa đi sâu vào phân tích khám phá, xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến, nên chưa thể vận dụng vào điều kiện cụ thể.

Do vậy, việc xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến Tiền Giang đang được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch tại Tiền Giang. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần xác định rõ những yếu tố tác động đến đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch và đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch ở điểm đến thông qua mô hình đánh giá mang tính định lượng với đầu vào là các yếu tố ảnh hưởng được xác định bằng các phương pháp điều tra được tiến hành tại điểm đến. Đây là những vấn đề còn mới cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam nói chung và ở địa phương tỉnh Tiền Giang nói riêng.

Trong bối cảnh đó, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang” là rất cần thiết góp phần xác lập khung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở một điểm đến và áp dụng cho trường hợp Tiền Giang để làm căn cứ đề


xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại điểm đến Tiền Giang, qua đó, tạo đà vững chắc cho sự phát triển của ngành du lịch, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung của địa phương tỉnh Tiền Giang và cả nước trong thời gian tới.

2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu


2.1. Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.


2.2. Mục tiêu nghiên cứu


2.2.1. Mục tiêu chung


- Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang


2.2.2. Mục tiêu cụ thể


- Xác lập được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

- Đánh giá được hiện trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang.

- Đề xuất được các giải pháp phù hợp, mang tính khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang.

3. Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: Tỉnh Tiền Giang (phạm vi nghiên cứu cứng) và một số địa phương phụ cận (phạm vi nghiên cứu mềm).

- Về thời gian: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014 (dữ liệu thứ cấp). Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 10/2014 – 04/2015.


4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng (sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế), phương pháp điều tra xã hội học.

Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT: được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến, xác định các yếu tố tạo nên cũng như ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến; Đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại Tiền Giang, xác định những vấn đề đặt ra và nguyên nhân đối với những hạn chế về hiện trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại Tiền Giang và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang trong giai đoạn tới.

Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp điều tra xã hội học: Được thực hiện qua các cuộc điều tra phỏng vấn sâu với 30 chuyên gia về nghiên cứu, quản lý và kinh doanh du lịch, gồm các công chức phụ trách lĩnh vực du lịch thuộc Sở VHTT&DL Tiền Giang, các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, các giáo viên du lịch tại các trường Đại học Tiền Giang, trường Đại học Tài chính – Marketing TP.HCM, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, và các du khách, về việc xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch; Chỉ tiêu đánh giá và phương pháp điều chỉnh thang đo.



Vấn đề nghiên cứu

Xây dựng cơ sơ khoa học về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch

Cơ sở khoa học của nghiên cứu


- Lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến

- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến


Xây dựng mô hình nghiên cứu

- Nghiên cứu định tính (thảo luận, phỏng vấn sâu)


Kiểm định mô hình nghiên cứu (Nghiên cứu định lượng)

- Phân tích dữ liệu (thống kê mô tả)

- Đánh giá thang đo (hệ số Cronbach alpha)

- Đánh giá mức độ phù hợp thang đo (EFA)

- Kiểm định mô hình lý thuyết (phân tích tương quan, hồi quy bội, phân tích phương sai ANOVA)


Cơ sở hoạch định giải pháp

- Hiện trạng kinh doanh du lịch tại Tiền Giang

- Hiện trạng các yếu tố tạo năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang (T – test, ANOVA)

- Xác định các nguyên nhân hiện trạng và dự báo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang


Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang

- Định hướng phát triển ngành du lịch Tiền Giang

- Xác định các yếu tố cần cải thiện hoặc bổ sung để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang



Hình 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp điều tra xã hội học nhằm:

1) Đề xuất mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch với hệ thống tiêu chí kèm theo;

2) Điều tra, phỏng vấn sâu chuyên gia, qua đó xác định cụ thể bộ tiêu chí đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch chính thức;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023