Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Du Lịch Và Mô Hình Nghiên Cứu.


3) Điều tra xã hội học các đối tượng tham gia mô hình theo các tiêu chí đánh giá; Trên cơ sở kết quả điều tra xã hội học, tiến hành kiểm định mô hình đánh hiện trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang;

4) Phân tích kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm khẳng định các yếu tố, các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của thang đo các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bảng câu phỏng vấn du khách đến du lịch tại Tiền Giang; Kích thước mẫu dự kiến là n = 400, phương pháp lấy mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu hạn ngạch. Quy trình trên được mô tả trong sơ đồ (Hình 1).

5. Cách tiếp cận của luận án


Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả thực hiện cách tiếp cận chính là cách tiếp cận hệ thống. Đây là cách tiếp cận được sử dụng để nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận có liên quan nhằm xác định các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến; Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang và xác định nguyên nhân làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang trong giai đoạn phát triển mới. Cách tiếp cận này được thể hiện rõ trong cấu trúc nội dung nghiên cứu của luận án.

6. Những đóng góp của luận án


Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp khoa học như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.


Một là: Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về cạnh tranh (quan điểm cổ điển và quan điểm hiện đại), năng lực cạnh tranh, và năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch; Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại điểm đến.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 3


Hai là: Tổng quan và đề xuất được hệ thống thang đo các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch (Theo Dwyer L. và Kim C., 2003, hiện nay, chưa có thang đo lường riêng áp dụng cho từng loại điểm đến trong kinh doanh du lịch [62, tr. 399]) và mô hình đánh giá.

Ba là: Áp dụng mô hình đánh giá được hiện trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại điểm đến Tiền Giang.

Bốn là: Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang.

Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên và sinh viên các ngành quản trị nói chung.

7. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu


Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch và mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014 và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan


1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới


Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch như đã đề cập ở trên, đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Các khái niệm cạnh tranh được đưa ra liên quan đến kinh doanh du lịch như năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được tranh luận trong nhiều luận án, bài báo, tạp chí khoa học trên thế giới... Cụ thể:

(1) Tác giả Meng F. (2006), trong nghiên cứu “Một kiểm định về năng lực cạnh tranh điểm đến dưới quan điểm khách du lịch: Mối quan hệ giữa chất lượng trải nghiệm du lịch và cảm nhận về năng lực cạnh tranh điểm đến” [84], đã đưa ra các cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh điểm đến trong kinh doanh du lịch. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài được sử dụng là phương pháp Phân tích tương quan chuẩn tắc CCA (Canonical Correlation Analysis), là một phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng du lịch trải nghiệm và năng lực cạnh tranh điểm đến. Trong phần nội dung, tác giả đã đưa ra mô hình kiểm định năng lực cạnh tranh điểm đến dựa trên sự cảm nhận của khách du lịch. Mô hình gồm các yếu tố: Kinh nghiệm về lập kế hoạch trước chuyến đi; Lộ trình, tuyến điểm và giai đoạn (phản ánh) sau chuyến đi. Mẫu khảo sát của mô hình là 353 mẫu, trong đó, độ tuổi của người tham gia khảo sát là từ 18 tuổi trở lên và có ít nhất một chuyến đi giải trí xa nhà. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng của kinh nghiệm du lịch cảm nhận của khách du lịch về năng lực cạnh tranh điểm đến có liên quan nhau, (được chứng minh bởi hai yếu tố này có phương sai bằng nhau). Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, yếu tố cảm nhận của du khách về năng lực cạnh tranh điểm đến bị tác động mạnh đến yếu tố chất lượng trải nghiệm du lịch trong các giai đoạn khác nhau (lập kế


hoạch trước chuyến đi, trải nghiệm về lộ trình, trải nghiệm về tuyến điểm, phản ánh sau chuyến đi).

(2) Tác giả Pakdeepinit P. (2007), với đề tài nghiên cứu “Mô hình cho phát triển du lịch bền vững ở khu dân cư bờ hồ Kwan Phayao, tỉnh Phayao, phía trên miền bắc Thái Lan” [90]. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp định tính phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu định lượng. Tác giả đã nêu lên các khái niệm về phát triển du lịch bền vững, văn hóa du lịch, sự tham gia của công chúng… Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm để phát triển du lịch bền vững, qua việc điều tra thái độ của khách du lịch đối với hoạt động du lịch, từ đó xây dựng và phát triển một mô hình phát triển du lịch bền vững với các đặc trưng và các thành phần thích hợp cho cộng đồng. Tác giả đã đề xuất các kế hoạch phát triển du lịch bền vững ở khu dân cư bờ hồ Phayao. Phương pháp thu thập dữ liệu gồm các bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, và các diễn đàn công cộng. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, có 6 yếu tố quan trọng tác động đến phát triển du lịch bền vững, bao gồm, nghiên cứu du lịch, tiếp cận, tiện nghi, an toàn, năng lực vận chuyển, và sự tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu này cũng đã phát hiện có bốn thành phần đáp ứng sự hài lòng của cộng đồng dân cư, gồm nghiên cứu du lịch, tiếp cận, tiện nghi, an toàn, năng lực vận chuyển. Hai thành thành phần khác trong mô hình gồm sự tham gia của cộng đồng tiện nghi không đạt điều kiện nên bị loại ra khỏi mô hình.

(3) Tác giả Goffi G. (2012), với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Mô hình lý thuyết và chứng cứ thực nghiệm” [70], đã lược khảo nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của các tác giả trên thế giới. Trong đề tài, tác giả sử dụng Phương pháp phân tích thành phần chính PCA (Principal Component Analysis), phương pháp này được sử dụng nhằm làm giảm độ lớn của các biến. Tác giả vận dụng mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến của Riche và Crouch (2000), để do lường năng lực cạnh tranh của hai điểm đến hàng đầu ở Mỹ Latinh: Rio de Janeiro


Salvador de Bahia vào nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một chính sách du lịch bền vững và quản lý điểm đến không những tốt cho việc giữ gìn cân bằng sinh thái, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến văn hóa và xã hội, mà còn có một tầm quan trọng to lớn trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Tác giả nhận định, nghiên cứu này ngoài việc góp phần làm tăng cường thêm tài liệu về các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến, còn bổ sung thêm về thang đo các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, từ việc khảo sát ý kiến của các chuyên gia du lịch.

(4) Crouch G.I. (2007), trong nghiên cứu “Mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến, Một khảo sát và phân tích các tác động của các thuộc tính cạnh tranh” [54], đã trình bày các khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, và xây dựng được một mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch gồm 5 yếu tố: (1) Nguồn lực cốt lõi và tính hấp dẫn (xếp trên bốn yếu tố khác về tầm quan trọng của thuộc tính); (2) Các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ; (3) Chính sách điểm đến, hoạch định và phát triển; (4) Quản lý điểm đến, và; (5) Các yếu tố hạn định và mở rộng. Mô hình này có 36 thuộc tính cấu thành năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Dữ liệu được thu thập theo đánh giá của các chuyên gia (các đáp viên là những người Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand) được thực hiện bằng cách sử dụng một cổng mạng trực tuyến và sử dụng quy trình phân tích phân cấp Phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process). Kết quả kiểm định cho thấy một số thuộc tính quan trọng nhất bao gồm 10 trong số 36 thuộc tính cạnh tranh điểm đến có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh điểm đến là: Địa lý và khí hậu; Kết hợp các hoạt động du lịch; Cấu trúc thượng tầng du lịch; Văn hóa và lịch sử; Nhận thức và hình ảnh điểm đến; Các sự kiện du lịch đặc biệt; Giải trí; Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng tiếp cận; Định vị /xây dựng thương hiệu.

(5) Kim C. và Dwyer L. (2003), trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch và luồng du lịch song phương giữa Australia và Hàn Quốc” [75], đã nêu lên các khái niệm về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh điểm đến


du lịch. Các tác giả đã khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh tranh điểm đến của 2 điểm đến Australia và Hàn Quốc. Dựa vào Mô hình tích hợp, một bộ câu hỏi về năng lực cạnh tranh điểm đến của Australia và Hàn Quốc đã được Kim C. và Dwyer

L. (2003) thiết lập. Các chỉ số được liệt kê trong các công cụ khảo sát bao gồm cả đánh giá khách quan và chủ quan và đã xác định các yếu tố chính gồm mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến. Các chỉ số này cũng được lựa chọn dựa trên các buổi thảo luận tại các hội thảo được tổ chức tại Australia và Hàn Quốc năm 2001. Những người tham gia vào các hội thảo đã xác định tầm quan trọng của các chỉ số và các thuộc tính đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến. Nghiên cứu đã nhận diện 5 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến tại Australia và Hàn Quốc gồm: Nguồn lực kế thừa; Nguồn lực tạo ra; Các nhân tố và nguồn lự hỗ trợ; Quản lý điểm đến; và; Điều kiện tình huống, với 83 thuộc tính. Mô hình sử dụng thang đo Likert 5 điểm (trong đó, 1 điểm: không đồng ý đến 5 điểm: hoàn toàn đồng ý). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về giá trị của từng biến số (thuộc tính) của những người tham gia trả lời giữa 2 điểm đến tại Australia và Hàn Quốc.

(6) Barbosa L.G.M., de Oliveira C.T.F., và Rezende C. (2010), trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch: Nghiên cứu 65 điểm đến chính về phát triển khu vực du lịch” [46], cũng đã khái quát một số khái niệm về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch. Mục đích của nghiên cứu nhằm phát hiện được các yếu tố quan trọng của năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch cụ thể. Các tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch với 13 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại Brazil (với 60 biến quan sát): (1) Cơ sở hạ tầng chung, (2) Tính tiếp cận, (3) Dịch vụ du lịch và trang thiết bị, (4) Sức thu hút du lịch, (5) Tiếp thị, (6) Chính sách công, (7) Hợp tác khu vực, (8) Giám sát, (9) Kinh tế địa phương, (10) Năng lực kinh doanh, (11) Các khía cạnh xã hội, (12) Các khía cạnh môi trường và, (13) Các khía cạnh văn hóa. Nghiên cứu này được Barbosa và các tác giả khảo sát và so sánh năm 2008 với năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số điểm người tham gia trả lời đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh vào năm 2009 tăng khiêm tốn 1.9% so với năm


2008 (tăng từ 52.1 điểm năm 2008 lên 54.0 điểm năm 2009). Trong đó, tiêu chí Giám sát thuộc mức 2, mức thấp nhất); Các tiêu chí: Tính tiếp cận, Dịch vụ du lịch và trang thiết bị, Sức thu hút du lịch, Chính sách công, Hợp tác khu vực, Kinh tế địa phương, Năng lực kinh doanh, Các khía cạnh xã hội, Các khía cạnh văn hóa thuộc mức 3 (mức trung bình); Các tiêu chí: Cơ sở hạ tầng chung, Các khía cạnh môi trường thuộc mức 4 (mức khá). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách du lịch, các doanh nghiệp du lịch Brazil… tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.

(7) Dragićević V., Joviĉić D., Bleŝić I., Stankov U., và Boŝković D. (2012), trong đề tài nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh kinh doanh điểm đến du lịch: Một tình huống của tỉnh Vojvodina (Serbia)” [59], đã lược khảo nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Nhóm tác giả đã dựa vào mô hình của Ritchie và Crouch (2003), xây dựng được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh kinh doanh điểm đến du lịch tỉnh Vojvodina, Serbia. Ngoài ra, đề tài cũng nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến nhằm xác định điểm yếu nhất về năng lực cạnh tranh kinh doanh điểm đến du lịch của tỉnh Vojvodina, và đặc biệt là vị trí của quản lý điểm đến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hai yếu tố quyết định: Quản lý và chính sách điểm đến (2.52 điểm), Quy hoạch và phát triển (2.56 điểm), là các yếu tố yếu nhất của năng lực cạnh tranh tỉnh Vojvodina, xếp hạng cao nhất là Nguồn lực cốt lõi và Sức thu hút (3.02 điểm). Kết quả nghiên cứu có giá trị tốt nhất trong việc giúp các nhà tổ chức quản lý điểm đến, những người sáng tạo chính sách du lịch và các học viên du lịch hiểu rõ hơn việc xác định ưu điểm và các vấn đề trong kinh doanh du lịch và phát triển du lịch tại tỉnh Vojvodina nói chung, và xây dựng chiến lược nhằm khắc phục những nhược điểm tại điểm đến. Các tác giả đã khảo sát 118 người, gồm công chức nhà nước (13.6%), nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp du lịch địa phương (5.9%), những người chủ các trung tâm hội nghị (4.2%), các Viện nghiên cứu du lịch (39%), học viên sau đại học các lớp du lịch (22.9%), các nhà quản lý du lịch (5.1%), các nhà quản lý lĩnh vực khách sạn (4.2%), và những


người làm ngành nghề khác (5.1%). Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, với thang đo Likert 5 điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh điểm đến du lịch tỉnh Vojvodina còn kém so với các đối thủ tại Serbia. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành du lịch tỉnh Vojvodina cần chú trọng cải thiện các yếu tố quản lý và chính sách điểm đến, quy hoạch và phát triển du lịch. Đây là 2 nhóm yếu tố ít tạo ra năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại tỉnh Vojvodina mà trong nghiên cứu của Dragićević V. và các tác giả (2012), đã phát hiện.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam


(1) Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Vinh (2011), với đề tài “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” [41], đã khái quát các khái niệm về khả năng cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế, các yếu tố tác động tới cạnh tranh, chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế. Trên cơ sở mô hình chuỗi giá trị của Porter M., tác giả đã tiến hành xây dựng hệ thống các nhân tố cấu thành (6 nhân tố, 17 chỉ số) nhằm phản ánh một cách toàn diện khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong đó có tính đến khả năng liên kết, hợp tác và quản lý khủng hoảng theo đặc thù của các doanh nghiệp này. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu ma trận điểm và các công cụ toán học, đã xây dựng mô hình định lượng cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố nguồn lực của doanh nghiệp; Khả năng duy trì và mở rộng thị phần; Khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Khả năng duy trì, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Khả năng quản lý và đổi mới; Khả năng liên kết và hợp tác tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

(2) Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” [33], bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí