Kết Quả Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Nhnn&ptnt Huyện Văn Bàn


để cho vay thường thiếu thực tế và xác thực.

+ Nhân tố thứ 5 (F5): Nhân tố Năng lực cán bộ, bao gồm yếu tố: (1) Chưa thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ; (2) Chuyên môn, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, QTCLTD chưa cao; (3) Bố trí cán bộ chưa hợp lý. Nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sảnxuất là 10.495%.

Trình độ CBTD tại NHNN&PTNT huyện Văn Bànchủ yếu là đại học và trung cấp thuộc các ngành tài chính ngân hàng, Phát triển nông thôn và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, các cán bộ không thường xuyên được đào tạo về nghiệp vụ, đặc biệt là quản trị chất lượng tín dụng. Mặt khác, với đặc thù kinh doanh tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực phức tạp như: thẩm định giá tài sản, giá trị sử dụng tài sản, thẩm định tài chính.....đòi hỏi CBTD phải am hiểu và kiến thức vững vàng về các lĩnh vực trên.

Sự bố trí nhân sự không hợp lý cũng lý cũng không phát huy được năng lực cán bộ, điều cần thiết tại chi nhánh là xây dựng và bố trí đội ngũ cán bộ quản trị chất lượng tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng, trên cơ sở xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận tín dụng.

+ Nhân tố thứ 6 (F6): Nhân tố môi trường kinh tế và rủi ro khí hậu, bao gồm 2 yếu tố: (1) môi trường kinh tế không ổn định; (2) thiên tai, thời tiết không thuận lợi. Nhân tố này ảnh hưởng 7.076% chất lượng tín dụng.

Môi trường kinh tế của Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, rủi ro về chu kỳ kinh doanh thường ngắn 4 -5 năm. Đặc biệt là năm 2016 đến năm 2018, cùng với sự biến động mạnh của thị trường tiền tệ là sự thay đổi rất lớn cơ cấu nguồn vốn theo hướng kỳ hạn ngắn dần, luồng tiền vào ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố lạm phát, suy giảm kinh tế, tỷ giá ngoại tệ, tâm lý... mang lại rủi ro thị trường rất lớn cho các TCTD. Sự suy giảm liên tục của thị trường chứngkhoán, thị trường bất động sản trong nước, ảnh hưởng xấu của nền kinh tế


thế giới tạo ra nhiều sức ép và khó khăn cho khách hàng của ngân hàng.

Về điều kiện khí hậu, trong những năm gần đây, Lào Cai thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu, bão và lũ lụt kéo dài. Lào Cai là một trong những địa phương chịu nhiều thiên tai tại Việt Nam, đã làm tổn thất về người và của.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nền kinh tế Lào Cai còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu); các ngành xây dựng, thuỷ lợi, sản xuất và phân phối điện...vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết. Những biến động bất thường của thời tiết trong thời gian qua như: bão, lụt, hạn hán, mất mùa...cũng là những nguyên nhân gây ra nợ xấu, vượt ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của ngân hàng, kể cả các khách hàng vay vốn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Với kết quả phân tích nhân tố, cộng với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng NN&PTN huyện Văn Bàn, Lào Caiđã phản ánh rò nét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất. Với 6 nhân tố được liệt kê ở trong Bảng 2.12, quyết định đến 78.753% chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 10

3.3. Kết quả nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua NHNN&PTNT huyện Văn Bànluôn cố gắng để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất để vừa tăng lợi nhuận mà vẫn bảo toàn vốn.

Hình thức cho vay được mở rộng, quy trình nghiệp vụ được coi trọng, cán bộ tín dụng đã sâu sát hơn, cho vay thận trọng không tràn lan, kinh nghiệm đầu tư cho kinh tế hộ đã được tích lũy. Trong thời gian qua NHNN&PTNT huyện Văn Bànluôn hướng hoạt động vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, coi sự sống còn lớn mạnh của hộ sản xuất là sự sống còn của mình, coi hộ nông dân là người bạn


đồng hành thân thiết trong hoạt động kinh doanh.

Hoạt động đầu tư tín dụng của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh giúp hộ sản xuất khai thác khả năng tiềm lực, nhân lực để sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, cung cấp nhiều hàng hóa cho thị trường và đặc biệt thông qua công tác đầu tư tín dụng cho vay hộ sản xuất đã hạn chế và xóa bỏ được nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, xóa bỏ dần sự ngăn cách giữa thành thị và nông thôn góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất ngày càng được củng cố, vốn đầu tư đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ xấu được giảm dần qua các năm và được Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Lào Cai đánh giá là đơn vị có bước chuyển biến trong việc xử lý nợ xấu, chất lượng tín dụng ngày được nâng lên, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh.

Duy trì chế độ kiểm tra kiểm soát nội bộ trong tất cả các công việc, giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ công nhân viên chức để mỗi cán bộ nâng cao ý thức tổ chức, có tinh thần trách nhiệm và có đạo đức nghề nghiệp để phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh.

3.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

a. Một số tồn tại hạn chế

Công tác thẩm định kháchhàng


Thực tế tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn, cán bộ thẩm định còn nhiều hạn chế trong việc phân tích năng lực tài chính, năng lực quản trị KD của khách hàng, phân tích môi trường KD, phân tích phương án, dự án SXKD. Các phương án, dự án nhỏ chưa được thẩm định một cách chặt chẽ, từ đó thực tế nợ quá hạn chủ yếu là những món vay nhỏ lẻ.

Công tác kiểm tra, kiểm soát


Công tác kiểm tra kiểm soát tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàntrong những năm qua dù đã được chú trọng song vẫn chưa sâu sát, công tác tự kiểm tra tuy đã có quan tâm nhưng do tính chất công việc nhiều, khả năng kiểm soát hồ sơ của lãnh đạo phòng còn hạn chế nên vẫn còn một số tồn tại sai sót cần phải chấn chỉnh kịp thời. Việc thực hiện kiểm tra sau khi cho vay chưa thực hiện được tất cả các món vay, dẫn đến khả năng giám sát tín dụng còn yếu kém.

Công tác đảm bảo tiền vay

Tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng vay vốn tại NHNN&PTNT huyện Văn Bànchủ yếu quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên ở địa bàn nôngthôn thì việc chuyển nhượng tài sản đảm bảo là rất khó, quy trình xử lýtài sản cũngcòn nhiều bất cập.

Công tác Marketing

Những năm qua, công tác marketing của NHNN&PTNT huyện Văn Bànthực hiện chưa được tốt. Nguyên nhân chính là do chi nhánh chưa chú trọng đến công tác Marketing Ngân hàng, chưa thấy được vai trò của công tác này trong hoạt động kinh doanh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, sự ra đời của các ngân hàng thương mại cổ phần ngày một nhiều, sức cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tính đến năm 2014 đã có 10 tổ chức tín dụng thành lập trên địa bàn.

Công tác chăm sóc kháchhàng

Chất lượng phục vụ khách hàng tuy đã được nâng lên, song một số trường hợp khách hàng vẫn phản ánh thái độ phục vụ của một số giao dịch viên còn chưa được hài lòng,việc đổi mới tác phong giao dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh.

Về công nghệ:

Mặc dù đã được hiện đại hoá, song vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu hiện nay, cơ sở vật chất còn nghèo nàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của đơn vị.

b. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ sản


xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn

*Nguyên nhân khách quan

- Sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc vào thiên nhiên, chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, sâu bệnh kéo dài... Đặc biệt năm 2016, 2018 dịch cúm gia cầm thường xuyên xảy ra, thiệt hại cho các hộ chăn nuôi lớn.

- Giá cả hàng hóa không ổn định, chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm và chế biến hàng nông phẩm thực phẩm ổn định, năng lực quản lý của nhiều hộ kinh doanh kém, thiếu thông tin thị trường nên đầu tư không đúng hướng, dẫn đến làm ăn thua lỗ không có khả năng thanh toán trả nợ.

- Năng lực tài chính, năng lực quản lý giảm và tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất còn hạn chế, do đó một số đơnvị làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, không còn vốn hoạt động, không có khả năng thanh toán các khoản nợ Ngân hàng.

- Chế độ kế toán thống kê chưa ban hành đồng bộ, đặc biệt đối với hộ sản xuất chế độ hạch toán kế toán thống kê còn mới lạ, việc chấp hành chế độ kế toán thống kê, báo cáo tài chính của các đơn vị còn chưa nghiêm.

- Luật pháp ban hành chưa đồng bộ, đầy đủ, có nhiều điều còn chồng chéo, hiệu lực pháp luật chưa cao, vấn đề tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc, việc quản lý nhà đất còn thiếu đồng bộ, không chặt chẽ gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng và khách hàng khi thế chấp tài sản vay vốn cho Ngân hàng, điển hình là các trường hợp có mộttài sản nhưng nhiều bộ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu sử dụng đất, tạo nhiều khe hở cho khách hàng có thể lợi dụng thế chấp vay vốn tại nhiều TCTD khác trong cùng một thời điểm.

- Một số cơ quan Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng khi Ngân hàng có nhu cầu phối kết hợp để xác định tư cách, tài sản thế chấp của khách hàng để làm các thủ tục cho vay hoặc phối kết hợp thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm.

- Hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cũng như hộ nghèo là hoạt động


có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh với cây trồng, vật nuôi thường xảy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn, còn là những nguyên nhân từ chính bản thân hộ sản xuất như thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng và hiệu quả đầu tư.

- Sự quan tâm của các cấp chính quyền đến hoạt động của ngân hàng, một số địa bàn xã cán bộ lãnh đạo ít có trách nhiệm cho rằng việc nợ xấu là của Ngân hàng nên thiếu sự đôn đốc của chính quyền khi các hộ có nợ xấu cố tình chây ỳ không thực hiện theo cam kết trả nợ.

- Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: Môi trường, kinh tế xã hội, sự thay đổi về chính sách... cũng ảnh hưởng đến công tác tín dụng và phát sinh nợ xấu.

*Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực trình độ của một số cán bộ tín dụng còn yếu, hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, chưa nhanh nhạy trong cơ chế thị trường, không nắm bắt thông tin thị trường kịp thời, không thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng nhất là khâu thẩm định và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, định kỳ hạn nợ không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, phân loại khách hàng còn chủ quan thiếu cơ sở, phân tích nợ chưa thường xuyên.

Cho vay thường nặng về tài sản thế chấp, yên tâm với tài sản thế chấp mà thiếu sự giám sát chặt chẽ các khoản vay, thiếu năng lực phân tích và xử lý thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát các khoản vay.

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc xây dựng phương án sản xuất kinh doanh không sát, xác định kỳ hạn trả nợ, trả lãi chưa hợp lý nên khi đến hạn thanh toán chưa có thu nhập trả Ngân hàng nên Ngân hàng phải chuyển nhóm nợ sang nợ xấu đối với những hộ không đủ điều kiện được Ngân hàng gia hạn và điều chỉnh nợ.

-Việc đánh giá tài sản thể chấp thiếu thực tế còn sơ sài, tài sản thế chấp


không đủ điều kiện pháp lý nên khi khách hàng không trả được nợ việc phát mại tài sản thế chấp gặp khó khăn hoặc tài sản không đủ điều kiện để phát mại.

- Công tác điều hành ở một số lãnh đạo chưa sâu sát, thiếu cụ thể, chưa bám sát các chương trình công tác đã đề ra trong từng tuần để kiểm tra chỉ đạo và có giải pháp thực hiện.

- Công tác kiểm tra kiểm soát của các đồng chí lãnh đạo từ phòng ban đến Ban Giám đốc đôi khi còn xem nhẹ, vẫn còn nhiều sai sót kéodài.

- Một bộ phận cán bộ trẻ chưa tự giác, tích cực trong học tập, nghiên cứu các văn bản, chế độ, quy chế quy trình nghiệp vụ của ngành và các kiến thức pháp luật, kiến thức ngoại ngành phục vụ cho công việc nên năng lực công tác hạn chế để xảy ra nhiều sai sót, làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

- Tất cả những nguyên nhân trên cần phải được giải quyết từng bước nhưng phải đồng bộ và triệt để thì chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất mới được nâng lên trong những năm tiếp theo.

3.4.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

3.4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn

3.4.1.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn

- Lợi nhuận là một trong những mục tiêu quan trọng đối với NH vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX phải phục vụ mục tiêu này, phải góp phần nâng cao lợi nhuận cho NH qua việc tăng doanh số cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.

- Mục tiêu lợi nhuận của NH phải gắn với mục tiêu phát triên kinh tế xã hội của địa phương, là nền tảng để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển hệ thống của


NH, lành mạnh hóa nền tài chính của huyện Văn Bàn.

3.4.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn

Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ đồng thời căn cứ vào định hướng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã đề ra định hướng như sau:

Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng háo và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ Ngân hàng.

Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hoá, vùng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công truyền thống cho vay theo hướng tập trung, có thị trường ổn định trong và ngoài nước.

Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sinh thái nuôi trồng đặc sản, trong đó đồng bằng sông Hồng là lương thực, rau quả, chăn nuôi lợn, gà, trâu,bò.

Hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác.

Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo phát huy được nguồn lực tại chỗ, giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới nhằm thực hiện vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp.

3.4.1.3. Mục tiêu về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT trên địa bàn huyện Văn Bàn

Ngay từ đầu các năm, hoạt động kinh doanh đã được định hướng theo đề cương xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng cấp trên. Từ cơ sở đó, kết

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí