Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 13


vụ, nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng, cho vay vượt vốn tự có, cho các khách hàng không đủ điều kiện vay dẫn đến rủi ro tíndụng.Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn: Đạo đức khách hàng, không chấp hành các nguyên tắc cho vay, sử dụng vốn sai mục đích, khả năng quản lý sử dụng vốn vay yếu kém dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh.

Để tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn, cần thiết phải thực hiện các giải pháp chủ yếu bao gồm: Hoàn thiện quy trình cho vay, nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay, hoàn thiện công tác đảm bảo tiền vay, nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng và thực hiện tốt chính sách tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị phần trong giai đoạn hiện nay.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Nhà nước nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.

Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý đối với các hoạt động mua bán nợ. Nhiệm vụ của tổ chức này là mua toàn bộ số nợ tín dụng xấu của các NHTM để phân tích và xử lý thu hồi theo kiểu chuyên môn hóa. Bất kể số nợ ấy có tài sản thế chấp cầm cố hay không, giúp hạn chế rủi ro và cho các NHTM có thời gian chấn chỉnh hoạt động theo phương pháp cải tổ mới.

Phát triển các hình thức bảo hiểm cho các sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro cho các khách hàng khi vay vốn ngân hàng. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, phát triển các dịch vụ hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả, gia tăng hàm


lượng giá trị trên một đơn vị sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN)

NHNN cần có những chính sách và biện pháp tích cực nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, cần bắt buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng, coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 13

NHNN cần có biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh tra, kiểm soát để đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả và môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Các tổ chức tài chính, Ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng quốc doanh và ngoài quốc doanh của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh một cách không lành mạnh, giành giật khách hàng củanhau.Phối hợp với các cơ quan có liên quan để bổ sung, sửa đổi và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng như: xử lý khó khăn, vướng mắc về tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và hợp đồng giao dịch bảo đảm; về thế chấp nhà ở gắn liền với đất và tài sản trên đất...

NHNN trên địa bàn tỉnh cần nắm vững phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh nhà, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh, những ngành kinh tế mũi nhọn để tư vấn cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn để đầu tư cho các dự án định hướng phát huy được hiệu quả vốn tín dụng và đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ cũng như giám sát từ xa đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh của các tổ chức tín dụng, mặt khác ngăn chặn cán bộ tín dụng thực hiện sai các văn bản chế độ cũng như quy trình nghiệp vụ cho vay… góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Ngân hàng trên toàn tỉnh.


Hiện nay Ngân hàng NN&PTNT có mạng lưới rộng khắp, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng lực thẩm định cho vay và quản lý vốn vay hiệu quả và có thể nói là cánh tay phải của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Do đó Nhà nước nên mạnh dạn có những chính sách điều chỉnh lại công tác cho vay đối với các hộ nông dân nhất là các hộ thuộc đối tượng chính sách xã hội, cụ thể là cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội.

2.3. Đối với Ngân hàng NN&PTNT Lào Cai

Để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất trước hết cần quan tâm tới con người vì yếu tố con người là trung tâm của mọi vấn đề. Lãnh đạo Ngân hàng nên triển khai đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực thấp, đào tạo và giúp đỡ cán bộ tín dụng có kiến thức ngoại ngành, hiểu về cơ chế thị trường, những kiến thức về khoa học kỹ thuật liên quan đến hoạt động Ngân hàng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, có như vậy cán bộ tín dụng mới có đủ khả năng đánh giá, thẩm định các dự án, phương án đầu tư đạt kết quả. Đặc biệt nâng cao trình độ vi tính và ngoại ngữ để hướng tới việc thực hiện IPCAS.

Từng bước hiện đại hóa quá trình nghiệp vụ tín dụng trong toàn hệ thống, trên cơ sở đổi mới công nghệ Ngân hàng, tạo tiền đề đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lượng tốt.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra kiểm soát từ nhiều phía, kiểm soát nội bộ trong hệ thống để từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời những sai lầm nhằm giảm rủi ro ở mức thấp nhất trong hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động tín dụng theo đúng luật pháp, an toàn và hiệu quả.

Phối hợp với ngành liên quan để xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật của từng loại cây con chủ yếu trên địa bàn, qua đó chỉ đạo các ngân hàng trực thuộc xây dựng định suất đầu tư phù hợp với thực tế trên địa bàn, chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng trực thuộc phối hợp với UBND phường (huyện), xã thực hiện việc lập "Hồ sơ kinh tế địa phương ", xây dựng đề án chiến lược kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, để giúp cho cán


bộ tín dụng xác định chính xác nhu cầu của hộ.

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng cáo hoạt động của NH trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi tư nhân.

Đề nghị Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam nghiên cứu chế độ ưu đãi cho đội ngũ cán bộ tín dụng ở địa bàn nông thôn các chế độ về công tác phí thoả đáng, để khuyến khích cán bộ tín dụng bám sát địa bàn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.

2.4.Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp tích cực với Ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra, đôn đốc thu nợ và xử lý thu hồi nợ xấu.

Thực hiện tốt việc quản lý đất đai đang thế chấp nợ vay ngân hàng: Công tác quản lý cần được thực hiện dựa vào thời hạn của việc đăng ký thế chấp, những trường hợp chưa đăng ký thế chấp sẽ không cho phép được giao dịch bảo đảm.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kịp thời cho các hộ gia đình: Nâng cao vai trò của cấp xã, thị trấn và phòng tài nguyên môi trường trong việc đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đang có đất sử dụng hợp pháp hoặc các loại đất đã có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng theo đúng luật đất đai hiện hành.

Tăng cường hiệu lực của cơ quan thi hành án để đảm bảo tiến độ thi hành án với những khoản nợ vay NH.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bảng cân đối tổng hợp, chi tiết trên hệ thốngIPCAS

2. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của UBND Huyện Văn Bàn.

3. Báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2018 của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn.

4. Báo cáo thống kê hàng năm của Phòng thống kêhuyện Văn Bàn

5. Cẩm nang tín dụng Ngân hàng NN&PTNT.

6. Trần Huy Hoàng (2007), Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, NXB Lao động Xã hội,TPHCM

7. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Tp Hồ ChíMinh.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996),Cẩm nang tín dụng,tập3.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 66/QĐ-HDTV- KHDN, ngày22/01/2014).

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1994), Thể lệ tín dụng (ban hành theo Quyết định số 198/QĐ-NH1 ngày16/9/1994).

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001), HàNội.

12. Nghị định 41/2010/NĐ - CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày 12/04/2010 của Thủ tướng Chínhphủ.

13. Nghị định số 14/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nôngthôn.


14. Ngô Thanh Phúc (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đô, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hànội.

15. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng (Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010)TS.

16. Quyết định450/QĐ-HĐTV-XLRRngày30/05/2014của Hội đồng thành viên Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam về việc Ban hành qui định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động củaNgân hàng NN&PTNT.

Các Websites tham khảo:

17. www.Ngân hàng NN&PTNT.com.vn : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

18. www.sbv.gov.vn: Ngân hàng nhà nước ViệtNam

19. www.google.com.vn: Trang website tìmkiếm

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí