Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu - 13


nguồn vốn tại ngân hàng. Với việc hợp tác này, Maritime Bank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai hệ thống quản trị rủi ro nguồn vốn theo mô hình hiện đại

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, kịp thời thay thế, bổ sung khi cần thiết các thiết bị công nghệ bị hư hỏng. Mục đích để đảm bảo việc thu thập, tiếp cận thông tin được ổn định trong mọi trường hợp, tránh tình trạng hư hỏng, dẫn đến ùn tắc, ảnh hưởng đến việc thẩm định cho vay như không vấn tin được CIC khách hàng, không truy cập được thông tin tìm hiểu về dự án.

Ngoài việc tiếp cận và thu thập thông tin qua các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại, việc khai thác các nguồn thông tin truyền thống như các cơ quan ban ngành Nhà nước, từ điều tra thăm dò thị trường cũng quan trọng không kém, nhất là khi chính sách, quy định ở nước ta về công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc hình thành bộ phận chuyên trách thu thập các thông tin qua các kênh như vậy là rất cần thiết, giúp ngân hàng nhanh chóng có được những thông tin mới nhất và đáng tin cậy để phục vụ cho công tác cho vay. Trong trường hợp cần thiết, Maritime Bank Vũng Tàu cũng cần mạnh dạn liên kết hoặc mua các thông tin quan trọng từ các công ty chuyên khai thác thông tin như các công ty nghiên cứu thị trường, các của hàng mua sắp cao cấp, các hộ kinh doanh. Phương pháp này đặc biệt cần thiết khi khả năng thu thập thông tin của NH bị hạn chế.

Bên cạnh việc chú trọng công tác thu thập và tiếp cận thông tin, Maritime Bank cũng cần thành lập các tổ chuyên trách sàng lọc, xử lý các thông tin thu thập, để có được những nhận định chính xác, từ đó, tư vấn góp phần điều chỉnh chính sách, định hướng cho vay phù hợp với tình hình mới.

Kết quả mong đợi: Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng; đảm bảo dữ liệu được xử lý tập trung, khai thác thông tin KH một cách nhanh chóng và an toàn. Việc tìm kiếm và trao đổi, phân tích các thông tin của KH cũng giúp giảm thiểu tối đa nhất các rủi ro tín dụng cho ngân hàng.


3.2.7 Các giải pháp áp dụng tại các DNVVN .

3.2.7.1 Xem trọng báo cáo tài chính của DN.

Để giúp ngân hàng có thể thẩm định tài chính thuận lợi và nâng cao sự tin tưởng đối với DN, các DNVVN cần nâng cao chất lượng công tác cung cấp số liệu tài chính cho ngân hàng. Muốn vậy, lãnh đạo DN phải là những người đầu tiên nhận thức được tầm quan trọng của công tác này bằng các biện pháp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Các chủ DN Việt Nam cần phải tự trang bị kiến thức về tài chính để trước tiên có thể hiểu về nó và sau là thay đổi cách nhìn nhận trong việc lập BCTC.

- Hoàn thiện bộ phận kế toán theo hướng chuyên nghiệp hóa, có đủ năng lực trình độ chuyên môn để có thể giải quyết tốt các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình như: lập các BCTC một cách chính xác trên cơ sở pháp lý, chứng từ vững vàng; tư vấn cho lãnh đạo DN trong quá trình hoạt động kinh doanh sao cho bài bản, hợp pháp. Đồng thời, bộ phận kế toán cũng cần có khả năng giải trình các thắc mắc của NH về số liệu BCTC một cách trôi chảy, thuyết phục.

Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu - 13

- Tuân thủ các quy định về hạch toán, kế toán thu chi trong hoạt động kinh doanh một cách minh bạch, rõ ràng. Công tác lập BCTC chỉ có thể được cải thiện nếu các số liệu đầu vào là chính xác trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Do đó, bên cạnh sự tư vấn, hỗ trợ của bộ phận kế toàn, thì vai trò và nhận thức của lãnh đạo DN có ý nghĩa quyết định.

3.2.7.2 Nâng cao năng lực trình độ quản lý của DN.

Để có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thuận lợi hơn, các DN Việt Nam cần tăng cường khả năng thuyết phục ngân hàng bằng cách lập dự án vay mang tính khả thi cao và khả năng trình bày, diễn giải vấn đề một cách trôi chảy, có cơ sở. Muốn vậy, các DN cần thực hiện các giải pháp sau :

- Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát của đội ngũ lãnh đạo DN để có thể trao đổi, thuyết trình với ngân hàng, nhằm tăng cường khả năng thuyết phục ngân hàng trong việc thẩm định cho vay DN.

- Xây dựng đội ngũ chuyên môn giỏi nghiệp vụ để việc lập dự án mang tính khả thi cao, sát với hoạch định kinh doanh thực tế mà đơn vị đã lập ra.


3.2.8 Các giải pháp vĩ mô từ các cơ quan ban ngành.

3.2.8.1 Hoàn thiện công tác cung cấp thông tin.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phát triển, hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin tín dụng (CIC) theo hướng cung cấp thông tin ngày một đa dạng hơn, đặc biệt là các thông tin phi tài chính như: năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, chuyên môn của đội ngũ nhân viên, tình hình kỹ thuật công nghệ của DNVVN… là những thông tin rất cần thiết cho ngân hàng trong việc đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn.

Để có được các thông tin phi tài chính có chất lượng, NHNN cần xây dựng, ban hành các quy định, quy trình, thông tư phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí, cơ quan thuế, các tổ chức quốc tế, cơ quan kiểm toán, các DNVVN và NHTM. Có như vậy, CIC mới cung cấp được những thông tin tín dụng chính xác, phong phú, đa dạng cho các tổ chức thành viên. Bên cạnh đó, đối với nguồn thông tin thu thập chính từ các NHTM, NHNN cần đặc biệt đưa ra các quy định chặt chẽ để buộc các NHTM phải cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin rất quan trọng có liên quan đến khách hàng như tình hình dư nợ, tình hình trả nợ, nợ xấu của khách hàng cũng như tài sản thế chấp.

Cần tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy định này của các NHTM nhằm xử lý thích đáng các trường hợp vi phạm, có như vậy, CIC mới thật sự là kênh thông tin đáng tin cậy để các NHTM khai thác, phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng một cách chính xác nhất. Ngoài ra, NHNN cần phải giảm giá thông tin hợp lý, và có chính sách khen thưởng cũng như là phê bình các đơn vị NHTM báo cáo đầy đủ thông tin cho NHNN để khuyến khích các NHTM mạnh dạn khai thác thông tin bằng các nguồn như: nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hỗ trợ của quốc tế (nếu có) , nhằm giảm áp lực tài chính cho NHTM vốn rất cần thông tin với số lượng lớn.

Để công tác thống kê đạt hiệu quả, trước tiên Cục Thống kê phải có các số liệu đầy đủ về các ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, nhà nước phải có các biện pháp bắt buộc các DN, các cơ quan ban ngành khác có liên quan, tham gia hệ thống


thông tin hạch toán đầy đủ, kịp thời, cũng như phải thực hiện chế độ hạch toán, kế toán thống nhất. Bên cạnh đó, việc trang bị các máy móc công nghệ hiện đại cũng rất cần thiết để Cục Thống kê có phương tiện để tính toán, xử lý số liệu một cách nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, yếu tố con người cũng góp phần quyết định đến tính hiệu quả của công tác thống kê. Nhân lực phải đủ tâm, đủ tầm mới có thể phát huy được những cải tiến của ngành. Muốn vậy, nhà nước phải có chính sách quan tâm thiết thực để đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thống kê và quan trọng hơn là chế độ tiền lương hợp lý để kích thích, thu hút nhân lực.

3.2.8.2 Hoàn thiện khung pháp lý.

Thiết lập và giữ vững môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho hoạt động của DN và hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng. Ổn định lưu thông tiền tệ, lành mạnh hóa các tổ chức tín dụng đảm bảo cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn tránh các trường hợp cạnh tranh thiếu lành mạnh về lãi suất gây thiệt hai cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý ổn định, nhất là các quy định thống nhất về giấy tờ chủ quyền nhà, đất theo hướng đơn giản, dễ quản lý, tránh sự rườm rà, phức tạp hay thay đổi liên tục dễ dẫn đến sai sót trong quá trình quản lý, cấp đổi. Các quy định về thủ tục công chứng thế chấp và giao dịch đảm bảo cần chặt chẽ hơn theo hướng đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng nhiều hơn. Nhà nước cần hỗ trợ các phòng công chứng bằng các phần mềm quản lý tài sản thế chấp tập trung trong việc liên kết các thủ tục hồ sơ tài sản thế chấp của DNVVN tránh các hiện tượng các giấy tờ thế chấp được công chứng nhiều nơi, đảm bảo khả năng chống gian lận trong hồ sơ công chứng, tránh thiệt hại cho ngân hàng và cho xã hội; với ý nghĩa ngân hàng là một đơn vị kinh doanh đặc biệt, có điều kiện chứ không nên xem ngân hàng như những khách hàng kinh doanh bình thường khác, vì rủi ro nếu có xảy ra cho ngân hàng thì mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế là rất lớn. Do vậy, nhất thiết phải có hành lang pháp lý đủ mạnh, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ cho quá trình thẩm định của ngân hàng được thuận lợi hơn, cụ thể như sớm hoàn thiện và thực thi chế độ minh


bạch trong công bố thông tin để ngân hàng có thể thu thập, khai thác thông tin nhanh chóng, chính xác; ban hành các quy định về công chứng, giao dịch bảo đảm chi tiết, ổn định và chặt chẽ, tránh mỗi nơi hiểu và làm mỗi kiểu, nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi thẩm định cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.

Chương này nêu ra được định hướng hoạt động của Maritime Bank Vũng Tàu trong thời gian tới về lĩnh vực tài trợ cho các DNVVN, đồng thời cũng đưa ra các vấn đề để giải quyết trong việc tài trợ dự án cho các DN tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp, hoàn thiện và tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay, nâng cao vai trò và công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng, kiện toàn công tác nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có, tăng cường thu thập xử lý thông tin của KH, chú trọng đến các yếu tố tài chính và phi tài chính tại doanh nghiệp. Đồng thời bổ sung, điều chỉnh các công cụ chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả công cụ đánh giá tín dụng định tính (QCA) tại Ngân hàng. Cùng với đó là các DNVVN có trách nhiệm hơn trong việc xử lý các báo cáo tài chính của chính DN mình và tự nâng cao trình độ quản lý DN nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển và khẳng định DNVVN là những doanh nghiệp tự tin và thành công trên con đường phát triển tại Việt Nam.


Kết luận


Hoạt động tài trợ Dự án là hoạt động sinh lời chủ yếu trong ngân hàng, góp phần vào sự phát triển của NH trong các năm vừa qua. Trong đó chất lượng tài trợ dự án đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Maritime Bank Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngoài việc tăng trưởng dư nợ Maritime Bank Vũng Tàu còn gặp một số khuyết điểm như tăng trưởng không bền vững, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, nhân sự lĩnh vực cho vay biến động liên tục. Trên cơ sở đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Trình bày cơ sở lý luận về chất lượng tài trợ dự án của DNVVN.

Nêu ra thực trạng và các điểm hạn chế trong đánh giá chất lượng tài trợ dự án tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu.

Đưa ra một số giải pháp chủ yếu cho Maritime Bank Vũng Tàu nhằm góp phần nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho DNVVN.

Các giải pháp và đề xuất trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn của các giải pháp thông qua việc tham khảo các tài liệu chuyên ngành, các bài báo liên quan đến công việc tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về mặt thời gian và hiểu biết không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của các quý thầy cô, bạn bè để luận văn hoàn chỉnh hơn.



Tiếng Việt:

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tiền Tệ Ngân Hàng của TS Nguyễn Đăng Dờn.


2. Sách Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại của TS Nguyễn Đăng Dờn.


3. Tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2011 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố ngày 17/06/2011.

4. Báo cáo thường niên DNVVN Việt Nam năm 2008 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

– Cục phát triển DNVVN.


5. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), Báo cáo thường niên các năm 2007-2010, Báo cáo sơ kết hoạt động năm 2011 của Maritime Bank

4. Ngân hàng thế giới (2009), Báo cáo tình hình quản trị công ty của Việt Nam. www.worldbank.org.vn.

5. Chu Văn Thái (2007), “Bàn về quyền chủ nợ của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng số 6 năm 2007.

6. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

9. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Nhà xuất bản Thống kê.


Tiếng Anh:


1. Eugene F.Brigham and Joel Houston, Fundamentals of Financial Management 10th, pp 50- 90.

2. Hennie van Greuning – Sonjatanovic (1999), Analyzing banking Risk, the World Bank, pp 10 – 25.

3. Edward I. Alman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the new millennium, pp 30 -50.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí