Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu - 12


chưa hề được đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm làm tín dụng. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm toán nội bộ trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện vô tư, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng thắn.

- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

- Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.

Kết quả mong đợi: Maritime Bank Vũng Tàu trong năm 2011 đã trải qua 2 kỳ thanh tra từ cơ quan Ngân Hàng Nhà Nước địa phương về chất lượng dư nợ tại chi nhánh. Do Maritime Bank Vũng Tàu luôn tuân thủ nghiêm túc quy chế, quy trình cho vay của Maritime Bank, có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả nên đã được ngân hàng Nhà nước đánh giá là chi nhánh có chất lượng dư nợ tốt, đáp ứng được các tiêu chí của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Maritime Bank Vũng Tàu luôn dẫn đầu trong hệ thống với chất lượng dư nợ tốt, khống chế được tỷ lệ nợ xấu theo quy định. Maritime Bank phấn đấu trong năm tới tỷ lệ nợ xấu được giảm xuống mức còn 0.2% trên tỷ lệ dư nợ được giao.

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ tại Maritime Bank Vũng Tàu

Lý do lựa chọn: Yếu tố con người luôn là giải pháp quyết định và hàng đầu để nâng cao hiệu quả thẩm định, cho vay của ngân hàng. Mọi yếu tố khác có hoàn hảo thế nào mà con người không đủ kiến thức chuyên môn và đạo đức để thực thi và tuân thủ thì cũng không thể mang lại kết quả thẩm định cho vay tốt, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Điều đó đã được thể hiện qua thực tế, khi hầu hết các NHTM mặc dù đã xây dựng các quy trình, hướng dẫn thẩm định cho vay khá chi tiết với các bộ phận chuyên trách như tín dụng, thẩm định TSTC, thẩm định rủi ro tín dụng


độc lập nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn, trong đó nguyên nhân xuất phát từ yếu tố chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận CB làm công tác cho vay không phải là nhỏ.

Mục tiêu: Tìm và bổ nhiệm những nhân viên có năng lực về: trình độ lý luận và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản trị điều hành, kỹ năng đàm phán, giao tiếp, làm việc theo nhóm, hiểu biết rộng về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật, có khả năng nghiên cứu, phát hiện, đề xuất các vấn đề thuộc chuyên môn được giao, khả năng giải quyết các nghiệp vụ độc lập, sáng tạo, chuẩn xác vào đúng vị trí chuyên môn nhằm khai thác hết các ưu điểm, lợi thế nhân viên trong công việc. Cải thiện chất lượng dịch vụ tín dụng của chi nhánh .Đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả công việc (KPI) nhằm tìm ra các nhân tố mới, làm việc hiệu quả để bố trí vào các chức vụ chủ chốt của ngân hàng. Thực hiện công tác huấn luyện đào tạo chuyên môn một cách thường xuyên, có tinh thần trách nhiệm, nâng cao kỷ luật đạo đức của mỗi cán bộ, từng vị trí trong ngân hàng.

Nội dung thực hiện: Xuất phát từ những hạn chế trong đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ tài trợ chưa hoàn chỉnh của CBCNV ngân hàng. Để có được một một đội ngũ đáp ứng được các nhu cầu như vậy, công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và đạo đức cho CB cần phải được chú trọng và thực hiện thường xuyên:

+ Về công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, Maritime Bank Vũng Tàu cần xây dựng và không ngừng hoàn thiện các quy định, quy trình, hướng dẫn thẩm định càng chi tiết càng tốt nhằm giúp cho các CBTD. Đặc biệt là các CBTD mới có thể hiểu và nắm rõ các nội dung, các việc cần làm cũng như các phương pháp, kỹ năng cần thiết khi tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn.

+ Maritime Bank xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (KPI – Key Performance Indicators) làm thước đo để đánh giá hiệu quả làm việc, từ đó có cơ chế động viên, khuyến khích bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo mới trong Ngân hàng, điều chỉnh thu nhập định kỳ, bổ sung lương thưởng cho CBCNV, chọn các danh hiệu thi đua, khen thưởng và xây dựng kế hoạch đào tạo huấn luyện cho các CBCNV của Maritime Bank Vũng Tàu. Thực hiện thưởng phạt nghiêm minh khuyến khích động viên người làm tốt, hạn chế đến mức thấp nhất, xử lý


nghiêm minh các cán bộ thoái hóa, biến chất gây tổn thất, mất uy tín cho NH. Bảng 3.2.1.1: Bảng đánh giá KPI dành cho nhân viên kinh doanh của Maritime

Bank Vũng Tàu


PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN KH DOANH NGHIỆP

Kỳ đánh giá: Năm 2011



CN:Maritime Bank Vũng Tàu


Điểm đánh giá

Xếp loại


< 61điểm: Không đạt hầu hết các kế hoạch

D

≥ 61 < 85: Đạt một vài kế hoạch

C

≥ 85 < 96: Đạt kế hoạch

B

≥ 96 < 106: Vượt kế hoạch

A

≥ 106 điểm: Vượt kế hoạch một cách xuất

sắc


A+



Chỉ tiêu


Tỷ trọng


Kế hoạch


Thực hiện

Mức độ

Điểm

hoàn thành

hoàn thành

I. Chỉ tiêu chung của NH

10%




0

II. Chỉ tiêu tài chính

60%




36

Hoạt động tín dụng






Huy động của tổ chức kinh tế

18%





Lợi nhuận trước dự phòng chung (tối thiểu

80% và tối đa là 120%)


18%





III. Chỉ tiêu phi tài chính

10%




0

Khảo sát của KH (VOC)

3%

90%




Khảo sát khách hàng bí mật (Shopping

Mystery)


3%


90%




Khảo sát của nhân viên (VOC)

4%

90%



0

IV. Chỉ tiêu phát triển đội ngũ nhân sự

10%




0

Tỷ suất lợi nhuận/tổng nhân sự bình quân 6 tháng cuối năm


5.00%





0

Tỷ lệ số CBCNV tuân thủ quy định đào tạo/ Số CBCNV được cử đi đào tạo


2.50%


100%




0

- Tỷ lệ thôi việc của đơn vị

2,5%

5.00%



0

V. Chỉ tiêu kiểm soát tuân thủ và QLRR

10%




0

Trung bình điểm chỉ tiêu kiểm soát tuân thủ và QLRR của các Khu vực KHCN trực thuộc






- Số lỗi sai sót trong nghiệp vụ

5.00%

10.00%



0

- Tỷ lệ CBNV thực hiện đúng kỷ luật lao động

5.00%

100.00%



0


100%


Tổng điểm





Xếp loại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


+ Ngân Hàng có chính sách khen thưởng đúng lúc, kịp thời với những nhân tốt mới, tích cực, sáng tạo trong công việc được tập thể ghi nhận, hoàn thành tốt nhiệm vụ mang lại kết quả kinh doanh tốt cho NH, giúp NH nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn được vốn cho vay. Maritime Bank cũng cần có các quy định, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tạo điều kiện cho nhân viên có thể phát huy được năng lực làm việc của mình. Muốn làm được điều đó, ngân hàng không chỉ chú ý đến vấn đề tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ, mà điều quan trọng là cần tạo cho nhân viên một môi trường làm việc tốt, tạo cho nhân viên quyền tự chủ trong những công việc được giao phó, có như thế mới phát huy được tinh thần làm việc và trách nhiệm đối với công việc.Song song với đó, Maritime Bank thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ mà kết quả học tập của các khóa học trên được gắn liền với các chỉ tiêu KPI thực tế trong công việc, làm tiêu chí để đánh giá lương thưởng cho cán bộ. Nội dung các khóa học bồi dưỡng chuyên môn cần chú trọng đến tính thực tiễn, sinh động, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm tạo sự tích cực, chủ động trong việc tiếp thu của cán bộ học viên. Ngoài ra, các kiến thức được bồi dưỡng cũng cần được mở rộng hơn, không chỉ gói gọn trong công tác chuyên môn về nghiệp vụ tín dụng mà còn liên quan đến những kỹ năng hỗ trợ khác không kém phần quan trọng trong quá trình tác nghiệp của CBTD như: kiến thức về pháp luật, khả năng giao tiếp ứng xử và đàm phán với khách hàng, khả năng nhận định, đánh giá khách hàng, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp…

Ngoài các yêu cầu đáp ứng về nghiệp vụ chuyên môn, Maritime Bank cũng cần xây dựng một đội ngũ nhân viên tín dụng có tinh thần làm việc tốt, có ý thức trách nhiệm cao. Maritime Bank cần yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc tuân thủ các quy chế cho vay, quy định về bảo đảm tiền vay và các quy định khác có liên quan đến cho vay

Kết quả mong đợi: Maritime Bank Vũng Tàu đang là một nơi thu hút nhân

sự của các ngân hàng bạn trên địa bàn. Năm 2011, số lượng nhân sự mới gia nhập


Maritime Bank là 12 người (trong đó có 5 lãnh đạo cấp phòng và chi nhánh), số lượng nhân sự mới hằng năm tăng 7% để đảm bảo mục tiêu với quy mô phát triển ngày càng lớn của Maritime Bank Vũng Tàu. Dựa vào kết quả đánh giá KPI chuẩn mực và cụ thể đến mức chi tiết như trên, Maritime Bank Vũng Tàu đã tìm ra được 2 nhân tốt xếp hạng xuất sắc, làm đề nghị cho cấp trên khen thưởng và cả 2 đều được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo trong tương lai. Công tác đào tạo đã đạt được con số khả quan, 100% cán bộ nhân viên đều được đào tạo các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, tham gia các khóa đào tạo về quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cụ thể do nhà tư vấn hàng đầu Mckinsey đào tạo.

3.2.5 Bổ sung, hoàn thiện công cụ chấm điểm, đánh giá tính dụng định tính QCA.

Lý do lựa chọn: Xuất phát từ những hạn chế trong việc phân tích tình hình tài chính và dự báo điều hành của DN, việc nhận diện và hạn chế cho vay ngay từ đầu đối với các khách hàng kém năng lực vẫn tốt hơn là phát hiện khách hàng kém năng lực sau khi đã giải ngân cho vay.Vì vậy, rất cần xem trọng công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng DN, đánh giá tín dụng trước khi quyết định cho vay đối với khách hàng.

Mục tiêu: Để Maritime Bank Vũng Tàu tìm được các khách hàng DNVVN có tình hình tài chính lành mạnh, có các dự án đầu tư tốt, khả năng sinh lời hiệu quả trong tương lai. Từ đó, ngân hàng có thể tài trợ vốn cho DN, tránh các rủi ro cho ngân hàng, tránh được các khoản nợ xấu cho ngân hàng.

Nội dung: Để công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng DN đạt hiệu quả, Maritime Bank cần thực hiện các công tác sau :

+ Bổ sung thêm công cụ đánh giá mới QCA (Qualitative Credit Assessment). Đánh giá tín dụng định tính là công cụ để sàng lọc và phân biệt khách hàng, dùng để đưa ra các quyết định cấp tín dụng và các chính sách tín dụng đối với KH. Tổng điểm QCA là cơ sở để ước tính xác xuất phát sinh nợ xấu cho mỗi khách hàng vay vốn nhờ đó định giá và ra quyết định dựa trên rủi ro, nâng cao chất lượng ước tính nợ quá hạn của Ngân Hàng, góp phần tăng cường tính minh bạch của quá trình phê


duyệt tín dụng, hạn chế tranh cãi giữa các bộ phận phê duyệt tín dụng và bộ phận bán hàng, giúp cán bộ TD trở nên an toàn hơn trong việc xác định những yếu tố rủi ro liên quan. QCA đóng góp vào việc củng cố chất lượng đánh giá tín dụng và xem xét yếu tốt đánh giá xếp hạng tín dụng của KH một cách hệ thống nhất quán và khách quan.

Hình 3.2.2: Minh họa quy trình đánh giá QCA tại Maritime Bank.


Ghi chú RM Quản lý quan hệ KH CSO Chuyên viên dịch vụ tín dụng CPC Trung tâm 1


Ghi chú RM Quản lý quan hệ KH CSO Chuyên viên dịch vụ tín dụng CPC Trung tâm 2

Ghi chú : RM: Quản lý quan hệ KH.

CSO: Chuyên viên dịch vụ tín dụng. CPC: Trung tâm xử lý tín dụng tập trung.

CIC: là trung tâm thông tin tín dụng của NHNN.

+ Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng DN theo hướng bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu tài chính, với các thang điểm có khoảng cách ngắn nhằm chấm điểm và xếp hạng DN đúng thực trạng, tránh cho ra kết quả xếp hạng trùng khớp giữa các đơn vị có tình hình tài chính khác nhau tương đối. Về phương diện đánh giá phi tài chính, cần đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, dễ hiểu, dễ đo lường và đánh giá, để công tác chấm điểm được chính xác, tránh tình trạng sơ sài, qua loa, ước lượng khi thực hiện. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CB khi thực hiện công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng DN. Muốn vậy, cần có các quy định, chế tài nghiêm khắc để buộc các cá nhân có trách nhiệm thực hiện công tác chấm điểm, xếp hạng DN phải tuân thủ đúng quy trình chấm điểm, đảm bảo tính khách quan, trung thực của kết quả chấm điểm. Ngoài ra, Maritime Bank phải xây dựng chương


trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng mang tính chuyên nghiệp cao theo hướng tự động hoá, dữ liệu tập trung, liên kết với hệ thống quản lý mạng của ngân hàng, tránh tình trạng thực hiện và lưu trữ thủ công như hiện nay, để công tác kiểm tra, giám sát thực hiện được phát huy hiệu quả.

Kết quả mong đợi: Maritime Bank Vũng Tàu nghiêm túc thực hiện việc đánh giá xếp hạng tín dụng cho DNVVN, thực hiện các quy trình chặt chẽ trong việc đánh giá QCA trước khi cấp tín dụng cho KH DNVVN. Do việc đánh giá QCA liên quan giữa các bộ phận trong ngân hàng, giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ, nên cần sự phối hợp hiệu quả giữa RM và CM trong việc thống nhất các tiêu chí đánh giá, giảm thiểu sự chênh lệch quá lớn khi đánh giá, nhận xét thông tin khách hàng để không ảnh hưởng đến các điều kiện cấp hạn mức tín dụng cho KH.

3.2.6 Tăng cường việc thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin.

Lý do lựa chọn: Xuất phát từ hạn chế trong việc chênh lệch thông tin giữa người đi vay (DNVVN) và bên cho vay (Ngân Hàng). Bên đi vay muốn vay được nhiều tiền, lãi suất thấp, ít tài sản thế chấp, trong khi đó bên cho vay lại yêu cầu dự án cho vay phải tốt, khả năng sinh lời cao, lãi suất hợp lý và phải dùng đến tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn các khoản vay ngân hàng.

Mục tiêu: Maritime Bank Vũng Tàu nhận diện được các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vốn thật sự; gia tăng sự hỗ trợ, phục vụ, tìm kiếm thông tin từ cơ sở hạ tầng của ngân hàng và các bộ phận chuyên môn khác trong ngân hàng

Nội dung: Để khả năng thu thập và tiếp cận thông tin được thuận lợi, Maritime Bank cần :

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại giúp cho việc chia sẻ thông tin trong nội bộ ngân hàng được dễ dàng, nhanh chóng. Mạng Lan nội bộ ngân hàng được nâng cấp với đường truyền cáp quang với tốc độ tối đa lên tới 40Kbps giúp liên kết 190 điểm giao dịch, đảm bảo dử liệu được xử lý tập trung, giảm thiểu thời gian phục vụ khách hàng. Đồng thời, Maritime Bank đã hợp tác chiến lược với IBM về công nghệ ngân hàng; Maritime Bank chọn Openway và Thomson Reuters là đối tác triển khai giải pháp quản lý, phát hành thẻ quốc tế và giải pháp quản trị rủi ro

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022