Cơ Cấu Vật Chất Và Trang Thiết Bị Tại Khách Sạn


phòng ăn riêng hoặc thay đổi vị trí ngồi theo yêu cầu đều được tận tình phục vụ.

Từ thứ hai đến thứ sáu nhà hàng phục vụ bữa trưa dành cho nhân viên văn phòng với thực đơn đa dạng chi phí hợp lý. Thực khách đến dùng bữa trưa văn phòng sẽ được tặng 01 ly thức uống được pha chế theo công thức riêng, giúp cho thực khách xua tan ngay cảm giác mệt mỏi của ngày làm việc căng thẳng.

Thời gian phục vụ:

- A la carte : Từ 06:00 giờ sáng – 22:00 giờ tối

- Buffet sáng : Từ 06:00 giờ sáng – 9: 30 giờ sáng

- Set lunch : Từ 11: 30 giờ trưa – 13: 30 giờ trưa

- Outside Catering: Tổ chức tiệc trà, tiệc buffet, finger food… dần dần đã trở nên phổ biến và có xu hướng ngày càng được nhiều công ty lựa chọn để tri ân đến khách hàng, đối tác và cũng là lý do để các công ty có thể tiếp cận, thân mật hơn với các khách hàng của mình. Lựa chọn loại hình tiệc, địa điểm tổ chức tiệc làm sao để khách mời cảm giác ấm áp và sang trọng luôn là mối quan tâm hàng đầu cho đơn vị tổ chức, ngoài ra chi phí cho buổi tiệc cũng phải đảm bảo phù hợp ngân sách.

Dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng tốt nhất của Nhà hàng chúng tôi không dừng lại ở việc phục vụ mà còn luôn đổi mới từ thực đơn đến việc nâng cao gói dịch vụ trọn gói, đáp ứng được khả năng phục vụ tại địa điểm theo yêu cầu của khách hàng hay còn gọi là tiệc “outside cartering”, gói dịch vụ này phù hợp cho Công ty tổ chức liên hoan, tổng kết, tất niên, sinh nhật công ty… hình thức tiệc: Tiệc teabreak, tiệc buffet, finger food hoặc BBQ ngoài trời…

“Outside cartering” được lựa chọn không chỉ mang lại một không gian phù hợp nhu cầu cho chủ tiệc mà còn có ưu điểm là khách mời sẽ được trải nghiệm một sự kiện hoàn hảo và ấn tượng.

- Phòng hội nghị: Khách sạn với 2 phòng họp có tầm nhìn hướng ra sông Sài Gòn hoặc cảnh quanThành phố có thể phục vụ nhiều sự kiện: Họp, Hội thảo, Tiệc chiêu đãi, tiệc cưới. Với phong cách sang trọng trang nhã và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp khách hàng sẽ cảm thấy thật sự thoải mái và hài lòng.

- Dịch vụ bổ sung:

Phòng tập Gym: Nằm ở tầng 10 của khách sạn với tầm nhìn đẹp hệ thống máy móc đầy đủ hiện đại. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác hòa mình với thiên nhiên cùng với những bài tập gym giữ gìn vóc dáng, nâng cao sức khỏe của chuyên


viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm.

Dịch vụ xe đưa đón: Thư giãn và tận hưởng sự an toàn và thoải mái của dịch vụ xe đưa đón sân bay của khách sạn. Tài xế của khách sạn sẽ đón khi khách hàng đến, trông coi hành lý của khách và đưa khách đến chiếc xe sang trọng trang bị điều hòa hiện đại và hỗ trợ Wi-Fi tốc độ cao ngay trên xe. Với dịch vụ xe đưa đón cao cấp và sang trọng của khách sạn chắc chắn sẽ mang lại cảm giác hài lòng và thư giãn sau một chuyến đi dài.

2.1.5 Cơ cấu vật chất và trang thiết bị tại khách sạn

Khách sạn Sài Gòn là tòa nhà cao 10 tầng.

Tầng trệt là Lễ tân, tầng 1 là nhà hàng Nhật đang xây dựng Từ tầng 2 đến tầng 8 là phòng nghỉ với 86 buồng trong đó:

Bảng 2.2. Các loại phòng tại khách sạn Sài Gòn


Loại phòng

Diện tích

Số lượng

(phòng)

View

Superior

28m2

14

Nhìn ra sân vườn

Deluxe

32m2

29

Nhìn ra sân vườn hoặc từ ban công

nhìn ra thành phố.

Senior Deluxe

32m 2- 40m2

33

Nhìn ra sông Sài Gòn, thành phố hoặc

sân vườn.

Executive

40m2

5

Nhìn ra sông Sài Gòn hoặc thành phố.

Suite

44m2

4

Nhìn ra thành phố

SaiGon Suite

50m2

1

Nhìn ra thành phố hoặc sông Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

(Nguồn: Văn phòng bộ phận buồng)

* Nhận xét:

Khách sạn có lối kiến trúc đơn giản sang trọng, mang lại cảm giác ấm cúng cho du khách. Ngoài ra các trang thiết bị trong phòng hiện đại, tiện nghi đáp ứng đủ tiêu chuẩn 3 sao. Điểm đặc biệt ở phòng nghỉ là tất cả các phòng đều được lót sàn gỗ mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái ấm cúng.


2.1.6 Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn


Sơ đồ 2 1 Sơ đồ tổ chức khách sạn Sài Gòn Nguồn Phòng nhân sự khách 1

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức khách sạn Sài Gòn

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Sài Gòn)

* Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:

- Đại hội đồng cổ đông: Thông qua các kế hoạch kinh doanh của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm. Thông qua việc bổ sung sửa đổi điều lệ Công ty. Quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ.

- Hội đồng quản trị: Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Giám sát hoạt động Giám đốc Công ty và những cán bộ quản lí khác trong Công ty. Quyết định kế hoạch kinh doạnh và ngân sách hằng năm. Quyết định cơ cấu tổ chức Công ty.

- Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty trong việc giám sát điều hành quản lý Công ty. Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trung thực và mức độ cẩn trọng trong điều hành hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức


kế toán thống kê và lập Báo cáo tài chính.

- Giám đốc: Quản lý và điều hành các hoạt động các công việc hằng ngày của Công ty. Thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng cũng như xem xét đánh giá nhân viên trong công ty, xem xét bộ phận nào thiếu nhân lực, thừa nhân lực từ đó có những điều chỉnh hợp lý về lực lượng lao động trong công ty.

- Bộ phận kế toán: Có trách nhiệm quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động cũng như về vốn theo dõi, ghi chép chi tiêu của công ty theo đúng tài khoản và chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước xác định lợi nhuận ròng, tỷ lệ trích % do Giám đốc quyết định. Ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ cung cấp tài liệu cho phòng điều hành, phòng kế hoạch và kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về xây dựng kế hoạch kinh doanh.

- Bộ phận F&B:Có chức năng phục vụ nhu cầu ăn uống của khách trong phạm vi có khả năng đáp ứng do đó họ có nhiệm vụ xây dựng thực đơn, tổ chức các khâu mua hàng nhập lưu kho, cất trữ để tránh trường hợp thiếu hoặc thừa nhiên liệu làm hư hỏng gây lãng phí. Đặc biệt khách sạn đã chú ý đến khâu xây dựng thực đơn, chế biến thức ăn và phong cách phục vụ vì qua đó quyết định đến chất lượng sản phẩm đối với sự mong đợi của khách.

- Bộ phận buồng là bộ phận quan trọng của khách sạn phục vụ việc nghỉ ngơi của khách. Bộ phận có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh và sự hấp dẫn, thẩm mỹ của khách sạn. Phục vụ chu đáo làm hài lòng khách khi khách đang lưu trú trong khách sạn.

- Đội kỹ thuật: Sửa chữa kịp thời cơ sở vật chất trong khách sạn.

* Nhận xét: Khách sạn có 6 bộ phận trực tiếp với quy mô vừa phải.

+ Ưu điểm: Ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Sài Gòn được sắp xếp hợp lý. Đây là mô hình cơ cấu tổ chức rất chắc chắn và đơn giản. Mỗi nhân viên biết rõ người lãnh đạo trực tiếp và duy nhất của mình, đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng từ trên xuống dưới cũng như nắm chắc tình hình từ dưới lên trên, trách nhiệm quyền hạn được xác định rõ ràng. Điều này sẽ làm cho bộ máy quản lý của khách sạn Sài Gòn làm việc có hiệu quả và sẽ làm nâng cao chất lượng phục vụ.


+ Nhược điểm: Người lãnh đạo phải am hiểu và thành thạo chuyên môn của đơn vị. Người lãnh đạo phải điều hành một lúc nhiều bộ phận.

2.1.7 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động của khách sạn Sài Gòn từ năm 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Doanh thu

%

Doanh thu

%

Doanh thu

%

DOANH THU

24 988

100

34 586

100

40 171

100

Lưu trú

15 571

62.3

22 038

63.7

24 847

61.9

Ẩm thực

5 605

22.4

7 007

20.3

7 411

18.4

Dịch vụ khác

2 644

10.5

3 969

11.5

6 139

15.3

DT phí dịch vụ

1 168

4.8

1 572

4.5

1 774

4.4

CHI PHÍ

16 622

100

21 901

100

23 300

100

Lưu trú

10 513

63.2

14 745

67.3

15 610

67

Ẩm thực

5 511

33.2

6 357

29.0

6 818

29.2

Dịch vụ khác

598

3.6

799

3.7

872

3.8

LỢI NHUẬN

8 366


12 685


16 871


(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo khách sạn Sài Gòn)

* Nhận xét

Qua bảng số liệu thống kê về doanh thu khách sạn từ năm 2014 đến năm 2016 ta có thể nhận thấy doanh thu của khách sạn 3 năm qua đạt khá cao và tăng dần đều.

Sau thời gian nâng cấp và cải tạo khách sạn Sài Gòn chính thức hoạt động lại từ ngày 01/03/2014 do đó doanh thu kinh doanh của năm 2014 chưa đạt kết quả cao.

- Nhìn chung: doanh thu của 3 năm 2014, 2015, 2016 có sự thay đổi. Cụ thể: Năm 2014 đạt 24 988 triệu đồng đến năm 2015 đạt 34 586 triệu đồng, tăng 9598 triệu đồng, đến năm 2016 doanh thu đã lên tới 40 171 triệu đồng tăng 5585 triệu đồng.

- Về chi phí: Năm 2014 chi phí 16 622 triệu đồng, năm 2015 chi phí là 21 901

triệu đông tăng 5279 triệu đồng, năm 2016 chi phí là 23 300 tăng 1 399 triệu đồng.

- Về lợi nhuận: Có sự tăng đáng kể. Năm 2014 đạt 8366 triệu đồng đến năm 2015 lợi nhuận tăng lên 4319 triệu đồng thành 12 685 triệu đồng đến năm 2016 lợi nhuận đạt 16 875 triệu đồng tăng 4190 triệu đồng so với năm 2015

Theo thống kê kinh doanh của khách sạn trong 3 năm trở lại đây, ta thấy hoạt động kinh doanh của khách sạn tương đối ổn định. Khách sạn cần có những chính


sách thích hợp mới có thể đứng vững trên thị trường trong những năm tới. Để làm được điều này, việc trước tiên khách sạn cần tiến hành là phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Bỡi lẽ, khi có được sản phẩm dịch vụ chất lượng cao không những khách sạn giữ được khách hàng cũ mà đây còn là cách markerting hiệu quả hình ảnh khách sạn đến với khách hàng mới.

Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng tuy khác nhau về loại hình nhưng có cùng mục đích là tạo ra lợi nhuận. Nếu hoạt động kinh doanh lưu trú làm ăn có hiệu quả có nghĩa là lượng khách đến khách sạn đông thì đây là cơ hội thúc đẩy kinh doanh ăn uống và dịch vụ bổ sung phát triển. Sự phát triển của hoạt động kinh doanh ăn uống sẽ nâng cao lợi nhuận cho khách sạn đồng thời bản thân nó cũng thu hút một lượng khách đáng kể góp phần vào việc tăng doanh thu cho khách sạn, sự đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung của khách sạn luôn làm tăng sự hài lòng của khách hàng đồng thời là yếu tố kích thích khách hàng quay trở lại khách sạn Sài Gòn. Nhưng thực tế doanh thu từ các dịch vụ bổ sung của khách sạn còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh thu. Nhìn chung các dịch vụ bổ sung còn đơn điệu chưa hấp dẫn được du khách. Khách sạn cần tăng cường tìm hiểu tâm lý và thị hiếu khách hàng để đầu tư cho các dịch vụ bổ sung vì dịch vụ bổ sung thường mang lại lợi nhuận cao, kích thích sự tiêu dùng dịch vụ của khách sạn.


2.2 Giới thiệu về bộ phận buồng tại khách sạn Sài Gòn

2.2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận buồng


Trưởng bồ phận buồng

phó bộ phận buồng

Thư kí

Nhân viên buồng

Nhân viên giặt ủi

Nhân viên vệ sinh công cộng

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận buồng

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Sài Gòn)

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận buồng

- Đứng đầu là trưởng bộ phận: Trưởng bộ phận là người có quyền quyết định cũng như chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác quản lý buồng, công tác đảm bảo cho khách, công tác quản lý chất lượng phục vụ của đội ngũ công nhân viên trong bộ phận này. Trưởng bộ phận có quyền khiển trách, kỉ luật các nhân viên cấp dưới cũng như đề bạt khen thưởng các nhân viên cấp dưới. Trưởng bộ phận buồng trong quá trình điều hành được sự giúp đỡ của phó bộ phận và thư kí.

-Đứng sau trưởng bộ phận là phó bộ phận: Chịu trách nhiệm phân công, quản lý trực tiếp các nhân viên trong nhóm. Có những ý kiến đề xuất gì cần giải quyết mà vượt quá khả năng thì trình lên cấp trên đó là trưởng bộ phận.

- Thư kí: Lập báo biểu tình hình kinh doanh phòng khách hằng ngày của mỗi ca kịp thời thông báo cho bộ phận tiếp nhận khách tiếp nhận điện thoại, tìm hiểu yêu cầu của khách, kịp thời thông báo cho nhân viên phục vụ tại các tầng phòng ngủ nhanh chóng phục vụ khách phụ trách công tác ghi chép, thu và nhận giao máy móc của bộ phận phòng thống kê và lập biểu tiêu thụ đồ uống tại bar mini trong phòng


khách

- Nhân viên làm phòng: Làm vệ sinh khối phòng ngủ, bổ sung các vật dụng, bổ sung thức uống, trái cây… Nhận quần áo đưa đi giặt là và trả lại cho khách. Kiểm tra tình hình các thiết bị trong phòng khách, kịp thời đề nghị nhóm trưởng cho sửa chữa các phương tiện, thiết bị hư hỏng, phối hợp với nhân viên bộ phận kỹ thuật sửa chữa phương tiện thiết bị.

- Nhân viên khu vực công cộng: Vệ sinh khu vực hành lang khối phòng ngủ, khu vực thang máy, cầu thang bộ, sảnh tiếp tân, mặt tiền của khách sạn và các khu vực công cộng khác.

- Nhân viên giặt ủi: Nhận và giặt ủi đồ cho khách.

Bảng 2.4. Nhân sự tại bộ phận buồng


Chức vụ

Đại học và cao đẳng

Sơ cấp và trung cấp

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nhân viên buồng

0

2

0

11

Giặt ủi

0

0

0

1

Vệ sinh công cộng

0

0

2

2

Tổng cộng: 18 nhân viên

(Nguồn: Phòng nhân sự khách sạn Sài Gòn)

* Nhận xét:

Khách sạn Sài Gòn có cơ cấu tổ chức nhân sự bộ phận buồng khá đơn giản. Số lượng nhân viên bộ phận buồng trình độ cao đẳng đại học còn chưa nhiều (2 người). Việc sắp xếp tỉ lệ lao động nam và nữ theo vị trí như vậy là do Ban giám đốc khách sạn đã nắm rõ và hiểu rõ công việc của bộ phận. Công việc vệ sinh phòng cần sự khéo léo, tỉ mĩ, cẩn thận nên bố trí nữ. Đội ngũ lao động trong bộ phận phần lớn là trung niên, tuy thiếu sự năng động của tuổi trẻ nhưng lại có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phục vụ khách.

Như vậy, lực lượng lao động có vai trò quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong kinh doanh khách sạn, người lao động đóng vai trò đại diện cho khách sạn trước khách hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thiết lập mối quan hệ và gắn bó giữa khách hàng với khách sạn. Vì vậy, việc đào tạo một đội ngũ lao động vững mạnh, chất lượng cao, tay nghề giỏi là điều kiện thuân lợi để khách sạn tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí