Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu - 2

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH VŨNG TÀU.

3.1. Các dự báo triển vọng về đào tạo và nhu cầu nhân lực Du Lịch - Khách sạn: .64

3.1.1 Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du Lịch - Khách sạn đến năm 2025,

tầm nhìn 2035: 64

3.1.2 Định hướng phát triển trường CĐ DLVũng Tàu giai đoạn 2019 – 2025:69

3.2 Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch

– Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu: 71

3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: 71

3.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng chương trình đào tạo: 73

.. 3.2.3 Đổi mới phương pháp tiếp cận học lý thuyết và thực hành của học sinh, Sinh viên: 74

3.2.4 Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo: 74

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học: 75

3.2.6 Đổi mới phương pháp dạy học và công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo: 76

3.2.7 Tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp 76

3.3 Các kiến nghị: 77

3.3.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: 77

3.3.2 Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 78

3.3.3 Với Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu: 79

3.4 Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: 79

3.4.1 Những hạn chế nghiên cứu: 79

3.4.2 Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: 80

3.5 Tóm tắt: 80


Kết luận: 81

Tài liệu 83

Phụ lục các câu hỏi 85

Phiếu khảo sát 87

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

CLĐT

Chất lượng đào tạo

DLNHKS

Du lịch, Nhà hàng, Khách sạn

DL-KS

Du lịch – Khách sạn

DN

Doanh nghiệp (người sử dụng lao động)

ND

Người dạy

NH

Người học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1 – 1: Khách hàng có dịch vụ đào tạo theo một số nghiên cứu Bảng 1 – 2: Khách hàng chính của các quá trình học, dạy và nghiên cứu Bảng 2 - 1: Thống kê cơ sở lưu trú theo địa phương và hạng

Bảng 2 - 2: Thống kê cơ sở lưu trú trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hạng Bảng 2 - 3: Lượng sinh viên cao đẳng đang học tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

Bảng 2 - 4: Lượng học sinh trung cấp Du lịch - Khách sạn đang theo học tại trường

Bảng 2 - 6 Phân bổ mẫu người người học theo nghề, hệ đào tạo và năm học Bảng 2 - 7: Phân bổ mẫu người học theo nghề và hệ đào tạo

Bảng 2 - 8: Phân bổ mẫu người học theo nghề và làm thêm Bảng 2 - 9: Thống kê mô tả mẫu người học

Bảng 2 - 10: Kết quả kiểm định KMO và Barlett

Bảng 2 - 11: Bảng phương sai trích khi phân tich nhân tố Bảng 2 - 12: Ma trận xoay nhân tố

Bảng 2 - 13: Thông kê mô hình Bảng 2 - 14: Kết quả hồi quy đa biến

Bảng 2 - 15: Kết quả hồi quy đa biến lại Bảng 2 - 16: Kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 3 - 1: Dự báo khách du lịch quốc tế và nội địa của du lịch Việt Nam đến năm 2035

Bảng 3 - 2: Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020

Bảng 3 - 3: Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch - Khách sạn đến năm 2025


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ 2 – 1: Doanh thu Du lịch – Khách sạn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2009 đến 2016.

Biểu đồ 2 – 2: Lượt khách quốc tế, nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2009 đến 2016.

Biểu đồ 2 – 3: Tỷ trọng nhóm ngành trong GDP năm 2015 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sơ đồ 1: Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ Sơ đồ 2 – 1: Các bước thực hiện nghiên cứu

Sơ đồ 2 – 2: Mô hình thang đo dựa trên SERVPERF


 

PHẦN MỞ ĐẦU2. Mục đích của đề tài3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu4. Phạm vi nghiên cứu5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài6. Bố cục của đề tàiCHƯƠNG 1:1. Chất lượng và chất lượng dịch vụ:

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Đất nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng theo đó mà thay đổi theo hướng tích cực. Những chính sách thu hút đầu tư đang ngày càng được hoàn thiện. Chất lượng của nguồn nhân lực vốn được xem là khâu then chốt để nâng cao tính bền vững của nền kinh tế, của phát triển xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế hay nói đúng hơn là vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Chính vì vậy, chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2035 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, với chỉ số ước đạt 55% lao động có tay nghề cao, nhằm đáp ứng được thách thức của nền kinh tế thị trường trong hiện tại và tương lai. Thông qua chiến lược này, chính phủ kỳ vọng người lao động có đủ trình độ, độ nhạy cảm đối mặt với một thách thức rất lớn là môi trường làm việc mang tính cạnh tranh. Cạnh tranh với lao động trong nước và cạnh tranh với lao động nước ngoài, khi tham gia vào quá trình xuất khẩu lao động hay khi lao động nước ngoài trực tiếp vào làm việc tại Việt Nam. Từ đây, vấn đề đào tạo nghề được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, chỉ khi chất lượng đào tạo được cải thiện thì nguồn lao động mới có thể đáp ứng được nhu cầu của ngành nghề, công việc nói chung. Với quan điểm đào tạo nghề là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Gần đây, khách sạn nghỉ dưỡng đã định hình là một trong những phân khúc phát triển nhiều nhất của các điểm tham quan giải trí và đang phát triển nhanh chóng về số lượng, đa dạng kể từ khi bùng nổ kinh tế của năm 1960 (Ali và cộng sự, 2014) . Ngày nay, một số lượng lớn người dân đi du lịch đến các khách sạn khu nghỉ mát nằm ở các điểm đến kỳ lạ và đẹp để thưởng thức và thoát khỏi thói quen hàng ngày của họ. Trong bối cảnh này, Gee (2000) cho rằng, "... các nguyên tắc cốt lõi của khái niệm Du lịch – Khách sạn là việc tạo ra một môi trường mà sẽ thúc đẩy và tăng cường một cảm giác hạnh phúc và hưởng thụ". Khách sạn đã trở thành một trong những phân khúc chủ đạo của ngành công nghiệp du lịchvà tập trung của họ


tập trung chủ yếu vào các khách hàng và theo đuổi các khách hàng tốt hơn trong chất lượng dịch vụ để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và lòng trung thành có lợi .

Riêng đối với lĩnh vực Du lịch – Khách sạn, “Công tác phát triển nhân lực ngành Du lịch mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết như: Quản lý còn chồng chéo; mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, đào tạo còn manh mún cả về quy mô và cơ cấu, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra” (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2011b)

Tại BR-VT, với mục đích “phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước” (UBND Tỉnh BR-VT, 2012), với nhiều dự án du lịch cao cấp, nhu cầu nhân lực DL- KS là rất lớn và đặc biệt là nguồn nhân lực DL-KS phải có chất lượng cao. “Dự tính, đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có hơn một nửa trong tổng số 187 dự án du lịch đã được cấp giấy phép đi vào hoạt động, như vậy, trong giai đoạn này sẽ cần tới khoảng 15.000 lao động đã qua đào tạo, nên nguy cơ thiếu nhân lực của ngành du lịch địa phương này là rất cao” (CPV, 2015). Không những có nhu cầu cao về số lượng nhân lực du lịch mà nhu cầu về chất lượng cũng là một đòi hỏi bức thiết.

Từ các yếu tố trên, tác giả thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu” nhằm có một nghiên cứu khoa học đánh giá khách quan thực trạng chất lượng đào tạo Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu hiện nay.

2. Mục đích của đề tài

Trên cơ sở tìm hiểu một số cơ sở khoa học về đào tạo nghề cho ngành Du lịch – Khách sạn, đề tài phân tích và đánh giá một số những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho ngành Du lịch – Khách sạn.

- Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.


- Từ những phân tích và đánh giá trên đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, đáp ứng nhu cầu phát triển Du lịch của xã hội hiện nay.

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu. Phạm vi thời gian:từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Du lịch đang được Đảng và Nhà nước xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn và Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là một tỉnh có nhiều lợi thế về du lịch. Trong điều kiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đang còn có những hạn chế như hiện nay thì đề tài của tác giả có ý nghĩa thực tiễn và cần được thực hiện.

6. Bố cục của đề tài

Đề tài gồm các phần:

1. Phần mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài (lý do chọn đề tài,…)

2. Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo

Chương này trình bày các cơ sở lý luận liên quan đến đối tượng nghiên cứu (chất lượng đào tạo) trong phạm vi của đề tài mà tác giả đã nghiên cứu, tham khảo nhằm làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương 2.

3. Chương 2: Thực trạng về đào tạo nhân lực ngành DL-KS tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

Tìm hiểu tổng quát về tình hình đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu hiện nay. Chương này cũng thực hiện xây dựng các thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết trong chương 2. Xác định mẫu, thực hiện thu thập dữ liệu sau đó phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Kết quả phân tích nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nhân lực ngành DL-KS tại


trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu hiện nay, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và các khác biệt trong đánh giá của các nhóm khách hàng khác nhau.

4. Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành DL- KS tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

Dựa trên kết quả phân tích và thông tin trong chương 2, chương này đưa ra các đề xuất, các khuyến cáo đối với cơ sở đào tạo và các đề nghị với cơ quan quản lý địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

5. Tài liệu tham khảo

6. Các phụ lục:

Phụ lục A: Các bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng

Phụ lục B: Các bảng kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS


Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 04/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí