BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh láng hạ - 2
- Thực Trạng Mở Rộng Cho Vay Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Láng Hạ
- Quy Trình Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh láng hạ - 5
- Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh láng hạ - 6
Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy Sinh viên thực hiện : Trần Lan Hà
Mã sinh viên : A16497
Chuyên ngành : Ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo - Tiến sỹ Nguyễn Thị Thúy trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản lý - trường Đại học Thăng Long cũng như Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận này.
Tuy nhiên với kiến thức bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài khóa luận của em khó có thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Lan Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ” này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trần Lan Hà
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang đóng vai trò quan trọng và trở thành động lực trong tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, DNVVN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu của nền kinh tế, cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho đông đảo tầng lớp dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng của đất nước. Tuy vậy, DNVVN vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, mà một vấn đề nổi cộm là nguồn vốn để các DNVVN phát triển. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.
Kể từ khi thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Trong mấy năm gần đây, hoạt động cho vay của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ đối với DNVVN tương đối ổn định, nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của địa bàn. Đây là vấn đề rất được quan tâm của các ngân hàng, làm sao để nâng cao được chất lượng cho vay, mở rộng được quy mô cho vay đối với các DNVVN và các giải pháp nào để thực hiện.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động cho vay đối với các DNVVN cũng như qua khảo sát thực tế về tình hình cho vay tại NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Láng Hạ”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến mở rộng cho vay đối với DNVVN của NHTM
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ
- Đề xuất các giải pháp phù hợp, hiệu quả để mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNVVN của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Láng Hạ.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về mở rộng cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng thương mại nói chung và NHNN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ nói riêng
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu mở rộng cho vay đối với DNVVN tại NHNN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp luận nghiên cứu duy vật lịch sử nhằm đánh giá vấn đề trên cơ sở khoa học, khách quan, theo trình tự thời gian để đánh giá quá trình vận động cua vấn đề một cách toàn diện.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu qua các năm tạo cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng cho vay đối với DNVVN tại NHNN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ
- Phương pháp so sánh theo thời gian và theo không gian giữa các NHTM trên cùng địa bàn nhằm đánh giá quá trình mở rộng và định vị hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHNN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ so với các NHTM khác trên thị trường.
V. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Kết cấu khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 7
CHƯƠNG 1. MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
1.2. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 7
1.2.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.2.2. Đặc điểm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 8
1.2.3. Vai trò của cho vay tại ngân hàng thương mại đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 8
1.3. Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 9
1.3.1. Khái niệm về mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 9
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 11
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ 21
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 21
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ 22
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 24
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 34
2.2.1. Các văn bản pháp lý hướng dẫn cho vay 34
2.2.2. Các điều kiện về cho vay 34
2.2.3. Các hình thức cho vay 37
2.2.4. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 38
2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhở tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 40
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ. 48
2.3.1. Những kết quả đạt được 48
2.3.2. Những hạn chế 49
2.3.3. Nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ. 53
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 53
Mục tiêu phấn đấu năm 2014 53
Nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện trong năm 2014. 53
3.2. Định hướng chính sách cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ. 56
3.2.1. Định hướng chung của chi nhánh 56
3.2.2. Định hướng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh 56
3.3. Cơ sở của các đề xuất nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ. 57
3.4. Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ. 57
3.4.1. Phát triển mạng lưới khách hàng 57
3.4.2. Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ...
............................................................................................................................58
3.4.3. Cần đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ cho vay giữa các đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ 60
3.4.4. Tăng cường hoạt động huy động vốn 60
3.4.5. Tăng cường hoạt động tư vấn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 62
3.4.6. Hoàn thiện quy trình cho vay 62
3.4.7. Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự 64
3.4.8. Phát huy hiệu quả công tác Marketing trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 64
3.4.9. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng 65
3.5. Kiến nghị để mở rộng cho vay cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ. 66
3.5.1. Kiến nghị với nhà nước 66
3.5.2. Về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 67
3.5.3. Kiến nghị đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 68
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
DNVVN NHNN NHNN&PTNT NHTM NHTM CP SXKD
TCKT TCTD
: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
: Ngân hàng nhà nước
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
: Ngân hàng thương mại
: Ngân hàng thương mại Cổ phần
: Sản xuất kinh doanh
: Tổ chức kinh tế
: Tổ chức tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số quốc gia 1
Bảng 1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa của các ngành nghề kinh doanh theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP 2
Bảng 1.3. Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/2012 4
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 25
Bảng 2.2. Diễn biến dư nợ cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 29
Bảng 2.3. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 40
Bảng 2.4. Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 42
Bảng 2.5. Tình hình cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo kỳ hạn tại ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 43
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ...44 Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ quá hạn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 46
Bảng 2.8. Tỷ trọng nợ xấu của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 47
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 33
Biểu đồ 2.2. Thị phần cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 41
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 45
Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 46
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 22
CHƯƠNG 1. MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo khoản 1, điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 “Doanh nghiệp được hiểu là các tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể chia doanh nghiệp thành các loại khác nhau.
Theo hình thức sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp.
Theo mục tiêu sản xuất: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích.
Theo ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: Doanh nghiệp tài chính, doanh nghiệp phi tài chính.
Theo qui mô hoạt động: Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc qui định thế nào là doanh nghiệp lớn, thế nào là DNVVN là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó mỗi nước lại chọn cho mình những tiêu chí khác nhau để phân chia thành doanh nghiệp lớn và DNVVN cho phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của nền kinh tế.
Bảng 1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số quốc gia
Số lao động | Tổng số vốn hoặc giá trị tài sản | |
Nhật | <50 trong bán lẻ, dịch vụ <100 trong bán buôn <300 trong mỏ, chế tạo | <10 triệu yên <30 triệu yên <100 triệu yên |
Mỹ | <1000 | |
Châu Âu | <250 | |
Nam Phi, Mehico | 1-500 |
(Nguồn: http://www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/Print.aspx?ID=17208)
1
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang dần dần được hoàn thiện bắt đầu từ công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/6/1998: “DNVVN là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng” (tương đương 378.000 USD – theo tỷ giá giữa VNĐ và USD tại thời điểm ban hành công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các DNVVN ở Việt nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách.
Tuy nhiên trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. Chính vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Sự phát triển ngày càng lớn mạnh cả về nguồn nhân lực, quy mô vốn của các DNVVN và sự khác biệt giữa các ngành nghề kinh doanh là cơ sở để Nghị định 56/2009/NĐ-CP ra đời vào ngày 30 tháng 6 năm 2009. Theo điều 3 của nghị định này: DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Ở một số NHTM ở Việt Nam đánh giá doanh nghiệp là DNVVN hay không dựa vào bảng chấm điểm quy mô theo tiêu chí: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách. Theo đó thì doanh nghiệp lớn (70-100 điểm), doanh nghiệp vừa (30-69 điểm), doanh nghiệp nhỏ (dưới 30 điểm).
Như vậy, cho đến nay khái niệm DNVVN đã được điều chỉnh, chi tiết cụ thể hơn cho phù hợp với điều kiện phát triển của các ngành nghề theo quy mô vốn và số lao động.
2
Bảng 1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa của các ngành nghề kinh doanh theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa | |||
Khu vực | Số lao động | Số lao động | Tổng nguồn vốn | Số lao động | Tổng nguồn vốn |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản | 10 người trở xuống | từ trên 10 người đến 200 người | 20 tỷ đồng trở xuống | từ trên 200 người đến 300 người | từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
Công nghiệp và xây dựng | 10 người trở xuống | từ trên 10 người đến 200 người | 20 tỷ đồng trở xuống | từ trên 200 người đến 300 người | từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
Thương mại và dịch vụ | 10 người trở xuống | từ trên 10 người đến 50 người | 10 tỷ đồng trở xuống | từ trên 50 người đến 100 người | từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng |
(Nguồn:http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id
=1&mode=detail&document_id=88612)
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.1. Doanh nghiệp có vốn ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệu quả
Với một số vốn ban đầu tương đối nhỏ cùng với chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp cũng ngắn, diễn biến theo mùa nên tốc độ quay vòng vốn nhanh, từ đó giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Điều này cũng hạn chế bớt khả năng rủi ro về vốn cho doanh nghiệp.
1.1.2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, thành phần kinh tế
Các DNVVN hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội: Thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng…và hoạt động dưới mọi hình thức DNVVN, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…
Cụ thể theo báo cáo của tổng cục thống kê, tổng số doanh nghiệp tính đến thời điểm 01/01/2012 trên phạm vi cả nước tồn tại về mặt pháp lý là 541.103 doanh nghiệp, nếu loại trừ 92.710 doanh nghiệp không thể xác minh được, thì tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế là 448.393 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa
3
hiện nay đang thực tế chiếm khoảng 90% tổng số lượng doanh nghiệp hoạt động trên toàn quốc. Tính đến thời điểm năm 2012 thì số lượng DNVVN hoạt động ước tính
403.554 doanh nghiệp, trong đó chiếm chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân ( hơn 90%), còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trong, hàng năm tạo ra hàng nghìn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo . Cụ thể hàng năm các DNVVN đóng góp tới 40% GDP và sử dụng 51% lượng lao động xã hội.
(Nguồn: http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=12481)
Bảng 1.3. Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/2012
Tổng số doanh nghiệp | Chia ra | |||
Doanh nghiệp nhà nước | Doanh nghiệp ngoài nhà nước | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | ||
Toàn quốc (tổng số) | 541.103 | 4.715 | 524.076 | 12.312 |
Toàn quốc (loại trừ doanh nghiệp không xác minh được) | 448.393 | 4.505 | 432.559 | 11.329 |
Doanh nghiệp DNNVV thực tế đang hoạt động | 403.554 | 12.304 | 362.540 | 28.710 |
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=12481)
1.1.2.3. Các DNVVN có năng lực và trình độ lao động còn chưa cao, khó có khả năng thu hút được nhân tài.
Theo số liệu của Vneconomy tháng 1 năm 2007, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống. Trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn ở cấp phổ thông. Cụ thể hơn, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%, thạc sĩ chiếm 2,33%, đã tốt nghiệp đại học là 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay cả những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thì cũng rất ít người được đào tạo kiến thức về kinh tế và quản trị, quản lí doanh nghiệp. Chủ yếu các chủ doanh nghiệp này là quản lí doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm tích lũy dần dần trong quá trình kinh doanh. Điều này có ảnh hưởng khá
4
lớn đến việc lập chiến lược phát triển định hướng kinh doanh và quản lí của các DNVVN.
1.1.2.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy sản xuất gọn nhẹ, hiệu quả, năng động và linh hoạt cao
Từ đó nhạy bén và dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các mối quan hệ điều chỉnh dễ dàng tạo tính linh hoạt cao, quan tâm trực tiếp tới thị trường và người tiêu dùng sản phẩm. Từ đó việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí về mặt tổ chức hành chính, chi phí puản lí, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đi lên từ DNVVN chính là xu thế phát triển tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào, không một công ty hay một tập đoàn lớn nào trên thế giới lại không có khởi điểm từ quy mô vừa và nhỏ. Lịch sử đã chứng minh vai trò hết sức quan trọng của DNVVN đối với nền kinh tế, và khu vực kinh tế vừa và nhỏ đã và đang trở thành xương sống trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Thực tế đã cho thấy khu vực DNVVN là nhân tố quan trọng thúc đẩy mở rộng cạnh tranh, đảm bảo ổn định kinh tế và phòng chống nguy cơ khủng hoảng.
Ở mỗi quốc gia, các DNVVN được hoạt động trong môi trường chính sách và pháp lý hợp lý sẽ đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp quan trọng vào GDP và quá trình tăng trưởng kinh tế:
Việc phát triển DNVVN đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt với các nước đang phát triển. Với một số lượng đông đảo, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của các quốc gia, các DNVVN có đóng góp quan trọng vào GDP, đóng góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, DNVVN thường đóng góp 25-33% vào giá trị GDP hàng năm. Các DNVVN ở Việt Nam cũng đóng góp khoảng 30% GDP hàng năm, 30% giá trị sản phẩm công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa, 100% tổng giá trị sản lượng hàng hóa ở một số ngành nghề như: giày dép, thủ công mỹ nghệ…(Nguồn: http://tapchicongsan.org.vn/data/tcc/Html_Data/So_109.html )
5