Tỷ Lệ Khách Du Lịch Hài Lòng, Quay Lại Và Giới Thiệu Về Ninh Thuận


Khách du lịch nội địa cho điểm cao hơn khách du lịch quốc tế nhưng chênh lệch rất ít và cho các yếu tố đều dưới điểm trung bình trừ các trang web Internet và bán hàng. Điều này cho thấy một thực trạng nhức nhối của du lịch Ninh Thuận khi chưa tìm được cách thức để chiêu thị, thu hút khách hàng và được họ đánh giá cao.

Quảng bá, đầu tư vào ngành du lịch cũng là yếu tố mà 100% chuyên gia ; 84,6% công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cho là nên đầu tư, cải tiến để thu hút khách du lịch đến với Ninh Thuận (Kết quả khảo sát chuyên gia, công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của tác giả, phụ lục 9- câu 10 và phụ lục 12 – câu 12).

Trước thực trạng ngành du lịch, hoạt động marketing du lịch Ninh Thuận thì thái độ về du lịch Ninh Thuận của du khách được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 2.13 Tỷ lệ khách du lịch hài lòng, quay lại và giới thiệu về Ninh Thuận


Tỷ lệ % khách

Khách nội địa

Khách quốc tế

Hài lòng

76,8

88,2

Không

23,2

11,8

Quay lại

34,2

40,9

Không

65,8

59,1

Giới thiệu

54,8

58,2

Không

45,2

41,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Giải pháp marketing phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 - 9

(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát của tác giả, phụ lục 3 và 6- câu 29, 30, 31)

Khi được hỏi du khách có hài lòng vơi chuyến du lịch đến Ninh Thuận không thì có 76,8% khách nội địa và 88,1% khách quốc tế trả lời là họ hài lòng.

Thế nhưng việc dự định quay trở lại Ninh Thuận thì khá thấp, đối với khách nội địa là 34,2% và khách quốc tế là 40,9%. Điều này có thể cho thấy du lịch chưa đủ hấp dẫn để khiến du khách có ấn tượng tốt đẹp và muốn quay trở lại khám phá, tham quan một lần nữa.

Điều này lại được chứng minh một lần nữa khi 54,8% du khách trong nước và 58,2% du khách quốc tế được hỏi trả lời sẽ giới thiệu Ninh Thuận cho người khác. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều tỷ lệ khách hài lòng về chuyến đi, chứng tỏ những


khách trong nước và quốc tế hài lòng với chuyến đi nhưng không hề có ý định giới thiệu Ninh Thuận cho người khác.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Trên cơ sở lý luận ở chương 1, luận văn tiếp tục đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động marketing của du lịch tỉnh Ninh Thuận. Trong đó bao gồm cả những đánh giá của du khách, chuyên gia từ cuộc khảo sát và đánh giá vị thế của du lịch tỉnh Ninh Thuận trên thị trường.

Nhìn tổng thể ngành du lịch còn kém phát triển và tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực. Du lịch Ninh Thuận vẫn chưa được chú ý nhiều trên bản đồ du lịch của cả nước và chưa trở thành thị trường hấp dẫn để thu hút các công ty lữ hành trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch còn yếu kém, lạc hậu, thiếu tính kết nối; số lượng du khách còn ít, thời gian lưu trú ngắn.

Hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan là do điều kiện địa lý khí hậu, vị trí địa lý chưa thật sự thuận lợi; hạ tầng giao thông xuống cấp và thiếu đồng bộ; cũng như chưa có chiến lược đầu tư và phát triển hợp lý.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020‌

3.1 Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Ninh thuận đến năm 2020

3.1.1 Mục tiêu chung

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương và các điều kiện thuận lợi về thiên nhiên, nhân văn, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đầu tư phát triển du lịch, tạo việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương, phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành trọng điểm quốc gia và khu vực tương xứng với tiềm năng sẵn có, đảm bảo môi trường các khu du lịch và giữ gìn an ninh trật tự để phát triển bền vững.

3.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Khách du lịch: Đến năm 2015 đón 2,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 200 ngàn lượt khách; đến năm 2020 đón hơn 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt gần 600 ngàn lượt khách;

- Thu từ du lịch: Đến năm 2015 thu từ du lịch đạt hơn 1.300 tỷ VNĐ; đến năm 2020 thu từ du lịch đạt 4.300 tỷ VNĐ;

- Tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh: năm 2015 GDP du lịch chiếm tỷ trọng 5,47% và năm 2020 chiếm tỷ trọng 7,13%;

- Nhu cầu vốn đầu tư: giai đoạn 2010-2015: 2.800,00 tỷ VNĐ; giai đoạn 2015- 2020: 8.345,00 tỷ VNĐ;

- Quy mô lao động ngành du lịch: đến năm 2015 tổng số lao động là 50.100 người, trong đó có 14.300 lao động trực tiếp; đến năm 2020 tổng số lao động là 89.600 người, trong đó 25.600 lao động trực tiếp.

3.2 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận

Căn cứ vào quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm


2020 và tầm nhìn 2030, định hướng phát triển du lịch Ninh Thuận theo các hướng sau:

- Phát triển du lịch biển, với khâu đột phá là đầu tư cải thiện mạnh mẽ điều kiện hạ tầng giao thông, tạo kết nối cao giữa các khu du lịch với các trục quốc lộ, nhất là tuyến đường ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná, kết nối các khu du lịch biển với cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; đi đôi với đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng tỉnh Ninh Thuận thành một trong những vị trí chiến lược trong mạng lưới du lịch của cả nước và khu vực.

- Tiến tới xây dựng Ninh Thuận trở thành một điểm đến hấp dẫn với hình thành các dịch vụ chất lượng cao. Tăng nguồn lực đầu tư đúng mức cho các sản phẩm đặc thù có lợi thế của tỉnh, như rượu vang kết hợp loại hình du lịch nghỉ dưỡng- spa nho, du thuyền, hình thành các khu resort quy mô lớn, hiện đại, chất lượng dịch vụ cao, tạo sự khác biệt có tính cạnh tranh cao so với các tỉnh trong khu vực, nhằm cung cấp các sản phẩm du lịch tốt nhất để thu hút du khách trong và ngoài nước.

- Phát triển ngành du lịch theo hướng gắn với các lợi thế sẵn có của địa phương với các loại hình du lịch hiện đại, chuyên nghiệp.

Về định hướng phát triển thị trường du lịch:

Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao.

- Khách du lịch nội địa: phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa với thị trường trọng điểm là Lâm Đồng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.

- Khách du lịch quốc tế

+ Thu hút, phát triển mạnh thị trường Nga.

+ Tăng cường khai thác thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); Thái Lan, thị trường cao cấp như châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc.

Về định hướng không gian du lịch


Tập trung phát triển ở 5 cụm du lịch chính: cụm du lịch Ninh Chữ - Bình Sơn, cụm du lịch Cà Ná, cụm du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, cụm du lịch suối Thương - thác Tiên gắn với nhà máy thủy điện sông Ông và cụm du lịch văn hóa Tháp Pôklông Garai.

Xây dựng tuyến du lịch tham quan làng nghề Chăm – Tháp Po Klong Garai – Nho Thái An – Vĩnh Hy – Bình Tiên (và ngược lại) trở thành sản phẩm tour du lịch đặc thù và có sức hấp dẫn của tỉnh.

Các sản phẩm du lịch trụ cột phát triển trong thời gian tới

- Phát triển loại hình du lịch thuyền buồm cao cấp, hướng đến đối tượng khách du lịch có thu nhập cao; hình thành câu lạc bộ du thuyền, phát triển từ 100 đến 200 du thuyền tại vịnh Vĩnh Hy.

- Hình thành các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng gắn với loại hình spa cao cấp, có thương hiệu quốc tế, sử dụng nguyên liệu đặc thù của Ninh Thuận.

- Phát triển loại hình du lịch kết hợp thưởng thức rượu vang nho, trở thành điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á.

-Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc thù về nắng và gió để phát

triển các môn dịch vụ trên không và dưới nước như kéo dù, bơi lội dưới nước ngắm rạng san hô, đua môtô trên cát.

- Hình thành các tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp thân thiện với môi trường.

- Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các khu di tích Chăm và các làng nghề truyền thống.

Các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư: xây dựng các villa, khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển; khách sạn tiêu chuẩn quốc tế từ 5 sao trở lên; các loại hình du lịch câu lạc bộ du thuyền, thể thao trên biển; du lịch chăm sóc sức khỏe; du lịch sinh thái, du

lịch văn hóa

Bên cạnh những định hướng cơ bản để phát triển du lịch bền vững, trước hết cần có sự hợp sức của các ngành các cấp tập trung để quảng bá về đất nước, con người Ninh Thuận, đó chính là thương hiệu “Ninh Thuận”.


3.3 Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết liên quan đến du lịch, marketing du lịch ở chương 1; căn cứ vào hiện trạng du lịch Ninh Thuận, thực trạng hoạt động marketing ở du lịch Ninh Thuận, các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội; căn cứ vào kết quả thống kê khảo sát lấy ý kiến khách du lịch, chuyên gia và các đơn vị kinh doanh du lịch mà một phần được đưa vào chương 2, còn toàn bộ kết quả xử lý ở phần phụ lục; căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận ở mục 3.1 và 3.2 của chương 3 và căn cứ sự tìm hiểu thông qua các báo cáo, tài liệu, thực tế ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận; tác giả đưa ra các giải pháp marketing du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Ninh Thuận như sau:

3.3.1 Nghiên cứu thị trường

Muốn làm tốt công tác quảng bá du lịch, trước tiên cần phải có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường du khách. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm:

- Tiến hành phân khúc thị trường theo khu vực, nghiên cứu thị hiếu, tâm lý, tập quán tiêu dùng của các thị trường; từ đó xác định thị trường mục tiêu:

Thị trường trong nước bao gồm:

+ Thị trường thành phố Hồ Chí Minh là phân khúc thị trường chủ đạo trong các thị trường trong nước của du lịch Ninh Thuận.

+ Thị trường các đô thị lân cận: chú trọng thị trường Lâm Đồng.

+ Thị trường phía Bắc: là thị trường xa và xác định là Hà Nội là thị trường ưu tiên của du lịch Ninh Thuận.

Thị trường nước ngoài:

+ Thị trường Nga: được xác định là thị trường ưu tiên khai thác và là thị trường chủ đạo trong các thị trường du lịch nước ngoài của Ninh Thuận do các lý do đây là bộ phận khách rất ưa thích các sản phẩm du lịch gắn với biển và các điều


kiện tự nhiên của khu vực Duyên hải Nam trung bộ1.

+ Thị trường Châu Âu: tập trung vào phân khúc thị trường khách Pháp, Đức,

Anh.

+ Thị trường Mỹ: được xác định là thị trường mục tiêu do những mối quan hệ

từ lịch sử lâu dài, cũng như những tiềm năng về văn hóa, sinh thái nông nghiệp, biển sẽ thu hút khách du lịch từ thị trường Mỹ.

+ Thị trường ASEAN: là thị trường có vai trò quan trọng đối với du lịch Ninh Thuận do có điều kiện thuận lợi về vị trí, khoảng cách cũng như các định hướng phát triển các tuyến giao thông gắn với các hành lang kinh tế xuyên Á... Thị trường trọng điểm là Thái Lan.

+ Thị trường Đông Bắc Á: là thị trường mục tiêu là khách Nhật Bản (là đối tượng khách truyền thống của Việt Nam), khách Hàn Quốc (đang nổi lên do những mối quan hệ về kinh tế, văn hóa ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Hàn Quốc).

Những du khách đến tham quan Ninh Thuận có độ tuổi khá trẻ, khách du lịch trong nước độ tuổi dưới 35 chiếm 66,5%; khách du lịch quốc tế độ tuổi dưới 35 chiếm 48,2% (Kết quả khảo sát khách trong nước và quốc tế đến Ninh Thuận, phụ lục 3 và 6- câu 2). Vì vậy, ngành du lịch Ninh Thuận cần tìm hiểu đặc tính và nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ của từng quốc gia và xây dựng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Đồng thời để xác định các sự kiện du lịch dự định tổ chức sẽ phù hợp với thị trường khách du lịch nào. Từ đó mới đề ra chiến lược marketing hiệu quả. Chẳng hạn như, các sản phẩm ưa thích của du khách Nga khi đến Ninh Thuận: du lịch biển với các kỳ nghỉ dưỡng biển, các hoạt động tham quan sinh thái biển (lặn biển, ngắm san hô, rùa biển...); lễ hội, văn hóa dân tộc...; du lịch rượu vang, du lịch nho, thanh long...; du lịch công vụ thương mại. Đối với thị trường khách châu Âu, Mỹ cần định vị sản phẩm du lịch trên nền tảng nhấn mạnh khía cạnh độc đáo của văn hóa phương Đông, du lịch thuyền buồm. Thị trường TP. Hồ Chí Minh cần tập trung xây dựng: các kỳ nghỉ dưỡng biển, nghỉ cuối tuần, các hoạt động tham quan


1Hiện tại khách du lịch Nga là một trong những thị trường chính của du lịch Nam Trung Bộ đặc biệt là Bình Thuận


sinh thái biển (lặn biển, ngắm san hô, rùa biển...), đặc biệt du lịch thuyền buồm; các sản phẩm chính như văn hóa sắc tộc; du lịch sinh thái: tham quan phong cảnh;….

- Ngành du lịch Ninh Thuận cần tiến hành nghiên cứu nội dung, thời gian tổ chức các sự kiện du lịch của các địa phương khác để sắp xếp kế hoạch tổ chức các sự kiện sao cho không bị trùng lắp. Đặc biệt chú trọng đến sự kiện của các tỉnh, thành phố khác có tác dụng thu hút khách du lịch đến Ninh Thuận. Ví dụ, một số khách du lịch đến Đà Lạt tham gia festival hoa có thể nhân tiện tham quan tìm hiểu văn hóa Chămpa, du lịch biển Ninh Thuận,….

- Kết quả nghiên cứu thị trường nên công bố rộng rãi cho các đơn vị kinh doanh du lịch. Việc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu thị trường sẽ thuận lợi hơn so với các công ty du lịch tự tiến hành và còn tiết kiệm hơn vì không bị trùng lắp trong việc nghiên cứu thị trường của các công ty du lịch.

- Việc định vị điểm đến Ninh Thuận cần gắn liền với các thế mạnh như: nền văn hóa Chămpa độc đáo, vịnh Vĩnh Hy, bờ biển tươi đẹp, ẩm thực độc đáo với thịt dê, cừu, rượu vang nho…. Đồng thời cũng gắn với nhu cầu, thuộc tính trong nhận thức của khách hàng trong thị trường mục tiêu của điểm đến để xây dựng một hình ảnh hay một thương hiệu cho điểm đến.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận cần nghiên cứu để đưa ra khẩu hiệu du lịch phù hợp, hấp dẫn, độc đáo thể hiện được thương hiệu du lịch. Từ đó dùng khẩu hiệu này để quảng bá, định vị điểm đến như nhắc đến Ninh Thuận người ta liên tưởng tới ngay văn hóa Chămpa, biển tươi đẹp, ẩm thực độc đáo.

3.3.2 Xây dựng hoạt động marketing mix phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận

3.2.2.1 Sản phẩm

Chiến lược tạo sự khác biệt hóa

Thứ nhất, xây dựng sản phẩm du lịch đậm đà bản sắc Chămpa. Do Ninh Thuận phải cạnh tranh khá gay gắt với 2 địa phương liền kề khá nổi tiếng về du lịch là Phan Thiết và Nha Trang với những sản phẩm du lịch tương tự về du lịch biển và văn hóa Chămpa. Nhưng với lợi thế được được mệnh danh là “cái rốn” của người Chăm, là nơi người Chăm cư trú lâu đời và có số dân tập trung đông nhất ở Việt

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí