So Sánh Du Lịch Ninh Thuận Với Các Điểm Du Lịch Khác.


rộng rải bởi lẽ ngành du lịch tỉnh chưa thật sự phát triển mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Hệ thống cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí

Các khu, điểm vui chơi giải trí ở Ninh Thuận đã được xây dựng, như: công viên 16/4, hồ bơi Thủy Nguyên, suối nước nóng Tân Mỹ Á, vũ trường xen lẫn các quán cà phê sân vườn lớn, trang nhã, lịch sự cùng một số điểm karaoke. Điều này cho thấy các khu, điểm vui chơi giải trí vẫn còn khá đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của du khách.

Bảng 2.7 So sánh du lịch Ninh Thuận với các điểm du lịch khác.


Ninh Thuận so với

Phan Thiết

Nha Trang

Đà Lạt

Khách

trong nước

Khách quốc tế

Khách

trong nước

Khách

quốc tế

Khách

trong nước

Khách

quốc tế

Quan điểm chung

2,19

2,18

2,20

1,93

1,76

1,43

Cảnh đẹp tự nhiên

3,13

3,40

2,87

3,07

2,49

2,27

Di tích văn hóa, lịch sử

3,26

3,50

3,21

3,72

3,05

3,11

Thông tin và dịch vụ

cho khách du lịch

1,61

1,58

1,92

1,73

1,43

1,31

Cơ sở hạ tầng

2,23

2,48

2,24

2,12

1,96

1,98

Chi phí sinh hoạt

3,91

4,21

3,70

4,01

4,18

4,15

Chỗ ở/khách sạn

1,65

1,77

2,26

2,09

1,49

1,43

Các hoạt động vui chơi

giải trí về đêm

2,85

2,77

2,79

2,99

2,55

2,64

Ẩm thực

3,09

3,53

2,73

3,64

3,32

3,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát của tác giả, phụ lục 3 và 6- câu 28)

Thang điểm từ 1 ->5 với 1: rất yếu hơn; 2: yếu hơn; 3= bằng nhau/ như nhau; 4: tốt hơn; 5: tuyệt vời hơn.

Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt là những trung tâm du lịch tiếp giáp với Ninh Thuận. Thế nhưng qua khảo sát cho thấy du lịch Ninh Thuận còn thua khá xa du


lịch của 3 thành phố này. Ở 8 mục so sánh thì chỉ có 4 mục so sánh Ninh Thuận được cả du khách trong nước và quốc tế đánh giá tốt hơn so với các trung tâm này: cảnh đẹp tự nhiên của Ninh Thuận hơn Phan Thiết nhưng thua Đà Lạt; di tích văn hóa, lịch sử và chi phí sinh hoạt của Ninh Thuận được du khách đánh giá tốt hơn so với 3 thành phố Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt; ẩm thực ở Ninh Thuận được đánh giá tốt hơn so với Phan Thiết.

Còn các yếu tố còn lại như quan điểm chung, thông tin dịch vụ cho khách du lịch, hoạt động vui chơi, cơ sở hạ tầng, chỗ ở khách sạn, các hoạt động vui chơi giải trí về đêm đều được khách du lịch trong nước và nước ngoài đánh giá yếu hơn so với Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt.

Theo các chuyên gia thì lợi thế canh tranh của du lịch Ninh Thuận so với Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết là giá cả, ẩm thực, bờ biển đẹp, văn hóa Chăm độc đáo với tỷ lệ lần lượt là 100%; 80%; 70%; 50% (Kết quả khảo sát chuyên gia về du lịch Ninh Thuận của tác giả, phụ lục 9 – câu 11). Còn theo các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì thì lợi thế canh tranh của du lịch Ninh Thuận so với Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết là: giá cả, ẩm thực, bờ biển đẹp và văn hóa Chăm độc đáo với tỷ lệ lần lượt là 100%; 76,9%; 76,9% và 46,2% (Kết quả khảo sát công ty kinh doanh du lịch Ninh Thuận của tác giả, phụ lục 12 – câu 13)

Từ sự đánh giá tương quan này góp phần xây dựng chiến lược phát triển du lịch Ninh Thuận khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh cho phù hợp.

2.2.4 Thực trạng môi trường

Ở các khu vực có sự tập trung đông du khách như khu vực ven bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn, bãi biển Cà Ná, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,… việc bảo vệ môi trường, xử lý rác thải chưa được tốt. Đặc biệt là bờ biển, và các điểm du lịch. vẫn chưa bố trí lắp đặt nhiều thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, nhiều đơn vị kinh doanh ven biển còn xả rác thải ngay ra biển dẫn đến vệ sinh môi trường bất ổn.

Chính quyền tỉnh chưa có quy hoạch tổng thể, quy định cụ thể giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường và việc tuyên truyền giáo dục ý thức của cộng đồng và khách du lịch.


Nạn ăn xin xảy ra khá phổ biến làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Chưa có chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Tỉnh chưa nghiên cứu đặc điểm hướng gió, đặc điểm giao thông để bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp có khí thải, tiếng ồn, phương tiện vận chuyển có trọng tải lớn. Điều này, góp phần đảm bảo cho các khu du lịch, các bãi tắm và khu dân cư tập trung không bị ô nhiễm bởi khí thải, tiếng ồn.

60% chuyên gia; 76,9% công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cho rằng cần phải sửa đổi việc quản lý môi trường cảnh quan. (Kết quả khảo sát chuyên gia, phụ lục 9- câu 10, công ty kinh doanh du lịch Ninh Thuận của tác giả, phụ lục 12 – câu 12).

2.2.5 Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Thuận

Ngành du lịch, Ninh Thuận mới bắt đầu được chú trọng phát triển nên nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch có tay nghề không nhiều. Phần đi nơi khác do thiếu việc làm và thu nhập thấp, phần không có nguyện vọng quay lại quê hương làm việc. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì tính đến ngày 31/12/2012 toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận có 983 lao động.

- Lao động đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch 342 người, chiếm 34,8% lao động toàn ngành. Trong đó, trên đại học 01 người chiếm chưa đầy 0,1 %, đại học 38 người, chiếm 3,9% lao động toàn ngành.

- Chưa đào tạo nghiệp vụ 387 người chiếm 39,4% lao động toàn ngành, trong đó 318 lao động phục vụ trực tiếp, 69 lao động phục vụ gián tiếp.

- Lao động khác 254 người chiếm 25,8%.

Tổng số lao động biết ngoại ngữ 325 người chiếm 33% . Hiện nay Ninh Thuận đang thu hút được du khách Nga và có chiến lược hợp tác lâu dài với đối tác nhưng chỉ có 2 người biết tiếng Nga.

Giai đoạn 2011 -2012, ngành văn hóa thể thao và du lịch đã tổ chức 02 khóa đào tạo và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà nghỉ đang


hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tự tổ chức đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo 10 lớp, chủ yếu về chuyên môn nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân.

Bảng 2.8 Đánh giá của du khách về con người trong du lịch Ninh Thuận.



Khách trong nước

Khách quốc tế

Hướng dẫn viên du lịch

3,39

3,27

Tính hiếu khách của người Ninh Thuận

3,60

3,86

Đội ngũ nhân viên khách sạn

3,39

2,91

Đội ngũ nhân viên vận tải

3,31

2,70

(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát khách du lịch quốc tế và trong nước đến N inh Thuận của tác giả, phụ lục 3 và 6- câu 27)

Thang điểm từ 1 ->5, với, 1: rất kém, 2:kém, 3: trung bình, 4:tốt, 5: tuyệt vời.

Yếu tố về con người ở Ninh Thuận được du khách trong nước đánh giá khá tốt hơn với mức điểm trung bình dao động từ 3,31 đến 3,6.

Tính hiếu khách của người Ninh Thuận được cả du khách trong nước và quốc tế đánh giá tốt với mức điểm trung bình lần lượt là 3,6 và 3,86 nhưng ý thức về du lịch của người dân chưa cao, khái niệm về bảo vệ môi trường, phát triển du lịch còn khá lạ lẫm.

Trong khi đó yếu tố nhân viên vận tải bị đánh giá kém nhất với mức điểm trung bình của khách du lịch trong nước là 3,31; khách du lịch quốc tế là 2,7.

100% chuyên gia cho rằng phải phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch thì nhưng chỉ có 76,9% công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch cho ràng cần phát triển, đào tạo, cải thiện nhân lực phục vụ du lịch vì hiện tại nguồn lao động du lịch còn yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn (Kết quả khảo sát chuyên gia, phụ lục 9- câu 10, công ty kinh doanh du lịch Ninh Thuận của tác giả, phụ lục 12 – câu 12).

Ý thức về đào tạo lại nhân viên phục vụ du lịch của các công ty cải thiện đáng kể, 38,8% công ty được khảo sát cho rằng lâu dài vẫn phải đào tạo lại; 23,1% cho rằng cần đào tạo lại một số bộ phận và 7,7% cho rằng cần đào tạo lại toàn bộ. Với các lĩnh vực cần đào tạo lại là ngoại ngữ, kiến thức tổng quát về du lịch, kỹ năng


giao tiếp, kỹ năng phục vụ và trình độ văn hóa với tỷ lệ lần lượt là 100%; 69,2%; 46,2%; 38,5% và 23,1% (Kết quả khảo sát công ty kinh doanh du lịch Ninh Thuận của tác giả, phụ lục 12 – câu 9,10).

2.3 Thực trạng hoạt động marketing du lịch tỉnh Ninh Thuận

Thực trạng hoạt động marketing du lịch của tỉnh Ninh Thuận dưới đây được tác giả thu thập, đánh giá và tổng hợp từ website www.ninhthuan.gov.vn; www.ninhthuantourist.com; các báo cáo, đề án, tìm hiểu thực tế hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận và kết quả khảo sát của tác giả.

2.3.1 Hoạt động nghiên cứu marketing

Trong thời gian qua hoạt động nghiên cứu marketing chưa được quan tâm đúng mức. Khái niệm phân khúc được hiểu khá mơ hồ và chưa được tiến hành khảo sát, phân khúc cũng như xác định thị trường mục tiêu một cách bài bản. Chưa có một nghiên cứu, phân tích cụ thể nào về phân khúc khách du lịch đến Ninh Thuận mà chỉ có báo cáo về thị trường khách du lịch:

+ Khách nội địa: do đời sống ngày càng được cải thiện và nâng lên nên lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh, chiếm khoảng 90% tổng số khách du lịch đến Ninh Thuận. Khách du lịch nội địa phần lớn là khách các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Bộ và một số ít là các tỉnh Nam Trung Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ…

+ Khách quốc tế: do tình hình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các nước khu vực, xu thế toàn cầu hóa nên nguồn khách khối ASEAN, các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, khách Châu Âu và Bắc Mỹ là nguồn khách chủ lực của tỉnh (Theo báo cáo cuối năm 2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận).

Điều này cho thấy yếu kém ngay từ ban đầu trong hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh. Ngành du lịch Ninh Thuận chưa tìm hiểu được độ tuổi, thói quen, hành vi, lợi ích mong muốn nhu cầu, đặc điểm,…của từng nhóm du khách nên việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận nói chung và chiến lược sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu nói riêng chưa thật sự hiệu quả.

- Chính quyền tỉnh bắt đầu quan tâm và xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện,


hiếu khách khá chung chung chứ chưa định vị điểm đến với văn hóa Chămpa đặc trưng, thiên nhiên tươi đẹp và ẩm thực độc đáo trong lòng du khách.

Hình 2.5 Hình dung của khách du lịch trong nước trước khi đến Ninh Thuận


Nguồn khảo sát khách du lịch trong nước của tác giả phụ lục 3 câu 12 1

(Nguồn : khảo sát khách du lịch trong nước của tác giả, phụ lục 3- câu 12)

Hình 2.6 Hình dung của khách du lịch quốc tế trước khi đến Ninh Thuận


Nguồn khảo sát khách du lịch quốc tế của tác giả phụ lục 6 câu 12 Nhìn 2

(Nguồn : khảo sát khách du lịch quốc tế của tác giả, phụ lục 6- câu 12)

Nhìn vào 2 biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy, cơ quan chức năng về du lịch chưa định vị thành công điểm đến du lịch Ninh Thuận, chưa thật sự tạo dấu ấn cho du khách để họ có thể hình dung về Ninh Thuận. Vì khi được hỏi du khách hình dung như thế nào trước khi đến Ninh Thuận thì họ vẫn chưa hình dung ra hình ảnh rõ ràng, đặc điểm nổi bật gây ấn tượng nhất về du lịch Ninh Thuận mà chỉ nghĩ Ninh Thuận là một nơi nắng nóng, nghèo, an toàn và các tỷ lệ khá tương đương nhau. Cụ


thể với du khách trong nước thì 24% hình dung Ninh Thuận là một nơi nắng nóng; 22% hình dung Ninh Thuận là một vùng quê nghèo và 21% hình dung Ninh Thuận là một điểm đến an toàn. Tiêu chí một nơi có văn hóa Chămpa đặc sắc và một nơi có cảnh đẹp chỉ chiếm lần lượt là 16% và 10%.

Đối với du khách quốc tế thì hình dung có khả quan hơn nhưng cũng chưa chiểm tỷ trọng đáng kể. Cụ thể 22% du khách hình dung Ninh Thuận là một nơi có cảnh đẹp; 21% du khách hình dung đây một nơi có văn hóa Chămpa đặc sắc; 20% du khách nghĩ đây là vùng quê nghèo và 17% hình dung đây là một nơi nắng nóng.

2.3.2 Hoạt động marketing mix

2.3.2.1 Sản phẩm

Do xuất phát điểm ngành du lịch của tỉnh thấp, thị trường du lịch nhỏ bé, chưa có các doanh nghiệp hoạt động du lịch chuyên nghiệp nên sản phẩm du lịch chưa thực sự nổi bật, độc đáo mà còn đơn điệu, thiếu tính độc đáo, hấp dẫn. Trong thời gian qua, du lịch Ninh Thuận phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có, nhiều tài nguyên du lịch trên địa bàn chậm được đầu tư khai thác nên tour, chương trình du lịch chưa thật sự hấp dẫn với các loại hình:

- Du lịch biển: là loại hình du lịch chủ yếu, gắn với các hoạt động dịch vụ du lịch biển, kết hợp với du lịch sinh thái, chủ yếu tại các bãi biển: bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn, Bãi biển Cà Ná...

- Du lịch sinh thái: khai thác tiềm năng về các hệ sinh thái phong phú và đặc thù của Ninh Thuận nhất là các hệ sinh thái vùng khô hạn và hoạt động gắn với các điểm du lịch ở những nơi thắng cảnh thiên nhiên đẹp như: vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước Bình, ...

- Du lịch nghiên cứu văn hoá, lịch sử các dân tộc: nghiên cứu, khai thác nền văn hoá đa dạng của các dân tộc chủ yếu là nền văn hóa Chăm được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, những làng nghề thủ công mỹ nghệ, lễ hội văn hoá dân gian, những di tích tháp Chăm nổi tiếng. Hiện nay, du khách đến Ninh Thuận thường tập trung tham quan tháp Pô Klông Girai, cụm tháp Chăm còn nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam; vịnh Vĩnh Hy;


tắm biển, làng nghề truyền thống (làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp). Theo kết quả khảo sát trên, đối với khách trong nước tỷ lệ này chiếm lần lượt là 73,9% ; 68% ; 68,6% và 67,3%, đối với khách quốc tế tỷ lệ này chiếm lần lượt là 54,5% ; 72,7% ; 82,7% và 76,4%. Tỷ lệ tham gia các hoạt động du lịch của khách du lịch trong nước không cao, dao động từ 15- 25%. Trong khi tỷ lệ tham gia của khách du lịch nước ngoài cao hơn, dao động từ 24,5 – 61,8%. (Kết quả khảo sát khách du lịch trong nước và quốc tế đến Ninh Thuận của tác giả, phụ lục 3 và 6- câu 19).

Về cảm nhận chung của khách du lịch về Ninh Thuận thì cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đều có cảm nhận, ấn tượng ở mức trung bình về Ninh Thuận khi đến đây, điểm trung bình của khách nội địa là 3,03 ; khách quốc tế là 2,94, theo bảng đánh giá dưới đây :

Bảng 2.9 Đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch ở Ninh Thuận



Điểm trung bình

khách nội địa

Điểm trung bình

khách quốc tế

Cảm quan chung

3,03

2,94

Phong cảnh tự nhiên

3,46

3,88

Di tích văn hóa lịch sử

3,31

3,42

An toàn – vệ sinh môi trường

2,89

2,45

Đường sá và phương tiện đi lại

2,91

2,39

Loại hình dịch vụ du lịch phong phú

2,93

2,40

Ẩm thực phục vụ khách du lịch

3,67

3,83

Vui chơi, giải trí về đêm

2,23

1,77

Hàng hóa và hệ thống mua sắm

2,73

2,34

Hệ thống lưu trú

3,04

2,93

An ninh và trật tự xã hội

3,95

3,98

(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát của tác giả, phụ lục 3 và 6- câu 23) Thang điểm từ 1 ->5, với, 1: rất kém, 2: kém, 3: trung bình, 4: tốt, 5: tuyệt vời.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí