Các Giải Pháp Hỗ Trợ Thực Hiện Chiến Lược Marketing Du Lịch Dalat


Tuy nhiên, chiêu thị cũng như một công cụ phụ thêm của quảng bá để củng cố thêm động lực cho du khách. Mục tiêu chiêu thị là thúc đẩy du khách hiện tại tiếp tục đi du lịch, đồng thời khích lệ du khách tiềm năng quyết định đến Dalat. Chiêu thị với các hãng lữ hành và mức giá hấp dẫn cũng sẽ khuyến khích họ xây dựng tour du lịch đưa khách đến Dalat. Chính vì vậy cần có sự phối hợp giữa các ngành liên quan, sự hợp tác giữa các khách sạn, các hãng hàng không, các công ty vận chuyển, các công ty du lịch để đưa ra phương án tốt nhất.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các dịch vụ xúc tiến; sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triễn lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

3.2.3.7. Chiến lược chứng minh thực tế: Kết quả khảo sát cho thấy Marketing chứng cứ hữu hình của du lịch Dalat (Ka = 4.13) là có tiềm lực. Để tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch có hiệu quả, nâng cao hơn nữa nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập hình ảnh của du lịch Dalat trong khu vực và trên thế giới, qua đó thu hút du khách và nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ. Đòi hỏi ngành du lịch Lâm Đồng khẩn trương xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho du khách ở những đầu mối giao thông quan trọng. Tăng cường phối hợp cơ quan thông tin đại chúng, thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm. Nhất là, thiết lập được kênh Marketing, trong đó, mỗi đối tác trung gian thực hiện một chức năng nhất định trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp đến du khách, và mỗi khâu trung gian là một tầng nấc trong kênh Marketing.

Để phát triển du lịch nhanh, chính các trung tâm đón tiếp, tư vấn sẽ giúp du khách tìm hiểu và cung cấp các thông tin cụ thể để họ có thể truyền tay, truyền miệng giới thiệu với người thân, bạn bè về Dalat. Đồng thời sớm phát hành những ấn phẩm có chất lượng, các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc, di tích, danh lam, thắng cảnh, làng nghề, lễ hội…và cả những cơ hội về khả năng đầu tư để giới thiệu với du khách mọi nơi. Trong điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch tại


Châu Âu, Mỹ, Singapore, Hông Kông, Đài Loan, Nhật… để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị du lịch Lâm Đồng trên trường quốc tế. .

3.3. Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing du lịch Dalat

Như đã phân tích, du lịch Dalat hiện thực đã và đang có khách du lịch với thị trường đầy triển vọng, Dalat hội đủ các yếu tố cơ bản để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nếu không được kết lại hài hòa và chế biến một cách khoa học thì Dalat sẽ không có sức thu hút du khách trong tương lai. Việc du khách đến với Dalat ở lại bao lâu, chi bao nhiêu tiền và có trở lại lần sau hay không phụ thuộc vào chính sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng như thế nào về sự thoả mãn kỳ vọng ngày càng cao của du khách. Tình trạng du khách đến với Dalat nhưng không có trung tâm tư vấn và hướng dẫn thông tin đón tiếp một cách hiệu quả, bao giờ là chấm dứt triệt để, thật sự còn khó lý giải. Một trong những yếu tố quan trọng để lưu du khách ở lại trong thời gian dài hơn cũng như hấp dẫn họ quay trở lại là hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh ở nhiều mức độ với các phương tiện hỗ trợ du khách khác nhau. Hệ thống dịch vụ tại Dalat tuy đã bắt đầu được thiết lập, tuy nhiên mức độ tiêu chuẩn hóa cũng như việc quy hoạch thành một hệ thống liên hoàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thì còn nhiều việc phải làm.

Trước tình hình đó, một chương trình hành động cụ thể là thật sự cần thiết. Chương trình đó phải tập trung vào ba trọng tâm: bảo vệ và tôn tạo cảnh quan; xây dựng đội ngũ người làm du lịch mà quan trọng nhất là ý thức toàn dân làm du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống phục vụ, phương tiện hỗ trợ du khách. Hơn nữa dự báo xu hướng chiến lược Marketing du lịch Dalat cũng chỉ mới là định hướng. Việc triển khai để thực hiện khả thi kế hoạch chiến lược có thuận lợi và đón đầu được xu thế luôn biến động hay không là nhờ vào các giải pháp hỗ trợ tích cực đi kèm. Đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

3.3.1. Giải pháp về nhân lực (hiệu quả quản lý, sức thu hút lao động)

Để đáp ứng được yêu cầu nhân lực, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể. Trước hết, tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ, qua đó khuyến khích đào tạo trình độ đại học và trên đại học làm lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt cho sự nghiệp đổi mới. Có kế hoạch cử cán bộ trẻ, năng lực sang các


nước phát triển để đào tạo, thực tập nghiệp vụ chuyên ngành. Đồng thời, tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyên đề hội nghị, hội thảo khoa học.

Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường học. Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch có sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền, sự ủng hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh và toàn xã hội.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch: Tiếp tục kiện toàn bộ máy của sở Du lịch - Thương mại để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch, bao gồm cả công tác tư vấn giúp tỉnh xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Thành lập ban quản lý đặc trách vận hành theo cơ chế một cửa để quản lý đầu tư và phát triển cho các dự án du lịch trọng điểm.

Thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong quy hoạch và phát triển như: Đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý cơ sở hạ tầng…

3.3.2. Giải pháp về vốn (Liên doanh, liên kết hỗ trợ)

Căn cứ nhu cầu đầu tư phát triển du lịch từ nay đến năm 2020, trên cơ sở các định hướng đầu tư đã được quy hoạch cũ đề cập trong giai đoạn 1996 - 2010, công tác đầu tư phát triển giai đoạn này cần có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tư, tạo cho du lịch Lâm Đồng môi trường thuận lợi để phát triển. Trong bối cảnh kinh tế chính trị thế giới hiện nay, hình thức thích hợp cho chiến lược tạo vốn là thu hút vốn nước ngoài kết hợp với huy động mọi nguồn vốn trong nước. Có thể nói ngành du lịch là ngành quan trọng trong việc giao lưu quốc tế, thu hút ngoại tệ và nhất là tạo nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân. Việc phát huy nội lực là chính nhưng vấn đề thu hút vốn nước ngoài cho ngành du lịch là rất cần thiết.

Dalat còn nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn rất đa dạng, song khai thác vẫn bị hạn chế do thiếu nguồn vốn đầu tư, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn và nhất là chưa triển khai rộng rãi quy hoạch phát triển du lịch theo chuyên đề, cũng như


chiến lược du lịch theo vùng. Kinh doanh du lịch lữ hành, lưu trú, vận chuyển du lịch, khu vui chơi giải trí, thương mại...còn chịu tác động nhiều bởi cơ sở hạ tầng. Chính vì thế việc đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài về du lịch chưa đa dạng, phong phú.

(Phụ lục 15: Các thông tin khác ảnh hưởng liên quan đến du lịch Dalat )

Trước hết phải nói đến vai trò điều tiết vĩ mô của Sở du lịch & Thương mại trong việc đề xuất triển khai các dự án liên doanh - liên kết du lịch, Sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc cấp giấy phép đầu tư các dự án du lịch, triển khai quy hoạch phát triển du lịch tổng thể và quy hoạch của từng cụm. Việc cân đối các lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước ngoài, hay công bố rộng rãi các dự án kêu gọi đầu tư và hình thức đầu tư chưa tích cực.

Thực tế trong các năm vừa qua, ngành du lịch tự thân vận động là chính, nhưng hiện nay với xu thế cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới về kinh doanh du lịch. Chính quyền địa phương phải có sự tác động và quan tâm hơn nữa, không xem nhẹ việc đầu tư cho đào tạo cán bộ chuyên môn du lịch, đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan như ngành giao thông công chánh, văn hóa thông tin, an ninh, tài chính, ngân hàng, hàng không... đầu tư phương tiện hiện đại để phục vụ du khách, tạo mọi điều kiện dễ dàng, thuận lợi thu hút khách du lịch vào Dalat.

Với tốc độ phát triển như hiện nay, việc hình thành đặc khu du lịch với những ưu đãi về đầu tư, kinh doanh ngành du lịch cũng nên sớm quan tâm nghiên cứu loại hình liên doanh - liên kết. Theo chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 triệu khách quốc tế, doanh thu 1,5 tỷ USD. Do đó, ngành du lịch Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng phải có nguồn nhân vật lực dồi dào tạo cơ sở vật chất để thực hiện.

Quá trình đầu tư cho du lịch - dịch vụ Dalat tuy có tăng, nhưng có thể thấy tiến độ xây dựng không đúng theo quy hoạch, đại đa số các công ty và doanh nghiệp du lịch của Dalat đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn hiện nay là rất lớn, nên các doanh nghiệp từng đã chiếm đụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro cho nhau. Với nhiều lợi thế khác biệt, nếu được đầu tư du lịch đúng mức, Dalat sẽ hiển danh là một vùng đất thần tiên trên núi cao. Ngược lại, thì một ý tưởng hay đến mấy cũng không thể cất cánh. Chính Dalat phải cân nhắc thực lực


của chính mình, thị trường lại luôn biến động, vì vậy, phải linh hoạt để nắm bắt cơ hội. Chỉ có tính sáng tạo và sáng tạo là con đường giúp con nhà nghèo như Dalat phát triển.

3.3.3. Giải pháp truyền thông, tiếp thị (Thu hút du khách): Thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, luôn bền vững nhưng lại vận động không ngừng. Trong chiến lược tạo dựng, phát triển thương hiệu thì vai trò quan trọng thuộc về con người tâm huyết, năng động, sáng tạo. Không thể phủ nhận rằng chính sách thương hiệu đem lại cho khách hàng cảm giác thật và đáng tin cậy nhất. Do đó, một hướng đi cho thương hiệu luôn là một thách thức lớn.

3.3.3.1. Giải pháp về truyền thông, tiếp thị: Nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Dalat có giá trị thương hiệu mạnh, gia tăng sự nhận biết của du khách về sản phẩm, dịch vụ du lịch. Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả, nhưng nói chung, với khả năng còn hạn chế, thì quan điểm “Marketing kết nối” tỏ ra thích hợp nhất để khuyến khích du khách nói về sản phẩm của Dalat. Đó là một phương thức tiếp thị từ 2 phiá, nếu giá trị của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu có một chất lượng nổi bật sẽ tạo ra được khả năng tự truyền miệng nhằm thu hút du khách một cách rộng khắp và nhanh chóng. Trong lĩnh vực du lịch, sẽ rất khó để du khách lựa chọn nếu không quảng cáo, nhưng cũng không hẳn quảng cáo mạnh mẽ, liêu tục sẽ chắc chắn lôi cuốn, thậm chí phản tác dụng nếu có sự sai sót. Nên ngoài con đường “Marketing kết nối” và quảng cáo, Dalat còn có thế mạnh bằng con đường thông qua các lễ hội, các sự kiện “hot” độc đáo về sản phẩm như hoa, trà và du lịch cảnh quan thiên nhiên để xây dựng một hình ảnh cao cấp, năng động, đẳng cấp. Cũng có thể sử dụng chiến thuật Marketing kiểu "du kích" giúp giảm chi phí mà vẫn gia tăng được lợi nhuận.

Vì năng lực tài chính có hạn, du lịch Dalat có thể chọn phương án tiếp thị tập trung phát triển Marketing trực tuyến, với đội ngũ nhân viên cần cù, mến khách cùng các chính sách hợp lý sẽ kích thích được các nhà tiếp thị và du khách trở thành đồng minh, nếu chương trình Marketing hấp dẫn du khách... Lợi ích của Marketing trực tuyến là rất đa dạng và có ưu thế khác biệt, có thể gặp nhau hay trao dổi thông tin qua không gian ảo mà không cần biết đối tượng ở gần hay ở xa. Đó cũng là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động Marketing tiếp cận với các thị trường du lịch trên toàn thế


giới. Không những thế, Marketing trực tuyến còn giảm được thời gian và chi phí, vì chỉ với 1/10 chi phí thông thường Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi, do đến được với nhiều người hơn và mang tính tương tác cao hơn.

Vì số người sử dụng Internet ngày càng nhiều, vì vậy Blog hay Vi-Marketing sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Vi-Marketing giống như việc trồng cây, bắt đầu với những “hạt” ý tưởng, sau đó trồng nó trên một loại “đất” thích hợp và khi “cây” trưởng thành mới bắt đầu thu hoạch “quả”. Vì vậy, công việc này đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn với “baby boomers” nhưng kết quả bền vững và công việc tăng trưởng đều đặn.

Nói chung, việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đặc biệt là Blog không đem lại những kết quả trực tiếp, mà “Blog là một công cụ Marketing gần giống với chất xúc tác trong các phản ứng hóa học chứ không phải là cái búa với đinh”. Vì vậy, cần thiết kế một dây chuyên cung ứng thân thiện trên cơ sở chia Marketing thành hai bộ phận: chiến lược và hành động. Bộ phận hành động sẽ phụ trách mảng quảng cáo và các chiến dịch khuyến khích mua hàng cũng như các công cụ bán hàng. Bộ phận chiến lược sẽ phụ trách mảng nghiên cứu và đánh giá thị trường; thu thập thông tin từ các nhân viên bán hàng và ghi nhận những đánh giá từ khách hàng, nhằm phát triển tầm nhìn dài hạn, chia sẻ quan điểm với nhà quản trị và người phụ trách phát triển sản phẩm.

Tóm lại, “thân thiện” là thuật ngữ không thực sự quen thuộc với hoạt động quản lý dây chuyền cung ứng. Tuy nhiên, trong mọi lĩnh vực nó có thể là tấm vé sinh tồn và thậm chí là thịnh vượng trong một thế giới kinh doanh mới ngày nay.

3.3.3.2. Giải pháp giá trị khách hàng: Có thể minh họa bằng mô hình sau:

Đó là Một giải pháp trọn gói đầy lý lẽ và mang tính khuyến khích 1


Đó là: "Một giải pháp trọn gói đầy lý lẽ và mang tính khuyến khích, được đưa ra để giải quyết các nhu cầu bức thiết, các vấn đề mà khách hàng gặp phải, nó chuyển tải những lợi ích nhằm thúc đẩy nhóm khách hàng trọng tâm ứng xử theo hướng tích cực".

Bao gồm toàn bộ các nổ lực của tổ chức nhằm tạo ra giá trị hay lợi ích cho khách hàng (thượng đế). Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, đảm bảo lời hứa từ thương hiệu và việc thực thi lời hứa, là bày tỏ sự quan tâm tới khách hàng. Chính vì vậy, mỗi nhân viên ở bất kỳ bộ phận nào ở các kênh giao dịch, tiếp đón trong ngành du lịch, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến du khách đều phải hướng đến tạo cảm giác thân thiện, tin cậy, thoải mái, trên cơ sở trung thực và chân thành, tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Du khách muốn mong đợi của họ được đáp ứng đầy đủ và nhất quán với xu hướng cảm nhận chất lượng dịch vụ bằng phép so sánh : Thỏa mãn = Nhận thức - Kỳ vọng.

3.3.3.3. Giải pháp phân khúc thị trường: Đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ thị trường để có thể chia khách hàng theo từng nhóm có cách ứng xử như nhau khi tiếp cận một giải pháp Marketing. Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường nhằm đón đầu nhu cầu thị trường. Tốt nhất là sử dụng Marketing trải nghiệm để mang đến cho du khách kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm theo cách thú vị và đáng ghi nhớ. Bằng cách:

3.3.4. Giải pháp về môi trường (Cơ sở hạ tầng, tài nguyên, cảnh quan...)

Môi trường kinh doanh du lịch tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chiến lược Marketing du lịch. Bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội.

3.3.4.1. Về tự nhiên: Để góp phần cải thiện môi trường và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch cần có cơ quan chuyên trách về môi trường du lịch theo dõi khai thác tiềm năng du lịch và thực hiện các giải pháp để gìn giữ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch. Có hệ thống kiểm soát, quản lý và thường xuyên thông tin về hiện trạng diễn biến môi trường, đề xuất các giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái chung. Tăng cường quan hệ liên ngành trong quản lý môi trường.

3.3.4.2. Về kinh tế - văn hoá - xã hội: Khi nền kinh tế phát triển cao, nhu cầu về vật chất cơ bản đã được thỏa mãn thì nhu cầu về du lịch - tham quan nghỉ dưỡng để tìm lại sự cân bằng sinh học cho cơ thể con người là một đòi hỏi thiết yếu. Đô thị hóa tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch đáp ứng những nhu cầu trên, và ngược lại việc nghiên cứu


mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - đô thị hóa và phát triển du lịch là bài học bổ ích cho quá trình quy hoạch phát triển. Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững, cần khoanh định các tài nguyên đã được xếp hạng; cảnh quan có tiềm năng khai thác lớn. Trước hết, tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ lực chung. Đồng thời chú trọng hợp tác quan hệ quốc tế về mọi mặt, nghiên cứu chuyển

giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường và sản phẩm du lịch.

3.3.5. Giải pháp về loại hình và chất lượng sản phẩm (SP mới & đa dạng hóa)

Sản phẩm trong môi trường Marketing được hiểu là một giải pháp cho mọi vấn đề, bởi vì nó giải quyết vấn đề mà khách hàng cần giải quyết, và thông qua đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

Sản phẩm hiện có của các công ty và doanh nghiệp du lịch Dalat nên định hướng tăng thị phần bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc tập trung đầu tư phát huy tính ưu việt để tăng sức cạnh tranh. Đồng thời tranh thủ mở rộng quy mô để hạ giá thành nhằm chiếm lĩnh thị phần trong một thị trường triển vọng (tăng trưởng cao).

3.3.5.1. Phát triển sản phẩm mới: Trước hết, tiến hành điều tra đánh giá một cách chính xác về hiện trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, có quy định chặt chẽ về tiện nghi - dịch vụ, đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ không bị xuống cấp.

Phân loại, hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống, khuyến khích mở các điểm trưng bày các sản phẩm hội họa, điêu khắc, cây cảnh, các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Có những quy định đối với các cơ sở tư nhân, để tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự phiền hà đối với du khách. Nhưng phải đặc biệt lưu ý đến quyền lợi người dân, ưu đãi thảo đáng đối với các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo này. Đồng thời, hợp tác với địa phương lân cận để tạo nhiều hơn các tour du lịch có chất lượng cao.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí