Bảng 2.3 Tỷ trọng khách nội địa du lịch đến Bến Tre so với cả nước
ĐVT: Lượt, %
Số khách quốc tế đến Việt Nam | Số khách nội địa đến Bến Tre | ||||
Số lượng | Tốc độ tăng trưởng | Số lượng | Tỷ trọng so với cả nước | Tốc độ tăng trưởng | |
2008 | 4.253.740 | + 0,60 | 557.398 | 13,1 | 29,48 |
2009 | 3.772.359 | - 11,32 | 586.013 | 15,53 | 5,13 |
2010 | 5.049.855 | + 33,86 | 583.444 | 11,55 | -0,44 |
2011 | 6.014.032 | + 19,09 | 678.800 | 11,29 | 16,34 |
2012 | 6.847.678 | + 13,86 | 775.525 | 11,33 | 14,25 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Liên Kết Có Hệ Thống Giữa Cung Và Cầu: Tác Động Của Marketing
- Quản Trị Minh Chứng Vật Chất Và Thiết Kế
- Thực Trạng Hoạt Động Marketing Du Lịch Của Tỉnh Bến Tre
- Thực Trạng Hoạt Động Marketing Du Lịch Tỉnh Bến Tre
- Đánh Giá Của Du Khách Về Chiêu Thị Du Lịch Ở Bến Tre
- Giải Pháp Marketing Nhằm Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
(Nguồn : Tổng hợp từ Tổng cục du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre và tính toán của tác giả)
Hình 2.4 Tổng lượt Khách nội địa du lịch đến Bến Tre qua 5 năm
Khách nội địa du lịch đến Bến Tre trước tiên do có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị độc đáo chiếm 35%, tiếp theo là tham quan xứ dừa chiếm 25%, kế đến là tiện đường đi du lịch những những vùng khác chiếm 22%. Tỷ lệ khách nội địa đến Bến Tre để đi công tác, hội nghị, họp chiếm 5% cao hơn khách quốc tế là 1%.
Hình 2.5 Lý do khách nội địa đi du lịch đến Bến Tre qua 5 năm
(Nguồn : theo khảo sát khách du lịch nội địa của tác giả, phụ lục 1- câu 16)
2.2.1.2 Thời gian lưu trú của khách
Bảng 2.4 Thời gian lưu trú của du khách tại tỉnh Bến Tre (2008-2012)
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Khách quốc tế | 1,3 | 1,2 | 1,1 | 1,1 | 1,0 |
Khách trongnước | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
Ngày lưu trú TB | 1,1 | 1,08 | 1,06 | 0,95 | 0,93 |
(Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre và tính toán của tác giả)
Theo số liệu tại bảng 2.4 thời gian lưu trú bình quân ở Bến Tre khoảng 1,02 ngày. Thời gian lưu trú không có sự chênh lệch nhiều giữa khách du lịch quốc tế và nội địa. Đặc biệt thời gian lưu trú trong năm 2012 của khách quốc tế giảm xuống thấp nhất chỉ còn 1 ngày. Nguyên nhân dẫn đến thời gian lưu trú của khách còn thấp:
Thứ nhất, Chương trình tour chủ yếu theo chương trình sắp xếp của các đơn vị kinh doanh lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre. Thứ hai, Tour kết hợp trong chùm tour tuyến trong tỉnh và ngoài tỉnh Bến Tre và cơ sở lưu trú, điểm vui chơi giải trí Bến Tre về đêm không bằng các địa phương lân cận. Thứ ba, Mục đích du lịch của du khách.
Chính mục đích du lịch, chương trình tour của các công ty lữ hành tác động đáng kể đến thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách.
2.2.2 Doanh thu
Bảng 2.5 Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Bến Tre (2008-2012)
ĐVT | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Doanh thu | Tỷ đồng | 95,93 | 111,70 | 134,40 | 145,00 | 171,40 |
Tốc độ phát triển | % | 16,21 | 16,43 | 20,32 | 7,89 | 18,21 |
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre)
Cùng với sự phát triển du lịch, doanh thu toàn ngành du lịch ngày một tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 - 2012 là 15,81%, và doanh thu du lịch tăng từ 95,93 tỷ đồng năm 2008 lên 171,40 tỷ đồng năm 2012. Năm 2010 là năm tốc độ doanh thu tăng trưởng cao nhất, chỉ chiếm 20,32%. Năm 2011 là năm tốc độ doanh thu tăng trưởng thấp nhất, chỉ chiếm 7,89%. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt khá, nhưng cơ cấu doanh thu lữ hành, lưu trú còn thấp; doanh nghiệp lữ hành còn hạn chế năng lực, cơ sở lưu trú qui mô nhỏ, dịch vụ du lịch chưa phong phú đa dạng, chưa lưu giữ được khách, chưa kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách thông qua việc sử dụng các dịch vụ du lịch do một số dự án đầu tư cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch với qui mô khá và hiện đại đang trong quá trình xây dựng, chưa đưa vào khai thác.
Bảng 2.6 Chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Bến Tre qua 5 năm
Đơn vị | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
Tỷ giá | 16.900 | 18.000 | 19.500 | 20.708 | 20.828 | |
Chi tiêu bình quân | VNĐ /ngày | 157.132 | 175.181 | 200.743 | 185.327 | 193.154 |
Chi tiêu bình quân/ngày/ khách du lịch | USD/ ngày | 9,30 | 9,68 | 10,29 | 8,95 | 9,27 |
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre)
Doanh thu từ mỗi khách du lịch đến Bến Tre cũng là mức chi tiêu của mỗi khách du lịch đến Bến Tre. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Bến Tre giảm từ 9,30 USD/ngày năm 2008 (tương đương 157.132 VNĐ/ngày) xuống 9,27
USD/ngày (tương đương 193.154 VNĐ/ngày) năm 2012. Doanh thu du lịch tăng lên là do tăng số lượt du khách đến chứ không phải là do tăng chi tiêu trên mỗi du khách. Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Bến Tre quá thấp kém và nghèo nàn, thời gian lưu trú quá ít nên du khách tiêu xài rất ít tiền khi đến Bến Tre.
Tỷ lệ % du lịch đóng góp vào GDP của tỉnh Bến Tre qua các năm từ 2008-2012 còn rất thấp lần lượt là 1,4%; 2,3%; 2,5%; 2,2%; 2,5% (theo Niên Giám thống kê 2012 của tỉnh Bến Tre). Điều này cho thấy hoạt động du lịch ở Bến Tre vẫn chưa thật sự hiệu quả, chưa có nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế tỉnh nhà nhưng trong tương lai với sự đầu tư mạnh vào ngành thì kỳ vọng về sự phát triển và đóng góp của du lịch Bến Tre là rất lớn.
Tại bảng 2.7 và hình 2.6 ta thấy đa số sản phẩm GDP phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Bến Tre qua 5 năm (2008-2012) có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tăng giữa các khu vực kinh tế, trong đó sản phẩm GDP khu vực nông –lâm –thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất giữa các ngành kinh tế, tăng đột biến vào năm 2011, năm 2010 đạt
10.234 tỷ đồng, sang năm 2011 đạt 15.830 tỷ đồng, nhưng sản phẩm GDP khu vực thuế nhập khẩu tăng trưởng không ổn định.
Bảng 2.7 Tổng sản phẩm GDP phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Bến Tre
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tổng số | Chia ra | ||||
Nông - lâm - Thủy sản | Công nghiệp- xây dựng | Dịch vụ | Thuế nhập khẩu | ||
2008 | 16.556 | 8.604 | 2.704 | 5.238 | 10 |
2009 | 18.671 | 9.181 | 3.208 | 6.276 | 6 |
2010 | 22.003 | 10.234 | 3.945 | 7.813 | 11 |
2011 | 30.702 | 15.830 | 5.206 | 9.660 | 6 |
2012 | 32.879 | 15.582 | 6.072 | 11.218 | 7 |
(Nguồn: Sở VH TD & DL tỉnh Bến Tre và Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre )
Hình 2.6 Tổng sản phẩm GDP phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Bến Tre
2.2.3 Cơ sở du lịch
2.2.3.1 Cơ sở hạ tầng
Đường bộ hiện vẫn là đường giao thông chính để đi đến Bến Tre 98,7% khách du lịch trong nước đến Bến Tre bằng đường bộ với các loại xe khách, xe du lịch, xe ô tô, taxi, gắn máy,… ; tỷ lệ này với khách quốc tế là 97,1%. Tỷ lệ khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bến Tre bằng đường thủy chiếm rất thấp: khách quốc tế là 2,9%; khách trong nước là 1,3% (Kết quả khảo sát khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bến Tre của tác giả, phụ lục 1 và 2- câu 10, câu 11).
Hệ thống giao thông đường bộ phát triển, cầu và đường đã được thông suốt và nối liền với các trung tâm huyện, thành phố, thị tứ và trung tâm các xã. Đặc biệt cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông hoàn thành, tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng, tạo nên cơ hội tăng trưởng mạnh về kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Tuy nhiên, một số tuyến điểm du lịch phải đi qua những con đường đang nâng cấp mở rộng, lòng đường hẹp, xe hai chiều khó tránh nhau, mùa mưa đi lại rất trở ngại, xe 45 chỗ chưa đến được. Đây là một trong những hạn chế, thách thức lớn nhất đối với phát triển du lịch Bến Tre. Hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi và là một trong những kênh vận chuyển quan trọng nối liền với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành
phố HCM. Tuy có thế mạnh về vận tải đường thuỷ nhưng đến nay tỉnh chỉ khai thác dưới dạng tự nhiên.
2.2.3.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở lưu trú: Theo thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre tính đến 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh hiện có 44 cơ sở, trong đó 02 khách sạn 3 sao, 03 nhà khách,39 khách sạn, nhà nghỉ; với tổng số 895 phòng, tổng số giường là 1.196. Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú ở Bến Tre còn ở mức độ thấp. Đến nay mới chỉ có 28 cơ sở được thẩm định và công nhận cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu, trong đó có 2 khách sạn 03 sao. Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho sản phẩm du lịch Bến Tre chưa có sức hấp dẫn khách trên thị trường du lịch.
Hoạt động ăn uống: Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống cũng phát triển khá nhanh. Hầu hết các nhà hàng, khách sạn đều có các phòng ăn, quầy bar... không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ cả khách bên ngoài. Ở những cơ sở này, du khách được thưởng thức đầy đủ các món ăn dân tộc, Âu, Á,...với chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vừa ăn uống du khách có thể vừa được thưởng thức các làn điệu dân ca mang đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên giá cả ở đây thường cao hơn từ 2 đến 3 lần so với nơi khác, nên đối tượng khách của các cơ sở này thường là người có thu nhập cao, hoặc khách đi du lịch theo tour trọn gói. Theo số liệu thống kê của Sở VHTT&DL Bến Tre, hiện có 15 cơ sở ăn uống nằm trong hệ thống các cơ sở lưu trú với 4.200 ghế. Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong các nhà hàng, khách sạn ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh, hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ này. Tính đến 31/12/2012 đã có 70 cơ sở dịch vụ ăn uống với số lượng 12.850 ghế. Chủng loại thực đơn đồ ăn - thức uống ở các cơ sở dịch vụ này cũng phong phú, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không những cho nhiều loại đối tượng khách du lịch khác nhau mà còn cho cả nhân dân địa phương.
Hệ thống nhà hàng, khách sạn tập trung chủ yếu ở thành phố Bến Tre và các thị trấn, khu vực đông dân cư. Hệ thống nhà hàng, khách sạn trong các khu du lịch ít, chủ yếu là các nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của dân cư địa phương.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch: Tính đến cuối năm 2012 đã có trên 100 xe từ 7 chỗ đến 45 chỗ chất lượng khá tốt phục vụ đưa đón du khách, cùng với 60 đò du lịch, trên 30 đầu xe ngựa, trên 100 xuồng chèo được khách du lịch ưa chuộng. Các phương tiện vận chuyển công cộng đang phát triển mạnh.
Dịch vụ vận tải hành khách công cộng được duy trì, năng lực vận tải được đầu tư mới theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại, có tuyến xe buýt đến tận nơi một số điểm du lịch.
Doanh nghiệp lữ hành: Các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, có nguồn nhân lực chất lượng thấp cũng như thiếu nghiệp vụ chuyên môn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành vẫn chưa mạnh dạn khai thác hết tour, tuyến du lịch và quảng bá rộng rải bởi lẽ ngành du lịch tỉnh chưa thật sự phát triển mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Hiện tỉnh Bến Tre có 09 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 04 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa; 05 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có phát triển về số lượng doanh nghiệp, nhưng năng lực cạnh tranh còn yếu, chưa phát triển chi nhánh đến các thị trường du lịch trọng điểm. Lượng khách do các doanh nghiệp lữ hành thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ đưa về Bến Tre là chủ yếu.
Hệ thống cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí: Các khu, điểm vui chơi giải trí ở Bến Tre khá đơn điệu như: công viên, hồ bơi Hoàng Lam, hồ bơi Thanh Trúc, cùng một số điểm karaoke. Điều này cho thấy các khu, điểm vui chơi giải trí chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của du khách.
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ là những trung tâm du lịch tiếp giáp với Bến Tre. Thế nhưng qua khảo sát cho thấy du lịch Bến Tre còn thua khá xa du lịch của 3 thành phố này, đặc biệt là Thành Phố Hồ Chí Minh. Tại phụ lục 10 mục so sánh thì chỉ có 2 mục so sánh Bến Tre được đánh giá tốt hơn so với các trung tâm này: cảnh đẹp tự nhiên và di tích lịch sử văn hóa của Bến Tre được du khách đánh giá tốt hơn Tiền Giang và Cần Thơ; ẩm thực và chi phí sinh hoạt của Bến Tre được đánh giá bằng Tiền Giang, thấp hơn Cần Thơ.
Còn các yếu tố còn lại như quan điểm chung, thông tin dịch vụ cho khách du lịch, hoạt động vui chơi, cơ sở hạ tầng, chỗ ở khách sạn, các hoạt động vui chơi giải trí về đêm đều được khách du lịch đánh giá yếu hơn so với Thành Phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ.
Theo các chuyên gia thì lợi thế cạnh tranh của du lịch Bến Tre so với Thành Phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ là giá cả, ẩm thực, di tích lịch sử văn hóa của Bến Tre, cảnh đẹp tự nhiên với tỷ lệ lần lượt là 100%; 78%; 84%; 59,2% (Kết quả khảo sát chuyên gia về du lịch Bến Tre của tác giả, phụ lục 4– câu 11). Còn theo các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì thì lợi thế cạnh tranh của du lịch Bến Tre so với Thành Phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ là: giá cả, ẩm thực, di tích lịch sử văn hóa của Bến Tre, cảnh đẹp tự nhiên với tỷ lệ lần lượt là 100%; 75,8%; 82,9% và 56,2% (Kết quả khảo sát công ty kinh doanh du lịch Bến Tre của tác giả, phụ lục 3
– câu 14). Từ sự đánh giá tương quan này góp phần đưa ra các giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Bến Tre.
2.2.4 Thực trạng môi trường
Ở các khu vực có sự tập trung đông du khách như khu vực ven bãi biển, khu vực di tích văn hóa lịch sử, khu vực làng nghề,…việc bảo vệ môi trường, xử lý rác thải chưa được tốt. Đặc biệt là bờ biển, và các điểm du lịch vẫn chưa bố trí lắp đặt nhiều thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, nhiều đơn vị kinh doanh ven biển còn xả rác thải ngay ra biển dẫn đến vệ sinh môi trường bất ổn.
Chính quyền tỉnh chưa có quy hoạch tổng thể, quy định cụ thể giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường và việc tuyên truyền giáo dục ý thức của cộng đồng và khách du lịch.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Chưa có chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
70% chuyên gia; 75,8% công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cho rằng cần phải sửa đổi việc quản lý môi trường cảnh quan. (Kết quả khảo sát chuyên gia, phụ lục 4- câu 16; công ty kinh doanh du lịch Bến Tre của tác giả, phụ lục 3 – câu 13).