Đánh Giá Của Du Khách Về Chiêu Thị Du Lịch Ở Bến Tre


Yếu tố được đánh giá thấp kém nhất là khả năng cung cấp tiện ích của nhà điều hành tour với điểm trung bình được khách du lịch quốc tế đánh giá là 2,93 và khách quốc tế đánh giá là 3,15.

Nhìn chung, họat động phân phối của ngành du lịch tỉnh Bến Tre chưa hiệu quả ở khâu phân phối trực tiếp, thể hiện ở hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Khâu phân phối gián tiếp thiếu tính chủ động vì chủ yếu dựa vào những nhà điều hành tour trung gian.

2.3.2.4 Hoạt động chiêu thị

Tuy đã chú trọng đến hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, nhưng hiệu quả marketing của ngành vẫn chưa đạt như mong đợi. Nguyên nhân là do những hoạt động này triển khai một cách rời rạc, thiếu tính liên kết và hệ thống, chưa thật sự có tính chuyên nghiệp và toàn diện so với một số địa phương trong nước và quốc tế.

Về quảng cáo : Ngành du lịch Bến Tre chưa có những đoạn phim quảng cáo về điểm đến hấp dẫn được phát sóng trên kênh truyền hình địa phương hoặc kênh truyền hình của thị trường trọng điểm.

Công tác đặt biển quảng cáo cũng chưa được chú trọng; tờ rơi, áp phích, băng - rôn chỉ được đặt tại tỉnh Bến Tre khi khi có lễ hội diễn ra mà bình thường chưa tiến hành đặt biển quảng cáo tại sân bay, nhà ga, bến xe,…tại các thị trường mục tiêu cũng như tại chính địa phương.

Nhiều thông tin du lịch Bến Tre được quảng cáo trên http://www.bentretourist.com/ của trung tâm xúc tiến du lịch Bến Tre. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt, chưa có tiếng Anh để quảng cáo đến du khách quốc tế. Du lịch Bến Tre chưa biết cách khai thác quảng cáo online là một yếu điểm lớn. Một lợi ích có thể nhìn thấy rõ nhất khi thực hiện các kế hoạch quảng cáo du lịch online là có thể thống kê được gần đúng khách hàng tiềm năng.

Tóm lại, hiện tại ngành du lịch Bến Tre vẫn chưa có chiến lược quảng cáo bài bản. Muốn thu hút khách quốc tế, nhưng chưa có chiến lược quảng cáo tại các kênh truyền hình, radio, báo chí, bảng cáo cáo,...tại địa phương của thị trường mục tiêu.


Xuất phát từ chưa nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu để tăng cường quảng cáo tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Về Quan hệ công chúng: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Bến Tre phối hợp thường xuyên với Sở Công Thương Bến Tre tổ chức Hội chợ du lịch - thương mại tại Bến Tre; Lễ hội dừa và tham gia các Hội chợ ở các tỉnh trong cả nước nhằm quảng bá các sản phẩm làng nghề, dịch vụ, tour du lịch với các doanh nghiệp bạn và người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre đã đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá trên phương tiện thông tin bằng hình thức hợp tác với các tạp chí, báo đài có uy tín như: báo Tuổi Trẻ, báo Lao Động, Saigontimes, Sài gòn tiếp thị, Sài Gòn giải phóng, tạp chí Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, đài truyền hình HTV7, VTV1.

Nhìn chung hoạt động quan hệ công chúng của ngành du lịch Bến Tre đã bắt đầu được quan tâm, tận dụng được những lễ hội, sự kiện được tổ chức trong tỉnh để thiết lập quan hệ, gây ấn tượng tốt đẹp với báo chí, doanh nghiệp lữ hành, nhà đầu tư, cũng như du khách.

Về Thông tin trực tiếp cho hoạt động du lịch: Trung tâm điểm đến, trung tâm thông tin du lịch, các thông tin – gian hàng, phòng triển lãm, thông tin miệng, thông tin viết, phát hành tài liệu du lịch của tỉnh chưa được chú trọng và phát triển đúng mức. Nguyên nhân do trước đây chưa có bộ phận chuyên trách về hoạt động quảng bá du lịch, thiếu thốn về khả năng, kinh nghiệm cũng như chi phí cho công tác này.

Du khách đến Bến Tre vẫn khá khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin, bản đồ, tài liệu du lịch, cẩm nang du lịch được cấp phát hay bán rộng rãi để giúp du khách có thể tìm hiểu được điểm đến Bến Tre. Đặc biệt, nếu cần hỗ trợ thông tin, du khách không tìm được trung tâm nào giúp đỡ, giải đáp thắc mắc của du khách.

Về khuyến mãi: Những mùa vắng khách, du lịch Bến Tre cũng ít có chính sách khuyến mãi để thu hút du khách. Đồng thời rất ít xây dựng được chương trình tháng du lịch, tháng khuyến mãi để kích thích du khách đến với Bến Tre nhiều hơn vào một thời điểm nào đó.


Thông qua bảng 2.11 đánh giá của du khách sẽ giúp có cái nhìn toàn diện hơn về công tác chiêu thị của du lịch Bến Tre. Công tác chiêu thị là một trong những phần quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược marketing nhằm giúp xây dựng hình ảnh, đẩy mạnh xúc tiến giúp du lịch một địa phương phát triển hơn. Nhìn chung các yếu tố về chiêu thị đều được đánh giá ở mức kém đến trung bình. Khách du lịch quốc tế đánh giá và cho điểm thấp nhất là nội dung chăm sóc khách hàng (2,29), trong khi đó khách du lịch trong nước đánh giá yếu tố tài liệu du lịch là yếu tố tệ nhất (2,46).

Bảng 2.11 Đánh giá của du khách về chiêu thị du lịch ở Bến Tre


Các yếu tố

Khách trong nước

Khách quốc tế

Thông tin về điểm đến

3,05

2,65

Các trang web Internet và bán hàng

3,15

2,75

Hội chợ du lịch

3,13

2,86

Nội dung chăm sóc khách hàng

2,63

2,29

Chất lượng truyền thông, chiêu thị

2,86

2,75

Tài liệu du lịch

2,46

2,35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 8

(Nguồn : Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, phụ lục 1 và 2- câu 32,36) Thang điểm từ 1 ->5, với, 1: rất kém, 2: kém, 3: trung bình, 4: tốt, 5: tuyệt vời Nhìn chung, khách du lịch quốc tế đánh giá và cho điểm các hoạt động chiêu thị

của du lịch Bến Tre rất kém, chỉ dao động từ 2,35 đến 2,75. Khách du lịch nội địa cho điểm cao hơn khách du lịch quốc tế nhưng chênh lệch rất ít và các yếu tố được đánh giá từ kém đến trung bình, yếu tố được đánh giá cao nhất là hội chợ du lịch. Điều này cho thấy một thực trạng của du lịch Bến Tre chưa thực hiện tốt cách thức chiêu thị, thu hút khách hàng.

Quảng bá, đầu tư vào ngành du lịch cũng là yếu tố mà 100% chuyên gia ; 86,8% công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cho là nên đầu tư, cải tiến để thu hút khách du lịch đến với Bến Tre (Kết quả khảo sát chuyên gia, công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của tác giả, phụ lục 4- câu 6 và phụ lục 3 – câu 10, câu 12).

Trước thực trạng ngành du lịch, hoạt động marketing du lịch Bến Tre thì thái độ về du lịch Bến Tre của du khách được thể hiện tại bảng 2.12


Bảng 2.12 Tỷ lệ khách du lịch hài lòng, quay lại và giới thiệu về Bến Tre


Tỷ lệ % khách

Khách nội địa

Khách quốc tế

Hài lòng

58,9

51,3

Không

41,1

48,7

Quay lại

65,8

50,9

Không

30,2

49,1

Giới thiệu

57,8

52,1

Không

42,2

47,9

(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát của tác giả, phụ lục 1 và 2- câu 33, 34,35 ; 37,38,39)

Khi được hỏi du khách có hài lòng với chuyến du lịch đến Bến Tre không thì có 58,9% khách nội địa và 51,3% khách quốc tế trả lời là họ hài lòng. Và việc hỏi du khách có quay trở lại du lịch đến Bến Tre không thì có 65,8% ; 50,9% khách nội địa và khách quốc tế trả lời là có. Có thể cho thấy du lịch Bến Tre chưa hấp dẫn lắm để khiến du khách có ấn tượng tốt đẹp và muốn quay trở lại khám phá, tham quan một lần nữa. Điều này lại được chứng minh một lần nữa khi 57,8% du khách trong nước và 52,1% du khách quốc tế được hỏi trả lời sẽ giới thiệu Bến Tre cho người khác.

2.3.2.5 Con người

Con người là yếu tố quyết định đến quá trình phát triển du lịch. Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

Tại bảng 2.13, ta thấy tổng số lao động ngành du lịch tăng qua các năm (2008- 2012), năm 2008 lao động trong ngành du lịch là 2.886 người, đến 2012 số lao động trong ngành du lịch là 4.040 người, tăng gấp 1,4 lần so năm 2008. Thực trạng về cơ cấu và trình độ đào tạo lao động ngành du lịch là một vấn đề còn nhiều bất cập. Trong số 4.040 lao động đang làm việc trong ngành du lịch năm 2012 thì có 404 lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó số lao động được đào tạo về chuyên ngành du lịch khoảng 6%, số còn lại là lao động được đào tạo các chuyên ngành khác, lao động có trình độ trung cấp được đào tạo qua các trường nghề, nhưng phần lớn chỉ được đào


tạo ở loại hình cấp tốc (từ 1 tháng đến 1 năm) nên trình độ nghiệp vụ, kiến thức về du lịch còn thấp.

Bảng 2.13 Lực lượng lao động ngành du lịch Bến Tre



Trình độ

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Đại học – cao đẳng trở lên (người)

215

225

322

357

404

Trung cấp (người)

576

603

967

1.072

1.212

Lao động khác (người)

2.095

2.146

1.935

2.145

2.425

Tổng số lao động (người)

2.886

2.974

3.224

3.574

4.040

Nhìn chung lao động trong ngành du lịch chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống và chuyên sâu. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,...chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đội ngũ lao động cần phải được đào tạo và đào tạo lại một cách có hệ thống. Các chuyên ngành đào tạo, các cấp đào tạo và số lượng lao động cần được đào tạo phải theo nhu cầu thực tế phát triển của ngành.

Tại bảng 2.14 ta thấy yếu tố về con người ở Bến Tre được du khách trong nước đánh giá tương đối tốt với mức điểm trung bình dao động từ 2,91 đến 3,75.

Tính hiếu khách của người Bến Tre được cả du khách trong nước và quốc tế đánh giá tốt với mức điểm trung bình lần lượt là 3,75 và 3,91 nhưng ý thức về du lịch của người dân chưa cao, khái niệm về bảo vệ môi trường, phát triển du lịch còn khá lạ lẫm.

Trong khi đó yếu tố hướng dẫn viên du lịch bị đánh giá kém nhất với mức điểm trung bình của khách du lịch trong nước là 2,91; khách du lịch quốc tế là 2,8.

100% chuyên gia và 76,9% công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch cho rằng cần phát triển, đào tạo, cải thiện nhân lực phục vụ du lịch vì hiện tại nguồn lao động


du lịch còn yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn (Kết quả khảo sát chuyên gia, phụ lục 4- câu 12, công ty kinh doanh du lịch Bến Tre của tác giả, phụ lục 3 – câu 9).

Ý thức về đào tạo lại nhân viên phục vụ du lịch của các công ty cải thiện đáng kể; 35,8% công ty được khảo sát cho rằng lâu dài vẫn phải đào tạo lại; 22,4% cho rằng cần đào tạo lại một số bộ phận và 6,1% cho rằng cần đào tạo lại toàn bộ. Với các lĩnh vực cần đào tạo lại là ngoại ngữ, kiến thức tổng quát về du lịch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ và trình độ văn hóa với tỷ lệ lần lượt là 100%; 65,2%; 48,7%; 37,5% và 34,1% (Kết quả khảo sát công ty kinh doanh du lịch Bến Tre của tác giả, phụ lục 3 – câu 9,10).

Bảng 2.14 Đánh giá của du khách về con người trong du lịch Bến Tre


Các yếu tố

Khách trong nước

Khách quốc tế

Hướng dẫn viên du lịch

2,91

2,80

Tính hiếu khách của người Bến Tre

3,75

3,91

Đội ngũ nhân viên khách sạn

3,42

3,03

Đội ngũ nhân viên vận tải

3,35

3,20

(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bến Tre của tác giả, phụ lục 1 và 2- câu 20, câu 34)

Thang điểm từ 1 ->5, với, 1: rất kém, 2:kém, 3: trung bình, 4:tốt, 5: tuyệt vời.

2.3.2.6 Quy trình cung cấp dịch vụ

Đối với du lịch, kết quả phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cung cấp dịch vụ như cảm nhận từ người sử dụng. Tuy nhiên, du lịch chỉ tồn tại thông qua kinh nghiệm của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Vì thế cần phải làm gì để cung cấp dịch vụ cho khách du lịch ngày một tốt hơn.

Tại bảng 2.15 ta thấy các yếu tố về quy trình cung cấp dịch vụ du lịch được du khách trong nước đánh giá trên trung bình với mức điểm trung bình dao động từ 3,23 đến 3,35. Trong khi đó du khách quốc tế đánh giá dưới mức trung bình với mức điểm trung bình dao động từ 2,67 đến 2,96. Điểm trung bình trên cho thấy ngành du lịch Bến Tre chưa quan tâm sâu đến quy trình cung cấp dịch vụ, việc thu hút khách đến Bến Tre phải tương thích với khả năng cung ứng dịch vụ, khả năng đáp ứng các yếu tố


về nguồn nhân lực cũng như các sản phẩm, điểm đến. Vì thế, ngành du lịch Bến Tre phải thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và phải phân phối dịch vụ phải được cảm nhận như các kịch bản và thiết kế dịch vụ phải phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

Bảng 2.15 Đánh giá của du khách về quy trình cung cấp dịch vụ du lịch


Các yếu tố

Khách trong

nước

Khách quốc

tế

Phân phối dịch vụ được cảm nhận như các kịch bản

3,23

2,96

Thiết kế dịch vụ

3,35

2,67

(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bến Tre của tác giả, phụ lục 1 và 2- câu 37, câu 40)

Thang điểm từ 1 ->5, với, 1: rất kém, 2:kém, 3: trung bình, 4:tốt, 5: tuyệt vời.

2.3.2.7 Quản trị minh chứng vật chất và thiết kế

Minh chứng vật chứng có thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch vụ, việc sử dụng khéo léo các minh chứng vật chất có thể thu hút các phân khúc mong muốn, từ đó hỗ trợ việc quản lý nhu cầu.

Với vị trí khá chiến lược, cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 86km, Bến Tre đang ở trong tầm ngắm của các nhà đầu tư. Bến Tre có rất nhiều lợi thế về du lịch sinh thái, là điểm hội tụ nhiều yếu tố đặc trưng của vùng châu thổ Cửu Long. Bến Tre có sông, có biển, và những vườn dừa bạt ngàn, văn hóa lịch sử mà ai cũng phải nhớ. Con người Bến Tre rất thân thiện, chân chất. Sứ mệnh của ngành du lịch Bến Tre có thể phát biểu như sau: du lịch Bến Tre sẽ mang tới cho khách hàng thập phương sự bình yên, thư thái và sự khám phá thế giới thiên nhiên tuyệt vời. Về với Bến Tre là về với mảnh đất kiên cường đầy di tích và chiến công, là về với sông quê thơ mộng là về với ngọt ngào hoa trái và tình người nồng hậu. Điều này được khẳng định một lần nữa tại bảng 2.13.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương 2 luận văn tiếp tục đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động marketing của du lịch tỉnh Bến Tre. Trong đó bao gồm cả những đánh giá của du khách, chuyên gia, công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ cuộc khảo sát và đánh giá vị thế của du lịch tỉnh Bến Tre trên thị trường.

Nhìn tổng thể ngành du lịch còn kém phát triển và tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; Cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch có phát triển về số lượng nhưng qui mô còn nhỏ, dịch vụ chưa đặc trưng, phong phú, chất lượng còn thấp; Các khu di tích văn hóa - lịch sử đã được tôn tạo nhưng vẫn chưa thu hút mạnh khách du lịch; Nguồn nhân lực du lịch trình độ hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Kinh phí đầu tư của nhà nước đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng bá còn hạn chế;…

Hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân: Khủng hoảng tài chính, tiền tệ đã tác động trực tiếp đến việc phát triển du lịch; Nhận thức về vị trí, vai trò du lịch của xã hội có nâng lên nhưng chưa đầy đủ; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn; Các dự án hạ tầng du lịch nguồn vốn đầu tư ít, chậm hoàn thành; Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hạn chế do năng lực của các chủ thể kinh doanh yếu; Doanh nghiệp lữ hành nhỏ. Các dự án du lịch có qui mô khá triển khai còn chậm; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch địa phương chưa chủ động trong việc khai thác tiềm năng du lịch địa phương; chưa kết nối tuyến, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Các khu di tích văn hóa – lịch sử có đầu tư nâng cấp, nhưng chưa phát triển được các dịch vụ du lịch phục vụ khách tham quan; Hệ thống đào tạo chuyên ngành du lịch còn mới, tại địa phương chưa có lớp đào tạo chính quy. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cả lực lượng kinh doanh du lịch chưa được đào tạo chuyên sâu; Công tác tuyên truyền quảng bá của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế về kinh phí, chưa có sự quan tâm.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí