Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Về Marketing Mix Đối Với Công Ty Cổ Phần Khách Sạn Du Lịch Công Đoàn Hồ Núi Cốc Có Thể Áp Dụng


vững. Chính sách giá được khách du lịch đánh giá linh hoạt và hợp lý, các sản phẩm dịch vụ du lịch đã phần nào thỏa mãn nhu cầu của khách.

- Công tác xúc tiến quảng bá du lịch đã được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch và các dự án đầu tư. Tuy nhiên, còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa sâu sắc.

+ Về tồn tại, hạn chế

- Khách du lịch chưa thực sự hài lòng với chất lượng dịch vụ. Vẫn còn tình trạng chèo kéo khách của một số cơ sở lưu trú, nhà hàng và những người bán hàng rong.

- Phân đoạn và lựa chọn thị trường còn sơ sài, vẫn sử dụng tiêu thức phân đoạn thị trường theo địa lý và mục đích chuyến đi.

- Sản phẩm du lịch đặc trưng chưa rõ nét, chưa có tính mới. Đầu tư khai thác vào các tài nguyên tự nhiên và nhân văn còn nhiều hạn chế.

- Hoạt động truyền thông tại điểm đến chưa thực sự được quan tâm.

- Công tác quản lý lữ hành tại khu vực cửa khẩu còn nhiều khó khăn, phức tạp, chưa thể hiện tính chuyên nghiệp.

1.2.1.2. Kinh nghiệm Marketing du lịch của Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Đà Nẵng có địa hình đa dạng, bao gồm núi cao, đồng bằng và biển cả, hình thành nên nhiều thắng cảnh đẹp như: núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, bãi biển Non Nước... Bên cạnh còn có nhiều công trình văn hóa, nhiều làng nghề truyền thống và các lễ hội đặc sắc. Lợi thế của Đà Nẵng là có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua trung tâm thành phố. Từ Đà Nẵng có các chuyến bay thẳng đi các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Hiện Đà Nẵng cũng đã đầu tư phát triển hệ thống 9 cầu cảng nằm dọc sông Hàn và cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) phục vụ các chuyến tàu, thuyền du lịch, chở hàng. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch phong phú, thời gian qua, Đà Nẵng đã tổ chức

nhiều hoạt động du lịch có trọng tâm, trọng điểm nhằm hướng tới xây dựng Đà

Giải pháp Marketing mix tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc - 7


Nẵng trở thành thành phố du lịch mang tầm quốc tế. Đà Nẵng đẫ phối hợp với Tổng cục du lịch tổ chức Hội thảo về phát triển du lịch, có sự tham gia của nhiều công ty lữ hành, khách sạn cùng các sở, ban, ngành liên quan... Theo đó, các giải pháp cụ thể được đưa ra trong diễn đàn như: Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng thông qua việc hình thành đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách; Đầu tư phát triển các cụm dịch vụ du lịch biển, khu nghỉ dưỡng chất lượng cao có khả năng cạnh tranh, đóng vai trò là sản phẩm chủ lực của du lịch thành phố; Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường du lịch, thúc đẩy du lịch thành phố phát triển theo hướng du lịch xanh và bền vững; Phổ biến bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch gắn với việc triển khai thực hiện Năm văn hóa, văn minh đô thị 2016; Tăng cường công tác xử lý, tiến tới xóa bỏ hành vi đeo bám, chèo kéo khách du lịch; Nhấn mạnh đến những giải pháp thu hút khách du lịch vào mùa thấp điểm (từ Tháng 9 năm trước đến Tháng 2 năm sau): Triển khai các chính sách ưu đãi thiết thực đối với hai đối tượng khách du lịch chủ đạo vào mùa du lịch thấp điểm là bằng cách miễn phí các show diễn cổ truyền đối với đoàn khách lớn (từ 50 khách trở lên) và lưu trú từ 2 đêm trở lên; Xem xét giảm 50% giá vé tham quan các điểm du lịch thuộc sự quản lý của thành phố. Riêng đối với khách lưu trú trong mùa du lịch thấp điểm, thành phố cần mạnh dạn đề xuất chính sách miễn lệ phí visa và đơn giản hóa các thủ tục như làm visa online hay thực hiện ngay tại cửa khẩu khi bay trực tiếp đến Đà Nẵng; Quảng bá và vận động các hãng du lịch, các công ty lữ hành điều chỉnh lại chương trình du lịch có lưu trú tại Đà Nẵng với các ưu đãi như trên; Xúc tiến đường bay đến các thị trường khách quốc tế trọng điểm vào mùa này như Australia, châu Âu, Mỹ có thể quá cảnh qua các cửa ngõ lớn như: Băng Cốc, Kuala Lumpur, Singapore...

1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm về Marketing Mix đối với Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc có thể áp dụng


- Sản phẩm dịch vụ du lịch cần phải đa dạng, phong phú về loại hình, chủng loại, trong đó ưu tiên giữ được cảnh quan tự nhiên và môi trường trong lành mà thiên nhiên đã ban tặng.

- Linh hoạt về giá cả, mức giá dịch vụ du lịch phải phù hợp với từng thời điểm, mùa vụ, có tính cạnh tranh. Đặc biệt, giá cả phải tương xứng với chất lượng dịch vụ.

- Mở rộng liên doanh liên kết vùng, liên kết khu vực, liên kết với các doanh nghiệp du lịch để tạo ra một mạng lưới phân phối rộng. Cần xác định rõ phân khúc thị trường, xác định được thị trường mục tiêu.

- Có chính sách đào tạo cán bộ nhân viên để ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp trong dịch vụ du lịch.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về Marketing mix tại điểm đến của doanh nghiệp du lịch như thế nào?

- Thực trạng Marketing-mix tại điểm đến của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc ra sao?

- Có những giải pháp nào để hoàn thiện Marketing du lịch đối với Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

- Các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo về Marketing và Marketing- mix; các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về Marketing-mix đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; báo, tài liệu trên mạng Internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Các văn bản pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc.

- Các niên giám thống kê công bố hàng năm của Tổng cục Du lịch, Thống kê Việt Nam, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập theo trình tự như sau:

+ Thứ nhất: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn (Có phụ lục kèm theo).


Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thông tin cần cho việc phân tích thực trạng Marketing-mix của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc.

Để đánh giá về Marketing-mix, người được hỏi yêu cầu trả lời với thang đo bằng 5 mức sau:

- Về chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, giá cả, cơ sở vật chất kỹ thuật, thái độ phục vụ: Mức 1 là rất tốt; Mức 2 là tốt; Mức 3 là trung bình; Mức 4 là kém; Mức 5 là rất kém.

- Về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing-mix: Mức 1 là rất nhiều; Mức 2 là nhiều; Mức 3 là trung bình; Mức 4 là ít; Mức 5 là rất ít.

+ Thứ hai: Xác định mẫu điều tra

- Đối với khách hàng sử dụng n = 200, ưu tiên là du khách nội địa.

- Đối với cán bộ, công nhân viên của Hồ Núi Cốc với n=100.

+ Thứ ba: In ấn và tiến hành phân phát phiếu điều tra

- Đối với du khách: Du khách của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì phiếu điều tra được nhờ hướng dẫn viên của đơn vị đó. Du khách nghỉ tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc thì phiếu điều tra được để ở giá đựng tài liệu được đặt trong phòng nghỉ và nhờ nhân viên phòng nghỉ của công ty nói với du khách điền vào phiếu điều tra.

- Đối với các cán bộ, công nhân viên của công ty gửi trực tiếp đến từng người, hoặc nhờ một số trưởng đơn vị gửi hộ.

+ Thứ tư: Liên hệ để lấy kết quả

Xin số điện thoại, hoặc email của cán bộ hoặc nhân viên của HNC để liên

hệ.

+ Thứ năm: Thu thập, tổng hợp phiếu điều tra.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin


Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, sắp xếp tài liệu theo thứ tự ưu tiên độ quan trọng thông tin đó. Sử dụng phân tổ thống kê tính các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,… trên phần mềm Excel. Lập các bảng số liệu, đồ thị để tổng hợp, phân tích.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này phân tích dựa trên các số liệu thống kê về tình hình kinh doanh, doanh thu, hoạt động của công ty, đưa ra những nhận định, đánh giá về xu hướng biến động và phát triển của công ty trong thời gian qua. Từ đó thấy rõ tác động thu hút khách của các yếu tố cấu thành cũng như toàn bộ chiến lược Marketing-mix của công ty trong thời gian qua.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Các dữ liệu phân tích sẽ được so sánh giữa các giai đoạn khác nhau, giữa các thời kỳ khác nhau. So sánh lượng khách đến hàng năm, doanh thu giữa các năm…

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

+ Số lượng khách du lịch đến hàng năm = tổng số khách du lịch đến sử dụng dịch vụ của công ty từ 1/1 đến hết ngày 31/12

- Số lượng khách du lịch quốc tế, trong nước.

- Số lượng khách du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh.

- Số lượng khách du lịch theo độ tuổi (người lớn, trẻ em).

(Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ thu hút đối với khách hàng du lịch cũng như phản ánh trực tiếp hiệu quả của hoạt động Marketing-mix của công ty).

- Số công trình dịch vụ vui chơi, giải trí.

- Số phương tiện vận chuyển

- Số lượng, cơ cấu và trình độ đội ngũ lao động.


- Số khách và tỷ lệ khách sử dụng dịch vụ của công ty (ăn uống, lưu trú,…)

- Công suất sử dụng nhà hàng, khách sạn

+ Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng năm.

- Lợi nhuận = Doanh thu - chi phí.

- Chi phí = chi phí cố định + chi phí biến đổi.

- Doanh thu = giá cả dịch vụ x số lượng người sử dụng dịch vụ đó.

(Chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng, thực trạng sử dụng nguồn vốn hàng năm của công ty, kết quả của các chính sách Marketing-mix mang lại cho công ty để từ đó có những đánh giá, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp).

2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

+ Nhà hàng ăn uống: Số lượng món ăn, chất lượng của món ăn, cung cách phục vụ…

+ Lưu trú: Chất lượng phòng nghỉ như diện tích, giường đệm, trang thiết bị… Chất lượng phục vụ như tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên.

+ Lữ hành:

- Chất lượng sản phẩm du lịch lữ hành (chương trình tours, tuyến, tài nguyên du lịch…)

- Chất lượng dịch vụ hướng dẫn.

- Chất lượng các phương tiện vận chuyển đi tham quan.

- Cách thức tổ chức tham quan.

+ Các dịch vụ vui chơi giải trí khác.

- Chất lượng, số lượng các dịch vụ vui chơi giải trí.

- Chất lượng phục vụ của nhân viên.


Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HỒ NÚI CỐC

3.1. Giới thiệu khái quát về khu du lịch và Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc

3.1.1. Khái quát về khu du lịch Hồ Núi Cốc

Thái Nguyên với lịch sử phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa từ lâu đã tạo nên những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và có chất lượng dịch vụ cao như: khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, ATK Định Hóa,... Đặc biệt là Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc đã được đầu tư xây dựng từ những năm 1980. Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc đã phát huy được lơi thế vốn có của vùng đất này và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh so với các khu du lịch khác trong tỉnh cũng như trong khu vực.

Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, được tạo nên sau khi đập ngăn Sông Công được xây dựng từ năm 1973 đến năm 1982. Hồ gồm 1 đập chính dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ khoảng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, có đảo có đền Bà chúa Thượng Ngàn. Lòng hồ sâu trung bình 35m. Dung tích nước hồ khoảng 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/năm. Hồ Núi Cốc còn được ví như là 1 Vịnh Hạ Long thu nhỏ. Hồ Núi Cốc cách thành phố Thái Nguyên 15 km về phía tây, cách Hà Nội chưa đến 100km về phía bắc, cách xa hẳn các khu công

nghiêp̣ , nên hoàn toàn phù hợp để thu hút khách du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp

cũng như vui chơi giải trí cho nhân dân Hà Nội, Thái Nguyên và các vùng lân cận.

Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc được phân chia thành 3 khu:

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí