Ứng Dụng Kết Quả Xếp Hạng Làm Cơ Sở Phân Loại Nợ


chấm điểm và phân loại khách hàng của cán bộ quan hệ khách hàng đảm bảo việc

chấm điểm được chính xác, khách quan.

- Trưởng phòng quản lý rủi ro là người chịu trách nhiệm thực hiện rà soát độc lập việc chấm điểm, xếp hạng, phân loại khách hàng của bộ phận quan hệ khách hàng.

- Hội đồng tín dụng chi nhánh phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng đối với các khách hàng có dư nợ tại BIDV từ 5 tỷ đồng trở lên. Các khách hàng còn lại, giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm phê duyệt.

- Định kỳ, chi nhánh tổ chức chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở báo cáo tài chính năm gần nhất và các thông tin cập nhật nhất thu thập được liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Kỳ chấm điểm và xếp hạng được quy định như sau:

+ Đối với các khách hàng có dư nợ tại BIDV từ 5 tỷ đồng trở lên sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng mỗi quý một lần và được thực hiện trong thời gian 03 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo của mỗi quý dựa trên các thông tin và số liệu tại thời điểm cuối của mỗi quý hoặc cuối ngày 30/11 (đối với kỳ chấm điểm xếp hạng của quý IV). Riêng đối với quý IV, Chi nhánh thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng xong trước ngày 03 của tháng 12. Kết quả xếp hạng đối với các khách hàng này được dùng làm căn cứ để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

+ Đối với các khách hàng có dư nợ tại BIDV dưới 5 tỷ đồng, chi nhánh tổ chức chấm điểm và xếp hạng khách hàng 3 tháng một lần.

+ Trường hợp khách hàng lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng tại BIDV, chi nhánh thực hiện ngay việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng và sử dụng kết quả xếp hạng làm một trong các căn cứ xem xét phán quyết tín dụng. Các lần chấm điểm và xếp hạng tiếp theo được thực hiện theo định kỳ được quy định trên đây.

* Chính sách phân loại nợ

Trên cơ sở kết quả xếp hạng của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách phân loại nợ của BIDV bao gồm 2 cấu phần chính sau:


- Đối với khách hàng là tổ chức có dư nợ nội bảng tại BIDV thuộc đối tượng của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Căn cứ vào kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Bảng 2.7: Ứng dụng kết quả xếp hạng làm cơ sở phân loại nợ


Xếp hạng khách hàng theo

hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Phân loại nhóm nợ

AAA


Nợ nhóm 1

AA

A

BBB

Nợ nhóm 2

BB

B


Nợ nhóm 3

CCC

CC

C

Nợ nhóm 4

D

Nợ nhóm 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 8

“Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ - BIDV”

- Đối với các khách hàng còn lại: Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào các yếu tố định lượng, được phân loại nợ theo tuổi nợ, tình trạng cơ cấu lại nợ theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước.

Định kỳ 3 tháng/lần, BIDV đều thực hiện đánh giá lại khách hàng từ đó đưa ra cách ứng xử thích hợp.

Đối với những khách hàng xuống hạng cho thấy rủi ro cho vay cho khoản vay đã gia tăng, BIDV cần phải có ngay những ứng xử thích hợp như giảm dư nợ, yêu cầu tài sản đảm bảo bổ sung…

Đối với những khách hàng tăng hạng cho thấy mức tín nhiệm của khách


hàng đã gia tăng, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, rủi ro cho khoản vay giảm xuống, trong trường hợp này BIDV sẵn sàng áp dụng một số quy định có tính ưu đãi hơn như số tiền cho vay có thể lớn hơn giá trị tài sản đảm bảo, tăng dư nợ…

Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn tại BIDV đã giúp BIDV từng bước quản lý và nâng cao hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 được quản lý chặt chẽ và có xu hướng giảm.

Trước đây khi chưa có hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng, để đánh giá tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn dựa rất nhiều vào ý kiến chủ quan của người thẩm định, chính vì vậy quyết định cấp tín dụng có thể không khách quan, thiếu chính xác.

Khi áp dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng, việc cho vay hay từ chối cho vay đều phải dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quy định là sau khi có kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng, chỉ những khách hàng nào có kết quả xếp hạng từ một mức độ xếp hạng theo quy định trở lên thì mới quyết định cho vay, kết quả xếp hạng dưới mức quy định cho vay thì từ chối cho vay.

Đây là bước tiến bộ rất lớn trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Dựa vào kết quả xếp hạng để đưa ra chính sách tín dụng, các quy định tín dụng như xác định lãi suất, tài sản đảm bảo, hình thức cho vay …. được xây dựng đồng bộ, rõ ràng và hiệu quả hơn.

* Chính sách khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ

Tùy từng thời kỳ mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đưa ra những chính sách khách hàng khác nhau, hiện tại đang áp dụng theo Quyết định số 9488/QĐ-TD3 ngày 01/12/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Dựa trên dữ liệu thu thập được, BIDV tiến hành xếp hạng tín nhiệm khách hàng.Với phương pháp và hệ thống xếp hạng tín nhiệm sẵn có, chỉ trong thời gian ngắn sẽ biết được khách hàng xếp hạng nào, có nằm trong quy định


được ngân hàng đặt quan hệ hay không? Nếu hạng thấp hơn mức quy định để cho vay, BIDV sẽ từ chối. Nếu hạng của khách hàng phù hợp quy định để cho vay, BIDV sẽ tiến hành phân tích và thẩm định các yếu tố khác trước khi quyết định cho vay như phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo, tư cách pháp nhân.

Kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng là một căn cứ khoa học, khách quan để phân loại nợ và cấp tín dụng. BIDV đã có cơ sở để gia tăng dư nợ tín dụng tốt, giảm nợ xấu, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

2.2.3. Về hiệu quả hoạt động của BIDV Nam định

2.2.3.1. Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Lợi nhuận trước thuế

50.2

44.8

42


Biểu 2.3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh


52

50

48

46

LNTT

44

42

40

38

36

2010 2011 2012


+ Năm 2010: Lợi nhuận trước thuế đạt 50,2 tỷ đồng, tăng 30 tỷ so với 2009, tương đương tăng 135% .

+ Năm 2011: Lợi nhuận trước thuế vẫn đạt ở mức cao là 44.8 tỷ song vẫn

thấp hơn so với 2010 là 5.4 tỷ.

+ Năm 2012: Lợi nhuận trước thuế đạt 42 tỷ đồng giảm 2,8 tỷ so với năm

2011, và 8,2 tỷ so với 2010.


Bảng 2.9: Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Lợi nhuận trước thuế

50.2

44.8

42

Trong đó thu từ tín dụng

35,5

28,2

23

Tỷ lệ %

70,7

62,95

54,76

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”

=> Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy lợi nhuận trước thuế của BIDV Nam Định trong giai đoạn 2010-2012 có hiệu quả song có chiều hướng giảm về lợi nhuận. Lợi nhuận thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng cao và có chiều hướng giảm. Trong trường hợp kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng và tỷ trọng này có chiều hướng thấp đi, giảm sự phụ thuộc vào tín dụng là tốt, song thực chất ở đây phản ánh chưa thu được lãi treo. Nguyên nhân chính là do khó khăn của nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng, sự biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ huy động vốn khó khăn, tình hình cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng, khách hàng vay vốn suy giảm khả năng tài chính và khả năng trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh tăng, lãi treo tăng cao không thu hồi được … Do vậy, trong những năm tới BIDV Nam định cần phải có các giải pháp tích cực hơn nữa để đạt được kết quả tốt hơn, đồng thời phát huy những mặt mạnh của chi nhánh, kiên quyết xử lý nợ xấu, nợ khó đòi, tận thu lãi treo để ổn định hoạt động, nâng cao hoạt động tín dụng làm nền tảng mở rộng mạng lưới và sản phẩm, tăng thu dịch vụ để phát triển bền vững, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng và phát triển kinh tế địa phương.

2.2.3.2. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.10: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Tỉ lệ dư nợ/ Huy động vốn

1,2

1

0,96

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”


Tỷ lệ dư nợ/ huy động vốn đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn, đồng thời cũng cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng để cấp tín dụng.

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ lệ dư nợ/ huy động vốn của BIDV Nam định trong 3 năm gần đây là rất tốt. Như trên đã trình bày, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, sự biến động của thị trường tiền tệ cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn cho thấy BIDV Nam định đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, nỗ lực cao độ để duy trì ổn định nền vốn đảm bảo đủ nguồn cung ứng cho hoạt động tín dụng theo kế hoạch giao.

2.2.3.3. Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng

Bảng 2.11: Chỉ tiêu trích lập dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

- Số phải trích

33,82

45,2

70,3

- Số thực trích

21,2

39,46

44,08

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”

Trong những năm gần đây mức độ tăng trưởng tín dụng của BIDV Nam định rất lớn, lại tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, hoạt động tín dụng có chiều hướng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu lớn, tỷ trọng nợ nhóm 2 tăng cao, lãi treo cao không thu được, trong khi lợi nhuận chưa cao lại phụ thuộc khá lớn vào nguồn thu từ tín dụng nên thực tế không đủ trích lập dự phòng rủi ro theo qui định mà chỉ trích được theo kế hoạch hàng năm (đạt khoảng 60% số phải trích), khả năng bù đắp rủi ro tín dụng chưa đạt.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV NAM ĐỊNH

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Về thị phần tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam định

Bảng 2.12: Thị phần tín dụng của BIDV Nam định


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Thị phần tín dụng

16,2%

14%

15%

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”


Qua số liệu thực tế và bảng tổng hợp cho thấy năm 2010 tổng dư nợ là

1.429 tỷ, sang năm 2011 là 1.637 tỷ tăng so với năm 2010 là 208 tỷ đồng, năm 2012 tổng dư nợ là là 1.995 tỷ đồng tăng 566 tỷ đồng so với 2010, và tăng 358 tỷ đồng so với 2011. Tuy nhiên, thị phần tín dụng không có sự tăng trưởng lớn, nguyên nhân do nền khách hàng trên địa bàn đã có quan hệ truyền thống tại các tổ chức tín dụng, tổng dư nợ theo kế hoạch giao của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam khống chế số dư tối đa để kiềm chế lạm phát, sự xuất hiện các chi nhánh mới của các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Hàng Hải, VP Bank, Ngân hàng ACB,… tham gia hoạt động trên địa bàn đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt.

2.3.1.2. Về dư nợ theo thời hạn cho vay

Bảng 2.13: Tổng hợp dư nợ theo thời hạn cho vay

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tổng dư nợ

1.429

100

1.637

100

1.995

100

Dư nợ ngắn hạn

831

52,8

882

53,9

935

46,9

Dư nợ trung, dài hạn

598

41.8

755

46.1

1.060

53,1

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”

Biểu 2.4: Tổng hợp dư nợ theo thời hạn cho vay


2000


1500


Tổng Dư nợ Ngắn Hạn trung , dài hạn

1000


500


0

2010 2011 2012


Năm 2011 tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tăng từ 41,8% lên 46,1%, sang

năm 2012 tăng lên 53,1% là do BIDV Nam định đã đầu tư vào một số dự án lớn như


Dự án đầu tư BOT quốc lộ 21; Dự án đầu tư xưởng dệt may Công ty CP Thúy Đạt;

Dự án đầu tư trung tâm thương mại Ngọc khánh- Công ty CP đầu tư Đông Dương

… BIDV Nam định luôn đảm bảo tuân thủ giới hạn tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn được giao.

2.3.1.3. Về dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.14: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

(Đơn vị : Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tổng dư nợ

1.429

100

1.637

100

1.995

100

Cho vay bán lẻ

57

4

117

7,15

217

11

Cho vay doanh nghiệp

1.372

96

1.520

92,85

1.778

89

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”

Biểu 2.5: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng


2000

1800

1600

1400

Tổng DN Bán lẻ

Cho vay DN

1200

1000

800

600

400

200

0

2010 2011 2012


+ Năm 2010 tổng dư nợ là 1.429 tỷ đồng ( dư nợ bán lẻ là 57 tỷ chiếm 4% tổng dư nợ, cho vay các khách hàng doanh nghiệp là 1.372 tỷ đồng tăng 302 tỷ đồng so với 2009, và chiếm 96% tổng dư nợ).

+ Năm 2011 tổng dư nợ là 1.637 tỷ đồng ( dư nợ bán lẻ là 117 tỷ chiếm 7,15 % tổng dư nợ, cho vay các doanh nghiệp là 1.520 tỷ đồng, tăng

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 14/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí