Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Chi Nhánh Ngân


quốc tế và khu vực sâu rộng hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý tạo nhu cầu

lớn về đầu tư, kích thích thị trường đầu tư và thị trường vốn hoạt động sôi động.

* Tình hình huy động vốn năm 2012

Trong năm 2012, để đảm báo các chỉ tiêu huy động vốn thì ngoài việc triển khai các sản phẩm huy động vốn theo chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam như « tiết kiệm dự thưởng », « tiết kiệm siêu khuyến mại », « tiết kiệm năng động», « tiết kiệm rồng vàng Thăng Long », « tiết kiệm đắc lộc », « tiết kiệm lộc xuân may mắn» …, BIDV Nam định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tăng cường quảng cáo tiếp thị, chăm sóc khách hàng, phân giao chỉ tiêu huy động vốn, gắn huy động vốn với cho vay … Kết quả huy động vốn đến 31/12/2012 như sau :

- Huy động vốn cuối kỳ: 2.068 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so năm 2011, đạt

108% kế hoạch được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam giao.

- Thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Nam định: Chiếm 17%

* Hoạt động tín dụng năm 2012

Năm 2012 là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát, giá vàng, ngoại tệ … tiếp tục biến động và gây khó khó khăn cho nền kinh tế. Trong năm 2012, BIDV Nam định tiếp tục triển khai nhiều gói hỗ trợ tín dụng dành cho doanh nghiệp như gói tín dụng như: gói tín dụng 5.000 tỷ đồng hỗ trợ các ngành cao su, cà phê là các mặt hàng thế mạnh khu vực Tây Nguyên; Luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, BIDV triển khai gói tín dụng - dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp chế xuất, là các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng để xuất khẩu trong các khu chế xuất. Gói tín dụng - dịch vụ này được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng loại hình sản xuất của doanh nghiệp tại các khu chế xuất với dịch vụ ngân hàng trọn gói….. thực hiện cho vay theo đúng chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó góp phần thực hiện giải pháp kích cầu của Chính phủ, giúp các khách hàng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Kết quả đạt được như sau:


- Dư nợ tín dụng đạt: 1.995 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so năm 2011, đảm bảo

giới hạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

- Tỷ lệ nợ xấu: 2,28 %, tăng so 2011, trong giới hạn cho phép.

- Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 10 tỷ đồng, đạt 126% kế hoạch giao.

- Tỷ trọng cho vay trung dài hạn 53,1 % tăng 7% so năm 2011, trong giới hạn được giao.

- Hoạt động tín dụng bán lẻ: Đến 31/12/2012 dư nợ bán lẻ đạt 217 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với năm 2011 (tăng trưởng 185%).

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2.1. Các chỉ tiêu về nợ tín dụng

2.2.1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định

Nam Định là một trong 10 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Diện tích: 1.669 km², dân số trên 2 triệu người, mật độ dân số 1.211 người/km², địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng ven biển. Toàn tỉnh gồm có 10 đơn vị hành chính: Bao gồm thành phố Nam Định và có 9 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên. Về giao thông bao gồm: Đường bộ: Quốc lộ 21, quốc lộ 10. Đường sắt: Bắc Nam. Đường thuỷ: Sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Sò, sông Đào, sông Ngô Đồng... Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường liên huyện, liên tỉnh hiện đại hơn như: Quốc lộ 10, quốc lộ 21... Đồng thời, 42 km đường sắt xuyên Việt chạy qua địa bàn tỉnh với 5 ga cùng 4 cửa sông lớn trong hệ thống sông Hồng đổ ra biển Đông cũng tạo cho Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và ngành vận tải thủy, bộ nói riêng.

Năm 2012, kinh tế - xã hội của tỉnh ổn định và có bước phát triển cao hơn năm 2011, 15 chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh đều đạt và vượt mức kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra. Tăng trưởng nền kinh tế đạt 10,5%; thu nhập bình quân


14,5 triệu đồng/người; cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng 36,4%; dịch vụ 34,1%; nông lâm, thủy sản 29,5%; thu ngân sách trên địa bàn 1.155 tỷ đồng; giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 248,7 triệu USD; huy động được 12.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, tăng cao nhất từ trước đến nay. Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do tỉnh quản lý tăng 978 tỷ đồng so với kế hoạch và chiếm 17,5% vốn đầu tư xã hội.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng có những bước phát triển mạnh để đáp ứng tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nam định có 27 chi nhánh tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn (24 chi nhánh NHTM, 1 Quĩ tín dụng, 1 Ngân hàng Chính sách xã hội, 1 Công ty Tài chính Dầu khí) và một số quĩ tín dụng cơ sở.

Tính đến cuối tháng 12/2012, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt

11.399 tỷ đồng, tăng 123,2% so với tháng 12/2011, trong đó: Huy động vốn VND chiếm 83,8%. Huy động vốn không kỳ hạn chiếm 10,2%, huy động vốn có kỳ hạn chiếm 89,8%. Huy động vốn dân cư chiếm 83%, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chiếm 17%. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn là 13.159,8 tỷ đồng (không bao gồm các khoản vay của Quĩ tín dụng nhân dân cơ sở và các khoản cho vay dưới 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội), trong đó dư nợ VND chiếm 94%. Dư nợ Nam định chiếm 1,83% dư nợ Vùng Đồng bằng Sông Hồng và 0,6% dư nợ toàn quốc. Mức dư nợ tăng trưởng bình quân cả năm của tỉnh là 1,17%/tháng (của Vùng Đồng bằng Sông Hồng là 2,69%/tháng, cả nước là 2,14%/tháng). Trong tổng dư nợ tại Nam định, khối ngân hàng quốc doanh chiếm 61,23%, khối ngân hàng cổ phần chiếm 29,12%, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chiếm 9,65%. Trong tổng dư nợ toàn tỉnh, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 53,3% (trong đó dư nội tệ là 51,4%), dư nợ cho vay trung, dài hạn là 46,7% (trong đó dư nội tệ là 43,5%).

Đến cuối tháng 12/2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ toàn tỉnh là 1,22% (tỷ lệ này của Vùng Đồng bằng Sông Hồng là 2,11%/tháng, cả nước là 2,15%/tháng).

- Nợ xấu của khối ngân hàng quốc doanh là 115,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 72,3%

nợ xấu toàn tỉnh, chiếm 1,4% so dư nợ khối NHTM quốc doanh, chiếm 0,88% dư


nợ toàn tỉnh.

- Nợ xấu của khối ngân hàng cổ phần là 6,18 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,86% nợ xấu toàn tỉnh, chiếm 0,16% so dư nợ khối NHTM cổ phần, chiếm 0,88% dư nợ toàn tỉnh.

- Nợ xấu của khối TCTD phi ngân hàng là 38 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 23,75% nợ xấu toàn tỉnh, chiếm 2,9 % so dư nợ khối TCTD phi ngân hàng, chiếm 0,29 % dư nợ toàn tỉnh.

Trong số trên 160 tỷ đồng nợ xấu của tỉnh, nợ nhóm 3 chiếm 38,1 %, nợ

nhóm 4 chiếm 22,88 %, nợ nhóm 5 chiếm 39,02 %.

Nợ nhóm 3: Bình quân năm 2012, nợ nhóm 3 của Nam định tăng 4,25%/tháng (tỷ lệ này của Vùng Đồng bằng Sông hồng là 1,23%/tháng, cả nước là 3,56%/tháng). Lượng khách hàng có nợ nhóm 3 của Nam định là 126 khách hàng (29 khách hàng pháp nhân và 97 khách hàng thể nhân), chiếm 33,78% lượng khách hàng có nợ xấu của tỉnh và chiếm 0,15% tổng lượng khách hàng có quan hệ tín dụng trên địa bàn.

Nợ nhóm 4: Bình quân năm 2012, nợ nhóm 4 của Nam định tăng 10,27%/tháng ( tỷ lệ này của Vùng Đồng bằng Sông hồng là 3,77 %/tháng, cả nước là 2,97%/tháng). Lượng khách hàng có nợ nhóm 4 của Nam định là 78 khách hàng (17 khách hàng pháp nhân và 61 khách hàng thể nhân), chiếm 20,91% lượng khách hàng có nợ xấu của tỉnh và chiếm 0,09% tổng lượng khách hàng có quan hệ tín dụng trên địa bàn.

Nợ nhóm 5: Bình quân năm 2012, nợ nhóm 5 của Nam định tăng 0,26%/tháng ( tỷ lệ này của Vùng Đồng bằng Sông hồng là 1,96 %/tháng, cả nước là 3,35%/tháng). Lượng khách hàng có nợ nhóm 5 của Nam định là 169 khách hàng (30 khách hàng pháp nhân và 139 khách hàng thể nhân), chiếm 45,31% lượng khách hàng có nợ xấu của tỉnh và chiếm 0,2% tổng lượng khách hàng có quan hệ tín dụng trên địa bàn.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Nam định khá tốt, tuy nhiên trong cơ cấu nợ và khách hàng luôn tiềm ẩn nợ xấu, khách hàng có nợ nhóm 5


chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ xấu, do vậy các chi nhánh TCTD trên địa bàn luôn cần tăng cường kiểm tra khách hàng, kiểm soát khoản vay để nâng cao hoạt động tín dụng, tránh rủi ro, thất thoát vốn.

2.2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu về nợ tín dụng của BIDV Nam định

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Tổng dư nợ

1.429

1.637

1.995

Tổng dư nợ quá hạn

16,6

50,5

341

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

1,16

3,09

17

Tổng dư nợ xấu

33,47

25,5

45,39

Tỷ lệ nợ xấu (%)

2,34

1,56

2,28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 7

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”

Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình nợ quá hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Tổng dư nợ

1.429

1.637

1.995

Dư nợ ngắn hạn

831

882

935

Dư nợ ngắn hạn quá hạn

16,52

27

287

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn (%)

1,996

3,09

30,7

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”

Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình nợ xấu theo các nhóm

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Nhóm III

32,46

21,1

16,82

Nhóm IV

0.84

3,83

-

Nhóm V

0,17

0,57

28,57

Tổng

33,47

25,5

45,39

“Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Nam định”


- Năm 2010 tình hình nợ xấu của BIDV Nam định ở mức 33,47 tỷ đồng,

chiếm 2,34% tổng dư nợ.

- Năm 2011 nợ xấu của BIDV Nam định là 25,5 tỷ đồng, chiếm 1,56%

tổng dư nợ, giảm 7,97 tỷ đồng so với năm 2010.

- Năm 2012 nợ xấu của BIDV Nam định là 45,39 tỷ đồng, chiếm 2,28%

tổng dư nợ, tăng 11,92 tỷ đồng so năm 2010 và tăng 19,89 tỷ đồng so năm 2011.

Qua phân tích thực trạng tình hình tín dụng các năm của BIDV Nam định cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu chủ yếu tập trung tại các khách hàng thuộc ngành đóng tàu, vận tải thủy. Tỷ trọng nợ xấu thuộc ngành này chiếm tới 90% dư nợ xấu. Nguyên nhân là do:

- Đối với lĩnh vực đóng tàu:

Kể từ đầu năm 2010, tình hình thị trường có nhiều biến động bất lợi do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung và khó khăn của ngành vận tải thuỷ đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành đóng tàu cả nước. Năm 2010, ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức tín dụng hầu hết đều thực hiện giải ngân chậm so với kế hoạch hoặc tạm dừng giải ngân càng làm cho việc đảm bảo nguồn vốn để thi công tàu bị ảnh hưởng, không có nguồn để thực hiện thi công tiếp hoàn thiện tàu cũng như thanh toán nợ vay đến hạn. Thời điểm này yếu tố lạm phát tăng cao, chi phí giá vật liệu phục vụ thi công tăng cao hơn rất nhiều so với thời điểm ký kết hợp đồng đóng mới làm chi phí hoạt động tăng cao, đặc biệt là tôn thép các phục vụ đóng tàu đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu, đồng thời đẩy chi phí vốn đầu tư cho các con tàu tăng lên khá nhiều so với dự toán ban đầu, trong khi nguồn vốn được tài trợ từ các tổ chức tín dụng không điều chỉnh tăng và khả năng đáp ứng nguồn vốn tăng thêm này từ các chủ tàu cũng không thực hiện được do tình hình tài chính của các đơn vị này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và lạm phát.

- Đối với lĩnh vực vận tải thủy:

Năm 2010, 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và chính sách


Nhà nước về vận chuyển than tiểu ngạch sang Trung Quốc, đa phần các tàu loại này phải tạm dừng hoạt động. Các tàu vận tải biển hoạt động thua lỗ do chi phí nhân công và giá dầu tăng trong khi giá cước không tăng, sản lượng hàng hóa vận chuyển hạn chế. Một số khách hàng đã sử dụng vốn không đúng mục đích, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác thua lỗ, bị chiếm dụng vốn không thu hồi được … nên không có thiện chí hợp tác trả nợ, một số khách hàng vi phạm pháp luật nên đã bị giữ tàu để xử lý, công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn.

2.2.2. Về công tác đánh giá phân loại khách hàng

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại và xếp hạng khách hàng theo quyết định 5645/QĐ-TDDV1 ngày 31/12/2003 và 2090/QĐ- TDDV3 ngày 26/4/2005. Hệ thống xếp hạng khách hàng được thực hiện dựa trên phương pháp chấm điểm 20 chỉ tiêu chia thành 2 nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính; Khách hàng được chia thành 4 nhóm ngành kinh tế lớn, phù hợp với quyết định 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Ngân hàng Nhà nước về việc thí điểm triển khai đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Sau khi thực hiện chấm điểm, khách hàng đươc xếp thành các loại như sau: A*, A, B, C, D, E, F; tương ứng với mỗi loại khách hàng, BIDV có chính sách khách hàng riêng nhằm kiểm soát và nâng cao hoạt động tín dụng của toàn hệ thống. Hàng năm, BIDV tiến hành rà soát lại kết quả chấm điểm và các chỉ tiêu chấm điểm để chỉnh sửa cho phù hợp.

Từ năm 2006, BIDV đã phối hợp với tư vấn Ernst & Young xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Hệ thống này vừa là yêu cầu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, vừa là đòi hỏi cấp thiết, phục vụ trực tiếp cho quá trình quản trị điều hành tín dụng, cũng như quá trình cổ phần hoá và hội nhập quốc tế của BIDV.

* Xếp hạng tín dụng nội bộ

Sau khi hệ thống xếp hạng được ban hành theo Quyết định số 8598/QĐ- BNC ngày 2 0 / 1 0 / 2 0 0 6 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, toàn hệ thống BIDV đã triển khai xếp hạng doanh nghiệp, từ đó có


cái nhìn tổng thể mức độ rủi ro cho vay của những doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại BIDV.

Sơ đồ 2.3: Mô hình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp của BIDV


Khách hàng

Ngành kinh tế

Quy mô

Loại hình doanh nghiệp

Chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu phi tài chính

Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng



AAA

AA

A

BBB

BB

B

CCC

CC

C

D


Dựa trên điểm đạt được, khách hàng được xếp vào một trong 10 nhóm theo thang điểm như sau:

Bảng 2.6: Kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng


Điểm

Xếp loại

Điểm

Xếp loại

90 – 100

AAA

59 – 65

B

83 – 90

AA

53 – 59

CCC

77– 83

A

44 – 53

CC

71 – 77

BBB

35 – 44

C

65 – 71

BB

Ít hơn 35

D


- Người chịu trách nhiệm chấm điểm và xếp hạng khách hàng là cán bộ quan hệ khách hàng trên cơ sở sử dụng phần mềm tập trung.

- Trưởng phòng quan hệ khách hàng là người chịu trách nhiệm kiểm soát việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022