Định Hướng Hoàn Thiện Hoạt Động Tín Dụng Của Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Tỉnh Nam Định


cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị. Hiện nay vốn ghi trong điều lệ của một số doanh nghiệp chỉ là hình thức, có doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh hàng tỷ đồng nhưng vốn kinh doanh thực chất lại thấp hơn rất nhiều.

- Tình hình kinh tế trong nước và tình hình thế giới có nhiều biến động gây

bất lợi

Trong mấy năm gần đây tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng lớn

đến tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường nên các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất và kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu và hàng ngoại nhập. Trong điều kiện này nhiều doanh nghiệp không theo kịp sự thay đổi của cơ chế và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, không điều chỉnh kịp nên gặp khó khăn thua lỗ trong kinh doanh.

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng

Hiện nay ở nước ta có nhiều ngân hàng cùng hoạt động: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh… Tại tỉnh Nam Định có nhiều đối thủ cạnh tranh như: Ngân hàng Đông á, Ngân hàng ACB, Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương và một số Ngân hàng cổ phần khác...v.v Ngoài ra ngân hàng còn có các đối thủ ngoài khu vực khác nữa, các ngân hàng trong cùng hệ thống BIDV Việt Nam cũng như các ngân hàng khác hệ thống.

- Môi trường pháp lý không thuận lợi:

Thể lệ tín dụng là văn bản cốt lõi lại là do Thống đốc NHNN ban hành dưới dạng quyết định trong khi đó, thể lệ cho vay đối với hộ sản xuất chỉ là một bộ phận của tín dụng trung và dài hạn thì lại được ban hành dưới hình thức văn bản cao hơn là Nghị định của Chính phủ và NHNN ban hành thông tư hướng dẫn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Các cơ quan hữu quan chưa có được cái nhìn thấu đáo về ngân hàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ nên chưa có được sự phối hợp đồng bộ, tích cực với ngân hàng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan. Cho đến nay, không ít người còn


Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 10

cho rằng việc cho vay và thu hồi nợ chỉ đơn thuần là việc của ngân hàng, trong khi trên thực tế có nhiều khoản vay mà ngân hàng đã thực hiện đúng mọi quy định của Nhà nước mà vẫn không thu hồi đủ nợ, bởi lúc đó nó đã vượt ra khỏi chức năng và khả năng của ngân hàng. Mặc dù đã có nhiều thông tư liên tịch giữa Ngân hàng và các Bộ ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện các vấn đề có liên quan đến hoạt động ngân hàng, nhưng thực tế đòi hỏi cần có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các cơ quan này với nhau trong thời gian tới.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Thông qua nghiên cứu từ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống BIDV nói chung, BIDV Nam định nói riêng, đặc điểm của địa bàn tỉnh Nam định, tình hình hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Nam định và phân tích các chỉ tiêu về nợ tín dụng, công tác đánh giá xếp hạng, phân loại nợ đối với khách hàng, kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Nam định trong giai đoạn 2011-2012, chương 2 của luận văn đã phản ánh được thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Nam định, đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục và thực hiện. Từ việc đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại có thể nói hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định trong thời gian qua đạt chất lượng cao khi so sánh với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống cũng như các Ngân hàng Thương mại quốc doanh và Ngân hàng Thương mại cổ phần khác. Tuy nhiên việc nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng luôn là mục tiêu không thể thiếu của Chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng, quá trình hội nhập với sự xâm nhập của các Ngân hàng Thương mại nước ngoài. Việc áp dụng các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chất lượng tín dụng hơn nữa trong giai đoạn tới là yêu cầu tất yếu, góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, giữ vững vị trí dẫn đầu trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH


3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nội dung đề án tái cơ cấu giai đoạn 2010- 2015 được xác định như sau:

Mục tiêu chung

Xây dựng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Các mục tiêu định tính

- Tập trung tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

- Duy trì và phát triển vị thế của BIDV trên thị trường và khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước, trong đó thực hiện tích cực và hiệu quả hoạt động đầu tư quốc tế.

- Hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa BIDV và hướng đến xây dựng Tập đoàn

tài chính ngân hàng theo mô hình công ty mẹ - con.

- Nâng mức định hạng tín nhiệm lên mức D+ và hướng đến mức C.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; Áp dụng các thông lệ tốt nhất, tập trung

cơ cấu lại tổ chức và quản lý, nâng cao năng lực quản trị điều hành;

- Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin gắn với phát triển đa

dạng hóa hệ thống sản phẩm và kênh phân phối;


- Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh các công ty con, công ty liên doanh, liên kết;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và không ngừng nâng cao lợi ích của người lao động phù hợp với nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Các chỉ tiêu định lượng

a) Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng:

- Tăng trưởng bình quân tổng tài sản: 19%-20%/năm

- Tăng trưởng bình quân Huy động vốn cuối kỳ: 17%-18%/năm

- Tăng trưởng bình quân Tổng dư nợ tín dụng: 20%-21%/năm

b) Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu (mục tiêu đến 2013):

- Cơ cấu dư nợ ròng/Tổng tài sản: < 65%

- Dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ: ≤ 43%

- Dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ: ≥ 16%

- Cơ cấu huy động vốn dân cư/ Huy động vốn: ≥ 45%

- Thu dịch vụ ròng/tổng thu nhập: ≥ 20%

c) Nhóm chỉ tiêu về chất lượng:

- Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: ≤ 28%

- Tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động: ≤ 80%

- Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 2,3%

- CAR ≥ 9%

d) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả:

- Tăng trưởng bình quân thu dịch vụ ròng ≥ 30%/năm

- Tăng trưởng bình quân lợi nhuận trước thuế: ≥ 20%/năm

- ROA 1,1-1,3%

- ROE 17-20%

“Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”


3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định

Những vấn đề đặt ra trong việc hoàn thiện hoạt động tín dụng của BIDV Nam

định những năm tới.

3.1.2.1. Môi trường đầu tư khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

- Địa bàn tỉnh Nam Định là một tỉnh có vị thế địa lý và sức hấp dẫn thu hút đầu tư chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế so với yêu cầu phát triển. Không có nhiều doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực đầu tư và phát triển mới với qui mô lớn. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nền tảng phát triển kinh tế còn thiếu và yếu.

- Hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, lạm phát, giá vàng, giá dầu, ngoại tệ biến động khó lường dẫn tới lãi suất huy động, cho vay, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh. Hoạt động của ngành ngân hàng chịu những tác động của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và các chính sách điều hành vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

- Môi trường luật pháp chặt chẽ mà các cơ quan bảo vệ pháp luật thường có thiên hướng hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong hoạt động ngân hàng, tạo thêm thách thức về pháp luật cho môi trường đầu tư tín dụng của ngân hàng.

3.1.2.2. Sức ép cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngày càng tăng và đòi hỏi có những thay đổi để thích ứng

- Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng song cũng tạo sự cạnh tranh quyết liệt trong hệ thống tài chính - ngân hàng. Nam định có 27 chi nhánh tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn (24 chi nhánh NHTM, 1Quĩ tín dụng, 1 Ngân hàng Chính sách xã hội, 1 Công ty Tài chính Dầu khí) và một số quĩ tín dụng cơ sở đã và đang cạnh tranh gay gắt và giành giật thị phần tín dụng. Qua đây cũng đưa lại dấu hiệu cảnh báo mất dần các lợi thế kinh doanh đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam định nói chung và BIDV Nam định nói. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết đòi hỏi BIDV Nam định cần phải đánh giá đúng các đối thủ cạnh


tranh, thực hiện khẩn trương việc tổ chức và cơ cấu lại hoạt động tín dụng trong

thời gian tới nhằm tăng cường được khả năng cạnh tranh.

- Ngoài ra, sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng cũng như những hạn chế về quy phạm pháp quy trong quản trị, điều hành là một tình trạng phổ biến tạo nên mức sinh lời thấp trong hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV Nam định nói riêng. Những khó khăn này một mặt thể hiện sự không phát triển của các thể chế tài chính và quy phạm pháp quy, mặt khác cũng thể hiện sự thiếu cạnh tranh lành mạnh trong ngành ngân hàng.

3.1.2.3. Định hướng hoạt động của BIDV Nam định thời gian tới

* Mục tiêu

- Tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động

vốn với thời hạn dài đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng.

- Đẩy mạnh công tác thu dịch vụ, công tác marketing, quảng cáo chăm sóc và tiếp thị khách hàng … để duy trì và phát triển nền khách hàng.

- Tiếp tục đẩy mạnh giảm nợ nhóm 2, nợ quá hạn, nợ xấu, tận thu hồi nợ ngoại bảng, lãi treo nhằm nâng cao năng lực, hoạt động tín dụng. Cương quyết không để gia tăng nợ nhóm 2, nợ quá hạn, nợ xấu, nợ ngoại bảng mới phát sinh.

- Các mục tiêu cụ thể:

+ Dư nợ tín dụng bình quân tăng trưởng: 28%-30%.

+ Huy động vốn bình quân tăng trưởng: 29%-32%.

+ Thu dịch vụ ròng tăng trưởng: 17%-20%.

+ Tỷ lệ nợ xấu ≤ 2 %.

+ Phấn đấu đến 2015 trở thành chi nhánh loại I.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

Để hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại như đã trình bày trong Chương 2 của luận văn, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định có thể thực hiện như sau:


3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao khả năng huy động vốn

Nguốn vốn hoạt động có ý nghĩa đầu tiên và quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của một ngân hàng. Có tạo được nguồn vốn ổn định thì mới có thể cho vay và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Nguồn vốn có ý nghĩa trong việc đảm bảo việc cấp tín dụng về quy mô và từ cơ cấu nguồn có thể xây dựng cơ cấu cho vay hợp lý đặc biệt là về thời hạn. Trong thời gian tới công tác nguồn vốn cần được đẩy mạnh với một số giải pháp chủ yếu như sau :

Thứ nhất, cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống, các hình thức huy động vốn hộ BIDV Việt Nam, Chi nhánh cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các hình thức mới đa dạng và thu hút như các hình thức tiết kiệm trả góp, tiết kiệm có thưởng, đẩy mạnh phát hành kỳ phiếu với nhiều thời hạn và lãi suất linh hoạt... Trong khi nhiều ngân hàng và các Chi nhánh ngân hàng cạnh tranh nhau rất gay gắt bằng lãi suất thì với vị thế là chi nhánh loại 1, trụ sở đóng tại địa bàn đông dân và có truyền thống, Chi nhánh cần có hướng đi đúng đắn bằng cách chuyên biệt hoá sản phẩm của mình, làm nổi bật các sản phẩm của mình bằng những đặc tính riêng, dịch vụ hoàn hảo hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm bớt thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng...).

Thứ hai, cần duy trì và phát triển thêm nhiều mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp lớn, các tổ chức tín dụng, tài chính... Là một Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, số lượng khách hàng chủ yếu là các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn……, đồng thời đây cũng là các khách hàng lớn với quy mô vốn lớn và quan hệ thường xuyên với Chi nhánh nên những đối tác quan trọng này cần được Chi nhánh hết sức quan tâm, chú ý. Lợi thế của nguồn vốn huy động từ các tổ chức này là chi phí thấp tương đối do chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Củng cố được mối quan hệ tín dụng với họ sẽ giúp ngân hàng có một nguồn vốn lớn, ổn định và lâu dài.

Thứ ba, xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt. Lãi suất vẫn luôn

là yếu tố thu hút khách hàng gửi tiền nên chính sách lãi suất huy động phải được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022