đà tiến hóa chung của xã hội, mở mang trường học, sửa đổi phong tục, tiếp thu học tập văn minh phương Tây nhưng vẫn giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc để đạt mục đích tự lực tự cường, đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ, đánh đổ thực dân Pháp. Tờ NCMĐ và LTTV, là hai tờ báo công khai được các chí sĩ Minh Tân sử dụng để hô hào, kêu gọi quốc dân duy tân cứu nước. PTMT diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục…với nhiều nội dung đổi mới, góp phần thay đổi nhận thức của nhân dân. Nó đã thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân sĩ, trí thức, công chức, điền chủ ở Nam Kỳ tham gia. Tuy nhiên, phong trào “chưa lôi cuốn giới nông dân, mặc dầu người lãnh đạo hiểu rằng nông dân là từng lớp cơ cực nhứt” [58, tr.218]. Hoạt động công khai và hăng hái cho PTMT lúc bấy giờ là Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Thần Hiến…Trần Chánh Chiếu đã đứng ra quản lí Nam Trung khách sạn, Minh Tân khách sạn; Nguyễn An Khương thành lập Chiêu Nam Lầu; Nguyễn Thần Hiến thành lập “Hội khuyến học”; “Bá Huê lầu” của Huỳnh Đình Điển…
Ngoài ra các chí sĩ còn thành lập hàng loạt các cơ sở kinh tài rải rác ở khắp các địa phương ở Nam Kỳ như Minh Tân túc mễ tổng cuộc ở Mỹ Tho, Minh Tân thương cuộc ở Tân An, Ước lập hỏa thuyền ở Bạc Liêu, Tế Nam khách sạn ở Sài Gòn…và còn nhiều cơ sở vừa và nhỏ khác. Bên ngoài thì đây là những cơ sở kinh doanh nhưng thực chất bên trong, đây là những cơ sở kinh tài lo tiền bạc, giấy tờ cho con em Nam Kỳ đi du học, là cơ sở hội họp, hoạt động của các chí sĩ Minh Tân. Một hình thức đấu tranh nổi bật trong PTMT là hoạt động báo chí thông qua hai tờ báo được xem là cơ quan ngôn luận của phong trào: NCMĐ (ra đời năm 1901) và LTTV (ra đời năm 1907). Trên hai tờ báo này, nhiều nhà Minh Tân, đặc biệt là Trần Chánh Chiếu, từng là chủ bút của hai tờ báo, đã viết rất nhiều bài hô hào canh tân, cải cách nông nghiệp, công nghiệp, đẩy mạnh thương mại, cổ súy cho PTMT. Đặc biệt trong 50 số đầu của tờ LTTV dưới quyền chủ bút của Trần Chánh Chiếu, ngoài nội dung cổ súy cho PTMT, còn có những bài có nội dung chống chính quyền thuộc địa và tay sai: “bộ LTTV từ số 1 đến số 50, tờ báo đối lập, công khai tranh đấu chống thực dân Pháp với chủ đích rõ rệt gần như đầu tiên trong làng báo Việt Nam”[58, tr.219]. Những việc làm của ông được giới điền chủ và giới công chức hưởng ứng nhiệt liệt. Những hoạt động sôi nổi của PTDT ở Nam Kỳ đã đe dọa trực tiếp tới nền thống trị của Pháp. Vì vậy, chúng đã
tìm mọi cách để dập tắt phong trào và cho người theo dõi những người tham gia phong trào để bắt giam, xử tội như Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu…Tháng 10 năm 1908 tại Sài Gòn, Trần Chánh Chiếu bị thực dân Pháp bắt giam vì tội có quan hệ với PTĐD và viết báo chống lại họ. Còn tờ LTTV số 50 (ra ngày 29/10/1908) cho biết: “Chủ bút LTTV đã bị giam cầm vì tội đại ác…phản bạn, giao thông với người ngoại quốc…Nhà nước…chẳng chút nào tin dạ trung nghĩa của Gilbert Chiếu, cho nên đã có ra lịnh kiềm thúc thám sát (ông) quá đỗi nhặt nghiêm...”. Nhưng vì không đủ chứng cứ nên Pháp phải thả ông. Theo nhà văn Sơn Nam thì có đến 91 người bị bắt trong vụ này.
Sau khi Trần Chánh Chiếu bị bắt thì PTMT đến đây coi như tan rã. Một số nhân sĩ Minh Tân bị thực dân Pháp bắt, cơ quan báo chí của phong trào bị cấm hoạt động và những cơ sở kinh doanh bị đóng cửa, việc tranh thương gần như không thâu được thắng lợi nào nhưng người Việt Nam không lấy đó làm nản. Những cuộc tranh thương với tư sản nước ngoài vẫn diễn ra: phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919), Đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo ở Nam kỳ của tư bản Pháp (1923)… Một số chí sĩ Minh Tân tiếp tục hoạt động bí mật, hưởng ứng các phong trào yêu nước sau này. Cũng năm 1908, do sự cấu kết giữa Nhật và Pháp nên chính phủ Nhật trục xuất du học sinh Việt Nam khỏi nước Nhật, trước tình hình đó một số du học sinh ở miền Bắc và miền Trung hoặc tìm mọi cách ở lại Nhật Bản hoặc rời Nhật Bản sang du học ở Trung Quốc còn du học sinh miền Nam lại hướng tới chân trời mới ở phương Tây với những tên tuổi như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường…
Tiểu kết chương 1
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi các nước tư bản đang phát triển thành chủ nghĩa đế quốc thì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công ngày càng cao, điều đó đã thúc đẩy các nước này đi xâm chiếm thuộc địa và các nước phong kiến ở châu Á đang trong tình trạng lạc hậu, suy yếu là mục tiêu chính của chúng. Trước nguy cơ bị xâm lược bởi các nước phương Tây thì các nước châu Á đã có những sự lựa chọn khác nhau để giữ vững nền độc lập cho đất nước: một số nước đã chọn cách cải cách, duy tân đất nước, học hỏi khoa học kĩ thuật phương Tây để phát triển đất nước và thực tế là họ đã thành công, không những đất nước phát triển mà còn tránh được họa ngoại xâm, giữ vững độc lập dân tộc như Nhật Bản, Xiêm,…Trong khi đó có một số nước chọn cách “đóng cửa”, không giao thiệp với bên ngoài để tránh sự nhòm ngó của thực dân phương Tây và kết quả là trở thành thuộc địa của các nước đế quốc, trong đó có Việt Nam. Trước họa xâm lược của thực dân phương Tây, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách “đóng cửa”, “bế quan tỏa cảng”. Cuối cùng, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tại cửa biển Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam và dần biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp. Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa. Và dưới cuộc khai thác này, Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội.
Đầu thế kỉ XX, trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực thì luồng gió từ phương Tây và các nước trong tiến hành duy tân cải cách đã dội vào nước ta như một chất xúc tác cho quá trình hình thành nền tảng tư tưởng và kích thích sự ra đời của phong trào đấu tranh theo trào lưu dân chủ tư sản. Trong khi đó, ở Việt Nam những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX cùng với sự tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có những chuyển biến, trở thành điều kiện, cơ sở nền tảng cho việc tiếp thu tư tưởng duy tân ở Việt Nam. Điều kiện đó là sự hình thành và phát triển của một hệ thống đô thị hiện đại kiểu phương Tây, báo chí và tầng lớp tri thức Tây học mà Nam Kỳ là nơi có đầy đủ những điều kiện này. Giai tầng mới xuất hiện đồng nghĩa với việc xuất hiện những con người mới với những tư tưởng mới mong muốn tự do kinh doanh, phát triển văn hóa, tự lực
Có thể bạn quan tâm!
- Tương Quan Ruộng Đất Và Dân Số Ở Nam Kỳ Từ 1900-1914 [38, Tr.53]
- Sự Ra Đời Của Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ Những Năm Đầu Thế Kỉ Xx.
- Sự Ra Đời Của Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ.
- Hoạt Động Của Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ (1905-1930).
- Một Số Phong Trào Yêu Nước Của Nhân Dân Nam Kỳ.
- Hoạt Động Trên Lĩnh Vực Kinh Tế.
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
tự cường. Ảnh hưởng của văn hóa mới làm cho hệ ý thức đạo đức xã hội cuối thế kỉ XIX thay đổi. Đây là những điều kiện quan trọng nhất để PTDT hình thành. Tuy nhiên đứng ra thu nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản không phải là nhà trí thức Tây học mà là những chí sĩ xuất thân từ nền Nho học cổ truyền. Làn sóng Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam mang theo luồng tư tưởng chính trị phương Tây đã cung cấp cho giới sĩ phu Việt Nam một hệ thống tư tưởng và lí thuyết mới mẻ, hấp dẫn, làm cho họ say mê, bị cuốn hút và trong họ đã có sự chuyển biến về tư tưởng. Họ nhận thấy sự chậm trễ của nước mình và khoảng cách ngày càng lớn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và kẻ xâm lược. Từ đó, họ nhận ra muốn giành được độc lập dân tộc thì phải phát triển. Muốn phát triển thì phải tiếp thu văn minh, khoa học kĩ thuật phương Tây, phải canh tân đất nước. Canh tân đất nước là con đường duy nhất để tiến tới giành độc lập dân tộc. Vì vậy mà những năm đầu thế kỉ XX, ở nước ta đã xuất hiện PTDT đất nước phát triển rầm rộ và ảnh hưởng sâu rộng trên cả ba miền Bắc
– Trung – Nam. PTDT ở Nam Kỳ do Trần Chánh Chiếu, một trí thức Tây học có quốc tịch Pháp, phát động sau cuộc tiếp xúc với Phan Bội Châu tại Hương Cảng. Do các chí sĩ biết tận dụng những điều kiện thuận lợi có được ở Nam Kỳ nên phong trào đã phát triển rất nhanh và ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân trên nhiều lĩnh vực của đời sống, góp phần vào thắng lợi chung của PTDT cả nước những năm đầu thế kỉ XX.
Chương 2. PHONG TRÀO DUY TÂN Ở NAM KỲ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX (1905 - 1930) .
2.1. Khuynh hướng Duy Tân ở Việt Nam và Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX (1905-1930).
2.1.1. Về chính trị.
Dưới ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở một số nước châu Á cùng với làn sóng Tân thư, Tân văn du nhập vào Việt Nam, đã đem lại những quan niệm mới mẻ cho bộ phận sĩ phu thức thời đầu thế kỉ XX và họ đã có sự thay đổi nhanh chóng trong tư duy chính trị. Tiếp xúc với Xã hội khế ước để từ bỏ thuyết “Thiên mệnh”, chấp nhận ý niệm “nhân quyền”, với Doanh hoàn chí lược để từ bỏ “trời tròn, đất vuông, Trung Hoa ở giữa” để chấp nhận có bốn biển năm châu, địa cầu...Họ đã tự phủ định hệ tư tưởng phong kiến mà nòng cốt là tư tưởng tôn quân để tiếp thu tư tưởng dân chủ, dân quyền tư sản và học tập kinh nghiệm của công cuộc duy tân ở Nhật Bản, cách mạng tư sản ở Trung Quốc, tức là phải thủ tiêu nền quân chủ chuyên chế, thay vào đó là nền quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa tư sản. Sự chuyển biến này thể hiện rõ nhất trong lập trường tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
Xuất phát từ hoàn cảnh gia đình và chứng kiến sự thất bại của phong trào Cần Vương, Phan Châu Trinh tìm ra nguyên nhân mất nước là do Việt Nam thu kém phương Tây về mọi mặt. Trong đó, chế độ quân chủ là một trong những nguyên nhân đó. Do vậy, ông chủ trương trước hết phải tiêu diệt nọc độc phong kiến và “nếu không đập tan được nền quân chủ thì dầu có khôi phục lại được nước cũng không phải là hạnh phúc của nhân dân” [20, tr.172]. Còn đối với thực dân Pháp, ông cho rằng: “không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ quyền lợi của mình bấy giờ có thể mưu tính đến việc khác”[17, tr.66]. Vì vậy, ông kịch liệt công kích chủ trương bạo động, chủ trương ngoại viện của Phan Bội Châu: “Bất bạo động, bạo động tắc tử - Bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu”. Chủ trương của ông là dùng biện pháp hòa bình, công khai, vận động dân chủ, dân quyền, bằng việc “ỷ Pháp cầu tiến bộ”. Như vậy, ông chủ trương chống phong kiến để dọn đường cho cuộc cải cách
nhằm mục tiêu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” nhưng ông lại “ỷ Pháp”, đây là một hạn chế của ông. Chủ trương của ông tuy mơ hồ về chủ nghĩa thực dân, chống phong kiến hủ bại chứ không chống phong kiến nói chung nhưng chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ được nhân dân ta tiếp thu và hưởng ứng sôi nổi. Nhờ ông, lần đầu tiên nhân dân được biết đến các khái niệm dân chủ, dân quyền, quân chủ lập hiến, giúp học đoạn tuyệt với chế độ phong kiến vốn đã ăn sâu vào tiềm thức họ.
Khác với Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu quan niệm, một đất nước phải đảm bảo ba yếu tố: nhân dân, đất đai, chủ quyền, trong đó nhân dân là quan trọng nhất, điều quan trọng của chủ quyền là ở độc lập. Dân còn thì nước còn nhưng điều đó chỉ có khi có chủ quyền, chủ quyền bị mất thì nợ máu phải trả bằng máu. Buổi đầu, ông kịch liệt phản đối chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách, ôn hòa. Nhưng sau khi vào Huế được đọc những Tân thư, Tân văn, ông nhận ra yêu cầu phải canh tân đất nước. Năm 1903, ông vào Nam liên kết thêm một số thân sĩ, sau đó trở ra Quảng Nam và tại đây ông đã thành lập Duy Tân hội, tôn Cường Để làm Hội chủ với mục đích: cốt sao khôi phục được nước Việt Nam độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì cả. Năm 1905, ông sang Nhật cầu viện, được tiếp xúc với nhà cách mạng Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn của Trung Quốc, Lương Khải Siêu khuyên ông chỉ nên trông vào thực lực của mình, đừng mong vào ngoại viện, may ra Nhật chỉ ủng hộ về ngoại giao. Sau cuộc gặp này và thăm nước Nhật, tư tưởng của ông chuyển sang lập trường dân chủ tư sản, ông nêu rõ mục đích của hội Duy Tân là: khôi phục nước Việt Nam độc lập, thành lập nước quân chủ lập hiến. Nhưng muốn giải phóng dân tộc thì cần có thời kỳ chuẩn bị vững chắc, nâng cao trình độ văn hóa trong nhân dân. Con đường đó chỉ có thể là hô hào thanh niên xuất dương du học, cứu nước gắn liền với việc xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh như các nước phương Tây chứ không phải là một nước phong kiến như trước. Ông chủ trương phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc, mọi người phải đoàn kết nhau lại để cứu nước. Qua việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc, ông đã khắc phục được nhiều hạn chế trong quan niệm Nho giáo, ông đánh giá cao vai trò của phụ nữ, người theo đạo Thiên chúa, binh lính, mở rộng khối đoàn kết, tránh sự nghi kị. Trên tinh thần đó, ông đưa ra mô hình nước Việt Nam mới gọi là Tân Việt Nam, theo hình ảnh phương Tây, mô hình xã hội dân chủ tư sản mà ông muốn đạt đến: “toàn bộ chính
quyền nằm trong tay ba viện, tất cả mọi nghị quyết đều phải lệ thuộc vào phiếu bầu của hạ viện trong tổng tuyển cử của công dân bầu ra. Không kể sang hèn giàu nghèo, lớn, bé đều có quyền bầu cử”[20, tr.163], việc phế hay để vua, thăng hay giáng quan, tất cả đều do dân. Về sau, tư tưởng của ông thay đổi hơn nữa nhất là khi PTĐD thất bại, cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ (1911), mục tiêu chính trị của ông lúc này là: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam và thành lập nước Cộng hòa dân quốc. Ông muốn thực hiện dân chủ theo kiểu chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Với những chủ trương đó ông trở thành linh hồn của PTĐD và góp phần tạo nên PTDT hoạt động sôi nổi trong cả nước vào đầu thế kỉ XX. Trong đó, PTDT ở Nam Kỳ phát triển mạnh mẽ với sự ảnh hưởng của cả hai xu hướng: bạo động và cải cách.
Trước đây, khi thành lập Duy Tân hội, Phan Bội Châu chọn Cường Để làm Hội chủ vì mục đích khôi phục nước Việt Nam độc lập và để thực hiện được điều đó thì trước mắt cần phải thu phục được nhân tâm ở Nam Kỳ. Bởi vì, “sắp tính việc lớn tất phải được một món kim tiền thật to, mà kho kim tiền nước ta thật chỉ là Nam Kỳ, mà khai thác Nam Kỳ là công đức triều Nguyễn, nhân tâm trong ấy còn yêu mến triều Nguyễn lắm. Vua Gia Long lấy lại nước ta rặt là nhờ tài lực ở trong ấy. Bây giờ nếu ta tìm được chính dòng Gia Long đặt làm minh chủ, hiệu triệu Nam Kỳ, tất ảnh hưởng mau lắm”[9, tr.67]. Và thực tế đã cho thấy hiệu quả của sách lược đó. Bản tính của người dân Nam Kỳ là “trọng nghĩa khinh tài”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, họ luôn nhớ tới công lao khai phá vùng đất này của các chúa Nguyễn. Cho nên khi Cường Để được chọn làm Hội chủ của Duy Tân hội, người dân Nam Kỳ đã rất nhiệt tình hưởng ứng, tham gia các hoạt động của Hội rất sôi nổi, đặc biệt là PTĐD. Họ sẵn sàng cho con tham gia xuất dương cầu học; mang tiền của ra đóng góp thành lập công ty và ủng hộ phong trào, số tiền của nhân dân Nam Kỳ ủng hộ nhiều tới mức có thể nuôi cả nhân tài Trung Bắc. Cường Để chính là biểu tượng cho đại bộ phận điền chủ Nam Kỳ hướng tới trong mối quan hệ đạo nghĩa trung quân ái quốc và chế độ trong tương lai mà giới đại điền chủ ao ước được thấy thực hiện là quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngọn cờ quân chủ lập hiến cũng được người dân Nam Kỳ giương cao và được đón nhận mà đã có sự chuyển hóa. Nếu như từ năm 1904 cho đến khoảng cuối năm
1908, ngọn cờ quân chủ lập hiến là nổi bật nhất thì từ sau năm 1908 nó đã mờ nhạt dần để rồi kể từ năm 1912 trở đi được thay thế bởi ngọn cờ cộng hòa dân chủ. Năm 1908, PTĐD tan rã và sau đó Cường Để cũng về hoạt động tại Nam Kỳ (1912). Nhưng phong trào tổ chức cho thanh niên xuất dương du học vẫn diễn ra sôi nổi ở Nam Kỳ. Sự kiện Nguyễn Quang Diêu dẫn đầu một phái đoàn gồm 12 người sang Trung Quốc (01/1913) là một ví dụ. Đường lối quân chủ lập hiến từng có một thời gian gắn chặt với con người cụ thể là Kỳ Ngoại hầu Cường Để, giờ đã không còn tác dụng gì đáng kể đối với những người yêu nước Nam Kỳ nữa. Giờ đây họ đi theo ông vì ông đang là một trong những lãnh tụ của phong trào yêu nước và chống Pháp chứ không phải vì ông là Kỳ Ngoại hầu – người thuộc dòng dõi hoàng tộc.“Đa số đồng bào Nam Kỳ hiện đang hăng hái trên đường phục vụ đất nước và sự có mặt của Kỳ Ngoại Hầu ở đây sẽ là cái ngòi khiến cho cuộc cách mạng chóng bùng nổ”[28, tr.185]. Trong trường hợp này, đúng như lời Phan Châu Trinh căn dặn Phan Bội Châu: “Bác nên giữ gìn cẩn thận, bây giờ trong nước chỉ mong vào bác chứ như Kỳ Ngoại hầu thì chả hi vọng gì đâu”[149, tr.29].
Như vậy, vào đầu thế kỉ XX, một bước ngoặt lớn của lịch sử tư tưởng Việt Nam đã diễn ra: ảnh hưởng của ngọn cờ phong kiến đối với phong trào yêu nước bị mất dần và thay vào đó là ngọn cờ dân chủ tư sản. Lực lượng yêu nước quy tụ dưới ngọn cờ mới mẻ này đều là những người cấp tiến như Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường…Từ đây, những trí thức Tây học này đã đứng ra tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản cùng với những tư tưởng tiến bộ của triết học Ánh sáng, của chủ nghĩa Cộng sản và mạnh dạn tổ chức, tham gia nhiều phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược đòi tự do dân chủ, dân sinh, tiến bộ xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau.
2.1.2. Về kinh tế.
Qua thực tiễn xã hội và ảnh hưởng của Tân thư, các sĩ phu tiến bộ đã thấy được sự yếu kém về kinh tế của đất nước và nguyên nhân của sự yếu kém là do chúng ta ít chú trọng đến việc phát triển thương mại và kĩ nghệ. Trần Chánh Chiếu đã có lời giãi bày: “ngu đệ sang Trung Quốc cho biết tình hình cuộc Duy Tân. Tôi đi khắp các nẻo đường Hương Cảng, Dương Thành, Hồ Nam, Hồ Bắc,…đều thấy thiên hạ đua hơi đâu