Giải Pháp Củng Cố Và Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Du Lịch Đến Năm 2015


bảo uy tín về chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch quen thuộc.

Thị trường khách quốc tế của Lâm Đồng phần lớn là bà con Việt Kiều, khách Đài Loan, Pháp, Anh, Mỹ.... Đây là đối tựơng du khách có yêu cầu cao về các sản phẩm du lịch. Họ đã quen thuộc với những sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung, của Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng. Chính vì vậy, đối với chiến lược này cần phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tránh tạo ra sự nhàm chán đối với đối tượng du khách này. Đây là vấn đề chúng ta cần thực hiện ngay trong giai đoạn 2007-2010.

Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới

Xúc tiến quảng cáo mạnh mẽ thị trường này hướng tới thị trường tiềm năng. Thị trường tiềm năng của Đà Lạt là các tỉnh phía Bắc, Đan Mạch, Úc, Nga, các nước Đông Âu…Đối với thị trường này ngoài việc xúc tiến quảng bá thương hiệu mạnh mẽ, cần tạo được phương tiện đi lại thuận tiện bằng đường hàng không. Mặt khác, mở rộng liên doanh liên kết, tạo nên những tour du lịch tới những khu vực này.

Chiến lược này cần tiến hành trong giai đoạn hiện tại, tận dụng tốt nhất mọi cơ hội có thể.

Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ

Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mới có khả năng khắc phục được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới. Chiến lược sản phẩm mới thị trường cũ là phát triển sản phẩm du lịch mới cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Đây là chiến lược chủ yếu của du lịch Lâm Đồng trong hiện tại và thời gian sắp tới. Đa dạng hóa không chỉ là tạo ra sản phẩm mới mà còn nâng cao chất lượng các sản phẩm cũ nhằm thỏa mãn tốt nhất lợi ích của du khách.

Trong giai đoạn 2007 – 2010, cần tập trung đa dạng các loại sản phẩm các loại dịch vụ đang là nhu cầu bức xúc của du khách như: dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

hiện đại, du lịch mạo hiểm; xây dựng và đưa vào sử dụng một số loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng qui mô vừa và nhỏ trong khu vực núi Lang Biang, Thác Dambri, Thung lũng Tình yêu. Ngoài ra, trong giai đoạn này cần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình liên doanh liên kết trong và ngoài nước. Quá trình này không chỉ giúp chúng ta mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh mà còn tạo ra một số sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách.

Trong giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị qui mô lớn tầm cỡ trong nước và khu vực; ở khu vực Hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối vàng, Bidoup – Núi Bà. Để chiến lược này có tính khả thi cao, tỉnh cần có những chính sách thông thoáng hơn nữa để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước; đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; có những chính sách tốt để thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch.

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 - 8

Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới

Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới là đồng thời phát triển sản phẩm du lịch mới kết hợp khai thác thị trường khách du lịch chưa đến Lâm Đồng. Chiến lược này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng, chiến lược này ít có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để đảm bảo cho việc tập trung và khai thác nguồn lực có hiệu quả, do vậy chiến lược này không ưu tiên đầu tư lớn mà chỉ đầu tư ở mức độ vừa phải trong giai đoạn 2010 – 2015.

3.4. Giải pháp củng cố và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đến năm 2015


3.4.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch


Việc đa dạng hóa sản phẩm không thể tách rời quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm du lịch phải được đánh giá từ du khách.


Từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch có chất lượng. Trước tiên, tỉnh cần tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, khu vui chơi giải trí hiện có như thác Ðam B’ri, Prenn, Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng mơ…Tạo lập nhiều khu văn hóa ẩm thực dân tộc và đặc sản Đà Lạt ngay tại trung tâm thành phố, đặc biệt khuyến khích mở vào đêm khuya. Cần thiết khôi phục lại "chợ Âm Phủ ", phát triển thành khu vực cung cấp các dịch vụ ăn uống cho du khách suốt đêm, tuy nhiên phải quản lý chặt chẽ về chất lượng và giá cả của loại hình dịch vụ này. Tỉnh cần nhanh chóng triển khai xây dựng có chất lượng làng văn hóa dân tộc Lạch ở xã Lát (Lạc Dương), Châu Mạ ở huyện Bảo Lâm, Chu Ru ở huyện Ðơn Dương. Đây là vấn đề cấp thiết cần tiến hành trong giai đoạn 2007-2010.

Hơn nữa, để có được những sản phẩm du lịch chất lượng cho du khách đòi hỏi nhân viên du lịch cần có những yêu cầu sau:

Thứ nhất, nhân viên du lịch phải nắm được động cơ và sở thích của du khách. Một số du khách theo khuynh hướng 3F (Fauna, Flora, Folklore) có nghĩa là du khách đến những nơi mà sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng về động vật, thực vật và văn hóa dân gian. Trong khi đó một số khác lại theo thiên hướng 3S (Sight - seeing, Sport, Shoping), có nghĩa là du khách thích thú với những loại hình du lịch tham quan, thể thao và mua sắm.

Thứ hai, nhân viên du lịch phải nắm bắt được tâm lý du khách theo vùng, lãnh thổ, châu lục, quốc gia để phục vụ du khách một cách tinh tế nhất. Ví dụ: khách là người châu Á thường có một số nét đặc trưng tâm lý riêng như: tính tình kín đáo, chi tiêu tính toán tiết kiệm. Khách là người châu Âu thường có lối sống thực tế, cởi mở, phóng khoáng, không thích nói chuyện đời tư, chuyện chính trị.

Để thu hút du khách nước ngoài nhiều hơn nữa, việc tìm hiểu tâm lý du khách nước ngoài của từng quốc gia là điều rất cần thiết. Nếu du khách là người Pháp thì thích lịch sự, nhã nhặn, thích kiểu cách, trọng hình thức, giao tiếp khéo léo và thích hài hước. Đối với người Pháp, ăn uống là cả một nghệ thuật, bữa ăn có thể kéo dài


tới 3-4 giờ. Người Pháp thích ăn các món nướng, rán, các món nấu nhừ, tráng miệng bằng các loại bánh ngọt và hoa quả tươi.

Để nắm bắt tâm lý và phục vụ được nhu cầu du khách thì việc tuyển chọn đội ngũ tiếp viên, hướng dẫn viên du lịch là hết sức quan trọng. Họ là cầu nối đưa du khách khám phá sự bí ẩn của khu du lịch. Yếu tố đầu tiên cần có được ở nhân viên du lịch là lòng yêu nghề mặc dù có khó khăn phức tạp, tính kiên trì chịu đựng để đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều loại khách khác nhau. Họ phải có năng lực tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch. Nắm vững kiến thức chuyên môn mà mình phụ trách như: nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ hướng dẫn… Có đầy đủ các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa vùng. Có năng lực giao tiếp, giỏi ngoại ngữ, ngoài ra còn phải biết được tâm lý khách hàng. Muốn vậy, lực lượng này cần được bổ sung thường xuyên các kiến thức chuyên môn du lịch bằng cách mời chuyên gia nói chuyện, cho đi thực tế các khu vực khác trong và ngoài nước…

Giải pháp đào tạo nhân viên du lịch chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên là nhân tố vô cùng quan trọng cho quá trình nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Do vậy, công việc đào tạo, huấn luyện nhân viên cho ngành du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng là không thể trì hoãn.

3.4.2. Giải pháp đối với các tour du lịch

Bên cạnh việc đầu tư phát triển các loại hình sản phẩm du lịch cần tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, nối các tour tuyến điểm để thu hút các thị phần khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng.

Đối với tour du lịch, ngoài các tour truyền thống cần phát triển thêm những tour du lịch mới (Sản phẩm mới) theo một số hướng sau: tour theo bước chân thám hiểm của Yersin chinh phục đỉnh Lang Biang, phát hiện ra Đà Lạt và trở về làng chài xóm Bóng, Suối Dầu – Nha Trang. Nối tour lịch sử văn hóa của triều Nguyễn phong kiến Việt Nam với Bạch Dinh – Nha Trang và cố đô Huế, tour săn bắn theo kiểu của vua Bảo Đại. Tour hưởng tuần trăng mật của những đôi uyên ương, tour du lịch cuối tuần nối giữa đồng bằng, miền núi và miền biển. Tour tham quan kiến trúc, di tích lịch sử của toàn quyền Decoux và các sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra ở Palace.


Tour tham quan các buôn làng dân tộc ít người của Lâm Đồng (xã Lát – Làng gà – núi Voi – Tà Nung...). Tour tham quan các vườn mận, hồng đào, đồi trà Cầu Đất – Di Linh - Bảo Lộc, khu canh nông trồng rau sạch, hoa lan và các vườn cây kiểng của các nghệ nhân nỗi tiếng.

3.4.3. Giải pháp đối với dịch vụ nhà hàng khách sạn

Cần căn cứ vào quy hoạch đô thị và phân khu chức năng để quy hoạch, phát triển hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo tiêu chuẩn và có chất lượng dịch vụ tốt, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu. Bảo vệ, tôn tạo những biệt thự, dinh thự hiện có. Khắc phục tình trạng phát triển nhiều khách sạn cao tầng và mở cơ sở lưu trú tràn lan ảnh hưởng xấu đến vẻ đẹp kiến trúc Đà Lạt và cảnh quan môi trường của Đà Lạt.

Phải đảm bảo sự yên tĩnh cho du khách, không để phát triển các dịch vụ sửa chữa xe, gò, hàn và các cơ sở sản xuất quá gần khu vực khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch.

Tỉnh cần nghiêm ngặt trong việc cấp giấy phép kinh doanh cho những khách sạn đủ tiêu chuẩn để đón khách. Khuyến khích các nhà đầu tư nâng cấp, xây dựng các cơ sở lưu trú cao cấp. Xử lý nghiêm minh tình trạng cò mồi chèo kéo khách đang phổ biến hiện nay ở Đà Lạt.

3.4.4. Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Khai thác loại hình truyền thống này ở Đà Lạt không chỉ ở khâu lưu trú, khách sạn mà cần phải chuyển mạnh cho việc xây dựng các sản phẩm nghỉ mát, thư giãn, nghỉ dưỡng có chất lượng. Tiếp tục xúc tiến vận động để sớm đầu tư xây dựng được một số khu nghỉ dưỡng tại Đà Lạt hoặc trung tâm điều dưỡng về sức khỏe qui mô vừa và nhỏ.

Quy hoạch khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đang được du khách quan tâm. Có một chi tiết đáng chú ý là gần đây du khách nữ người Nhật đến Việt Nam tăng nhanh, bên cạnh việc mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, thưởng thức ẩm thực Việt Nam, họ cũng rất ưa thích sử dụng dịch vụ salon, massge, spa và chăm sóc sắc đẹp bởi vì giá cả dịch vụ này ở Đà Lạt rẻ hơn


nhiều so với ở Nhật. Đó là điều làm cho chúng ta nghĩ đến việc tạo sản phẩm dịch vụ chăm sóc sức khỏe phục vụ khách quốc tế như dịch vụ tắm hơi với dược thảo, phương pháp vật lý trị liệu và châm cứu, những dịch vụ này phải được cung cấp với những phương tiện kỹ thuật hiện đại.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng tạo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp yoga (thuyết du già) hoặc phương pháp thiền (meditation). Nếu chúng ta tạo được các sản phẩm đó ở Đà Lạt, du khách quốc tế và Việt kiều có thể kết hợp chuyến du lịch của họ với việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cả chăm sóc sắc đẹp.

Khu du lịch Tuyền Lâm cần sớm phát triển thành khu nghỉ dưỡng tổng hợp, phải thật sự đưa du khách trong và ngoài nước trở về với thiên nhiên hoang dã, với văn minh của phương Đông, văn hóa Việt Nam qua các phương pháp trị liệu, châm cứu, sử dụng dược thảo để dưỡng sức, chữa bệnh; thực tập các phương pháp dưỡng sinh, yoga, luyện tinh - khí - thần và đặc biệt là thiền Việt Nam. Giữ gìn môi trường thật tinh khiết, trong lành, tĩnh lặng đảm bảo cho du khách được thư giãn thoải mái tâm trí, phục hồi được sức khỏe sau thời gian nghỉ dưỡng.

3.4.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái

Thái Lan là đất nước phát triển mạnh về du lịch sinh thái, Đà Lạt cần học hỏi kinh nghiệm của họ để phát triển tốt loại hình du lịch này.

Trong những năm trước mắt, Tỉnh phải sớm xây dựng và khai thác có hiệu quả các khu du lịch đúng theo quy hoạch và bảo vệ tốt môi trường sinh thái, đặc biệt đối với khu du lịch Lang Biang, Thung lũng Tình yêu, hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối Vàng, khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà…Tổ chức các loại hình du lịch dã ngoại, cắm trại, thám hiểm, leo núi, nghiên cứu động thực vật quý hiếm và rau hoa đặc sản.

Đà Lạt là vương quốc của các loài hoa vì vậy việc quy hoạch phát triển du lịch Đà Lạt phải gắn liền với việc phát triển các loài hoa đặc trưng như: hoa Anh đào, hoa Mimoza, hoa Tường vi, Forget me not... Trên các đường phố Đà Lạt cần trồng các loại hoa đặc trưng cho từng con đường, đặc biệt đường từ sân bay Liên Khương vào cửa ngõ thành phố hoặc ít ra từ đầu đèo Prenn vào khu trung tâm thành phố nhằm tạo


ấn tượng cuốn hút cho du khách về thành phố ngàn hoa. Những đoạn đường đến các điểm du lịch, trên những ngọn đồi đất trống, hoặc phải sớm phủ cây xanh hoặc trồng những khu rừng hoa, vườn hoa các loại như Dã quỳ, Anh đào, Mimosa... tạo thành những nơi ngắm cảnh và thư giản lý tưởng. Đây chính là một trong những lợi thế so sánh mà Đà Lạt chưa tận dụng tốt để khai thác.

Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với tổ chức tour du lịch sinh thái, thể thao leo núi thăm buôn làng dân tộc, thăm chiến khu xưa hoặc tour xuyên rừng qua hồ Lắc lên Tây Nguyên... Tránh đưa những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội – nhân văn, phá vỡ cảnh quan, hệ sinh thái và thảm thực vật.

Trong quy hoạch nên phục hồi và làm thêm một số đập nước ở Đà Lạt. Tại khu vực Trại Hầm, có thể tạo một số điểm nuôi thả chim. Phải biết kết hợp những cánh đồng hoa và nuôi bướm, ép hoa và ép bướm phục vụ du khách. Nâng cấp sở thú tại thác Prenn, hiện đang quá nhỏ về quy mô và số lượng thú cũng như đơn điệu về chủng loại thú. Cần mở rộng khuôn viên và bổ sung thêm nhiều loại động vật hoang dã cho sở thú này.

Thành phố Đà Lạt, cần có những chương trình hướng du khách trẻ tuổi đến với Đà Lạt bằng những chương trình dã ngoại, sống hòa đồng với thiên nhiên. Trên cơ sở đó giáo dục thế hệ trẻ ý thức bảo vệ môi trường.

Du lịch sinh thái nếu không có quy hoạch, quản lý hợp lý sẽ dẫn đến thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Phải tăng cường tuyên truyền giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân Ðà Lạt làm du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan, môi trường văn hóa xã hội... Vấn đề bảo vệ môi trường phải được đưa vào giáo dục trong trường học ngay từ các trường mầm non.

3.4.6. Giải pháp phát triển du lịch hội nghị

Đà Lạt với khí hậu môi trường thiên nhiên lý tưởng là điều kiện tốt để phát triển loại hình du lịch này, hơn nữa du khách cũng cho rằng sản phẩm du lịch hội nghị khá quan trọng ở thị trường này. Để đa dạng hóa loại hình du lịch hội thảo, hội nghị, đòi hỏi chúng ta phải tạo được nét đặc thù của mô hình du lịch hội nghị ở Đà Lạt, ngoài những trang thiết bị hiện đại trong phòng họp như đèn chiếu, màn hình,


laptop, micro…cần trang trí nhiều cây xanh, hoa hài hòa trong không gian phòng họp, ngoài phòng họp cần tạo ra một không gian ở sân vườn để khách thưởng thức cà phê, trái cây và thư giãn trong giờ nghỉ giải lao. Ngoài ra, kết hợp tốt hội nghị với các dịch vụ dã ngoại, ẩm thực ngoài trời. Sau khi kết thúc hội nghị có thể kết hợp với những tour tìm hiểu văn hóa, lịch sử của dân tộc ít người, có như vậy mới giải tỏa tâm lý căng thẳng của du khách sau những ngày hội nghị. Chắc chắn lợi ích mang lại cho khách hàng sẽ rất cao.

Loại hình du lịch hội nghị khá mới mẽ ở thị trường Đà Lạt, do vậy cần có sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài, cần có sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt cần nhân rộng các mô hình hội nghị đã được tổ chức nhiều ở khách sạn Sofitel Dalat Palace, khách sạn Novotel Đà Lạt, khách sạn Vietso Petro…

Khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư khai thác sản phẩm du lịch hội nghị, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng dịch vụ ngang tầm quốc gia và quốc tế. UBND Tỉnh cần có những chính sách thông thoáng để khuyến khích các khách sạn lớn có điều kiện xây dựng các phòng họp có qui mô lớn, có sức chứa trên 500 chỗ ngồi, được trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế.

3.4.7. Khí hậu, cảnh quan và môi trường là yếu tố sản phẩm du lịch chủ yếu của Đà Lạt – Lâm Đồng

Sự tĩnh lặng của Đà Lạt đang và sẽ mãi mãi là một yếu tố sản phẩm du lịch không có đối thủ cạnh tranh. Do vậy, trong việc quy hoạch phát triển đô thị, chúng ta cần phải hết sức cẩn trọng, đừng để đánh mất giá trị độc nhất vô nhị này của thành phố Đà Lạt. Chúng ta nên xây dựng thành phố Đà Lạt theo hướng “thành phố xanh”, “thành phố trong rừng” bằng cách phủ đầy cây xanh cho thành phố. Tất cả các đường phố, các khoảng đất trống đều được trồng những loại cây xanh thích hợp nhằm che đi những khoảng bê tông.

Khí hậu và cảnh quan của thành phố Đà Lạt là sản phẩm có một không hai, là sức hút chính trong quá trình phát triển du lịch. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ rằng thiên nhiên và cảnh quan của Đà Lạt hoàn toàn là “tài nguyên có sẵn”, là “của trời cho”. Cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt cần được tổ chức lại và gìn giữ; cần có biện

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí