Bảng 3.20. Mục tiêu phát triển kinh tế của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên
ĐVT | Thực hiện 2019 | Kế hoạch 2025 | So sánh 2025 - 2019 | |
1. Tổng số trang trại | TT | 52 | 80 | 153.84 |
1. Chăn nuôi | “ | 02 | 10 | 500,00 |
2. Nuôi trồng thủy sản | “ | 45 | 58 | 128,88 |
3. TT. Tổng hợp | “ | 05 | 12 | 240,00 |
2. Diện tích đất sử dụng | Ha | 271.81 | 530 | 194,99 |
3. Tổng số vốn SXKD | Trđ | 77.554,6 | 125.314,34 | 161,58 |
4. Tổng thu từ SXKD | Trđ | 121.940 | 189.600,35 | 155,49 |
5. Thu nhập trước thuế | Trđ | 44.200 | 54.890 | 124,19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Đất Nông Nghiệp Của Các Mô Hình Trang Trại Thị Xã Quảng Yên Năm 2019 (Tính Bình Quân Cho 1 Trang Trại)
- Tỷ Suất Giá Trị Hàng Hoá Của Các Trang Trại Điều Tra Năm 2019
- Vấn Đề Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật - Công Nghệ Trong Sản Xuất
- Những Giải Pháp Cụ Thể Cho Từng Loại Hình Trang Trại Đối Với Trang Trại Nuôi Trồng Thủy Sản
- Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 16
- Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 17
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Theo tính toán của tác giả)
Qua bảng 3.20, cho thấy mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2025 của thị xã Quảng Yên như sau:
Số lượng trang trại từ năm 2019 đến 2025 tăng 28 trang trại, trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản vẫn là loại trang trang trại chiến lược của địa phương (có thể dễ giải thích được điều này, bởi vì Thị xã Quảng Yên có diện tích mặt biển lớn, đặc biệt rất có tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển và theo quy hoạch phát triển của thị xã). Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp và trang trại chăn nuôi cũng tăng đáng kể vì 2 loại hình này đem lại giá trị sản xuất cao nhất, hai loại hình này vẫn sử dụng mô hình VAC có hiệu quả cao. Tăng cường phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao, từng bước phát triển thành các trang trại tổng hợp. Tạo điều kiện cho loại hình trang trại chăn nuôi và lâm nghiệp phát triển.
Phấn đấu đưa diện tích đất sử dụng để phát triển kinh tế trang trại lên 530 ha năm 2025, tăng 258 ha so với năm 2019.
Đến năm 2025, tổng số vốn sản xuất kinh doanh tăng thêm 61,58%, qua đó làm tăng tổng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh lên 155,49%.
Mặt khác phải khuyến khích giúp đỡ các gia đình làm và mong muốn làm kinh tế trang trại để tăng quy mô trang trại trên địa bàn.
Tăng cường đưa những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất trong các trang trại. Đặc biệt là đối với các trang trại nuôi trồng thủy sản khi mà yếu tố giống được đặt lên hàng đầu do rủi ro cao dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng hải sản trong các trang trại cũng như thu nhập của các trang trại.
Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa sản phẩm.
Để thực hiện được những mục tiêu trên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý, nhất là giải pháp về sử dụng đất đai, lao động, vốn nhằm thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó cần có sự nỗ lực hết mình của các cấp lãnh đạo chính quyền cũng như toàn bộ người dân thị xã Quảng Yên.
3.4.4. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên
3.4.4.1. Giải pháp chung
Giải pháp về quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng
Trên cơ sở thực hiện Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương, tiến hành thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế trang trại nhằm đưa kinh tế trang trại phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh, của thị xã, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với chế biến khắc phục tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang trại, thực hiện khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai và tài nguyên biển, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung từ nay đến năm 2025 của thị xã, cần đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhằm giúp cho các trang trại khắc phục được những khó khăn trở ngại.
Nhà nước và chính quyền địa phương cần xây dựng các cụm kinh tế, văn hóa với hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, trạm y tế, nông thôn...
Xây dựng các hồ nước, các trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu vào mùa khô nhằm đảm bảo năng suất cây trồng cho các trang trại.
Xây dựng thêm các hệ thống kênh mương nội đồng để dẫn nước đến các vùng sản xuất khô hạn ở các địa phương trên địa bàn.
Tiếp tục mở rộng và nâng cấp đường giao thông nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ.
Khuyến khích các Chủ trang trại đóng góp nhiều hơn vào quỹ đầu tư và phát triển nông thôn, theo chủ trương: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
Giải pháp về đất đai
Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Đây là mối bận tâm lo lắng của những người làm kinh tế trang trại trên địa bàn. Vì vậy, chính sách đất đai của tỉnh và của thị xã cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất phát triển. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất.
Cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng để định hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng.
Nhanh chóng cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các chủ trang trại chưa có quyền sử dụng đất, cụ thể là sổ đỏ để họ an tâm sản xuất và tiện lợi cho việc thế chấp vay vốn ngân hàng.
Khuyến khích các chủ trang trại khai thác, sử dụng đất hoang, đất trống, đồi núi trọc, mặt nước biển trong quy hoạch để phát triển trang trại.
Cần khắc phục tình trạng manh mún đất để làm tiền đề chuyển từ sản xuất nông hộ lên sản xuất kinh tế trang trại một cách thuận lợi. Tuy nhiên, không thể áp đặt bằng mệnh lệnh từ trên xuống mà phải theo nguyên tắc tự nguyện. Trước tiên là khuyến khích các trang trại trao đổi đất là chính.
Giải pháp về vốn sản xuất kinh doanh Vốn ngân sách
Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách của Nhà nước (Trung ương và tỉnh), kết hợp với khai thác tối đa các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu, dự án quốc gia. Nguồn vốn này chiếm khoảng 7- 10%, sau có thể giảm xuống 5-7%, được triệt để sử dụng vào xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm và các khâu đột phá.
Nguồn vốn tín dụng.
Tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn tín dụng, vốn vay ưu đãi, các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình Quốc gia như chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, Chương trình phát triển biển Đông, Chương trình hỗ trợ đánh bắt, nuôi trồng hải sản, Dự án hỗ trợ trồng rừng và các tài trợ khác... Có thể huy động được 10 - 15% tổng nguồn vốn cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn.
Trên thực tế vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đâu tư. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình theo phương thức” lây ngắn nuôi dài” bằng cách trồng thêm những cây ngắn ngày, hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, mạnh dạn nuôi thử nghiệm con giống mới từ đó tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất.
Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển kinh tế trang trại như: thành lập quỹ cho vay kinh tế trang trại từ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng. Thực hiện Quyết định số 423/QĐ/NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy định chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. Triển khai thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao đất, thuê, nhận, khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Hướng dẫn các chủ trang trại lập các thủ tục xác nhận tài sản, Nhà nước và chính quyền địa phương cần thực hiện cơ chế cho các chủ trang trại vay theo dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ chế cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, tức là cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm; tăng cường cho vay trung và dài hạn với lãi suất hợp lý để các trang trại mở rộng đầu tư theo chiều sâu. Tổ chức xây dựng các quỹ tín dụng nhân dân mà thành viên là có sự tham gia của các chủ trang trại.
Khuyến khích các hộ có vốn ở thành thị và địa phương khác đầu tư làm kinh tế trang trại ở vùng đồi núi hoang hóa, đất ven biển chưa sử dụng bằng các giải pháp về ưu tiên giao đất, miễn giảm thuế.
Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại
Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Từ thực trang phân tích trên, để cho kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại.
Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các Chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật - công nghệ mới.
Phát triển chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại, đồng thời đối với những người lao động trong các trang trại cần có các chương trình và tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật. Tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện, tham
quan, học tập, bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành những lao động có kỹ thuật và có tay nghề vững vàng.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ
a. Đối với tỉnh và thị xã Quảng Yên
Cần đảm bảo yếu tố đầu vào qua ký kết hợp đồng, cung ứng một cách kịp thời với giá cả thỏa đáng, tránh tư thương xen vào ép giá, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của trang trại.
Xúc tiến tìm kiếm và giới thiệu thị trường, giá cả nông sản phẩm trong và ngoài nước cho các trang trại, tránh tình trạng ép giá của tư thương ở địa phương.
Tổ chức dự báo thị trường, mở rộng hình thức thông tin kinh tế Khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ hợp dịch vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo quản nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch.
Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thị xã đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông sản.
Các cơ sở chế biến nông, lâm sản và thủy sản có ý nghĩa quyết định tới chất lượng hàng hoá nông sản. Cần khuyến khích, hỗ trợ cho sự ra đời của các cơ sở chế biến nông sản và hải sản như cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Chế biến nước mắm, ruốc từ các sản phẩm hải sản có chất lượng cao như Cá, tôm, Hàu, chả mực...Chế biến hoa quả mơ, chuối, nhãn, vải...
b.Đối với các Chủ trang trại
Tổ chức sản xuất dựa vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, của người tiêu dùng. Ký kết các hợp đồng tiêu thụ với khách hàng.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm của trang trại.
Sản xuất kinh doanh của các trang trại gắn liền với quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm bằng cách kí kết hợp đồng hợp tác với các công ty chế biến - thương mại.
Với hình thức hợp tác này rất thuận lợi cho cả hai bên. Đây là cách chủ động cho cả trang trại và công ty chế biến - thương mại, giảm bớt sự biến động giá cả tiêu thụ.
Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ
Việc đầu tiên là cần chú trọng công tác thông tin KH&CN cho các chủ trang trại. Hiện nay ngành nông nghiệp chỉ hoạt động khuyến nông chung cho nông dân cả nghèo lẫn giàu. Đã đến lúc cần tập trung công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nông dân - trang trại sản xuất hàng hóa là lực lượng xung kích, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KH&CN, tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông cho các chủ trang trại theo ngành sản xuất, như các trang trại sản xuất lúa hàng hóa, cây ăn quả, nuôi gà, vịt, nuôi lợn, nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng với quy mô vừa và lớn, khối lượng hàng hóa nhiều ở từng địa phương, đi vào từng chuyên đề thiết thực.
Cần chú trọng và tiếp tục đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho trang trại, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình thành công ra nhiều trang trại khác.
Phổ biến cho các trang trại biết có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh ở địa phương, đặc biệt đối với các loại cây trồng dài ngày để giúp các trang trại lựa chọn phương hướng sản xuất phù hợp.
Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu ở trong và ngoài huyện với các trang trại hạt nhân trên từng vùng để nghiên cứu tạo ra những giống vật nuôi cây trồng phù
hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng và chịu được điều kiện khí hậu ở địa phương cũng như chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại.
Trên cơ sở quy hoạch về phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2025 của tỉnh, khuyến khích và hỗ trợ các trang trại sản xuất giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương để cung cấp giống tại chỗ.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để sản xuất kinh doanh có lợi, các trang trại nước ta phải lựa chọn và ứng dụng KH&CN thích hợp, hỗn hợp và tổng hợp.
KH&CN thích hợp là sử dụng các loại vật tư kỹ thuật, động lực, công cụ và công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật của sản xuất, của từng trang trại, và yêu cầu chất lượng sản phẩm của thị trường tiêu thụ.
KH&CN hỗn hợp là sử dụng đan xen giữa các cấp độ công nghệ khác nhau (cổ truyền kết hợp với hiện đại, thủ công kết hợp với cơ khí v.v...) trong các công đoạn sản xuất chế biến các loại nông sản, nhằm sử dụng hợp lý nhất các yếu tố kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
KH&CN tổng hợp là sử dụng đồng bộ các công nghệ sinh học, hóa học, cơ điện trong chu trình sản xuất, chế biến nông sản của các trang trại, huy động sức mạnh tổng hợp của KH&CN, tạo ra hợp lực đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại
Thực hiện quản lý nhà nước đối với quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh, khuyết khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của loại hình kinh tế trang trại, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát tích tụ ruộng đất tràn lan.
Xác định các loại hình trang trại và hình thức kinh doanh để có sự quản lý thống nhất và phù hợp với từng loại hình trang trại, nhất là loại hình trang trại có thuê mướn nhiều lao động mà chủ trại không trực tiếp tham gia sản xuất trong trang trại.