Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 12


dụng của các chi nhánh. Để chi nhánh Vũng Tàu có thể nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình, hội sở chính cần phải thực hiện tốt các công tác sau:

- Xây dựng, ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của mỗi bộ phận. Các bộ phận này có thể hoạt động độc lập và phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng.

- Các chính sách, quy định, quy trình, các tiêu thức tín dụng phải được xây dựng một cách rõ ràng, khoa học và thường xuyên được cập nhật cho phù hợp với thực tế hoạt động và các quy định, thông tư ban hành của Ngân hàng Nhà nước. Từ đó hình thành cẩm nang tín dụng được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Các vấn đề này được cụ thể hóa qua một số biện pháp sau:

+ Xây dựng chính sách cho vay: thể hiện quy định cho vay của Ngân hàng và phải được in thành văn bản. Chính sách cho vay đúng đắn là cơ sở để quản lý cho vay có hiệu quả. Chính sách này phải được cập nhật thường xuyên nhằm phù hợp với thực tế, đảm bảo xử lý thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống của Ngân hàng.

+ Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng: quy trình này và quy chế cho vay là cơ sở thu hồi nợ, đảm bảo lành mạnh về vốn đầu tư và khả năng sinh lời.

+ Xây dựng cho mình hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn để phòng ngừa rủi ro tín dụng: thẩm định uy tín khách hàng phải được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. Việc đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đặc biệt là những khách hàng mới quan hệ lần đầu, được chính xác hay không sẽ có vai trò quyết định đến hiệu quả khoản tín dụng cho vay. Vì vậy các Ngân hàng phải tự xây dựng cho mình hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hội sở chính có thể xây dựng hệ thống nhập thông tin tài chính, phi tài chính, từ đó các chi nhánh khi cấp tín dụng cho một khách hàng sẽ nhập toàn bộ thông tin tài chính và phi tài chính lên hệ thống của hội sở chính. Đây sẽ là kho thông tin quý báu, giúp các chi nhánh nắm bắt được thông tin của khách hàng mình cũng như tình hình quan hệ tín dụng với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống. Ngân hàng sẽ tránh được việc một khách hàng có tổng dư nợ quá lớn tại nhiều chi nhánh trong hệ thống


+ Xây dựng một hệ thống những chỉ tiêu đánh giá khách hàng: việc xây dựng được khung chỉ tiêu đánh giá khách hàng sẽ giúp cán bộ khách hàng có cơ sở để nhận xét và đánh giá khách hàng tốt hơn, đồng thời công tác kiểm soát nghiệp vụ cũng có nhiều thuận lợi.

- Phòng xử lý nợ phải hỗ trợ tích cực các chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu thông qua việc hướng dẫn chi nhánh có những biện pháp sử lý nợ xấu thích hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Hội sở chính cần có chiến lược đầu tư và cập nhật công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại, liên kết thông tin quốc tế… sao cho phù hợp với thực tiễn của ngành, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến và viễn thông để cải thiện cơ sở hạ tầng cho các sản phẩm Ngân hàng, đặc biệt dịch vụ thanh toán điện tử, hệ thống thông tin quản lý và thanh toán điện tử liên Ngân hàng nhằm tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Hội sở chính cần có chiến lược hợp tác hiệu quả với các NHTM khác trong phát triển công nghệ, từ đó Ngân hàng có thể cập nhật kịp thời những thông tin về khách hàng vay vốn và Ngân hàng có thể đánh giá, phân nhóm khách hàng một cách chính xác hơn. Từ việc đầu tư và cập nhật công nghệ này sẽ giúp các chi nhánh trong toàn hệ thống có thể nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Để đổi mới và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, Hội sở chính cần tiếp tục tích lũy và tập trung vốn cho đầu tư, phát triển công nghệ Ngân hàng hiện đại. Vốn là điều kiện tiên quyết giúp Ngân hàng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Vì vậy nâng cao vốn tự có và hiệu quả hoạt động kinh doanh là giải pháp có tính cấp bách đảm bảo tích lũy vốn cho đầu tư và phát triển công nghệ Ngân hàng.


Giải pháp cải thiện hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu - 12

Kết luận chương 3


Trong Chương 3 luận văn đã đi sâu vào phân tích về định hướng phát triển cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của VIB Vũng Tàu. Từ đó, tác giả đã đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hiệu quả kinh doanh và các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình hoạt


động tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, luận văn còn đi sâu vào các giải pháp liên quan đến hoạt động tín dụng của VIB Vũng Tàu, từ đó góp phần cải thiện hoạt động tín dụng tại VIB Vũng Tàu nói riêng và toàn hệ thống VIB.


KẾT LUẬN


Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng, phân tích các dữ liệu, đề tài đã hoàn thành một số nội dung sau:

- Hệ thống hóa mang tính lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại VIB Vũng Tàu. Từ đó nêu lên những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại VIB Vũng Tàu.

- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu cho VIB Vũng Tàu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro xảy ra.

- Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam nói riêng và các NHTM nói chung có thể nâng cao hiệu quả họat động tín dụng, kiểm soát được và giảm thiểu các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, sớm nhận diện được những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Báo cáo thường niên tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010 -2012 của chi nhánh VIB Vũng Tàu.

2. Basel Committee on Banking Supervison (2004), International Convergence of Capital Muasurement and Capital Standards – A Revised Framework, Bank For International Settlements, Basel.

3. Các ý kiến đóng góp của Lãnh đạo và các Đồng nghiệp trong cơ quan VIB Vũng Tàu.

4. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nxb. Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Eugene F. Brigham, Michael C. Ehrhardt (2002), Financial Management: Theory and Practice, South-Western, Ohio.

6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,

Nxb Công An Nhân dân, Hà Nội.

7. PGS-TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương Mại, NXB Giao Thông Vận Tải, Tp. TPHCM.

8. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Đăng Dờn, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong, Dương Tấn Khoa (2007), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Lao động Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt (2008), Các Nguyên lý Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nxb. Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng,

Nxb Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb. Thống kê,

Thành phố Hồ Chí Minh.

12. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê, TPHCM.


13. Quy trình tín dụng và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống VIB.

14. Quyết định: số 1627/2001/QĐ-NHNN, số 127/2005/QĐ-NHNN ngày, số 493/2005/QĐ-NHNN, và số 18/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

15. Lê Thanh Tâm, Phạm Bích Liên (2009), Quản trị Rủi ro hoạt động: Kinh nghiệm Quốc tế và Bài học đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 20, Hà Nội.

16. Lê Văn Tề, Hồ Diệu (2004), Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. PGS-TS Lê Văn Tề, (2010), Tín Dụng Ngân hàng, NXB Giao Thông Vận Tải.

18. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Quốc Tuấn (2007), Quản trị Rủi ro Tài Chính, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí