Việc sư Ngô Chân Lưu đã được Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành phong làm Tăng thống, ban chức Quốc sư, làm cố vấn cho triều đình, chứng tỏ vai trò của Phật giáo đối với đất nước hết sức quan trọng. Đỗ Pháp Thuận là “người có công dự bàn sách lược”, đại diện triều đình để tiếp sứ thần nhà Tống khiến sứ thần phải kính nể. Sư Vạn Hạnh không chỉ đảm nhận vai trò cố vấn triều đình nhà Tiền Lê mà còn là người có công đưa Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế mở ra một triều đại nhà Lý hưng thịnh. Và còn có rất nhiều thiền sư khác nữa đã đóng góp công sức của mình cho đất nước như Mãn Giác, Từ Đạo Hạnh đời Lý, Quốc sư Trúc Lâm, Đại Đăng đời Trần. Những điều vừa nêu trên đủ để khẳng định vai trò Phật giáo đối với sứ mệnh dân tộc là rất lớn. Bởi đạo Phật sau một thời gian dài được truyền vào Việt Nam đã được “bản địa hoá.”ù [21, 58].
Nhờ tinh thần này mà Phật giáo Đại Việt có một diện mạo và đặc trưng riêng biệt, trở thành lực lượng chủ yếu trực tiếp tham gia trên vũ đài chính trị để chống lại sự đồng hóa văn hóa ngoại xâm của thế lực phương Bắc. Hệ quả tất yếu là Phật giáo Trúc Lâm đời Trần ra đời sau khi hợp nhất ba Thiền phái: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường để tạo nên một Phật giáo Nhất tông. Thiền phái này đã tạo ra các giá trị văn hóa, văn học qua những tác phẩm tiêu biểu để lại cho đời. Mỗi khi đọc lại những gì các thiền sư, Phật tử phát biểu qua các tác phẩm của mình đều có nội dung mang âm hưởng chính trị đối với quyền lợi quốc gia dân tộc. Chính đây là cơ sở, là diện mạo làm nên nét đặc trưng Văn học Phật giáo Đại Việt thời Lý - Trần.
Những tác phẩm mang âm hưởng chính trị rõ nét như bài Quốc Tộ của thiền sư Pháp Thuận nói về vận nước, đến bài Thị đệ tử của thiền sư Vạn Hạnh diễn dịch triết lý hành động, suy nghĩ về đạo đức con người trước sự thịnh suy cuộc đời; đến lời khuyên của Quốc sư Phù Vân đối với Trần Thái Tông khiến vua trở thành bậc minh quân, một thiền gia chứng ngộ, đặt nền móng tư tưởng cho Thiền phái Trúc Lâm ra đời với những tác phẩm Thiền học đầy chất thi ca.
- Đặc trưng thứ hai cần được bàn đến là mối quan hệ giữa Phật giáo và Chính quyền phong kiến qua các triều đại bao giờ cũng có sự gắn kết. Sự thật này được quy định rõ từ thời Mâu Tử về chức năng và nhiệm vụ của Phật giáo mà thông điệp về con đường Phật giáo đã nêu. Các nhà lãnh đạo Phật giáùo thời Lý - Trần đã kế thừa và vận dụng tinh thần
này một cách triệt để, nên không bao giờ có sự tranh chấp giữa giáo quyền và thế quyền. Các thiền sư, Phật tử ngộ đạo có đủ lý do để trả lời vì sao họ không có tham vọng xây dựng một giáo quyền áp đặt với chính quyền. Tinh thần vô ngã đã cung cấp cho người Phật tử một cái nhìn duyên sinh, duyên diệt trong tiến trình vận hành bao la của vũ trụ, kể cả cuộc đời con người. Đây chính là cơ sở, động lực mà giới Phật tử Đại Việt làm nên hào khí Đông A thúc đẩy sự phát triển đất nước. Do đó, sự thiết lập giáo quyền trong đạo Phật là một sự thật chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Phật giáo trước đó.
Nhìn lại, các thiền sư Phật tử tham gia đóng góp cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước không đòi hỏi bất cứ điều gì mà chỉ nghĩ mình đã đóng góp được gì cho đất nước. Thế nên, thơ văn của các thiền sư Phật tử bao giờ cũng thể hiện những nỗi niềm ưu thời mẫn thế, hoặc ngợi ca thiên nhiên hữu tình, thậm chí ghi lại sự trực cảm tâm linh trước phút giây chứng ngộ, cũng không đi ra ngoài việc trả lời câu hỏi con đường Phật giáo là gì mà chúng ta đã nêu. Như vậy, Phật giáo dù có đề ra mục đích tối hậu là chứng ngộ Niết bàn thì mục tiêu đó chỉ thành tựu khi cá thể đó tự đặt mình trong mối tương quan với từng cá thể khác nhau cùng tồn tại trong một cộng đồng. Từ đây, con người có một cái nhìn bao dung độ lượng với con người xung quanh và thế giới hiệân hữu, nhất là ý thức sự cần thiết của niềm tin, của ý niệm hòa bình, đoàn kết và thân ái cùng nhau xây dựng một đời sống hạnh phúc. Kết quả Phật giáo thời Lý - Trần đã ít nhiều góp phần hiện thực hóa hào khí Đông A làm nên lịch sử huy hoàng cho cả dân tộc.
- Đặc trưng thứ ba là Phật giáo thời kỳ này đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là hệ quả tất yếu từ hai đặc trưng nói trên. Chỉ cần xem qua Thiền uyển tập anh và một số thư tịch cổ còn lại cũng đủ để chứng minh có một bộ phận văn học với một tiếng nói rất riêng trong văn chương Việt Nam: Văn học Phật giáo mà văn học Phật giáo thời Lý - Trần là tinh hoa, đỉnh cao của văn học Phật giáo Việt Nam. Nó có diện mạo riêng, đặc điểm riêng. Vấn đề này gần đây đã có người lý giải tương đối toàn diện, đầy đủ [xem 165]. Điều cần nhấn mạnh là văn học Phật giáo thời Lý - Trần đã vinh dự là một bộ phận văn học chính thức mở đầu, có nhiệm vụ khai phá và mở đường cho văn học viết Việt Nam kể từ sau khi nước nhà giành độc lập. Nếu yêu nước và nhân đạo là hai nội dung lớn, hai tư tưởng lớn, hai chủ đề xuyên suốt của văn học Việt Nam từ xưa đến nay thì văn học
Có thể bạn quan tâm!
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 2
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 3
- Thời Đại Hào Hùng Của Dân Tộc Đại Việt Với Hào Khí Đông A
- Sự Ra Đời Và Quá Trình Phát Triển Của Thiền Phái
- Các Ý Kiến Khác Nhau Về Sự Truyền Thừa Thiền Phái
- Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 8
Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.
Phật giáo Lý - Trần được vinh dự là một bộ phận văn học góp phần đặt nền móng vững chắc cho hai nội dung, tư tưởng, chủ đề nói trên [xem 165].
Nhờ vậy, văn học Lý - Trần, trong đó có văn học Phật giáo Lý - Trần, theo quy luật chịu ảnh hưởng của hệ thống thể loại, thi pháp văn học trung đại, đậm đặc tính chức năng, bác học trang nhã, quy phạm, bút pháp ước lệ tượng trưng và chịu ảnh hưởng thế giới quan tôn giáo. Cho dù bộ phận văn học ấy được sáng tác dưới ánh sáng của tư tưởng Phật giáo Thiền tông nhưng tư tưởng ấy mang tính Tam giáo đồng nguyên đã được dung hòa rồi Việt hoá. Từ kệ và thơ Thiền, tụng, từ khúc, bi, ký,… thể hiện ở các tác phẩm đời Lý thì sang đời Trần và về sau đã xuất hiện thêm ca, tụng cổ, phú, luận thuyết tôn giáo, thơ trữ tình, thơ tự sự... Việc các vị Tổ sư của Thiền phái sử dụng chữ Nôm để sáng tác văn học đủ chứng tỏ sự tiếp biến ngôn ngữ văn tự nước ta thật hoàn mỹ, bản lĩnh văn hoá của dân tộc đã được phát triển. Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn đã viết: “Sự xuất hiện chữ Nôm đáng được coi như là một cái mốc lớn trên con đường tiến lên của lịch sử. Và kho tàng văn bản chữ Nôm cũng như bản thân chữ Nôm được coi như là một gia tài văn hoá quý báu của dân tộc ta.” [193, 515 - 516]. Tại đây, chúng ta có đủ cơ sở để lý giải sự phát triển không ngừng nền văn học thời kỳ này, nhất là văn học Phật giáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Với bối cảnh lịch sử như thế, Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông chính là những người đã đặt nền móng tư tưởng để sau đó Trần Nhân Tông khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm.
1.2. NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶT NỀN MÓNG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
1.2.1. Trần Thái Tông
Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã viết về Thái Tông như sau: “Họ Trần, tên húy là Cảnh, trước tên huý là Bồ, làm Chi hậu chính triều Lý, được nhường ngôi, ở ngôi 33 năm (1225 - 1258), nhường ngôi 19 năm, thọ 60 tuổi (1218 - 1277), băng ở cung Vạn Thọ, táng ở Chiêu Lăng. Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập dựng kỷ cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm.” [150, 6].
Chi tiết lịch sử trên, cho thấy sự lên ngôi Hoàng đế của Trần Thái Tông có sự chuẩn bị cả quá trình lâu dài. Người có công lớn trong việc xây dựng triều Trần là Trần Thủ Độ,
nhưng trước đó phải kể đến công lao của Trần Lý, rồi sau đó là Trần Thừa. Việc quản lý đất nước trong mười năm đầu của vua phải dựa vào người chú với cương vị Thái sư. Phải đợi đến năm 1236, sự kiện Trần Thủ Độ bắt vua bỏ Chiêu Thánh, giáng làm Công chúa rồi đem người chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu đã có thai vào làm Hoàng hậu, Trần Thái Tông mới quyết định thể hiện tư cách nhà lãnh đạo của một nước, bằng cách bỏ hoàng cung lên Yên Tử gặp Quốc sư Phù Vân với khát vọng được làm Phật. Nghe lời khuyên của Quốc sư, vua mới trở lại ngôi, vừa trị nước yên dân, vừa tu hành rồi chứng ngộ và viết sách Thiền. Bài tựa Thiền tông chỉ nam do vua viết nên rất đáng tin cậy, nội dung bài tựa có khác với những gì mà bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn. Giá trị của bài tựa là lý giải các vấn đề có liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Trần Thái Tông. Việc bị ép lấy chị dâu đang mang thai và phong làm Hoàng hậu là ý đồ của Trần Thủ Độ nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà Trần. Sau đó, ông đã tỏ rõ quan điểm lập trường và tâm tư tình cảm trong các mối quan hệ và trở thành vị vua anh minh.
Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Chiêu Hoàng cảm mến Trần Thái Tông thuở nhỏ và Trần Cảnh cũng đã yêu thương Lý Chiêu Hoàng. Tình cảm đó không chỉ nói lên tình yêu lứa đôi mà còn được nâng lên bằng cả tấm lòng tôn quý của bậc đế vương khi Lý Chiêu Hoàng tuyên cáo trước thần dân về việc nhường ngôi cho chồng. Nghe lời khuyên của Quốc sư Phù Vân và theo tiếng gọi của “Quốc gia xã tắc”, Trần Thái Tông đã trở về kinh đô hoàn thành đại nguyện trên. Đúng như sử gia Ngô Thì Sĩ đã viết trong Việt sử tiêu án “bỏ ngai vàng như trút chiếc giày rách”. Trần Thái Tông xứng đáng là “gương mặt văn hoá đẹp và lạ đến khác thường trong lịch sử Việt Nam.” [59, 100].
Về sự nghiệp trước tác, trước thuật, theo Thánh đăng ngữ lục thì Trần Thái Tông là tác giả các tác phẩm sau: Văn tập (1 quyển); Chỉ nam ca (1 quyển); Thiền tông Khoá hư (10 quyển). Văn tập vaứ Chổ nam đã mất, hiện chỉ còn Khoá hư. Cũng theo Thánh đăng ngữ lục thì ngoài những tác phẩm trên, Trần Thái Tông còn có một số tác phẩm khác nữa, mà những tác phẩm này hiện chỉ còn bài tựa chứ không còn nguyên văn tác phẩm. Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Trần Thái Tông là tác giả của những tác phẩm sau: Thiền tơng chỉ nam ca, Kim Cương tam muội kinh chú giải, Lục thời sám hối khoa nghi, Bình đẳng lễ sám văn, Khố hư lục, Thái Tông thi tập. Nhà vua xứng đáng là
một thiền gia, một nhà triết học tư tưởng, một nhà văn, một nhà thơ tiêu biểu cho văn học thời Lý - Trần nói chung, của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng.
Đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Trần Thái Tông xứng đáng là một vị vua anh minh với lòng yêu nước thương dân vô bờ. Ở đó, Thái Tông vừa làm vua, vừa làm Phật ngay giữa cõi đời. Trên hai phương diện đó, ông đều có đủ khả năng để cứu dân thoát khỏi xích xiềng của giặc ngoại xâm và cứu độ chúng sinh thoát khỏi khổ. Trong thời gian ở ngôi vị, Thái Tông đã thực thi ba chính sách lớn. Một là, tập trung đào tạo con người kiểu mẫu “Làm cán cân cho hậu thế, làm khuôn phép cho tương lai.”. Vào những năm 1227, 1232, 1236, 1239, 1247 và 1256, vua đã tổ chức các khoa thi Tam giáo để tuyển chọn người tham gia vào bộ máy nhà nước. Hai là, triển khai chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế phú cường. Sử sách chép rằng, vua đã sai đắp đê phòng lụt, đặt chức quan hộ đê. Nhờ vậy, những năm vua trị vì, đời sống nhân dân ấm no và đủ sức dự trữ lương thực để đối phó với giặc thù khi đất nước có ngoại xâm. Ba là, phát triển an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia lãnh thổ. Trong cuộc chiến tranh giữ nước, Thái Tông là người lãnh đạo quân dân Đại Việt giải phóng kinh đô Thăng Long vào năm 1258 trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Chiến tranh kết thúc, vua nhường ngôi cho con để làm Thái thượng hoàng. Dù ở cương vị nào, Trần Thái Tông tâm nguyện thống nhất các Thiền phái để hướng đến Phật giáo Nhất tông cho phù hợp với tình hình bối cảnh phát triển mới của đất nước [145, 218]. Dưới ảnh hưởng và uy tín của nhà vua vào thế kỷ thứ XIII, ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường được sáp nhập và trở thành Thiền phái Trúc Lâm duy nhất đời Trần.
Người khai sáng ra Thiền phái là Trần Nhân Tông, nhưng người có công đặt nền móng quan điểm tư tưởng cho Thiền phái này phát triển là Trần Thái Tông. Ông đã trực ngộ bản kinh Kim Cương, nhất là chỗ cốt yếu: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (H 2). Trần Thái Tông đã sáng tác Thiền tông chỉ nam để trình bày sở đắc của mình trong quá trình nghiên cứu kinh điển và công phu hành trì. Theo Trần Thái Tông, để công phu Thiền quán dễ tiến sâu vào đònh, thiền giả cần phải hành trì giới luật. Hướng giải thoát theo vua chủ trương là hướng đi theo truyền thống Giới Định Tuệ mà Thế Tôn đã đi qua. Chính hướng đi này, về sau Tuệ Trung và Trần Nhân Tông đã khai mở để dòng Thiền Trúc
Lâm phát triển, đi vào lòng dân tộc. Chúng ta có thể dựa vào các thư tịch còn lại để hiểu rõ nội dung tư tưởng Thiền phái này, qua đó cũng thấy được sự xuyên suốt dòng mạch tư tưởng Thiền tông thật là nhất quán. Thông qua việc khảo sát các văn bản của Thiền phái Trúc Lâm, chúng ta có thể nhận định các vấn đề lý luận, hành trì được đặt ra của Phật giáo Nhất tông này, về cơ bản đều đồng nhất với quan điểm tư tưởng Trần Thái Tông đưa ra trong Khoá hư lục.
Sự chuyển hoá tâm thức trong mỗi con người có thể trực nhận và chứng đắc. Tâm Phật và tâm chúng sinh chẳng khác. Chân lý thực tại chẳng ở đâu xa, ở ngay trong tâm thức mỗi cá nhân hiện hữu. Trần Thái Tông từng thụ giáo ý chỉ của Quốc sư Phù Vân (Viên Chứng) “Sơn bản vô Phật, duy tồn hồ tâm” [333, 27] (H 3) (Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong tâm) [333, 28] thì Trần Nhân Tông đã triển khai tư tưởng Thiền học ấy qua “Cư trần lạc đạo.” Cũng vì tôn chỉ và mục đích thiết thực của Thiền phái Trúc Lâm là thống nhất và mang bản sắc dân tộc, nên ngày càng lan toả trong lòng dân chúng. Nó không chỉ tồn tại trong nhà chùa mà có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào, có thể là trên chiến trường chống ngoại xâm. Nhà vua chủ trương Phật tại tâm, không phân biệt tăng tục, nam nữ, bất cứ thành phần nào trong xã hội, ai cũng có thể là thành viên của Thiền phái, với một tấm lòng “chỉ cốt yếu biện tâm”. Do vậy, những ông vua như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông dù chưa từng xuất gia cũng đã trở thành thiền gia lỗi lạc, những cư sĩ như Tuệ Trung, Thông Thiền… trở thành những bậc thầy cao minh đắc đạo. Thực tế, Tuệ Trung là thầy dạy Thiền cho vua Trần Nhân Tông để sau đó trở thành Sơ Tổ, vị giáo chủ khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm. Một Thiền phái sinh hoạt độc lập không có sự chi phối của bất cứ Thiền phái nào ở Trung Hoa.
Nếu Trần Nhân Tông được nhân dân Đại Việt tôn xưng là Phật Biến Chiếu Tôn của nước Đại Việt, thì vua Trần Thái Tông là người xứng đáng là được tôn vinh “Bó đuốc Thiền tông” đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm ra đời, phát triển truyền thừa trong lịch sử Phật giáùo nước nhà.
1.2.2. Tuệ Trung Thượng sĩ
Nhân vật thứ hai đáng chú ý trong việc đặt nền móng tư tưởng cho Thiền phái Trúc Lâm phải kể đến là Tuệ Trung Thượng sĩ. Cả Thái Tông và Tuệ Trung đều chủ trương
thực thi sống đạo với tinh thần tuỳ duyên để xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, giới Phật giáo bao gồm tại gia và xuất gia phải tìm thấy sự giác ngộ ngay giữa cuộc đời. Thực chất đây là chỉ là sự tiếp nối quan điểm tùy tục của Thường Chiếu (đời Lý) đã được Trần Thái Tông thực thi với một kiến giải mới bằng cách biện tâm, còn Tuệ Trung triển khai bằng tư tưởng hòa quang đồng trần. Nghĩa là người Phật tử phải dấn thân để kiến tạo một đời sống hạnh phúc, sáng tươi. Do đó, vai trò của Phật giáo thời này là phải có chủ trương, đường lối, lý luận vững chắc để chuẩn bị cho một Thiền phái mới được ra đời.
Căn cứ vào bản tiểu sử của Thượng sĩ do vua Trần Nhân Tông viết trong Thượng sĩ hành trạng tờ 35a5 - 40a2 thì “Thượng sĩ là con thứ nhất của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương anh cả của Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu. Nguyên trước Thái Vương mất, Thái Tông hoàng đế cảm nghĩa, phong làm Hưng Ninh Vương.”. Như vậy, Tuệ Trung là con đầu của An Sinh Vương Trần Liễu và anh cả Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tên thật của ông là Trần Tung sinh năm 1230 và mất năm 1291, chứ không phải như trước đây sách Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích ghi nhầm ông là Trần Quốc Tảng. Thượng sĩ là anh vợ của vua Thánh Tông, cũng là bạn chí cốt của vua, được Thánh Tông tôn xưng là sư huynh, đồng thời ký thác con mình là Trần Nhân Tông cho ông làm thầy trực tiếp dạy bảo.
Là một trong những tướng lĩnh có công với nước nhà, trong cuộc chiến tranh vệ quốc lần hai, ông đã dẫn hai vạn quân đón đánh và truy quét đạo quân Thoát Hoan chạy dàøi đến sông Như Nguyệt. Trong cuộc chiến tranh lần thứ ba, Tuệ Trung vào bộ chỉ huy của giặc điều đình trì hoãn để quân ta có thời gian củng cố lực lượng, tạo tiền đề cho chiến thắng Bạch Đằng vang dội xảy ra một tháng sau đó. Ông được nhà nước giao cho chức Tiết độ sứ trại Thái Bình và được phong ấp ở Tịnh Bang, dựng Dưỡng Chân trang, tiếp tục tham thiền, sống đạo nhập thế tích cực. Tuệ Trung đã trở thành “một nhà Thiền học có bản lĩnh, có lý trí, không câu nệ ở giáo điều sách vở, biết đập vỡ thái độ khư khư bám víu vào những khái niệm có sẵn, biết hịa quang đồng trần.” [333, 223]. Có thể nói ông là một trong những bậc Long tượng của Phật giáo.
Sự nghiệp trước tác, trước thuật của ông được tập hợp chủ yếu trong bộ Thượng sĩ ngữ lục do Pháp Loa biên soạn, Nhân Tông khảo đính, Đỗ Khắc Chung viết lời bạt. Qua
việc khảo sát văn bản, chúng ta cũng nhận diện được sự hình thành tư tưởng Đại Việt và Phật giáo nước ta bấy giờ được Tuệ Trung kết tinh thành tư tưởng hòa quang đồng trần khởi nguyên từ thời Lý Thánh Tông đến Trần Thái Tông. Sau này Trần Nhân Tông trở thành Sơ Tổ Trúc Lâm có lời nhận định ghi trong Thượng sĩ hành trạng như sau: “Thượng sĩ Hưng Ninh Vương Trần Tung nhờ hòa quang đồng trần, cùng vật chưa từng xúc phạm nên có thể thiệu long giống pháp, dỗ dắt kẻ sơ cơ”. Có thể nói hòa quang đồng trần là tư tưởng chính của Tuệ Trung giúp cho đạo pháp và dân tộc lúc bấy giờ hưng thịnh.
Vào thời đại nhà Trần, yêu cầu của lịch sử đặt ra là cả nước tập trung nhân lực và trí lực để xây dựng đất nước. Mọi người dân, Phật tử phải tích cực vào đời để làm rạng rỡ cho đời. Ngay trong bài Thị chúng, ông vẫn khẳng định Phật hóa hiện ngay giữa cõi đời trần tục, chẳng khác gì hoa sen thơm ngát vươn lên trong bùn ao nhơ bẩn [333, 265]. Đây cũng là chủ trương có từ thời đức Phật, sự chứng đạt là do tự thân tu tập mà vượt thoát từ trong cuộc sống trần tục. Tuệ Trung dấn thân, sống dung tục với đời mà đạt ngộ với tông chỉ của thiền sư Tiêu Diêu. Tông chỉ ấy, ông từng trả lời với Nhân Tông “Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ, không thể từ ai khác”. Quay về với tự thân mà tìm lấy tông chỉ là tự mình trở về chính mình để an trú giải thoát. Điều này có nghĩa tông chỉ Tuệ Trung trao truyền cho Nhân Tông là phù hợp với tinh yếu lời dạy của Thế Tôn. Thời đức Phật, các Tăng sĩ tìm về tông chỉ trong nếp sống xuất gia, các cư sĩ thì tìm về tông chỉ ở đời sống gia đình xã hội. Điểm sáng ở đây là vào thời Trần, Ứng Thuận là cư sĩ, cũng là người thầy truyền đạo cho Tăng sĩ Tiêu Diêu, Quốc sư Nhất Tông, Giới Ninh, Giới Thuận. Còn Tuệ Trung là cư sĩ, là thầy truyền đạo cho Nhân Tông - người khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm hoạt động tích cực cho đời. Rõ ràng, Thượng sĩ là người thực hiện chủ trương tìm thấy tông chỉ trong cuộc sống đời thường, nhất là trong bối cảnh xã hội Đại Việt luôn bị chiến tranh xâm lược xảy ra thường trực.
Đời sống sinh hoạt Phật giáo Đại Việt luôn gắn liền đời sống sinh hoạt của dân tộc. Chủ trương hòa quang đồng trần của Thượng sĩ lại được vận dụng thiết thực. Chỉ trong sinh tử mới tìm thấy không có sinh tử, ở trong phàm tục mới thấy được bậc Thánh giác ngộ. Với cái nhìn như thế, con người không còn có sự phân biệt đối đãi giữa các cặp phạm trù Niết bàn và sinh tử, phiền não và Bồ đề. Các khái niệm đó cần được đập vỡ từ trong