Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 3


của dân tộc, một vị Tổ khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm mang bản sắc đặc thù Việt Nam. Kế thừa ngôi vị Tổ thứ hai của Thiền phái là Pháp Loa, một con người chứa sẵn túc duyên với đạo Thiền, tận tuỵ với sự nghiệp hoằng pháp, lần đầu tiên thiết lập một Giáo hội thống nhất về mô hình tổ chức. Sau đó là Huyền Quang là người uyên thâm Phật học, thi sĩ phóng khoáng, đã đứng ra lãnh đạo Thiền phái với cương vị là đệ tam Tổ.

- Về bài tựa sách Thiền tông chỉ Nam, TCHN, số 2 -1997, Nguyễn Công Lý đã nêu lên giá trị lịch sử, giá trị tư tưởng - triết luận, giá trị văn học, của bài Thiền tông chỉ nam tự. Đây chính là cương lĩnh của Phật học Việt Nam, đồng thời là kim chỉ nam cho Thiền phái Trúc Lâm hoạt động.

- Còn trong bài Thiền học Lý - Trần với bản sắc dân tộc, TCNCPH, số 6 -1996 và số 1-1997, Nguyễn Công Lý đã chỉ ra nét riêng mang tính đặc thù dân tộc của Thiền học Việt Nam thời Lý -Trần, trong đó đã khẳng định tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm có nội dung triết lý thể hiện tư tưởng Thiền mang chất Đại Việt.

- TTNCHN thuộc Viện KHXH TP.HCM với công trình Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2000, tái bản, đã tập hợp 34 bài tham luận của 34 nhà nghiên cứu Văn học, Phật học, Sử học, Tôn giáo… như Trần Khuê, Đoàn Thị Thu Vân, Minh Chi, Thích Thanh Kiểm, Thích Thanh Từ, Thích Phước Sơn, Thích Thanh Từ, Thích Phước An, Thích Giác Toàn, Trần Thanh Đạm, Trần Tuấn Mẫn, Hồ Lê, Trần Hồng Liên… Trong các bài viết, các tác giả đã thống nhất Tuệ Trung là thiền gia, nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà quân sự, vị thầy của Sơ Tổ Trúc Lâm, chứng tỏ Tuệ Trung là một ngôi sao sáng của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Thiền tông Đại Việt nói chung, có ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ cả Phật giáo và triều đình nước ta bấy giờ. Thông qua việc nghiên cứu con người và tác phẩm Tuệ Trung Thượng sĩ, các tác giả các bài viết đã chỉ ra chủ trương đường lối hoạt động của Thiền phái Trúc Lâm là cơ sở để chỉ ra đặc trưng Thiền học Việt Nam khác hẳn Thiền tông Trung Hoa.

- Các công trình của Lê Mạnh Thát sau này như Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb TP. HCM, 2000; Toàn tập Trần Thái Tông, Nxb Tổng hợp TP. HCM, 2004 và Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, Nxb TP. HCM, 2005, tác giả đã phân tích và chứng minh về các hoạt động của Phật giáo Đại Việt mà chủ thể là Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Thông


qua việc giới thiệu con người, sách lược, quan điểm về chính trị, về Thiền, về nghi thức hành trì, kể cả những đóng góp về văn học, văn hoá của Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông…, tác giả đã khẳng định Thiền phái Trúc Lâm là một Thiền phái có tư tưởng và lịch sử truyền thừa liên tục từ khi thành lập cho đến nay. Ngoài ra, các công trình còn giới thiệu bản dịch, kèm theo nguyên bản chữ Hán của các tác giả Thiền phái giúp cho người đọc dễ dàng nghiên cứu. Nói chung, đây là những công trình có giá trị học thuật, tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho những ai nghiên cứu lịch sử Thiền phái, cũng như xác định nền tảng tư tưởng làm nên bản sắc dân tộc.

- Nguyễn Thị Quế viết Trần Nhân Tông – Đức Pháp vương của Việt Nam thế kỷ XIII, TCNCTG, số 3, 2002, trình bày khái niệm “Dharma Raja” (Pháp vương) y cứ vào kinh Pháp Hoa để tôn vinh Trần Nhân Tông là vị Pháp vương (Phật), đã làm rạng rỡ Phật giáo Việt Nam.

- Lê Cung viết Thêm một số suy nghĩ về sự nghiệp của Trần Nhân Tông, NSGN, số 97, 2004. Từ điểm nhìn lịch sử, tác giả phân tích tư tưởng yêu nước, kết hợp tư tưởng Thiền học của Trần Nhân Tông trong sự nghiệp giữ nước, dựng nước và mở nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

- Ngoài ra, công trình Trần Nhân Tông – vị vua Phật Việt Nam, là tuyển tập bao gồm nhiều tác giả, do Nxb Tổng hợp TP. HCM xuất bản năm 2004 đã có các bài viết đề cập đến Trần Nhân Tông qua từng điểm nhìn khác nhau từ góc độ là thiền sư, nhà văn hoá, là vị Phật, nhưng có điểm chung là tư tưởng và hành động của ông là tư tưởng mà Thiền phái Trúc Lâm chủ trương đã góp phần làm nên Phật giáo và văn hoá Đại Việt trong dòng chảy văn hoá Việt Nam.

2.3. Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm ở góc độ văn học:

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 3

- Bình luận sách Khoá hư của Nguyễn Trọng Thuật đăng trên tạp chí Nam Phong, tập XXXIII, số 189, tháng 10, năm 1933. Ở bài viết này, tác giả đã trình bày nhận thức của mình về nội dung tư tưởng nghệ thuật tác phẩm Khoá hư lục của Trần Thái Tông.

- Trong công trình Văn học Việt Nam: Văn học đời Trần của Ngô Tất Tố, Nxb Mai Lĩnh, 1942, ở lời giới thiệu thành tựu của văn học đời Trần, Ngô Tất Tố có điểm qua đôi nét về tác giả Trần Thái Tông với Khoá hư lục; giới thiệu tác giả, tác phẩm của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và trích dẫn một số bài thơ tiêu biểu của hai tác giả này.


- Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học 1960-1999, tập 2, Văn học cổ – cận đại, Nxb TP. HCM, 1999 có tập hợp các bài: Thử đặt lại một số vấn đề trong nghiên cứu tác gia, tác phẩm xưa của Đinh Gia Khánh; Tìm hiểu đặc điểm của tư tưởng Phật giáo Việt Nam qua các tác phẩm văn học thời Lý - Trần của Tầm Vu; Chữ Nôm ở thời Lý - Trần của Đào Duy Anh; Tìm hiểu văn phú ở thời kỳ Trần – Hồ của Trần Lê Sáng; Vấn đề văn bản học các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam của Hà Văn Tâán; Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu của Thích Phước An; Quan niệm về con người trong thơ Thiền Lý - Trần của Đoàn Thị Thu Vân. Nội dung khảo cứu các bài viết trên, bước đầu đã giúp chúng ta khái quát được nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong tác phẩm thơ văn của Thiền phái Trúc Lâm; hoặc chỉ ra cách đặt vấn đề tiếp cận tác giả, tác phẩm của Thiền phái này từ điểm nhìn nghiên cứu thể loại, ngôn ngữ, đối chiếu văn bản.

- Đặng Thai Mai với bài Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc công bố trên TCVH, số 7, 1961, đã nói rõ việc tác động qua lại giữa thơ văn thời Lý - Trần, trong đó có thơ văn của các tác giả Thiền phái và thời Đường Tống của Trung Quốc. Cũng trên TCVH, số 6, 1974, Đặng Thai Mai với bài Mấy điều tâm đắc trong khi đọc lại thơ văn của một thời đại, đã khái quát văn học nước ta được chia làm ba thời kỳ: Thời kỳ đầu từ thế kỷ III trước CN đến thế kỷ X sau CN, thời kỳ thứ hai từ XI – giữa XIX, thời kỳ thứ ba từ thế kỷ XIX đến đầu XX. Trong đó, tác giả chỉ ra sự tác động của giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật văn học thời Trần đã góp phần làm nên lịch sử văn học nước nhà với sự góp mặt của văn thơ Trần Thái Tông, Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

- Sau đó, là một loạt bài của Nguyễn Huệ Chi bàn về văn học Lý - Trần đăng trên TCVH như: Từ nghĩa rộng và hẹp của hai chữ “Văn học” trong quá khứ, đến việc phân loại các loại hình văn học Lý - Trần, TCVH, soá 5, 1976; Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền thời Lý – Trần, TCVH, soá 4, 1977; Các yếu tố Phật Nho Đạo được tiếp thu và chuyển hoá như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời đại Lý - Trần, TCVH, soá 6, 1978; Đề nghị một cách hiểu mối quan hệ giữa văn học đời Trần và cuộc kháng chiến chống xâm lược đời Trần, TCVH, số 3 và 4, 1986; Hiện tượng hội nhập văn hoá dưới thời Lý – Trần, TCVH, soá 2, 1992; Hiện tượng hội nhập văn hoá dưới thời Lý – Trần nhìn từ


trung tâm Phật giáo tiêu biểu Quỳnh Lâm, NSGN, số 97, 2004… Các bài viết nói trên của tác giả cho ta cái nhìn khái quát về văn học Phật giáo thời Lý Trần, trong đó có văn thơ của Thiền phái Trúc Lâm. Đồng thời tác giả cũng khám phá các giá trị chiều sâu của nội dung tư tưởng triết lý, đạo đức nhân sinh Phật giáo, nhất là hình tượng con người để xác định tầm cao của một nền văn học với các giá trị nghệ thuật thẩm mỹ thời đại. Tại đây, hệ thống thể loại văn học thời Lý - Trần, loại hình tác giả thiền sư, mối liên hệ ảnh hưởng qua lại giữa văn học Thiền Trung Hoa và Việt Nam cũng được tác giả quan tâm nghiên cứu, định hướng một cách cụ thể.

- Lịch sử văn học Việt Nam (thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII), tủ sách ĐHSP, Nxb Giáo dục, tái bản 1976, Bùi Văn Nguyên (chủ biên) khi viết về văn học Lý - Trần (thế kỷ X – XIV) có nêu nhận định khái quát các tác phẩm, tác giả của Thiền phái Trúc Lâm như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, Pháp Loa, Huyền Quang và các tác phẩm tiêu biểu. Sau đó, trong Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII cũng do Bùi Văn Nguyên chủ biên, Nxb Giáo dục, HN, 1989, có lặp lại nhận định trên, có điều giới thiệu các tác phẩm của các tác giả sâu hơn so với giáo trình trước đó. Cũng vậy, trong giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII, 2 tập, Nxb ĐH & THCN, HN, 1977, do Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương biên soạn và trong giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, sách ĐHSP TP. HCM, 1997, do Lê Trí Viễn chủ biên đều có giới thiệu qua về văn thơ Phật giáo Lý - Trần, tiêu biểu là các tác giả, tác phẩm của Thiền phái trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam.

- Trong bài Tìm hiểu thơ văn của các nhà sư Lý - Trần, TCVH, số 6 -1965, Kiều Thu Hoạch đã cho rằng bên cạnh thơ văn đề cao ý tự cường dân tộc, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, thời Lý - Trần còn có thơ văn của các thiền sư, nổi bật là tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm; mảng thơ văn này còn có nhiều yếu tố siêu thoát, thể hiện giáo lý nhà Phật được trình bày dưới một hình thức nghệ thuật văn học sinh động và bóng bẩy.

- Trần Thị Băng Thanh trong bài Thử phân định hai mạch cảm hứng trong dòng văn học Việt Nam mang đậm dấu ấn Phật giáo, TCVH, số 4 -1992, đã đề nghị dùng khái niệm “bộ phận văn học mang dấu ấn Phật giáo”, chứ không nên dùng khái niệm “dòng văn học” và cho rằng bộ phận văn học này. Cụ thể, văn thơ của Thiền phái mang hai mạch


cảm hứng: một là, những tác phẩm trực tiếp bàn giải về triết học, giáo lý nhà Phật và những biện pháp tu hành; hai là, những khái niệm, những nội dung triết học sâu sắc của đạo Phật, những cảnh già lam chỉ là những hiện thực gợi ý, những luồng ánh sáng để thi nhân có những cảm hứng về cuộc đời sâu sắc hơn.

- Sách Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb KHXH, HN, 1999, có bài Trần Nhân Tông – Thơ và cuộc đời, Trần Thị Băng Thanh đã giới thiệu Trần Nhân Tông là con người hành động yêu nước yêu dân, ngay cả khi xuất gia trở thành Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm. Sự kết hợp đạo và đời trở thành nhà thơ “có phong cách và cũng là đỉnh cao”. Cũng trong công trình này, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu Huyền Quang – những trang đời nhiều huyền thoại, những vần thơ nhiều hàm nghĩa, bài viết đã lý giải những điểm “mờ” về hành trạng trong việc Huyền Quang có đỗ trạng nguyên hay không, làm quan bao lâu, xuất gia năm nào, nghi án về mối quan hệ với Điểm Bích với các ý kiến bàn về khía cạnh mỹ cảm của câu chuyện, đồng thời tác giả cũng chỉ ra giá trị văn học qua những vần thơ đa nghĩa, đầy tâm trạng tuyệt tác mang dấu ấn Thiền.

- Trong bài Một vài nhận xét về ngonâ ngữ thơ Thiền Lý - Trần, TCVH, soá 2 - 1992,

Đoàn Thị Thu Vân đã chỉ ra ngôn ngữ thơ Thiền thường dùng những ẩn dụ mang tính ước lệ, những khái niệm Thiền học, những hình ảnh mang tính nghịch ngữ. Còn bài Quan niệm về con người trong thơ Thiền Lý - Trần, TCVH, số 3 – 1993, Đoàn Thị Thu Vân đã tìm hiểu về con người được thể hiện trong thơ Thiền thời kỳ này, đó là con người vô ngôn, vô ngã, vô uý… Trong luận án PTS Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỷ XI - XIV, 1995; sau đó, công trình này được TTNCQH và Nxb Văn học xuất bản năm 1996, tác giả đã nêu ra những đặc trưng nghệ thuật thơ Thiền qua việc khảo sát ngôn ngữ thơ Thiền; hình tượng con người và thiên nhiên; không gian, thời gian nghệ thuật; thể thơ, kết cấu, cách miêu tả, giọng điệu thơ Thiền. Đồng thời tác giả cũng so sánh đặc trưng nghệ thuật thơ Thiền Lý – Trần với thơ Nho cùng thời, từ đó đối chiếu với thơ Thiền Trung Hoa và Nhật Bản.

- Nguyễn Phạm Hùng với Trên hành trình văn học trung đại, Nxb ĐHQG, HN, 2001, là một công trình tuyển tập các bài viết đăng trên TCVH và TCNCPH, nhằm giới thiệu một số vấn đề lý thuyết và lịch sử văn học, cũng như phác hoạ một số “chân dung”


liên hệ đến các tác giả, tác phẩm đời Trần, chủ yếu là Thiền phái Trúc Lâm. Cụ thể các bài Thơ Thiền vẫn trẻ trung tươi mới; Dòng thơ Thiền thế sự trong văn học cổ, Hình tượng con trâu trong thơ Thiền thời Trần; Về diễn tiến của thơ trữ tình thời Trần; Trần Thái Tông, nhà thơ sám hối; Trần Tung và những khúc ca phóng cuồng; Trần Nhân Tông giữa cảnh đời hư thực; Huyền Quang và niềm xao động trước cuộc đời; tất cả cho ta một cái nhìn về cảm hứng sáng tạo thơ Thiền, hình ảnh biểu tượng Phật lý, bút pháp đặc trưng của từng gương mặt tiêu biểu thơ văn Thiền phái này đúng như tên gọi các bài viết.

- Lê Giang trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam, Trường ĐHKHXH & NV TP. HCM, 2001, đã lý giải và chứng minh tiến trình ra đời, vận động các quan niệm về văn học trung đại (Sơ kỳ - Trung ky ø- Hậu kỳ). Cụ thể, trong quá trình hình thành ý thức văn học ở giai đoạn Sơ kỳ trung đại (thế kỷ X-XV), tác giả nhận định Sơ kỳ trung đại là giai đoạn văn học đặc biệt của nước nhà và mở ra những truyền thống lớn cho toàn bộ ý thức văn học trung đại Việt Nam. Ở đây, bộ phận văn học Thiền tông (bao gồm văn thơ Thiền phái) đã có quan niệm thẩm mỹ hướng đến cái đẹp được chuyển hoá từ trong cuộc sống trần tục với những cảm hứng thanh thoát trước thiên nhiên, hiện thực, tự do, tạo ra “chất lạ” trong thơ ca Lý - Trần. Đó cũng chính là thẩm mỹ cái đẹp vĩnh cửu, thanh sạch, hồn nhiên trong thiên nhiên, cuộc sống và chính con người mà các

tác giả bao gồm các thiền sư, thiền gia thời Lý - Tranà đã khắc hoạ [77, 54].

- Trong chuyên luận Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, Nxb ĐHQG TP. HCM, 2000, Nguyễn Công Lý đã trình bày có hệ thống, đầy đủ về những diện mạo và đặc điểm của văn học Phật giáo thời kỳ này, trong đó đã trình bày khái quát về sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm, nêu lên 4 diện mạo cùng 6 đặc điểm lớn của văn học Phật giáo Lý – Trần mà thành tựu nổi bật, có đóng góp lớn vẫn là tác phẩm của Thiền phái. Nói chung, tư duy nghệ thuật của các tác giả Thiền học là tư duy trực cảm tâm linh.

- Nguyễn Hữu Sơn với Văn học trung đại Việt Nam – Quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb KHXH, HN, 2005, có bài Vịnh Vân Yên tự phú – Nẻo về thiên nhiên Phật và “cõi vô tâm”, đã khái quát cuộc đời và sự nghiệp Huyền Quang gắn liền Thiền môn để thiết tha chuyển hóa cõi thiên nhiên thành cõi Phật trong thi phú của mình. Điểm nổi bật của tác giả là đã phân tích bài phú trong mối tương quan các bài phú Nôm như


trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông, Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi (?) để thấy được tiến trình hình thành và phát triển chữ Nôm cùng với các giá trị nghệ thuật.

Tiếp thu những thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước qua các công trình khoa học vừa nêu, luận án bước đầu tìm hiểu về Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm một cách tương đối toàn diện, có hệ thống và khá chuyên sâu, bằng cách tìm hiểu hành trạng, sự nghiệp cùng con đường tu chứng của các tác giả thành viên Thiền phái được truyền thừa, phát triển kể từ người đặt nền móng tư tưởng cho đến ba vị Tổ theo tiến trình lịch sử; trên cơ sở đó khảo sát, nghiên cứu tác phẩm của Thiền phái với hai giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài của luận án là Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm.

Về Thiền phái Trúc Lâm và tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm, hiện có 2 cách hiểu. Một là, theo nghĩa rộng Thiền phái Trúc Lâm chỉ dòng Thiền Trúc Lâm, một Phật giáo Nhất tông đời Trần, mà người sáng lập là đệ nhất Tổ (Sơ Tổ) - nhà vua - Thiền sư - Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, sau đó được kế tục là đệ nhị Tổ Pháp Loa và đệ tam Tổ Huyền Quang. Từ sau Huyền Quang, Thiền phái này không còn phát triển thịnh đạt nữa, nhưng vẫn truyền thừa đến tận hôm nay. Như vậy, tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm là toàn bộ những sáng tác, trước thuật, biên soạn của các tác giả tăng sĩ lẫn cư sĩ theo Thiền phái này. Trước hết phải kể đến tác phẩm của ba vị đặt nền tảng là Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Thánh Tông rồi đến tác phẩm của Trúc Lâm Tam Tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Lại kể đến tác phẩm của nhóm Bích Động thi xã do Tư đồ Văn Huệ Vương Trần Quang Triều sáng lập, cùng với các thành viên như Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn ở giai đoạn thịnh sang vãn Trần (cuối XIII – XIV); đến thế kỷ XVII với những tác phẩm của Chân Nguyên, Minh Châu Hương Hải, Toàn Nhật; rồi sang thế kỷ XVIII với Hải Điền, Hải Âu, Hải Hòa, Hải Huyền, Hải Lượng mà Hải Lượng Ngô Thì Nhậm được đương thời tôn vinh là đệ tứ Tổ với tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Rồi ngay cả thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI hiện nay với những tác phẩm của các vị hòa thượng - thiền sư thuộc dòng Thiền này như Thích Thanh


Từ, Thích Thanh Kiểm, Kim Cương Tử… ở trong Nam và ngoài Bắc. Như thế thì phạm vi khảo sát quá rộng, mà một đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành sẽ không kham nổi.

Hai là, theo nghĩa hẹp và cũng là trong tâm lý chung của người đời, nói đến Thiền phái Trúc Lâm và tác phẩm của Thiền phái này, người ta chỉ nghĩ đến ba vị Tổ đầu tiên của Thiền phái là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang và mở rộng ra trước đó là những người đặt nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho Thiền phái thì phải kể đến Trần Thái Tông, Tuệ Trung và Trần Thánh Tông.

Ở đây, luận án xin được tự giới hạn đối tượng và phạm vi khảo sát Thiền phái Trúc Lâm và tác phẩm của Thiền phái này theo nghĩa hẹp. Tức là luận án tự giới hạn tìm hiểu tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm ở giai đoạn cực thịnh của nó qua việc khảo sát tác phẩm của ba vị đặt nền tảng tư tưởng là Trần Thánh Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông và tác phẩm của ba vị Tổ đầu tiên là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang để chỉ ra giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của chúng.

Về văn bản, khi khảo sát chúng tôi cố gắng tìm đọc các văn bản chữ Hán hiện còn. Về bản dịch, luận án rà soát các bản Việt dịch các tác phẩm của những tác giả nói trên, cụ thể là bản dịch in trong Thơ văn Lý - Trần tập 2, quyển thượng, Nxb KHXH, HN, 1989; các bản dịch của Thích Thanh Từ, TVTC ấn hành, 1996 -1999; bản dịch của Lê Mạnh Thát do Nxb Tổng hợp TP. HCM xuất bản 1999 - 2003… Mục đích của việc khảo sát nguyên tác và các bản dịch là để xác định văn bản làm cơ sở để luận án trích dẫn. Ở đây, chúng tôi y cứ vào bản Thơ văn Lý - Trần tập 2, quyển thượng của Viện Văn học làm chuẩn sau khi đã đối chiếu các văn bản khác.

Xin được nhắc lại quan niệm phạm vi văn học với trạng thái văn – sử – triết bất phân ở thời trung đại. Hồi ấy, khái niệm văn, văn học, văn chương bao hàm nhiều nghĩa và có thể hiểu theo nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn với nghĩa học vấn, văn minh. Theo nghĩa này, người xưa cho rằng mọi trước tác, trước thuật đều được gọi là văn theo quy luật văn – sử – triết bất phân; và cũng có thể đã có chữ văn (văn học, văn chương) được hiểu theo nghĩa hẹp để chỉ những tác phẩm văn học mang tính nghệ thuật. Có quan niệm trên là do đặc điểm văn hóa thời trung đại chi phối bởi tính chất hỗn hợp, tổng hợp của tư duy. Quy luật bất phân này chi phối hầu hết các thể loại văn học chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023