Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 2

KẾT LUẬN 196

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 203

TÀI LIỆU THAM KHẢO 205

PHỤ LỤC (Xem tập đính kèm)

PHỤ LỤC 1: CÁC BIỂU ĐỒ LIÊN HỆ ĐẾN THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1

PHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG THỐNG KÊ PHÂN LOẠI ĐIỂN CỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 10

PHỤ LỤC 3: NGUYÊN TÁC TÀI LIỆU CHỮ HÁN - CHỮ NÔM ĐƯỢC TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN 108

PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 131

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

1.1. Ngày nay, trước xu hướng toàn cầu hoá, vấn đề độc lập tự chủ của quốc gia, dân tộc không chỉ giới hạn ở cương giới, lãnh thổ mà còn phải xác định ở bản sắc văn hoá dân tộc. Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá, văn học thời Lý - Trần được công bố như là một sự minh chứng cho một thời đại với văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy nghiên cứu đề tài Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâmcũng là một cách để gìn giữ những tinh hoa văn hoá của cha ông và góp phần phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc trong thời đại hội nhập hôm nay.

1.2. Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng để có hào khí Đông A rạng ngời tinh thần dân tộc, bên cạnh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, bên cạnh lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc cao độ và ý chí quyết tâm bảo vệ non sông thì còn phải kể đến ảnh hưởng sâu rộng của giáo lý nhà Phật trong tâm thức mỗi con dân Đại Việt. Mà một trong những người góp phần xiển dương giáo lý Thiền môn ấy của thời đại nhà Trần, trước hết phải kể đến công lao và hành trạng của nhà vua – thiền gia Trần Thái Tông với tác phẩm Khoá hư lục Thiền tông chỉ nam. Dưới ảnh hưởng và uy tín của nhà vua vào thế kỷ thứ XIII, ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường đã được sáp nhập và trở thành một Phật giáo Nhất tông. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Người khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, được tôn vinh là Trúc

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 2

Lâm Đại đầu đà Điều Ngự Giác Hoàng tức đệ nht T(Sơ T). Nhưng người có công đặt nền tảng về quan điểm tư tưởng cho Thiền phái này phát triển là Trần Thái Tông, kế đến là Tuệ Trung và Trần Thánh Tông. Ba vị này đã tác động trực tiếp và để lại nhiều ảnh hưởng mà sau đó ba vị Tổ sư Thiền phái: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đã dày công xây dựng và phát triển tạo nên một nền Thiền học Việt Nam có một không hai trong lịch sử tư tưởng Phật giáo nước nhà. Chúng ta có thể dựa vào các thư tịch còn lại để hiểu nội dung tư tưởng triết lý dòng Thiền này, mới thấy sự nhất quán và xuyên suốt của nó. Trần Thái Tông viết Thiền tông chỉ nam, Kim Cương tam muội, Lục thời sám hối khoa nghi, Khoá hư lục, Bình đẳng lễ sám văn, Thái Tông thi tập; Tuệ Trung Thượng sĩ thì để lại Thượng sĩ ngữ lục; Trần Thánh Tông viết Văn tập, Thiền tông liễu ngộ ca, Chỉ giá


minh, Phóng ngưu, Cơ cừu tập; Trần Nhân Tông trước tác Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Tăng già toái sự, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Thạch thất mỵ ngữ và một số thơ, phú khác; Pháp Loa trước tác Đoạn sách lục, Tham Thiền chỉ yếu; Huyền Quang với Ngọc Tiên tập, Phổ Tuệ ngữ lục…

Thông qua việc khảo sát các văn bản nói trên, chúng ta có thể nhận định các vấn đề lý luận, hành trì được đặt ra của Thiền phái Nhất tông này, về cơ bản đều đồng nhất với quan điểm tư tưởng của Trần Thái Tông đưa ra trong Khoá hư lục, hay của Tuệ Trung để lại trong Thượng sĩ ngữ lục, kể cả Trần Thánh Tông qua 13 bài thơ còn được lưu giữ. Điều đó có nghĩa nếu Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông là những người đặt nền tảng vững chắc về quan điểm tư tưởng thì ba vị Tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đã xiển dương và phát triển Thiền phái trở thành một dòng Thiền mang đậm bản sắc dân tộc, đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội bấy giờ và cho đến ngày nay. Vì thế, nghiên cứu đề tài Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm không chỉ mang tính cấp thiết mà còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nữa.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề tài Giá trị văn học trong tác phẩm Thiền phái Trúc Lâm từ trước đến nay được giới nghiên cứu quan tâm nhiều phương diện như tìm hiểu từng tác giả, tác phẩm riêng biệt, tìm hiểu lịch sử và tư tưởng của Thiền phái v.v… Có thể nêu ra đây tình hình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của Thiền phái như sau:

2.1. Tình hình sưu tầm văn bản tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm:

- Công trình đầu tiên phải kể đến là Thánh đăng lục. Tác phẩm này được khắc in được từ cuối đời Trần. Theo lời Thiền sư Tính Quảng hiệu Thích Điều Điều thuật lại thì nguyên do Ngài viết lời tựa quyển Thánh đăng lục tái bản 1750 thì sách này từng được thiền sư Chân Nghiêm in tái bản tại chùa Sùng Quang, Cẩm Giàng khoảng năm 1550 [318, 8 - 10]. Sách nói về năm vị vua đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, xuất gia tu hành, ngộ lý Thiền và hoằng hoá đạo Thiền hưng thịnh như Trung Hoa.

- Tiếp theo, Phan Phu Tiên với Việt Âm thi tập (1433), sau đó tuyển tập này được Chu Xa và Lý Tử Tấn bổ sung, tân đính (1459). Kế đến là công trình Tinh tuyển chư gia


luật thi do Dương Đức Nhan tuyển chọn khoảng trước năm 1463; Rồi Trích diễm thi tập do Hoàng Đức Lương biên soạn năm 1497. Những công trình trên đều có trích tuyển thơ văn của các tác giả Thiền phái Trúc Lâm.

- Tiếp đến, Thiền sư Chân Nguyên đã căn cứ vào Thánh đăng lục để soạn Thiền tông bản hạnh. Tư liệu cổ cho biết tác phẩm được khắc in vào năm 1734. Điểm nổi bật của tác phẩm này là viết bằng chữ Nôm thuộc thể loại diễn ca lịch sử, bản thân tác giả là người kế thừa trú trì hai chùa lớn nhất của hệ phái Trúc Lâm: Quỳnh Lâm và Long Động (nơi cất giữ kinh văn của Thiền phái) nên việc biên soạn sách có giá trị chính xác về mặt tư liệu, có liên quan đến về tư tưởng Thiền học, công hạnh tu hành và chứng đạo của vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Sau này, Hoàng Xuân Hãn đã y cứ vào bản in năm 1745 để phiên âm, chú thích; còn Thích Trí Siêu căn cứ vào bản in năm 1932 để phiên âm, chú thích Thiền tông bản hạnh. Thích Thanh Từ dựa vào các văn bản trên mà viết công trình Thiền tơng bản hạnh giảng giải, Nxb TP.HCM, 1988. Trước đó, Thích Thanh Từ đã sưu tập tư liệu biên soạn Thiền sư Việt Nam, Tu viện Chân Không, 1972 và THPG.TP.HCM tái bản 1992; trong đó, tác giả đã trích dẫn nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa tác phẩm chính của các tác giả Thiền phái.

- Đến thế kỷ XVIII, khi Tính Quảng và Ngô Thì Nhậm tập hợp tư liệu cho ra đời tác phẩm Tam Tổ thực lục thì người ta mới biết Thiền phái này chỉ truyền thừa ba đời là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang rồi bị gián đoạn. Sau đó, Hải Lượng Ngô Thì Nhậm được tôn vinh là Tổ thứ tư của Thiền phái Trúc Lâm qua tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh [189, 142].

- Cũng trong thế kỷ XVIII, khoảng 1760 -1767, Lê Quý Đôn soạn Toàn Việt thi lục; tiếp theo là học trò của ông là Bùi Huy Bích biên soạn Hoàng Việt văn tuyển Hoàng Việt thi tuyển, bài tựa được viết năm 1788, nhưng đến năm 1825 sách mới được khắc in. Các bộ tuyển tập trên đều có chép thơ văn của Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Riêng công trình Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, sau này được Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú khen là “đặc bị” (cực kỳ đầy đủ). Trên cơ sở đó, vào đầu thế kỷ XIX, Phan Huy Chú trong mục Văn tịch chí, bộ


Lịch triều Hiến chương loại chí đã giới thiệu đầy đủ những tác phẩm và trích tuyển một số sáng tác của các tác giả thuộc Thiền phái.

- Thái Tôn Hoàng đế ngự chế Khoá hư kinh do Thiều Chửu dịch và diễn nghĩa, Nxb.

Hưng Long, SG, tái bản, 1961.

- Trần Thị Băng Thanh trong bài Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản thơ văn Lý - Trần, TCVH, số 5 - 1972, khi nhắc đến văn bản Khoá hư lục, Trần Thị Băng Thanh đã khảo sát những văn bản Khoá hư lục hiện còn rồi chia chúng thành hai loại, miêu tả cụ thể từng bản sách từng loại, loại thứ nhất gồm 4 bản; loại thứ hai gồm 2 bản rồi đi đến kết luận rằng các bản Khoá hư lục loại thứ hai đã thêm vào khá nhiều bài mà văn bản loại thứ nhất không có.

- Khoá hư lục do Đào Duy Anh dịch, Nxb KHXH, HN, 1974, trước khi cung cấp văn bản nguyên tác cùng bản dịch, tác giả đã viết phần tổng luận “Tóm tắt về Thiền tông” của nước Đại Việt mà tiêu biểu nhất là Thiền phái Trúc Lâm.

- Khoá hư lục trọn bộ của Thích Thanh Kiểm, THPG TP. HCM, 1997; Tam Tổ thực lục do Thích Phước Sơn dịch và chú, VNCPHVN, 1995. Các công trình của Thích Thanh Từ như Khố hư lục diễn giải (1996); Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục giảng giải (1997); Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải (1997) thì y cứ Tam Tổ thực lục, Tam Tổ hành trạng, Thiền tông bản hạnh, do TVTC ấn hành. Những công trình trên được các tác giả dịch và chú giải từ nội dung văn bản, thuật ngữ Phật, Nho, Lão, kể cả các vấn đề liên hệ đến các tác giả Thiền phái Trúc Lâm.

- Bộ sách Thơ văn Lý – Trần (3 tập) do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, là một công trình sưu tập văn bản có bề thế và tầm cỡ từ trước đến nay. Trong đó, tập 2, quyển thượng, Nxb. KHXH, HN, 1989, các soạn giả của Viện Văn học có giới thiệu và nhận định khái quát về 6 tác giả Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang trước khi trích tuyển nguyên văn chữ Hán kèm theo phiên âm, dịch nghĩa, chú thích từ ngữ của các tác phẩm được tuyển chọn.

- Thừa kế các công trình trước, Lý Việt Dũng, thc hin công trình Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải, Nxb. Mũi Cà Mau, 2003, ngoài phần phiên âm, dịch nghĩa, chú thích, còn có chỉnh lý những điểm nhầm lẫn của các người đi trước về bố cục, ngữ


nghĩa và thêm phần phụ lục, rất thuận lợi cho việc tra cứu học tập yếu chỉ Thiền tông mà Thiền phái Trúc Lâm chủ trương.

- Nguyên Định viết Cửa Thiền và văn học chữ Nôm, tập văn Phật đản, số 47, 2000, khẳng định cửa Thiền Việt Nam đã có sự đóng góp lớn trong việc khai mở nền văn học chữ Nôm. Cụ thể là các nhà khai sáng Thiền phái đã sáng tác Cư trần lạc đạo, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Trần Nhân Tông), Vịnh Vân Yên tự phú (Huyền Quang); đồng thời bày tỏ sự đồng tình với các soạn giả trong sách Hợp tuyển Thơ văn Việt Nam thế kỷ thứ X-XVIII, Nxb Văn học, HN, 1976, và trong giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X- đầu thế kỷ XVIII, Nxb ĐH & THCN, HN, 1977, ở mục tác giả Mạc Đĩnh Chi (tr. 173-179) về việc cho rằng Giáo tử phú (?) có xuất xứ từ cửa Thiền, dạy cho tín đồ Phật tử.

2.2. Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm ở góc độ tư tưởng và lịch sử truyền thừa:

- Đầu tiên phải kể đến công trình công trình Le Boudhisme en Annam des origines au XIII siốcle của Trần Văn Giáp, BEFEO, HN, 1932, sau này được Tuệ Sỹ dịch ra tiếng Việt với nhan đề Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII, Ban TTVH, 1968. Tiếp đến là công trình Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể, THTGBV, HN, 1942. Cả hai tác phẩm này, bước đầu giới thiệu khái quát Phật giáo Việt Nam, trong đó có đề cập đến tư tưởng Phật giáo thời Lý - Trần mà chủ thể là Thiền phái Trúc Lâm.

- Nguyễn Đăng Thục với một loạt công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Thiền học Việt Nam mang tính kế thừa truyền thống, tiêu biểu là Thiền phái Trúc Lâm: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Bộ Văn hoá, SG 1967; Thiền học Việt Nam, Nxb Lá Bối, SG 1967; Lịch sử triết học Đông phương, TTHL, SG, 1968, tái bản; Thiền học Trần Thái Tông, VÑHVH, SG, 1971; Thiền học Tổ Trúc Lâm An Tử, Tư Tưởng, số 4 và 6, SG, 1972; Núi An Tử với Thiền học Trúc Lâm, Tư Tưởng, số 2 và 4, SG, 1972; Phật giáo Việt Nam, Nxb Mặt Đất, SG 1974. Thiền phái này mang bản sắc tinh thần dân tộc từ mô hình tổ chức, đường lối hoạt động cho đến phương thức tu trì và đã đóng góp rất lớn trong việc phục hưng văn hoá Đại Việt.

- Trong Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Lá Bối, SG, 1974, Nguyễn Lang đã dành 8 chương trong tổng số 16 chương để giới thiệu Phật giáo đời Trần với Thiền phái Trúc


Lâm. Cụ thể: chương IX giới thiệu chung về Thiền phái; chương XV viết về những khuôn mặt Phật tử khác; chương XVI viết tổng quan Phật giáo đời Trần; còn các chương X, XI, XII, XIII, XIV giới thiệu về hành trạng, sự nghiệp, phân tích tư tưởng Thiền học của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Ở đây, tác giả đã trình bày đời sống sinh hoạt Phật giáo đời Trần và Thiền phái này đã chi phối đời sống văn hoá, chính trị, tư tưởng Đại Việt bấy giờ.

- Thích Minh Tuệ, Lược sử Phật giáo Việt Nam, THPG TP. HCM, 1993, đã dành một chương nói về Phật giáo đời Trần với những gương mặt Thiền phái Trúc Lâm tích cực đóng góp cho đời và đạo.

- Năm 1988, Viện Triết học cho xuất bản cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư (chủ biên) trình bày lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập đến giữa thế kỷ XX với tinh thần duy vật sử quan, trong đó cũng đề cập đến Phật giáo đời Trần với lịch sử truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm. Thiền phái này luôn chủ trương đồng hành cùng dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước.

- Trong bài Nẩy mầm phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, tập văn Phật đản, số 8, BVHTƯ

- GHPGVN, 1987, Thích Thanh Từ đã khẳng định Trần Thái Tông chính là người đặt nền móng quan điểm tư tưởng cho Thiền phái Trúc Lâm sau này, mà Khoá hư lục cùng Thiền tông chỉ nam chính là cương lĩnh cho Thiền phái ấy.

- Thích Chơn Thiện trong Sự đóng góp vào sự nghiệp dân tộc của tư tưởng Phật học đời Lý - Trần, tập văn Thành đạo, số 13, BVHTƯ - GHPGVN, 1989 đã nêu rõ Phật giáo Lý - Trần đã có những đóng góp lớn vào sự nghiệp phục hưng dân tộc mà nổi bật vẫn là Thiền phái Trúc Lâm.

- Huyền Chân với bài Phật giáo của Trần Thái Tông hay là thử tìm nguyên nhân bổ sung của cuộc chiến thắng đối với quân Nguyên Mông, tập văn Vu Lan, số 15, BVHTƯ - GHPGVN, 1989, đã khẳng định để có được hào khí Đông A làm nên chiến thắng vang lừng chấn động địa cầu, bên cạnh tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm chống xâm lược của nhân dân ta, còn có một nguyên nhân khác nữa đó là tư tưởng Thiền Đại Việt thấm đẫm trong tâm thức của mỗi người dân Đại Việt thời bấy giờ.


- Nguyễn Hùng Hậu viết Lược khảo tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Nxb KHXH, 1997 và Trương Văn Chung với Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1998; cả hai công trình này đều phân tích, tổng kết tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm qua việc phân tích tiểu sử hành trạng và các tác phẩm của từng nhân vật Thiền phái như Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đã góp phần làm nên lịch sử dân tộc Đại Việt trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Các tác giả cho rằng Thiền phái này chỉ tập trung truyền thừa qua ba thế hệ mà thôi.

- Thiền học đời Trần của nhiều tác giả, VNCPHVN, 1995, trong đó có 28 bài viết về các tác giả, tác phẩm Thiền phái Trúc Lâm: Trần Thái Tông - Đời đạo lưỡng toàn; Trúc Lâm Sơ Tổ; Nhị Tổ Pháp Loa Nguyên nhân nào làm cho các triều vua đầu đời Trần hưng thịnh của Thích Phước Sơn; Bàn về cảnh giới giác ngộ của Trần Thái Tông, Giá trị lịch sử bài Thiền tông chỉ nam tự, Con người Tuệ Trung Thượng sĩ; Vua Trần Nhân Tông và phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử; Thơ Huyền Quang; Bàn về sắc thái đặc biệt Thiền học Trần Thái Tông và Phật giáo đời Trần; Phật giáo đời Trần Vài ý kiến góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần của tác giả Minh Chi; Tuệ Trung Thượng sĩ; Tinh thần siêu phóng của Tuệ Trung Thượng sĩ; Thiền Trúc Lâm qua vấn đáp; Thiền Trúc Lâm qua thơ văn chữ Hán; Vài nét đặc thù của thiền sư Pháp Loa; Những nghi vấn về thiền sư Huyền Quang Nhận định những ưu khuyết của Thiền phái Trúc Lâm của Thích Thanh Từ; Chất Thiền nơi Tuệ Trung Thượng sĩ; Những đóng góp cho Phật giáo Việt Nam của Thiền sư Pháp Loa Thiền sư Huyền Quang – một nhà thơ lớn của Thích Minh Tuệ; Ý nghĩa tích cực của đời sống trong cái nhìn của các thiền sư đời Trần của Nguyễn Thế Đăng; Thử tìm hiểu nguyên nhân phát triển đạo Phật thời Trần của Ngô Văn Lệ. Thông qua các bài viết riêng biệt, các tác giả đã phân tích những dữ kiện, lý giải những vấn đề làm nên những giá trị đặc trưng của Thiền học đời Trần, mà nổi bật là Thiền phái Trúc Lâm, góp phần cùng dân tộc làm rạng rỡ trang sử nước nhà. Trong đó phải kể đến ngọn đuốc Thiền học Trần Thái Tông, một người hành xử viên dung cả đời lẫn đạo. Tiếp nốâi ánh tuệ đăng ấy là cư sĩ Tuệ Trung, một tâm hồn siêu thoát, có thể hoà ánh sáng của mình vào trong cõi đời bụi bặm. Và Trần Nhân Tông đã thừa kế tư tưởng Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông đứng ra lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống quân Nguyên Mông, trở thành vị anh hùng

Xem tất cả 399 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí