Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 20


- Thời hữu tăng vấn: “Khải tư Thượng sĩ, mỗ vị sinh tử sự đại, vô thường tấn tốc, vị thẩm thử thân, sinh tòng hà lai? Tử tòng hà khứ?”

- Sư vân: “Trường không túng sử song phi cốc, Cự hải hà phương nhất điểm âu.”

- Tiến vân: “Như hà thị đạo?

- Sư vân: “Đạo bất tại vấn, vấn bất tại đạo.” [333, 310] (H 194)

- (Bấy giờ có một môn tăng hỏi: Bạch Thượng sĩ: Tôi cho rằng sống chết là việc lớn.

Nó vô thường mau lẹ. Chưa rõ tấm thân này từ đâu sinh ra? Chết rồi đi đâu?

- Sư đỏp: Đụi vành luõn chuyển giữa bầu trời, Bienồ

- Lại hỏi: Thế nào là đạo?

cả lo gì chút bọt trôi.)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

- Sư đáp: Đạo không ở trong câu hỏi, Câu hỏi không ở trong đạo.) [333, 317].

3.1.3.4. Niêm tụng kệ, Tụng cổ

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 20

Đây là hai thể loại đặc thù của văn học Phật giáo. Thể loại này chỉ xuất hiện trong văn học đời Trần. Văn học đời Lý chưa có. Theo thư tịch cổ cho biết, đời Trần chỉ có hai tác giả để lại tác phẩm thuộc loại này là Trần Thái Tông với Niêm tụng kệ được chép gộp trong Khoá hư lục và Tuệ Trung Thượng sĩ với Tụng cổ trong Thượng sĩ ngữ lục.

Nói đến thể loại Niêm tụng kệ thì không thể không bàn đến Tụng cổ. Hai thể loại này có sự kết hợp giữa hai hình thức ngữ lục kệ. Mục đích chủ yếu là vừa diễn giải, vừa đúc kết các vấn đề cốt lõi của Thiền để học trò nắm vững và thực tập. Về mặt hình thức kết cấu, giữa Niêm tụng kệ Tụng cổ khá giống nhau. Chúng gồm nhiều tiết, mỗi tiết có ba phần. Đối với Niêm tụng kệ gồm có cử, niêm tụng; còn đối với Tụng cổ thì goàm cử, luận (Sư vân) và tụng.

Cử: Nêu lên một câu chuyện trong Phật thoại hay những lời giảng đạo của các bậc sư Tổ, cao tăng đời trước để làm đề dẫn.

Niêm: Nêu ý kiến tác giả về vấn đề đó, có khi bổ sung, có khi phản bác vấn đề đó. Có thể xem đây là phần luận của vấn đề. Ở Tụng cổ của Tuệ Trung Thượng sĩ thì dùng hai chữ Sư vân.

Tụng: Tóm tắt những kiến giải của mình thành một bài kệ cô đọng, có vần, có hình tượng để người học đạo dễ dàng tụng đọc. Tụng là một cách đọc tập trung, thường xuyên, một phương thức của các đệ tử nhà Phật thực tập đời sống hướng thượng. Bằng phương pháp tụng, người đọc dần dần hiểu và ngộ ra những áo nghĩa thâm sâu giáo lý Phật đà.


Niêm tụng kệ Tụng cổ được xem là việc thực tập các công án Thiền. Công án là câu nói được dẫn ra từ các bộ kinh Phật hoặc các bộ ngữ lục của chư Tổ, phần lớn là khó hiểu. Người học phải trực cảm tâm linh để nhận ra sự thật từ các công án đó, chứ không phải bằng tư duy hữu ngã. Người thầy tùy theo căn tính của học trò mà khai mở tâm thức, sau khi đẩy đưa họ đến chỗ bức bách tận cùng. Tại đây, người học bùng vỡ và thể nhập chân lý.

So sánh Niêm tụng kệ, Tụng cổ với Kệ thì các bài tụng (kệ) của chúng gần với kệ trong kinh. Nếu kệ trong kinh có chức năng tóm tắt nội dung tư tưởng mà phần văn xuôi đã giảng trước đó bằng thể thơ, thì kệ (tụng) trong Niêm tụng kệ có chức năng thâu tóm lời kiến giải ở trên, bằng hình thức thơ cô đọng với mục đích không chỉ nói, mà còn đòi hỏi người học đạo phải đọc tụng cho đến khi nào “vỡ” ra để giác ngộ.

Nếu so sánh hai thể loại trên với ngữ lục thì chúng được sử dụng thủ pháp ẩn dụ để luận giải công án Thiền. Điều đáng nói, phần kết cấu của chúng khác nhau rõ rệt. Niêm tụng kệ Tụng cổ có 3 phần; còn Ngữ lục chỉ có hai phần vấn đáp. Ngữ lục thường sử dụng ẩn dụ, đậm chất khẩu ngữ ví von, được diễn đạt bằng văn xuôi, có khi bằng văn vần nhưng khá phi lôgíc, sử dụng nghịch ngữ nhằm kéo người học đạo bước ra vùng tư duy theo lý trí, trở về thực tại. Người học đạo tự nhiên liễu đạt yếu chỉ của Thiền. Trong khi đó, Niêm tụng kệ Tụng cổ vẫn sử dụng lối diễn đạt ẩn dụ và phi lôgíc, nhưng câu thơ trong phần tụng không quá khó hiểu như những lời đối đáp trong phần Ngữ lục. Hơn nữa, với kết cấu ba phần, người học khi nghiền ngẫm công án ở phần cử và được giải thích biện luận gợi mở của thầy ở phần niêm (trong Niêm tụng kệ), phần luận (trong Tụng cổ) thì đến thời điểm này, người học khi đọc đến phần tụng sẽ được sáng tỏ.

Rõ ràng, niêm và luận như ánh sáng tuệ giác soi sáng vô minh trong tâm thức người học, giúp họ trực ngộ chân lý. Còn nếu căn cơ kém, người học có thể dựa vào phần niêm tụng này mà được khai tâm. Như vậy, Niêm tụng kệ Tụng cổ vẫn là phương thức tu tập Thiền đốn ngộ. Phương thức này thật uyển chuyển, hữu hiệu, phù hợp với trình độ, căn cơ của người tu tập. Sự kết hợp nhiều phương thức tụng kinh, niệm Phật, toạ Thiền của Phật giáo đời Trần đã góp phần làm cho nền Phạât học, Thiền học phát triển một cách rực rỡ, mang tính phổ cập đại chúng [165, 135 - 138].


Niêm tụng kệ trong Khoá hư lục có đến 43 bài thực tập. Về Cử Niêm thường lấy từ các Thiền sử Trung Hoa, riêng phần tụng kệ là do Trần Thái Tông viết. Chẳng hạn, khi khảo cứu bài tập thực hành thứ nhất, ta thấy:

Cử: “Thế Tôn vị ly Đâu Suất, dĩ giáng vương cung, vị xuất mẫu thai, độ nhân dĩ tất.” Niêm: “Kiếm kích vị thi, Tướng quân dĩ lộ.”

Tụng: “Một hình hài tử vị ly hương,

Ngọ dạ tương nhân độ diểu mang. Cao đạp ưu du vô gián cách,

Bất tu thuyền tử dự phù nang.” [333, 122] (H 195)

(Nêu: Thế Tôn chưa rời Đâu Suất, đã giáng xuống cung vua, chưa lọt lòng mẹ đã độ hết chúng sinh.

Niêm: Gươm giáo chưa cầm, Tướng tài đã lộ. Tụng: Chưa hình ấu tử chửa rời quê,

Đêm thẳm đưa người qua bến mê.

Cao bước dạo chơi ngoài khoảng cách,

Không cần thuyền bản với phao bè.) [333, 136].

Trong công án này, câu cử Trần Thái Tông lấy từ Thiền tông tụng cổ liên châu thông, tập 2, Tục115.8b4 (52a10): “Thế Tôn vị ly Đâu Suất, dĩ giáng vương cung, vị xuất mẫu thai, độ nhân dĩ tất.” (H 196). Đến hai câu niêm thì lấy một câu trả lời của thiền sư Đông An Thường Sát trong Thiền tông chính mạch 6, tờ 43a15 với một chút cải biên. Câu của thiền sư Thường Sát là “Kiếm giáp vị thi, Tặc thân dĩ lộ.” (H 197).

Còn trong Thượng sĩ ngữ lục ở phần Tụng cổ của Trần Tung có 13 bài thực tập Thiền. Khảo sát bài thực tập thứ tám với chủ đề Vinh nhục đều như nhau thì sẽ rõ sự khác nhau giữa Niêm tụng kệ Tụng cổ:

Cử: Lão Tử viết: “Sủng nhục nhược kinh.” Sư vân: “Thủ trung xảo hoạ thiên ban vật,

Tâm thượng duyên sinh vạn lự ưu.” Tụng viết: “Hàn tự trước y nhiệt thoát y,

Vô hàn vô nhiệt hữu thuỳ tri? Đãn khan ngự liễu cung hoa sắc,


Bất độc tàm xuân hoại tứ thì.” [333, 338] (H 198) (Nêu: Lão Tử nói: “Vinh nhục đều không sợ.”

Sư nói: Tay khéo vẽ nên ngàn sự vật, Lòng càng thêm mấy vạn lo âu.

Tụng rằng: Nồng cởi áo ra, lạnh khoác vô, Không nóng không lạnh, biết bao giờ? Xem màu liễu ngự hoa cung đấy,

Lọ phải tìm xuân hỏng bốn mùa.) [333, 344 - 345].

Vậy là phần cử dẫn lại lời Lão Tử trong sách Đạo đức kinh. Từ lời gợi dẫn, người học đạo có thể nghiền ngẫm cho đến khi nào bừng ngộ chân lý thì thôi.

3.1.3.5. Tự

ù là một thể loại văn học được sử dụng rộng rói trong văn học trung đại núi chung, văn học Phật giỏo núi riờng. Tuy nhiờn, xột về nguồn gốc thể loại này mà cỏc bản văn kinh điển văn học Phật giỏo sử dụng cú tờn gọi đầy đủ là Tự dẫn. Cấu trúc một bài Tự dẫn trong một bản kinh Đại thừa được trình bày qua 5 phần: Duyên khởi kinh; Thời gian – không gian; Người nói - chủ thể; Nội dung thông điệp chính; Người nghe - Đối tượng. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang ghi “Tự dẫn là lời văn dẫn mở đầu các kinh chú.”. Lời văn dẫn chú Lăng Nghiêm trong kinh Lăng Nghiêm 7 (Đại 19, 113 hạ) ghi “Lúc bấy giờ, tưø nơi nhục kế của đức Thế Tôn phóng ra tia ánh sáng trăm báu, trong tia sáng hiện ra đoá hoa sen báu nghìn cánh, trên đó có hoá Như Lai ngồi, trên đảnh đức Như Lai này phóng ra 10 tia sáng trăm báu, mỗi tia sáng đều thị hiện 10 hằng hà sa các vị Kim Cương, Mật Tích, vị bưng núi, vị cầm chày, đầy khắp hư không. Đại chúng ngẩng nhìn, vừa sợ hãi, vừa vui mừng, cầu Phật che chở, một lòng lắng nghe Phóng Quang Như Lai tưø Vô Kiến đảnh tướng của Phật nói ra thần chú.” [17, 4930].

Trên cơ sở đó, đến thời Phật giáo Lý - Trần, sự vận dụng thể loại này trong các bản văn có thay đổi cho phù hợp với thực tiễn đời sống văn học. Nội dung của loại này thường thuật lại về nguồn gốc, nguyên uỷ về một sự kiện, vụ việc gì đó. Thí dụ, Tạ Thúc Ngao viết bài minh và tưï về chùa Sùng Khánh ca ngợi Nguyễn Ẩn tưï Vân Giác sáng lập chùa này ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (Sùng Khánh tự bi minh tịnh tự). Do bài văn viết kể nguyên uỷ và khắc lên bia nên ở đây thể ï gắn liền thể bi ký minh.


Tự còn là bài văn ngắn, súc tích được viết ở phần đầu tiên của sách nhằm giới thiệu tổng quát về nội dung cuốn sách mà ngày nay chúng ta gọi là bài tựa, lời nói đầu. Văn học trung đại Việt Nam thời Lý - Trần vẫn còn bảo lưu nhiều bài tựa khác nhau nhằm giới thiệu tổng quát về tác phẩm. Ta có thể liệt kê như sau: Phan Phu Tiên đã viết bài tựa Tân san Việt âm thi tập tự khi ông san định lại Việt âm thi tập vào năm 1443, Lý Tử Tấn viết lời tựa Tân tuyển Việt âm thi tập tự… vào năm 1495 khi Chu Xa tuyển chọn lại tập thơ này. Văn học Phật giáo Lý - Trần, cụ thể là Thiền phái Trúc Lâm hiện nay còn lưu giữ nhiều bài tựa. Trong đó, Khóa hư lục là một tác phẩm đã bảo lưu rất nhiều bài tựa của nhiều tác phẩm khác nhau mà Trần Thái Tông đã viết. Có ít nhất là bốn văn bản về thể loại này trong Khoá hư lục: Thiền tông chỉ nam tự, Kim Cương tam muội kinh tự, Bình đẳng sám văn tự, Lục thì sám hối khoa nghi tự.

Bài tựa có giá trị văn chương nhất trong số các bài tựa mà Trần Thái Tông viết là bài Thiền tông chỉ nam tự. Có lẽ nó ra đời vào khoảng thời gian từ năm 1256 - 1258 khi ông chuẩn bị nhường ngôi. Đây là lời nói đầu của cuốn sách chỉ dạy về cốt tuỷ Thiền tông, được xem là chỉ nam Thiền tông. Còn nguyên bản cuốn sách thì đã mất. Tuy vậy, người đọc bài tựa này cũng nắm rõ nội dung cốt yếu cuốn sách. Dung lượng bài tựa này chỉ viết khoảng vài ba trang, nhưng nội dung văn bản lại hết sức có giá trị về mặt lịch sử, văn học, triết học, Thiền học…

Về mặt văn chương, Thiền tông chỉ nam tự tuy là lời nói đầu của một cuốn sách, nhưng thực chất nó là một văn bản có giá trị về mặt tư liệu. Nó giúp chúng ta xác định được nhiều điều về mặt lý luận và tư tưởng. Đây là một áng văn tự sự, thuật lại những năm tháng của nhà vua gắn với một dấu ấn lịch sử, được viết bằng một ngôn ngữ chữ Hán trang trọng. Đọc bài tựa, chúng ta có thể hiểu phần nào cuộc đời của nhà vua đối với lịch sử dân tộc, đạo pháp, được ghi bằng một văn phong bi hùng, một giọng điệu tâm tình, một bút pháp hết sức sinh động, có sức thuyết phục cao. Ở lĩnh vực triết học, Thiền học, Thiền tông chỉ nam tự tuy chỉ là bài tựa nhưng thật ra nó được đánh giá như là cương lĩnh định hướng phát triển Thiền học đời Trần. Nó kiến thiết giáo lý căn bản cũng như cơ sở lý luận cho Thiền phái Trúc Lâm ra đời để đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của lịch sử đất nước và


đạo pháp nước nhà trong một thời đại mới – thời đại Đông A sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

3.1.3.6. Ca, Ngâm

Ca, ngâm là những thể loại chỉ có xuất hiện trong các sáng tác của các thiền gia, thiền sư đời Trần thuộc Thiền phái Trúc Lâm mà thôi, chứ vào đời Lý thì hầu như không có. Theo thư tịch cổ, thơ văn của Thiền phái còn bảo lưu được 4 văn bản được sáng tác theo thể loại này, có nội dung bàn về triết lý Phật - Thiền. Đó là Phật tâm ca, Phóng cuồng ngâm, Trừu thần ngâm của Tuệ Trung và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông.

Điểm chung của thể loại ca ngâm là không có sự giới hạn số câu trong một bài, kể cả niêm, luật, vần, điệu cũng không cần khắt khe, chặt chẽ. Bài Phật tâm ca của Tuệ Trung được sáng theo thể loại ca, viết bằng chữ Hán. Như đã nói, do không giới hạn về số câu chữ, nên bài Phật tâm ca khá dài, gồm 12 đoạn (khổ), 55 câu. Khổ đầu có 8 câu thất ngôn xen lục ngôn ở 2 câu đầu “Phật, Phật, Phật, bất khả kiến; Tâm, tâm, tâm, bất khả thuyết.”. Mười một khổ còn lại, mỗi khổ 5 câu. Trong đó, câu thứ nhất và câu thứ hai, mỗi câu 3 tiếng; ba câu còn lại mỗi câu chỉ có 7 tiếng. Khảo sát kỹ mỗi khổ thì chúng ta dễ dàng nhận ra mỗi khổ đều là bài tứ tuyệt thất ngôn xen lục ngôn và câu đầu chính là câu lục ngôn được tách ra làm hai. Vần gieo ở cuối câu và đa số là vần trắc, chỉ có 4 khổ gieo vần bằng. Sử dụng một thể loại như vậy để sáng tác, bài Phật tâm ca không chỉ có giá trị về mặt hình thức biểu đạt nghệ thuật thi ca mà còn có nội dung chuyển tải tư tưởng Thiền học hết sức giá trị. Nếu bài Phật tâm ca của Tuệ Trung viết bằng chữ Hán thì bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông được viết bằng Quốc âm, tiếng mẹ đẻ tức chữ Nôm như là một sự thành tựu lớn về mặt ngôn ngữ tiếng Việt. Về cấu trúc bài ca này được viết theo thể ca, tứ ngôn trường thiên, gồm 84 câu và một bài kệ viết theo lối thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán như tóm tắt nội dung bài ca, làm sáng tỏ chủ đề. Tuy tác giả gieo không tuân thủ vần điệu, nhưng nhờ thuật biết xen kẽ bằng trắc cuối câu làm cho âm điệu bài ca khi được đọc lên có sự nhịp nhàng, hài hoà khiến người đọc có cảm giác như đang thưởng thức làn điệu dân ca mang âm hưởng Phật pháp. Rõ ràng, một hình thức nghệ thuật được thể hiện qua một thể ca, với một kết cấu, ý tứ chặt chẽ và bằng một cảm


hứng Thiền học chứng ngộ, cả hai bài ca đi vào lòng người đọc với một dấu ấn tâm linh trong việc thực thi hành trì giải thoát giác ngộ.

Điểm khác biệt giữa ca ngâm là về mặt hình thức về dung lượng số câu của bài ca dài hơn bài ngâm. Chẳng hạn, bài Phóng cuồng ngâm của Tuệ Trung chỉ có 26 câu, mỗi câu có bảy tiếng, đôi khi xen câu tám tiếng, vần gieo ở cuối câu chẵn. Trong khi đó, bài Trừu thần ngâm thì có 28 câu, chia làm bốn khổ được viết theo lối cổ phong. Ba khổ đầu, mỗi khổ sáu câu, mỗi câu bảy tiếng. Khổ cuối gồm mười câu, thỉnh thoảng có xen một vài câu chín tiếng. Vần gieo ở bài ngâm này toàn là vần trắc kiểu độc vận ở cuối các câu chẵn. Đặc trưng của thể ngâm là dùng để ngâm hay hát khiến ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận. Vì vậy, tác giả thường sử dụng chữ hề làm từ đệm trong câu của các bài ngâm như chúng ta thường thấy. Bất cứ ai, khi đọc bài ngâm nào cũng có thể trực nhận triết lý sống của Thiền tông mà tác giả đã trình bằng một tâm thức khai phóng, liễu ngộ các pháp.

3.1.3.7. Phú

Là thể loại của văn học Trung Hoa ra đời từ thời Xuân thu Chiến quốc trên cơ sở của Kinh thi, Sở từ và văn xuôi Tiên Tần, được giới nghiên cứu văn học nước này minh định là “bán thi bán văn”. Theo Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long đã khẳng định phú có nguồn gốc từ Sở từ, Ly tao: “Ban Cố cho phú là loại thơ cổ. Đến khi Khuất Nguyên làm Ly Tao thì thể phú mới bắt đầu lan rộng. Nhưng phú bắt nguồn từ nước Sở và thịnh lên ở đời Hán.” [95, 143 - 209].

Cho đến nay, ở Trung Hoa đã có nhiều cách phân loại phú, nhưng theo nhà nghiên cứu Chử Bân Kiệt thì cách phân loại của Từ Sư Tăng đời Minh trong Văn thể minh biện là được nhiều người cho là hợp lý hơn cả. Ưu điểm nổi bật nhất của cách phân chia này là kết hợp được các phương diện thời gian, phương diện hình thức, phương diện nội dung của thể tài. Theo đó, phú bao gồm các tiểu loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú văn phú. [356, 1287 -1289]. Trong đó, ta có những tiểu loại phú bao gồm những tiểu loại khác. Như trong cổ phú tao thể phú là những bài phú mô phỏng nhiều yếu tố của Sở từ với số tiếng trong câu và có tiếng đệm “hề”. Vậy là phuù không phải là một thể loại thuần nhất và nói đến thuộc tính của thể loại là nói đến những đặc tính cơ bản và phổ biến nhất.


Một trong những thuộc tính sớm được xác định của thể phú “tả chí” [xem 95]. Cái “chí” ở đây được Đặng Thai Mai giải thích trong “Thi ngôn chí”. Đó là “Ta nên hiểu chữ “chí” ở đây là “tâm” của kẻ sĩ. Cho nên “chí” không chỉ có phần nghị lực, phần ý chí mà thôi, mà nó có phần tâm tình kẻ sĩ nữa” [167, 360]. Phú ở Trung Hoa và Việt Nam đều được hiểu trong tinh thần đó.

Ở Việt Nam, phú xuất hiện từ đời Trần. Đời Lý cổ sử có đề cập, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được những bài phú này. Gần đây, Tổng tập Văn học Việt Nam giới thiệu thêm một vài bài phú chữ Hán đời Trần, mà trước đó đã công bố 13 bài đã in trong Quần hiền phú tập, có lúc được gọi là phú đời Trần – Hồ [339, 81]. Các bài phú này đều ca ngợi tư tưởng, thể hiện tấm lòng của kẻ sĩ đối với đất nước, với triều đại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Trong xu hướng định hình và phát triển thể loại phú vào thời Trần, các nhà khai sáng Thiền phái Trúc Lâm đã tiên phong trước tác các bài phú mang nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam và dân tộc trong việc xây dựng phát triển đất nước Đại Việt. Điểm nổi bật là các bài phuù mà ta còn bảo lưu thuộc dòng văn học Phật giáo đời Trần như Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông; Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang, Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi (?) đều được sáng tác bằng chữ Nôm, trong đó, hai bài đầu thuộc hai tác giả của Thiền phái Trúc Lâm.

Cư trn lạc đạo phú của Trần Nhân Tông là bản tuyên ngôn của con đường sống đạo mà Phật giáo Việt Nam chủ trương, nó có tác động và chi phối cuộc sống người dân thời đó. Nó là một trong những tác phẩm được trích dẫn đích danh như quyền uy, khi thiền sư Chân Nguyên trình bày những vấn đề Phật giáo cho vua Lê Chính Hoà vào khoảng những năm 1692 trong Kiến tính thành Phật lục [253, 72]. Do đó, tư tưởng Cư trần lạc đạo đã góp phần làm nên những chiến công của cha ông ta trong việc dựng nước và giữ nước. Bài phú này được viết theo lối phú thời Đường, nhưng đối và vần còn lỏng lẻo khi so với các bài phú của thời Trần mạt và Lê sơ. Toàn bài gồm 10 hội, mỗi hội co dãn từ 13 câu (hội thứ ba và bốn) cho tới 30 câu. Và mỗi hội cũng gieo một vần, các hội lẽ gieo vần bằng và các hội chẵn gieo vần trắc. Cuối hội thứ mười thì có thêm bài kệ theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán. Giới nghiên cứu đều xem bài kệ là chủ đề tư tưởngThiền học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023