Cơ Sở Hình Thành Và Phát Triển Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo


Đây cũng chính là nguồn cảm hứng vô tận để các nhà trước tác của Thiền phái làm nên những tác phẩm có giá trị tư tưởng thẩm mỹ văn học. Sự thật thế giới chứng ngộ được diễn trình qua thơ văn của các tác giả Thiền phái được bắt nguồn từ cảm hứng bản thể giải thoát nếu tự thân mỗi cá thể nỗ lực tu trì và thăng chứng ngay giữa đời thường. Từ điểm nhìn này, thế giới thực tại trở thành cõi Phật trong suối nguồn cảm hứng thiên nhiên Phật qua từng tác phẩm mà chúng ta bắt gặp. Ở đó, lòng yêu nước thương dân được thể hiện để tạo ra những kỳ tích hào hùng cho đất nước, trong đó có những con người làm nên lịch sử dân tộc, biết chia sẻ những nỗi đau và niềm vui với tấm lòng cao cả đầy tình người, được hóa hiện bằng nguồn cảm hứng nhân văn, thế sự trữ tình. Chính từ mảnh đất xứ sở đầy tình người này, cảm hứng về quê hương đất nước, được các thiền gia, thiền sư khắc hoạ chân dung bức tranh đất nước Đại Việt với những đường nét chấm phá khá sắc sảo, nhưng cũng đủ gợi cho ta cái nhìn tổng thể về quê hương nước nhà. Từ điểm nhìn sâu lắng về quê hương hiện thực, nó lại khơi nguồn cảm hứng cho họ tìm thấy hình ảnh quê hương Thiền tông vĩnh cửu của mình. Tất cả đã tạo nên các giá trị đặc trưng tư tưởng văn học của Thiền phái Trúc Lâm mà chúng ta đã tìm hiểu.


CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT

TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

3.1. THỂ LOẠI TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

3.1.1. Cơ sở hình thành và phát triển Tam tạng kinh điển Phật giáo

Hệ thống Tam tạng kinh điển Phật giáo mà ngày nay chúng ta thấy khá đồ sộ, thực chất được hình thành bắt đầu gồm nhiều Pháp thoại (Sutta) do Phật thuyết giảng nơi này, nơi kia cho nhiều đối tượng khác nhau. Điểm đáng nói mỗi Pháp thoại đều được nói bằng câu “Evame sutta”, (如是我聞: Như thị ngã văn: Tôi nghe như vầy), ngụ ý cho sự ghi

nhớ nội dung bài pháp bởi một hay nhiều tỳ kheo trực tiếp lắng nghe bậc đạo sư và chính họ nói lại bài pháp ấy trong những lúc thuyết giảng hoặc trong trường hợp giáo pháp của bậc đạo sư được tụng đọc nhiều lần tại các kỳ kết tập. Sự phong phú về các đề tài thuyết pháp kéo theo sự đa dạng các thể loại thích ứng cho từng đối tượng nghe pháp qua nhiều Pháp thoại được bảo lưu trong Tam Tạng kinh điển hiện nay, chứng tỏ đã có sự nỗ lực lớn của các tỳ kheo qua nhiều thế hệ trong việc sưu tập, sắp xếp những lời dạy của Thế Tôn vào ký ức và đặc biệt qua các hội nghị kết tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

Căn cứ vào các tài liệu Cullavagga (Tiểu phẩm), Dìpavamsa (Đảo sử), Mahàvamsa

(ẹái sửỷ) vaứ Samanta paứsaứdikaứ (Thienọ

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 18

kiená

luật Tỳ Bà Sa) thì mấy tháng sau ngày Phật

nhập diệt, các đệ tử uy tín liền nhóm họp tại Ràjagaya (Vương Xá) để tụng đọc lại lời dạy của Phật mà phần lớn họ đã ghi nhớ nằm lòng. Nguyên nhân dẫn đến hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất là do có sự hiểu biết và hành trì sai giới luật Phật chế của một số tỳ kheo, cùng với lời tuyên bố thiếu chín chắn của Subhadda khiến Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) quyết định triệu tập hội nghị, dưới sự bảo trợ của vua Ajàtasattu (A Xà Thế). Hội chúng quy tụ 500 tỳ kheo và đã suy cử Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) làm chủ trì hội nghị, bên cạnh hai vị thân cận khác nữa là Ànada (A Nan Đà) và Upàli (Ưu Ba Ly), có trách nhiệm tuyên đọc Pháp (Dhamma) Luật (Vinaya). Sau đó, có sự kiện các tỳ kheo Vajjili chấp trì mười vấn đề vượt quá giới luật sa môn (Dasavatthùni – Thập điều) đã dẫn đến hội nghị kết tập lần hai được tổ chức ở Vesàlì (Tỳ Xá Ly), khoảng 100 năm sau ngày Phật nhập diệt, dưới triều vua Kàlasoka, hậu duệ của vua Ajàtasattu (A Xà Thế). Lần này quy


tụ gần 700 tỳ kheo, dưới sự chủ trì của tỳ kheo Sabbakàmì, tập trung đọc Pháp (Dhamma). Nhưng theo Buddhaghosa (Phật Âm), hội nghị tập trung đọc cả Pháp (Dhamma), Luật (Vinaya) và bước đầu biên tập về Pitaka (Tạng), Nikaya (Tiểu bộ), Anga (Ưng già) Dhammakkhandha (Pháp tạng). Chưa dừng tại đó, sự kiện các tu sĩ ngoại đạo gia nhập Tăng già và hành trì sai lạc giáo pháp Như Lai dẫn đến cuộc hội nghị kết tập lần thứ ba được tổ chức tại Pàtaliputta, dưới sự bảo trợ đại đế Asoka (A Dục), khoảng thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Hội nghị quy tụ gần 1000 tỳ kheo, dưới sự chủ trì của tỳ kheo Tissa Moggaliputta (Để Sa Mục Liên Tử), tập trung thảo luận về Tam tạng (Tipitaka). Thời gian hội nghị kết tập kéo dài trong 9 tháng. Trong thời gian này Tissa Moggaliputta (Để Sa Mục Liên Tử) cho ra đời tập Kathàvatthu (Biện thuyết, được xem là Luận tạng) đánh bật mọi quan điểm sai lầm về Phật giáo. Như vậy, ít nhất có ba cuộc hội nghị được kết tập kinh điển được tổ chức tại Ấn Độ trước khi giáo lý của đức Phật được truyền sang Tích Lan, dẫn đến sự kết tập kinh điển lần thứ tư dưới sự bảo trợ của vua Abahaya Vattagàmani vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, trong đó Tam Tạng kinh điển (Tipitaka), bao goàm Kinh tạng (Suttapitaka), Luật tạng (Viyanapitaka), Luận tạng (Abhidhammapitaka) lần đầu tiên được viết thành văn bản. Tuy nhiên, quan điểm Phật giáo Bắc truyền cho rằng lần kết tập thứ tư này được tổ chức khoảng năm 100 sau Công nguyên dưới triều vua Kaniska (Ca Nị Sắc Ka). Có thể nói, trải qua 4 kỳ kết tập kinh điển, tình hình văn bản kinh điển Phật giáo được y cứ từ hệ thống Tam tạng kinh điển đã được định hình và phát triển ít nhất trong khoảng thời gian 3 thế kỷ đầu ở Ấn Độ, từ thời Phật tại thế đến thời Asoka (A Dục), sau đó lan toả phát triển tại Tích Lan và các nước trong khu vực với những đặc trưng riêng biệt của các thành tố văn học Phật giáo như thể loại, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật.

Rõ ràng, kể từ khi đạo Phật ra đời trên xứ Ấn Độ, suốt hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo đã để lại cho nhân loại nhiều di sản văn hoá vật chất cũng như văn hoá tâm linh mà cho tới nay dù con người nỗ lực tối đa vẫn không khai thác hết ý nghĩa ẩn tàng của chúng. Trong đó, kho tàng văn học Phật giáo được kết tập từ Tam tạng kinh điển đã có đóng góp to lớn trong quá trình truyền bá Chính pháp và đã tác động mạnh mẽ trên


nhiều lĩnh vực khác nhau tại các nước trong khu vực Nam Á, Đông Á (Đông Bắc Á, Đông Nam Á).

Riêng tại nước ta, ngay từ buổi đầu đạo Phật du nhập, khoảng cuối thế kỷ I trước Công nguyên, Phật giáo Việt Nam đã hình thành trung tâm dịch thuật kinh điển có tên gọi là Trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Và đến thời Lý, vào những năm 1009, 1020, 1034, 1259, dưới sự bảo trợ của triều đình, các phái đoàn do các cao tăng dẫn đầu đã sang Trung Hoa thỉnh Đại tạng kinh, tuy nhiên mãi đến 1295 thì vua Trần mới sắc lệnh cho khắc in và dịch thuật phổ biến rộng rãi. [94, 305 - 306]. Mục đích là đáp ứng nhu cầu tất yếu của lịch sử Việt Nam, trong đó có sự định hướng và phát triển cho Phật giáo nước ta thời bấy giờ trong quá trình hội nhập Phật giáo thế giới với sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm. Sự kiện này đã góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá, văn học nước nhà. Rõ nét nhất là dòng văn học Phật giáo Lý - Trần với sự phát triển về nội dung lẫn hình thức, từ sự phát triển các đề tài, chủ đề phản ánh, đến phương pháp sáng tác qua việc định hình các thể loại mới và ngay cả thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ.

3.1.2. Hệ thống thể loại văn học Phật giáo

Phật giáo vốn được xem là một tôn giáo có hệ thống Tam tạng kinh điển vĩ đại nhất so với tất cả các tôn giáo trên thế giới. Đây chính là cơ sở để xác lập nền văn học Phật giáo phong phú từ nội dung cho đến hình thức thể hiện. Điều đó có nghĩa, bất cứ ai muốn tiếp cận các loại hình ngôn ngữ uyên áo nhất của kho tàng văn học Phật giáo, cần phải tìm hiểu thể loại văn học được giải trình qua tác phẩm kinh điển. Yếu tố thể loại sẽ giải mã các thông điệp mà các bản kinh đề cập, nhất là việc xác định tầm vóc tư tưởng triết lý, phạm vi của lịch sử của một tác phẩm văn học Phật giáo.

Mặt khác, sự phân định thể loại sẽ là những điều kiện tất yếu không thể thiếu đối với việc nghiên cứu và phân tích văn bản. Người ta sẽ không thể hiểu nội dung một cách rõ ràng nếu như không xác định được hình thức cơ bản của nó như xuất xứ, thời gian, địa điểm, thể loại, đặc trưng ngôn ngữ… Theo cách phân loại của một số tự điển hiện hành [321, 1466]; [57, 1168 - 1169], văn học Phật giáo được chia thành 12 thể loại, bao gồm Khế kinh; Trùng tụng; Thọ ký; Phúng tụng; Tự thuyết; Nhân duyên; Thí dụ; Bổn sự; Bổn sinh; Phương quảng; Vị tằng hữu; Luận thuyết. Có một cách phân loại khác nữa, được ghi


lại trong kinh Xà Dụ thuộc kinh Trung Bộ [122, 218], bao gồm 9 thể loại Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sinh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng.

Cả hai sự phân loại nói trên nhằm làm nổi bật phương thức truyền đạt giáo nghĩa kinh điển Phật giáo. Trên hết, sự phân loại này nhằm giúp cho người tiếp cận hiểu rõ giá trị thông điệp và giá trị hướng đến giải thoát mà tác phẩm đem lại. Sự phân chia thể loại chỉ mang tính cách tương đối, nghĩa là sự phân loại đó chỉ dựa vào một số nét đặc trưng theo các tiêu chí “nhân duyên thuyết pháp”, “cách trình bày khi thuyết pháp”, “cách ghi nhận của thời thuyết pháp” “nội dung thuyết pháp” đã được đức Phật xác lập như trong kinh Xà dụ như sau:

Kinh là những điều đức Phật nói cho hàng đệ tử tu tập hướng đến giác ngộ, giải thoát; Ứng tụng là sự truyền tụng, ghi lại lời đức Phật dạy theo thể tản văn; Kệ tụng là sự truyền tụng, ghi lại lời đức Phật theo thể thơ, kệ; Như thị ngữ là sự ghi chép lại những điều được nghe từ đức Phật nói trực tiếp hoặc gián tiếp; Bổn sinh là sự ghi chép lại chuyện tiền thân của đức Phật theo lời đức Phật đã kể; Vị tằng hữu là sự ghi chép lại những sự việc hy hữu (hiếm có) trong đời, như chuyện các đức Phật quá khứ v.v… do Phật kể lại; Cảm hứng ngữ, còn gọi kinh Phật tự thuyết chỉ cho sự ghi chép lại những điều đức Phật nói ra với những trường hợp đặc biệt; Phương quảng là sự ghi nhận những cuộc thảo luận của các vị Thánh đệ tử được đức Phật xác nhận là phù hợp với Phật ý; Giải thuyết là sự ghi chép lại những điều luận giải về chính pháp của đức Phật và các bậc A - la - hán.

Về sau, các nhà trước tác văn học Phật giáo đã vận dụng các thể tài khác nhau trong hệ thống thể loại nói trên để xây dựng các tác phẩm kinh điển nổi tiếng. Riêng ở nước ta, đến thời Lý - Trần, thì văn học Phật giáo đã phát triển rực rỡ. Loại hình thể loại (type) của văn học Phật giáo Lý - Trần theo các nhà nghiên cứu văn học nhận định “Thời này đã có đầy đủ các loại vận văn, tản văn, biền văn với các thể tài tiêu biểu của văn học trung đại. Hầu hết, các thể loại này đều mang tính chức năng rõ nét. Tính chức năng là sản phẩm tất yếu của văn học trung đại. Ngoài chức năng hành chính không đề cập ở đây, thì chức năng lễ nghi tôn giáo bao trùm các thể tài: kinh, kệ, thơ Thiền, ngữ lục, tụng cổ, niêm tụng kệ, bi, minh, ký, luận thuyết tôn giáo, truyện truyền đăng, truyện các Thánh” [165, 118]. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển văn học Phật giáo Việt Nam, do xu hướng phát triển của


ngôn ngữ, do sự linh động uyển chuyển của các nhà trước tác, cũng như do mối liên hệ tự thân giữa các thể, loại thường tạo ra những quan hệ đan chéo phức tạp và có sự chuyển hoá qua lại, dẫn đến sự hình thành các thể loại có khả năng tổng hợp. Mỗi khi có sự chuyển hoá về thể loại thì bao giờ cũng có sự biến đổi sâu sắc về hình thức nghệ thuật, cũng như phương thức phản ánh tác phẩm.

Nhìn lại hệ thống thể loại văn học Phật giáo Lý - Trần, từ đời Lý sang đời Trần đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nếu văn học Phật giáo đời Lý, hệ thống thể loại hình thành chưa đầy đủ, chỉ có một số thể loại chủ yếu như kệ, thơ Thiền, thơ tả cảnh, từ khúc, bi ký, minh, ngữ lục thì sang đời Trần nền văn học Phật giáo còn xuất hiện thêm phú, ca, tụng cổ, niêm tụng kệ, luận thuyết tôn giáo, các thể truyện, thơ trữ tình... Các thể loại ấy chịu sự qui định tính chất văn học trung đại, trong đó sự phân định cụ thể và sắp xếp theo quy luật Văn - Sử - Triết bất phân mà chúng ta đã biết [165, 117 - 118].

Văn học Thiền phái Trúc Lâm là bao gồm những tác phẩm văn học kinh điển Phật giáo do các thiền gia, thiền sư trước tác, nó xuất hiện từ đầu đời Trần, hẳn nhiên chịu sự tác động biến chuyển trong quá trình phát triển hệ thống thể loại văn học Phật giáo thời Lý - Trần. Khảo sát các thể loại văn học Phật giáo mà các nhà văn – thơ Thiền phái Trúc Lâm vận dụng vào tác phẩm sẽ giúp chúng ta hiểu sâu tác phẩm hơn ở điểm nhìn nghệ thuật tác phẩm.

3.1.3. Sự vận dụng các thể loại văn học Phật giáo trong tác phẩm của Thiền phái

Nhìn từ góc độ thể loại để đánh giá thì các tác phẩm văn học Thiền phái đã thành tựu lớn về sự phát triển phong phú các thể loại của dòng văn học Phật giáo, mà đỉnh cao là văn học Phật giáo Lý - Trần. Đây là sự phát triển của các thể loại văn học Phật giáo có giá trị về mặt học thuật lẫn nghệ thuật văn chương trong dòng chảy văn học.

3.1.3.1. Luận thuyết tôn giáo

Các nhà nghiên cứu trước đây chia thể loại luận thuyết thành hai loại: Luận thuyết chính trị và luận thuyết tôn giáo. Ở luận thuyết chính trị, chúng ta thường gặp trong các bộ sử khi các sử gia ghi lại những lời bàn, lời bình về việc trị nước; còn thể loại luận thuyết tôn giáo là những lời bình luận về triết lý tôn giáo nói chung [165, 148]. Riêng thể loại luận thuyết tôn giáo (Phật giáo) bắt nguồn từ thể loại Giải thuyết được đức Phật Thích Ca


xác lập trong các bản kinh A Hàm hay Nikaya, nhằm luận giải những nghĩa lý sâu xa của giáo lý Phật đà. Khi Phật giáo mới truyền vào nước ta, thì thể loại này đã được sử dụng với tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử viết khoảng năm 195 - 198; Đạo Cao pháp sư tập của Đạo Cao viết khoảng từ năm 450 - 460. Lý hoặc luận là tác phẩm luận thuyết bàn về những lý lẽ sai lầm của giới Nho – Lão đối với Phật giáo, gồm 37 điều [255, 352]. Còn Đạo Cao pháp sư tập có thể là tập luận thuyết lý giải những triết lý nhà Phật. Cả hai tác phẩm này đã có một sự đóng góp nhất định trong việc kế thừa, tiếp thu và vận dụng thể loại luận thuyết tôn giáo vào trong tác phẩm văn học của Thiền phái Trúc Lâm.

Đời Lý, thể loại luận thuyết tơn giáo chưa được các thiền sư sử dụng nhiều. Hiện chỉ còn một vài đoạn như Cứu Chỉ viết về Tâm pháp [332, 253 - 252]; và mấy đoạn luận thuyết của Vạn Hạnh khuyên Lý Công Uẩn nên lên ngôi vua trị vì thiên hạ [332, 216]. Nguyễn Thường khuyên vua Lý Cao Tông không nên đắm say dục lạc mà phải để tâm vào việc nước, việc dân [332, 527 - 528]. Hai đoạn này được xem là luận thuyết chính trị, chứ không phải là luận thuyết tôn giáo.

Đến đời Trần, người tiên phong dùng thể loại luận thuyết tôn giáo là Trần Thái Tông với Khóa hư lục Thiền tông chỉ nam (tác phẩm này đã mất, chỉ còn bài tựa). Kế đến là Trần Nhân Tông với Tăng già toái sự (đã mất), sau đó là Pháp Loa với Đoạn sách lục Tham Thiền chỉ yếu (đã mất), chỉ còn vài đoạn… Điều cần lưu ý là những tác phẩm nói trên không chỉ là thành tựu về thể loại mà còn thể hiện tư tưởng Phật – Thiền, thông qua phương thức biểu đạt giàu hình tượng nghệ thuật. Khóa hư lục là một luận thuyết tơn giáo được viết kết hợp ba lối văn: tản văn, biền văn, vận văn mà hình thức tản văn và biền văn là chính. Trong tác phẩm luận thuyết này thì tiểu loại phổ thuyết được Trần Thái Tông sử dụng nhiều hơn cả. Phổ thuyết chỉ là một tiểu thể loại của thể loại luận thuyết tôn giáo, mục đích vận dụng tiểu thể loại này là để thuyết pháp, tức bàn về các nội dung Thiền - Phật, nó ra đời từ thời Đại Tuệ Tông Cảo (1089 -1163) ở Trung Hoa. Nếu trước đây, việc truyền giảng Phật pháp chủ yếu thường chỉ diễn ra giữa thầy và trò theo tinh thần “dĩ tâm truyền tâm” thì đến đời Đại Tuệ Tông Cảo, bằng hình thức phổ thuyết, tư tưởng – triết lý Phật - Thiền đã được truyền giảng rộng rãi trong tăng chúng và trong tín đồ Phật tử.

Ở Việt Nam, vào đời Trần, Thiền được chọn là tông pháp có thể đáp ứng mọi nhu cầu đời sống tâm linh của con người, cho nên dùng tiểu loại phổ thuyết là cách tốt nhất để


có thể thuyết pháp rộng rãi, phổ cập cho các đối tượng khác nhau của quần chúng hiểu rõ áo nghĩa giáo lý Thiền.

Trong các sách Phật học thời này, ngoài kệ thô, các bài viết bàn về giáo lý Thiền đã được viết bằng lối văn biền ngẫu bóng bẩy, mang vẻ đẹp cổ kính trang trọng. Cấu trúc bài thuyết pháp được các tác giả Thiền phái viết thường chia làm hai phần, phần trên là hình thức phổ thuyết được viết theo lối biền văn, ngôn ngữ giàu hình tượng sống động, có sức cuốn hút người đọc, với giọng văn vừa thiết tha mời gọi, vừa thôi thúc con người tỉnh thức; phần dưới là một bài kệ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt, nhằm tóm tắt nội dung tư tưởng đã giảng giải ở phần trên, giúp người học đạo dễ dàng tiếp nhận chân lý. Có thể nói, tiểu thể loại này là sự kết hợp giữa hai thể tài văn học Phật giáo truyền thống có từ thời đức Phật: Ứng tụng, truyền tụng theo lối tản văn và kệ tụng theo thể thô. Trần Thái Tông đã viết các bài Phổ thuyết Tứ sơn, Phổ thuyết Sắc thân, Phổ khuyến Phát Bồ đề tâm văn, Phổ thuyết Hướng thượng nhất lộ. Kế đến là Pháp Loa có các bài Khuyến xuất gia tiến đạo ngôn, Trúc Lâm đại Tôn giả thượng toà thính sư thị chúng, Thượng thừa tam học khuyến chúng phổ thuyết, Yếu minh học thuật. Như vậy là trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm có đến 8 văn bản của 2 tác giả viết theo tiểu thể loại phổ thuyết.

Bốn bài Phổ thuyết mà Trần Thái Tông viết ra với mục đích là nhắm đến quảng đại quần chúng, hướng mọi người hiểu rõ các vấn đề cốt lõi của Thiền để có thái độ sống phù hợp tâm nguyện giải thoát. Cụ thể là Trần Thái Tông muốn giải quyết các vấn đề lớn xoay xung quanh con người, tức sắc thân và sinh lão bệnh tử, thông qua biểu tượng bốn núi tương ứng với bốn mùa nhằm khơi gợi người học đạo phát lòng Bồ đề, hướng đến giải thoát Niết bàn.

Đối với vấn đề sắc thân, Trần Thái Tông chỉ ra sự trói buộc của cái sắc thân giả huyễn. Chính sự hệ lụy trước các trần mà con người như con thiêu thân lao vào vòng xoáy cuộc đời và trôi lăn trong dòng sinh tử. Từng câu văn, con chữ, giọng điệu cất lên như là tiếng nói con tim thổn thức để tự thân ý thức vượt thoát sinh già bệnh chết của một kiếp người: “Chư nhân đẳng! Đại tự cơ quan khối lỗi, toàn bằng ti tuyến khiên trừu; lộng lai lộng khứ dữ sinh đồng, phóng hậu thu thời chân tử dạng. Tự khởi vạn ban kế hiệu, đô duyên

Ngày đăng: 02/02/2023