Ngôn Ngữ Văn Tự Trong Tác Phẩm Của Thiền Phái Trúc Lâm


của bài phú, còn chúng tôi xem đây như là cơ sở lý luận hình thành chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” của Thiền phái như đã bàn ở chương 1. Về tự dạng thì bài phú viết theo lối viết giả tá hình thanh. Còn từ vựng, bài phú này có nhiều từ xưa mà khi so với các tác phẩm Quốc âm đời sau như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thì ít được sử dụng. Trong đó, từ ngữ Phật học như Di Đà, Cực lạc, Tam độc… của bài Cư trần lạc đạo phú có tần số xuất hiện khá dày so với bài Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang và bài Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi (?).

Bài Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang cũng được sáng tác bằng chữ Nôm. Theo văn bản của Hoàng Xuân Hãn thì nó được chia thành 8 đoạn, 8 vần (phú bát vận). Vần một có 4 câu 8 vế, 64 chữ. Vần hai có 7 câu 14 vế 122 chữ. Vần ba có 7 câu 14 vế 98 chữ.

Vần bốn có 7 câu 14 vế 110 chữ. Vần năm có 5 câu 10 vế 66 chữ. Vần sáu có 6 câu 12 vế

82 chữ. Vần bảy có 4 câu 8 vế 51 chữ. Vần tám có 5 câu 10 vế 60 chữ. Ngoài ra có 6 câu mào như Thấy đây (2 lần), Huống chi, Ta nay, Từ đến đây, Lạ những ôi và cuối cùng là bài kệ bằng chữ Nôm theo thể Đường thất ngôn bát cú niêm luật vần đối hoàn chỉnh đúng yêu cầu của thể thơ. Toàn bộ bài phuù của Huyền Quang không nêu triết lý Thiền - Phật như bài phú của Trần Nhân Tông mà nhằm giới thiệu cảnh thiên nhiên Phật của thế giới Thiền cảnh, Thiền thú với bút pháp liên tưởng ngoa dụ phổ biến ở thể phú. Tại đây, người đọc cảm nhận được khát vọng của Huyền Quang là muốn chuyển hóa thế giới thực tại thành thế giới Phật quốc giữa cuộc đời này.

Nếu từ ngữ, hình ảnh trong bài Vịnh Vân Yên tự phú đầy hình ảnh mô tả thì đến Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi (?) thì từ ngữ, hình ảnh thật mộc mạc giản dị gần với lối ca vè dân gian nhằm răn dạy mọi người về đạo lý sống thiện, tin và hành theo lý nhân quả để bước ra khỏi luân hồi sinh tử. Dung lượng bài phú khá dài gồm 204 câu thơ Nôm, viết theo thể thơ giống bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông, nhưng theo thể thơ tứ ngôn, đơn điệu, vần gieo không hoàn chỉnh. Có thể nói, mỗi bài phú có một nét đặc trưng riêng, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt thời đó.

Nhìn chung, sự ra đời tác phẩm văn học của Thiền phái Trúc Lâm đã góp phần cho sự thành tựu thể loại văn học trung đại nói chung, văn chương của Thiền phái tiêu biểu


cho Phật giáo đời Trần nói riêng. Sự phong phú nhiều thể loại được vận dụng trong một tác phẩm, hay ở nhiều tác phẩm độc lập khác nhau của văn chương Thiền phái, chứng tỏ mỗi khi phương thức sáng tác thay đổi thì nội dung chuyển tải cũng thay đổi theo lịch trình diễn tiến của xã hội. Từ các thể loại mang tính chức năng tôn giáo nặng triết lý Phật - Thiền ở đời Lý, dần dần chuyển sang các thể loại văn học Phật giáo xuất hiện vào đầu đời Trần như luận thuyết tôn giáo, kệ - thơ Thiền, ngữ lục, niêm tụng kệ, tự, ca, ngâm, phú với ngôn ngữ hình ảnh sống động, bộc lộ cảm xúc trữ tình, sự rung động tinh tế của cái nhìn tuệ giác, tất cả đã góp phần làm nên giá trị văn học của Thiền phái.

3.2. NGÔN NGỮ VĂN TỰ TRONG TÁC PHẨM CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 399 trang tài liệu này.

3.2.1. Chữ Hán – Chữ Nôm

Trước hết là chữ Hán - một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào thời Bắc thuộc và thời độc lập, tự chủ trong các văn bản hành chính và trong văn học. Nguyên nhân chủ yếu là do từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên chữ Hán đã đến nước ta gắn với cuộc xâm lăng nhà Hán, kế đến là sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Mặt khác, xét trên mối quan hệ giao lưu tương tác văn hoá giữa các nước trong khu vực thì việc sử dụng và tiếp biến ngôn ngữ, văn tự chữ Hán trong nhiều lĩnh vực khác nhau là một quy luật tất yếu và cần thiết.

Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm - 21

Dù thế nào đi nữa, có một thực tế là chữ Hán đã trở thành một thứ văn tự được đề cao và có một vai trò tiên phong khai mở văn hoá, văn học Việt Nam. Mãi cho đến cuối thế kỷ XIX sang đầu XX, khi chế độ phong kiến bị thay thế bằng chế độ thực dân nửa phong kiến thì chữ Hán và nền Hán học của nước ta mới lâm vào cảnh tàn cuộc. Công bằng mà nói, dù dân tộc ta có vay mượn chữ Hán làm văn tự chính thống trong hành chính, giáo dục, thi cử, nghi lễ tôn giáo, trong sáng tác và dịch thuật văn học thì chữ Hán đó cũng được người Việt tiếp nhận và tiếp biến theo cách hiểu và cấu trúc ngôn ngữ của người Việt. Đó là quy luật tiếp biến ngôn ngữ không chỉ xảy ra ở nước ta mà cả các nước trong khu vực. Cho nên, có ý kiến cho rằng: “Chẳng phải vì thế mà nhiều người đã cho rằng chữ Hán là của người Trung Hoa, nhưng chữ Hán cũng là của khu vực trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc” [49, 3] là hoàn toàn chính xác.


Theo các nhà nghiên cứu Trung Hoa và Việt Nam thì tiến trình này bắt đầu từ cuối đời Tần khi chữ Hán được truyền vào Bắc bộ Việt Nam [111, 58]. Nhưng đây chỉ là quá trình truyền lan bằng khẩu ngữ, thường song hành với sự xâm chiếm lãnh địa. Bấy giờ Triệu Đà đã thiết lập được một hệ thống chính quyền từ địa phương cho đến trung ương gồm người Hán và cả người Việt “Việt nhân Thừa tướng Lữ Gia đến các địa phương, chỉ toàn các hào trưởng người Việt, đương nhiên cần có một hệ thống văn tự làm công cụ điều hành, chính vì thế các vua Nam Việt phải đào tạo một số người bản xứ viết được chữ Hán.” [180, 56]. Tương truyền, sử sách ghi lại sự kiện con trai Triệu Đà lấy Mỵ Châu như là sự kết nối giữa thông gia giữa những người lãnh đạo cai quản đất nước với các thủ lĩnh Âu Lạc nhằm tranh thủ sự ủng hộ dân Việt để xưng đế một phương. Sách An Nam chí lược còn nói Triệu Đà chủ động thích ứng phong tục tập quán người Việt mà ta thấy trong thư dâng Hán Vũ Đế. Ông viết “Lão phu ở đất Việt đã 49 năm, hiện đương bồng cháu; hay khi Lục Giả – sứ thần Hán Cao Đế đến triều đình Nam Việt, Triệu Đà “xỗ tĩc, ngồi chị hõ mà tiếp” [111, 59]. Sự tương tác trong đời sống thực tiễn góp phần thúc đẩy sự việc sử dụng chữ Hán trong giao lưu và trao đổi văn hoá.

Đến thời Sĩ Nhiếp thì chữ Hán ở nước ta càng được chú trọng, sự xuất hiện việc dạy và học chữ Hán được phổ biến khắp nơi. Thực tế, trong quá trình tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa bằng Hán tự, người Việt tự thích ứng thứ văn tự này, nên từ thái độ chống đối chuyển sang thái độ tiếp nhận và sau đó là quá trình Việt hoá tiếng Hán cho phù hợp với ngữ âm tiếng Việt, đến cuối đời Đường (thế kỷ VIII - IX) đã hình thành hệ thống phát âm Hán - Việt. Tuy nhiên, nó không được sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, mà chỉ dùng để tuyên đọc săéc phong và ngâm đọc thơ văn chữ Hán. Đặng Đức Siêu trong Ngữ văn Hán Nôm cho rằng hệ thống âm Hán Việt là một thành tựu rất quan trọng của quá trình Việt hoá tiếng Hán, tạo điều kiện cho người Việt tiếp thu một số lượng lớn từ Hán biểu thị các khái niệm tư tưởng văn hoá. Chính vì ý thức rõ tầm quan trọng ấy, nên có lần sứ thần Trung Hoa yêu cầu sắc phong của Hoàng đế Trung Hoa đọc bằng âm Hán thuần tuý, triều đình Việt Nam đã khước từ và kiên quyết bảo vệ cách đọc âm Hán Việt như ngôn ngữ quan phương của một quốc gia độc lập [111, 61]. Thế nên, vào thời Bắc thuộc chữ Hán đã định hình và phát triển khá thuận lợi để rồi đi vào đời sống văn hoá, lưu lại cho


chúng ta một số trước tác, dịch thuật liên quan đến nội dung Phật học và một số thơ văn mà các nhà nghiên cứu đã công bố. Đến thời độc lập tự chủ, trải qua các triều Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, và đến triều Hậu Lê, Nguyễn thì chữ Hán vẫn chiếm lĩnh hầu hết trên địa hạt văn học.

Văn học Phật giáo Lý - Trần, cụ thể là văn học Thiền phái được khảo sát ở đây, cũng chịu sự chi phối của quy luật tiếp nhận, tiếp biến của ngôn ngữ nói trên. Mặc dù, đến thế kỷ thứ XIII dân tộc ta mới có chữ Nôm xuất hiện chính thức trên văn đàn mà người tiên phong là Trần Nhân Tông. Tuy vậy, số lượng tác phẩm được sáng tác chủ yếu vẫn là chữ Hán. Trong tổng số 197 đơn vị tác phẩm của 6 tác giả văn học Thiền phái đã có 194 tác phẩm viết bằng chữ Hán, chỉ có 3 tác phẩm viết bằng chữ Nôm theo các thể loại phú và ca. Do các tác giả của Thiền phái đều là thiền gia, thiền sư chứng ngộ, nên nội dung sáng tác chủ yếu xoay quanh các chủ đề Phật học và triết lý đạo Thiền, thứ đến là các chủ đề ca ngợi đất nước, quê hương, con người với cảm hứng nhân văn trữ tình.

Để diễn đạt các nội dung chủ đề trên, số lượng từ ngữ diễn đạt các thuật ngữ Phật học, khái niệm, phạm trù của triết lý và mỹ học Thiền chiếm lĩnh hầu hết trong thơ văn của Thiền phái. Các từ ngữ này hầu như có nguồn gốc từ trong hệ thống kinh điển Đại thừa được phiên dịch từ Phạn ngữ và được đọc theo âm Hán - Việt. Khảo sát và thống kê về loại từ ngữ này, ta thấy có 242 hạng mục từ chuyên môn Phật học – triết lý Thiền trên tổng số 194 tác phẩm. Trong đó, Tâm (43 lần); Tam đoà (10 lần); Vô thường (8 lần); Bồ đề (7lần), Lục căn (7 lần), Tứ đại (7 lần); Niết bàn (6 lần); Bản lai diện mục (5 lần), Ngũ uẩn (5 lần), Pháp thân (5 lần); Bỉ ngạn, (4 lần), Chân như (4 lần), Đại giác hùng sư (4 lần), Hoàng hoa thuỷ trúc (4 lần), Liên hoa phát trung (4 lần), Phiền não (4 lần), Sắc thân (4 lần), Tam độc (4 lần); Lục đạo (3 lần), Ma ni (3 lần), Nghiệp (3 lần), Thượng sĩ (3 lần), Tứ sinh (3 lần), Vô tướng (3 lần); Ái hà (2 lần), Bát khổ (2 lần), Bát tự (2 lần), Bồ tát (2 lần), Cô viên thậm xứ (2 lần), Dã hổ (2 lần), Đồng tử (2 lần), Hữu trụ hữu diệt (2 lần), Manh quy bì miết (2 lần), Lục độ (2 lần), Lục tặc (2 lần), Lục thần thông (2 lần), Lục trần (2 lần), Nghiệp thức (2 lần), Như như (2 lần), Ngũ nhãn (2 lần), Nương sinh diện (2 lần), Phật Thế Tôn (2 lần), Sư tử (2 lần), Tam bảo (2 lần), Tam muội (2 lần), Tam thế hùng sư (2 lần), Từ tôn (2 lần), Vọng niệm (2 lần), Vô thượng vị (2 lần), Bát vạn tứ thiên đà la ni chi pháp môn


(2 lần); có 164 từ ngữ xuất hiện một lần: Kim Cương tam muội, Vô sinh từ nhẫn, Tứ hoằng thệ nguyện, Tri kiến, Hữu trụ hữu diệt, Vô sinh pháp yếu, Sinh niệm, Am ma la, Tam tướng, Tứ thiền… và 19 danh từ tên các vị Phật, Bồ tát, Tổ như Thích Ca, Di Lặc, Uy Âm, Tu Bồ Đề, Quan Âm, Huệ Năng, Quy Sơn, Huệ Năng, Thạch Đầu, Bố Đại, Tất Đạt Đa, Nam Truyền, Mã Tổ, Linh Vân, Hương Nghiêm, Dật Đa, Lâm Tế, Long Nữ, Văn Thù.

Thơ văn chữ Hán của Thiền phái còn sử dụng vô số từ ngữ điển cố Phật giáo để trình bày tư tưởng triết lý Phật - Thiền mà ta thường gặp trong tác phẩm của 6 tác giả. Đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật để đảm bảo tính hàm súc, cô động mà văn thơ Thiền thường chiếm lĩnh. Đó là các từ ngữ Nê ngưu (4 lần), Thạch hổ (2 lần), Thiếu thất (4 lần), Tào khê (5 lần), Hoàng Mai (2 lần), Tây lai ý (3 lần), Chấp chỉ vọng nguyệt (2 lần), Nhất đạp tháp đảo (2 lần) và nhiều từ ngữ chỉ sử dụng một lần như Lư Lăng mễ giá, Hùng Nhĩ, Đạt Ma an tâm, Tam xích Song Lâm, Thế Tôn Ca Diếp, Đào hoa Linh Vân, Huề lam phóng vân, Càn thỉ quyết, Trấn Châu la bặc, Động sơn sổ ma cân... Bên cạnh đó, các từ ngữ điển cố có xuất xứ từ kinh văn Nho giáo, Lão giáo cũng được các tác giả Thiền phái đưa vào các tác phẩm của mình như Bá Nha Tử kỳ, Vương Tạ, Ngự liễu cung hoa, Ca Thương lang, Sủng nhục nhược kinh, Hà hữu hương, Hồ điệp mộng… Việc sử dụng rộng rãi các loại từ Phật học, Thiền học, điển cố Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, chứng tỏ các nhà thơ văn của Thiền phái không chỉ thông thạo am tường triết lý, văn học thuộc hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo mà còn biết diễn đạt trình bày chúng bằng các cảm quan mỹ cảm Thiền với một từ ngữ Hán hết sức phong phú.

Bên cạnh chữ Hán là văn tự được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thì chữ Nôm cũng là một văn tự chính thức được lưu hành vào thời Trần. Đào Duy Anh trong bài “Chữ Nôm ở thời Lý - Trần” đã viết “chỉ về thời Trần thì mới thấy có những lời ghi chép vắn tắt về chữ Nôm, ví như nước ta bắt đầu có thơ Quốc ngữ, tức viết bằng chữ Nôm, từ Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố. Sử ký còn chép rằng ở đời Trần Nhân Tông, mỗi khi có chiếu chỉ của nhà vua truyền xuống cho dân, Ty Hành khiển phải theo lệ cũ mà kèm theo bản giải nghĩa (chữ Nôm) gởi về các địa phương cho nhân dân dễ hiểu” [334, 221 - 222]. Về điểm này thì Lê Mạnh Thát trong Toàn tập Trần Nhân Tông còn viện dẫn ở sách Đại Việt sử ký toàn thư 5 tờ 55a3 –b5 ghi lại việc đọc chiếu chỉ đại xá của vua Trần Nhân Tông “Vua bảo Ty Hành khiển giao hảo với Viện Hàn lâm. Theo lệ cũ, hễ đọc lời vua nói thì Viện Hàn


lâm đưa trước bản thảo tờ chiếu cho Ty Hành khiển bảo tập đọc trước. Đến khi tuyên đọc thì gồm giảng cả âm lẫn nghĩa khiến cho dân thường dễ hiểu, vì chức Hành khiển chỉ dùng hoạn quan thôi. Bấy giờ Lê Tòng Giáo làm tả phụ, cùng Hàn lâm phụng chỉ Đinh Củng Viên vốn không thích nhau. Ngày đọc lời vua đã tới gần mà Củng Viên cố ý không đưa bản

thảo. Tũng Giỏo nhieuà lần đến đũi, rốt cuocọ cũng khụng được. Hụm ấy, xe vua sắp ra ngoài

cung, Củng Viên mới đưa bản thảo. Tòng Giáo tuyên đọc lệnh đại xá, không hiểu âm nghĩa, bèn đứng im, vua gọi Củng Viên đứng đằng sau nhắc bảo âm nghĩa. Tòng Giáo có ý thẹn. Củng Viên nhắc bảo tiếng càng to, mà tiếng Tòng Giáo thì nhỏ lại dần. Trong triều chỉ nghe được tiếng Củng Viên. Khi vua trở về nội điện, cho gọi Tòng Giáo vào: “Củng Viên là người văn học, còn người là một trung quan, sao không thích nhau đến nỗi như thế. Người làm lưu thủ Thiên Trường, tôm đất quýt vàng đem tặng lại qua lại cho nhau, thì có gì hại đâu”. Từ đó Tòng Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau càng thêm thân mật.” [294, 155 - 156].

Thông qua sự cố này, ta có thể phát biểu vào thời Trần đã có chỉ dụ phải đọc chiếu chỉ của vua bằng hai thứ âm: âm Hán Việt và âm tiếng Việt quốc âm mà Đại Việt sử ký toàn thư ghi sự kiện đọc chiếu bằng cả hai thứ tiếng là một việc cũ (cố sự). Nó lý giải việc tuyên đọc chiếu chỉ như thế này là một thông lệ có từ lâu, từ đời Đinh, Lê, Lý chăng? Vấn đề đặt ra là đối tượng nghe đâu chỉ là vua mà chủ yếu là quần thần và dân chúng để thực hiện ý chỉ của vua như là mệnh lệnh của quốc gia cần phải thi hành. Như vậy, tiếng Việt với văn tự chữ Nôm từ lâu đã trở thành ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ giao tiếp để có một vị trí nào đó trong đời sống chính trị, văn hoá của nước ta như ngôn ngữ chính thức trong triều đình, chứ không phải không được dùng tới.

Sự kiện việc đọc chiếu chỉ nói trên cũng cho ta có một cái nhìn chân xác về vai trò lãnh đạo của người đứng đầu quốc gia Đại Việt như Trần Nhân Tông trong việc thể hiện ý thức tự chủ độc lập của một dân tộc đã trải qua một nghìn năm chống lại sự đồng hoá Hán ngữ. Bản thân Trần Nhân Tông cũng là người chủ động dùng tiếng Việt để tiếp xúc với dân để tạo sự thân tình như những người cùng huyết thống của một đại diện gia đình. Đại Việt sử ký toàn thư 5 tờ 61a4 – 8 ghi lại một sự kiện dưới mục tháng 3 năm Nhâm Thìn (1299) về việc “Vua thường đi chơi ở bên ngoài, giữa đường gặp gia đồng của các vương hầu, tất gọi rõ tên mà hỏi: “Chủ mày ở đâu?”, đồng thời răn các các vệ sĩ không


được phép đuổi. Đến khi về cung, vua hỏi tả hữu nói: “Ngày thường thì có thị vệ ở hai bên, đến khi quốc gia nhiều nạn thì chỉ bọn ấy có mặt thôi”. Ấy bởi vua cảm kích trước sự hộ tùng của vua ở trong gió bụi mà nói thế.”.

Trong cương vị là người lãnh đạo Thiền phái, Trần Nhân Tông đã sáng tác tác phẩm văn học Phật giáo bằng chữ Nôm để truyền bá tư tưởng Phật giáo vào đời sống thực tiễn. Đó là Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông và sau đó là bài Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang. Như vậy, có 3 tác phẩm chữ Nôm xưa nhất của 2 tác giả Thiền phái còn được bảo lưu đến nay, nếu không tính đến bài Giáo trò của Từ Đạo Hạnh và xưa hơn nữa là bài Việt ca được chép trong Thuyết uyển. Cả hai bài Việt ca Giáo trò vấn đề văn bản học vẫn còn nghi vấn, chưa xác định rõ ràng. Chỉ đến đời Trần, ta mới có ba văn bản chữ Nôm của Thiền phái và một bài Giáo tử phú tương truyền của Mạc Đĩnh Chi. Có thể nói đây là những tác phẩm văn học chữ Nôm đầu tiên và thực sự hoàn chỉnh để định hình nền văn học tiếng Việt của nước ta phát triển sau này mà công đầu là các tác giả của Thiền phái Trúc Lâm.

Theo Lê Mạnh Thát, bản in xưa nhất của 3 tác phẩm chữ Nôm của hai tác giả Thiền phái nói trên mà chúng ta hiện còn là bản in năm 1745 do Sa di ni Diệu Liên vâng lệnh thầy in lại và bản gỗ lưu lại ở chùa Liên Hoa ở kinh đô Thăng Long. Nó được in kèm chung sau tác phẩm Thiền tông bản hạnh của Chân Nguyên ở những tờ 47 - 57. Trong bản in này có kèm theo Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang và Ngộ đạo nhân duyên kệ của chính Chân Nguyên. Việc in kèm như thế chứng tỏ văn bản mà ni cô Diệu Liên dùng để in phải đến từ một truyền bản của Chân Nguyên, tức là bản của nửa cuối thế kỷ thứ XVII. Từ đây, vấn đề truyền bản khá rõ ràng. Trong lời dẫn bản in 1930 trong Thiền tông bản hạnh, thiền sư Thanh Hanh (1840-1936) cho biết vào năm Gia Long thứ 12 (1814) bản Thiền tông bản hạnh chắc chắn có 3 tác phẩm nói trên [294, 272].

Việc sử dụng thể loại phú để diễn nội dung tư tưởng bài Cư trần lạc đạo phú Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông thì ta đã bàn. Duy cách viết chữ Nôm thì

hai bài này có đặc điểm là dùng khá nhiều chữ Hán đọc theo âm xưa (đọc theo nghĩa). Ngay hội thứ nhất của bài phú đã có những chữ , , , , , , , , , đọc là

nguồn, dừng, thốt, biếc, vừng, xanh, mềm, dễ, báu, còn bài dưới thì có cả thảy 11 chữ, ví


như tha, bng (, ). Cả hai bài có nhiều chữ Nôm viết theo cách xưa và cách dùng từ thì rất nhiều từ cổ, nay không dùng nữa như cóc, chìn, hạn, sá, tua, thông, đắp tai, bọt bả, vay vắt. Và có hai từ rất xưa là coà (đức cồ), tượng (tượng chúng ấy) mà đời sau không hề thấy. Hay có nhiều từ đơn mượn ở chữ Hán để biểu hiện những khái niệm mà đời sau chỉ dùng từ Việt để biểu hiện thôi. Chẳng hạn, từ dụng (dụng), đam (say mê), đòch (sáo), hoặc (lầm), huyền (dây)… [196, 223].

Ngoài ra, khảo sát và thống kê từ vựng bài Cư trần lạc đạo phú, ta thấy toàn bài có 1623 từ, kể cả tên đầu đề, tên các hội và bài kệ kết thúc ở hội thứ mười. Trong đó, 1633 từ tiếng Việt dành cho số từ 10 hội, thì từ “lòng” chiếm 19 lần, “cho” chiếm 14 lần, “chẳng” chiếm 14 lần, “mới” chiếm 13 lần, “Bụt”chiếm 10 lần. Và rất nhiều danh từ tên riêng, tên chung được Việt hoá từ chữ Phạn như Thích Ca, Di Đà, Câu Chi, Diễn Nhã Đạt ca, Bát nhã, Bồ đề, Bồ tát, Đàn việt… Các tên điạ danh, tên người như Yên Tử, Cánh Diều, Hà Hữu, Hùng Nhĩ, Tân La, Thiên Trúc, Thiếu Lâm, Tào Khê, Thiếu Thất, Lư Lăng, Phá Táo, Thạch Đầu, Bí Ma, Thuyền Tử, Đạo Ngô, Thiều Dương, Triệu Lão, Thiên Cang, Thái Bạch cũng được xem như tiếng Việt. Các từ chuyên môn Phật học cũng được xuất hiện trong bài phú như bát phong, bát thức, cực lạc, đại thừa, tiểu thừa, hữu lậu, vô lậu, kim cương, lục căn, lục trần, lục tặc, tam độc, tam thân, tam tạng, tam huyền, tam yếu, tam nghiệp, tịnh độ, tái sinh, thái bình, trí tuệ, thượng sĩ, tri âm, tri thức, tri kiến, tri cơ, trượng phu, trưỡng lão, viên giác, vô thường, vô ngã, vô minh, vô sinh, vô tâm, từ bi, hỷ xả… cũng được Trần Nhân Tông mạnh dạn sử dụng đưa vào tác phẩm. Nếu ta gộp số từ của Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca mà số lượng lên đến 336 từ, trong đó trừ những từ trùng lắp đã gặp ở Cư trần lạc đạo phú khoảng 238 từ. Cả hai tác phẩm gộp chung lại, ta có được bộ từ vựng 2016 từ.

Còn bài Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang được làm theo thể phú như đã nói, có thể cách giống bài Cư trần lạc đạo phuù. Toàn bài có 698 từ bao gồm cả nhan đề và 10 từ để trống (không đọc được). Cách viết chữ Nôm thống nhất toàn bài và cách dùng từ cũng chứng tỏ tính chất cổ xưa như la đá, túc túc, chạnh, chơi dấu, ngậm ngụt, lăm chăm, thỉ, phây phấy, đặc biệt là từ óc (chỉ chim kêu). Trong ba bài phú mà ta đề cập thì lớp từ ngữ cổ trong Vịnh Vân Yên tự phú sử dụng nhiều nhất như la đá, gióng hoà, mẽ khéo, ngậm ngụt, chác tấc bóng, hoa cười thỉ; lớp từ ngữ địa danh trú xứ Phật cũng xuất hiện với tần số

Ngày đăng: 02/02/2023