Khi so sánh NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về sức khỏe cũng cho thấy NCT có sức khỏe yếu (ĐTB = 4,31) nhận được sự tôn trọng từ phía gia đình cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường (ĐTB = 3,74) và tốt (ĐTB = 4,02) (bảng 3.8).
Cũng theo cách giải thích của lý thuyết vị trí, vai trò, điều này dường như bắt nguồn từ yếu tố nỗ lực làm việc để tự chủ về kinh tế, để được con/cháu tôn trọng của nhóm dân số này (xem mục 5.2, chương 5), cũng như từ thực tiễn tham gia các hoạt động định hướng công việc, tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn (xem mục 3.2, chương 3). Nhờ vậy mà họ nhận được sự tôn trọng từ phía các thành viên trong gia đình ở mức độ cao hơn so với các nhóm NCT khác. Điều này được minh chứng thêm qua trích đoạn PVS dưới đây.
Sức khỏe của Bố tôi cũng yếu hơn so với trước. Gia đình tôi cũng khuyên giải nhiều là đừng làm nữa, có gì các con lo cho. Nhưng Ông không nghe. Ông muốn đi làm để tự lo cho bản thân, tự lo tiền mua thuốc. Ông cũng hay hỏi han công việc của con, cháu, nếu cần thì Ông giúp. Ông đi làm nhiều nơi rồi, cái gì Ông cũng biết. Các cháu thấy Ông biết nhiều nên cũng nghe theo.
Trích đoạn PVS: Nam, 40 tuổi, con trai
So sánh NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về tình trạng thụ
hưởng CSXH cũng phản ánh tình trạng tương tự, theo đó, NCT thụ hưởng nhận được sự tôn trọng từ phía gia đình ở mức độ cao hơn so với NCT không thụ hưởng (ĐTB = 3,88 so với = 3,74), dù rằng sự khác biệt là không đáng kể (bảng 3.8).
Theo nội dung phân tích ở trên (mục 3.2), thực tế này là nhờ họ có nguồn thu nhập cao hơn, điều đó giúp họ có địa vị kinh tế vững vàng hơn. Địa vị kinh tế đó góp phần giúp cho tiếng nói của họ được lắng nghe nhiều hơn. Hơn thế nữa, nội dung phân tích ở trên cũng cho thấy sự chia sẻ, trợ giúp, định hướng công việc mà NCT thụ hưởng CSXH dành cho con, cháu là nhiều hơn so với NCT không thụ hưởng. Như vậy, theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, sự kết hợp của các yếu tố này giúp cho ý kiến của NCT thụ hưởng CSXH được gia đình lắng nghe nhiều hơn, nghĩa là họ được gia đình tôn trọng ở mức độ cao hơn.
***
Sự tôn trọng ở mức độ cao từ phía gia đình dành cho NCT có việc làm tiếp tục
được thể hiện qua mức độ lắng nghe ý kiến “tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn”. Theo đó, ĐTB thể hiện mức độ tôn trọng này đạt 3,95 điểm trên thang điểm số 56, nghĩa là tôn trọng ở mức độ cao. Trong đó, những người thuộc độ tuổi 60 – 64 được tôn trọng ở mức độ cao nhất với ĐTB lên tới 4,16, sau giảm xuống mức 3,80 và 3,87 ở nhóm 65 – 69 và từ 70 tuổi trở lên (bảng 3.9).
Bảng 3.9. Mức độ lắng nghe ý kiến tư vấn vượt qua khó khăn từ phía gia
đình
ĐTB | Sai số | Khoảng tin cậy 95% | |||
Cận đáy | Cận trên | ||||
Độ tuổi | 60 - 64 | 4,16 | 0,08 | 3,99 | 4.32 |
65 - 69 | 3,80 | 0,08 | 3,65 | 3.96 | |
≥ 70 | 3,87 | 0,08 | 3,72 | 4.02 | |
Giới tính | Nam | 3,96 | 0,07 | 3,83 | 4.08 |
Nữ | 3,94 | 0,06 | 3,81 | 4.06 | |
Sức khỏe | Tốt | 3,61 | 0,13 | 3,36 | 3.88 |
Bình thường | 3,96 | 0,05 | 3,85 | 4.05 | |
Yếu | 4,30 | 0,13 | 4,02 | 4.54 | |
Thụ hưởng CSXH | Có | 3,98 | 0,08 | 3,82 | 4.12 |
Không | 3,92 | 0,06 | 3,80 | 4.04 | |
ĐTB | 3.95 | 0,05 | 3,85 | 4,03 | |
ĐLC | 1.03 | 0,03 | 0,98 | 1,09 | |
N | 480 | 480 | 480 | ||
Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Vui, Buồn, Khó Khăn Với Người Nhà
- Mức Độ Tham Gia Định Hướng Công Việc Cho Con, Cháu (Đơn Vị =
- Mức Độ Tham Gia Hòa Giải Mâu Thuẫn Gia Đình (Đơn Vị = %)
- Chân Dung Xã Hội Phác Họa Từ Cuộc Sống Ở Cộng Đồng Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm Ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Riêng Với Bạn Thân11
- Sự Tham Gia Trợ Giúp Bạn Thân, Hàng Xóm Vượt Qua Mâu Thuẫn Gia
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát tại bảng 3.9 tiếp tục cho thấy NCT nam giới là nhóm nhận được sự tôn trọng từ phía gia đình ở mức độ cao hơn so với NCT nữ giới, nghĩa là sự tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn của họ được lắng nghe nhiều hơn, dù rằng khoảng cách biệt gần như không đáng kể (ĐTB = 3,96 so với = 3,94). Tương tự, NCT có sức khỏe yếu cũng là nhóm nhận được sự tôn trọng cao hơn từ phía gia
đình so với NCT có sức khỏe bình thường và tốt (ĐTB = 4,30 so với = 3,96 cũng như = 3,61). Tình trạng tương tự cũng diễn ra với trường hợp của NCT thụ hưởng CSXH, nghĩa là ý kiến tư vấn của họ được gia đình lắng nghe nhiều hơn so với ý kiến của NCT không thụ hưởng, dù khoảng cách chênh lệch chỉ đạt 0,06 điểm (ĐTB = 3,98 so với ĐTB = 3,92) (bảng 3.9).
Bối cảnh xã hội này cho thấy sự tương đồng về vị trí của NCT có việc làm trong gia đình dù được quan sát dưới góc độ “tư vấn định hướng công việc cho con/cháu” hay “tư vấn trợ giúp con, cháu vượt qua khó khăn”. Theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì điều đó có nghĩa khi đã xác lập được vị trí trong gia đình thì vị trí đó sẽ theo họ một cách lâu dài, cho đến khi có những biến cố khiến họ từ bỏ nó. Những trường hợp xác lập được vị trí cao hơn thì ý kiến tư vấn, trợ giúp con, cháu của họ thường được lắng nghe nhiều hơn. Trong trường hợp này, đó là NCT nam giới, NCT có sức khỏe yếu, và NCT thụ hưởng CSXH.
3.3.2. Mức độ tôn trọng sự hòa giải mâu thuẫn và quyết định việc lớn từ phía gia đình
Vị trí, vai trò của NCT có việc làm tiếp tục được đo lường thông qua mức độ tôn trọng ý kiến hòa giải mâu thuẫn và quyết định việc lớn trong nhà. Kết quả này góp phần khẳng định NCT có việc làm luôn có vị trí, vai trò cao trong gia đình, nghĩa là họ được gia đình thừa nhận và tôn trọng.
Kết quả khảo sát phản ánh mức độ lắng nghe ý kiến hòa giải mâu thuẫn từ phía các thành viên gia đình dành cho NCT có việc làm là tích cực. ĐTB đạt được theo thang điểm số 5 lên tới 3,92 điểm. Trong đó ĐTB của nhóm thuộc độ tuổi 60 – 64 lên tới 4,17 điểm và của nhóm thuộc độ tuổi từ 70 trở lên đạt 3,89 điểm (bảng 3.10). Điều đó có nghĩa gia đình dành cho NCT có việc làm sự tôn trọng ở mức độ cao, nhưng dường như có xu hướng giảm nhẹ.
Bảng 3.10. Mức độ lắng nghe ý kiến hòa giải mâu thuẫn của NCT có việc làm từ phía gia đình7
ĐTB | Sai số | Khoảng tin cậy 95% |
Cận đáy | Cận trên |
60 - 64 | 4,17 | 0,08 | 4,00 | 4.32 | |
65 - 69 | 3,71 | 0,08 | 3,55 | 3.85 | |
≥ 70 | 3,89 | 0,08 | 3,73 | 4.04 | |
Giới tính | Nam | 3,97 | 0,07 | 3,84 | 4.11 |
Nữ | 3,87 | 0,06 | 3,75 | 3.99 | |
Sức khỏe | Tốt | 3,64 | 0,13 | 3,39 | 3.88 |
Bình thường | 4,01 | 0,05 | 3,91 | 4.10 | |
Yếu | 3,70 | 0,19 | 3,34 | 4.07 | |
Thụ hưởng CSXH | Có | 3,97 | 0,07 | 3,82 | 4.11 |
Không | 3,89 | 0,06 | 3,77 | 4.00 | |
ĐTB | 3,92 | 0,05 | 3,83 | 4,01 | |
ĐLC | 1,00 | 0,03 | 0,94 | 1,06 | |
N | 480 | 480 | 480 | ||
Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Kết quả khảo sát tại bảng 3.10 tiếp tục góp phần khẳng định NCT nam giới, và NCT thụ hưởng CSXH có vị trí trong gia đình cao hơn các nhóm NCT khác, bởi ý kiến của họ được gia đình lắng nghe nhiều hơn.
Cụ thể, theo kết quả khảo sát thì mặc dù mức độ lắng nghe ý kiến hòa giải mâu thuẫn từ phía gia đình dành cho NCT có việc làm là khá tương đồng theo giới tính, nhưng nó phản ánh NCT nam giới nhận được sự tôn trọng từ phía gia đình ở mức độ cao hơn so với NCT nữ giới. Tương tự, NCT thụ hưởng CSXH nhận được sự tôn trọng từ phía gia đình ở mức độ cao hơn so với NCT không thụ hưởng (bảng 3.10).
Tuy nhiên, khi phân chia NCT có việc làm theo tình trạng sức khỏe cho thấy, nhóm có sức khỏe bình thường nhận được sự tôn trọng của gia đình ở mức độ cao nhất với ĐTB lên tới 4,01 điểm (bảng 3.10). Thực tế này khác biệt với nội dung phân tích ở mục 3.3.1 nêu trên, bởi nội dung đó cho thấy ý kiến của NCT có sức khỏe yếu được gia đình lắng nghe nhiều hơn.
Dưới góc nhìn của lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, thực tế này phản ánh NCT có sức khỏe bình thường có thể thế chỗ cho NCT có sức khỏe yếu trong một
số công việc của gia đình, cụ thể là trong việc điều hòa mâu thuẫn giữa các thành viên, bởi lẽ NCT có sức khỏe yếu luôn là nhóm có ảnh hưởng lớn nhất đến việc “tư vấn trợ giúp con, cháu định hướng công việc” hay tư vấn “vượt qua khó khăn” mà nội dung phân tích ở trên đã chỉ ra. Điều đó có nghĩa có sự phân vai, sắm vai, thay đổi về mặt vai trò giữa các nhóm NCT có việc làm. Từ vị trí không nổi bật trong việc định hướng, tư vấn cho con, cháu, NCT có sức khỏe bình thường vươn lên trở thành nhóm có tiếng nói ảnh hưởng lớn hơn đến việc duy trì “hòa bình” giữa các thành viên, là người đảm bảo lớn nhất cho sự đoàn kết, hòa thuận trong gia đình.
Giải thích cho sự thay đổi này, NCT có sức khỏe yếu và bình thường đưa ra những lập luận khác nhau. Trong khi NCT có sức khỏe yếu cho rằng sức khỏe không đảm bảo, không cho phép họ cùng một lúc phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực thì NCT có sức khỏe bình thường cho rằng bản thân cũng cần làm tốt một điều gì đó. Điều này được minh chứng thêm qua 2 trích đoạn PVS dưới đây.
Bác cũng muốn gia đình êm ấm, con, cháu đoàn kết. Bác cũng luôn nhắc gia đình Bác như vậy. Nhưng nhà nào thì cũng có người này, người nọ. Tránh làm sao được có lúc bất hòa, mà có phải lúc nào Bác cũng đủ sức để đến nhà từng đứa khuyên giải được đâu. Có lúc Bác biết đấy, nhưng đành chịu.
Nguồn: Nam, 72 tuổi, sức khỏe yếu Bác chỉ nghĩ là bản thân Bác cần là người nhắc nhở (con, cháu) không được đánh, cãi nhau. Bác quyết liệt lắm. Không bao giờ Bác để cho nó (mâu thuẫn gia đình) kéo dài. Bác tập hợp con, cháu lại để phân xử ngay. Ngẫm lại cuộc đời thì đây là điều mà Bác thấy Bác làm được tốt.
Nguồn: Nam, 66 tuổi, sức khỏe bình thường
***
Mức độ lắng nghe ý kiến “quyết định việc lớn trong nhà” từ phía thành viên cũng phản ánh NCT có việc làm được gia đình thừa nhận và tôn trọng ở mức cao, với ĐTB lên tới 4,02 điểm theo thang điểm số 5, dù rằng mức độ tôn trọng này dường như giảm dần theo độ tuổi, từ mức 4,23 điểm ở những người thuộc độ tuổi 60 – 64 xuống còn 3,76 điểm ở những người thuộc độ tuổi từ 70 trở lên (bảng 3.11).
Bảng 3.11. Mức độ lắng nghe ý kiến quyết định việc lớn từ phía gia đình8
ĐTB | Sai số | Khoảng tin cậy 95% | |||
Cận đáy | Cận trên | ||||
Độ tuổi | 60 - 64 | 4,23 | 0,07 | 4,08 | 4,37 |
65 - 69 | 3,71 | 0,09 | 3,51 | 3,89 | |
≥ 70 | 3,76 | 0,10 | 3,55 | 3,96 | |
Giới tính | Nam | 4,00 | 0,08 | 3,84 | 4,15 |
Nữ | 3,82 | 0,07 | 3,68 | 3,96 | |
Sức khỏe | Tốt | 3,59 | 0,12 | 3,36 | 3,81 |
Bình thường | 3,95 | 0,06 | 3,83 | 4,07 | |
Yếu | 3,98 | 0,18 | 3,60 | 4,30 | |
Thụ hưởng CSXH | Có | 3,94 | 0,08 | 3,79 | 4,09 |
Không | 3,88 | 0,07 | 3,74 | 4,02 | |
ĐTB | 3,91 | 0,05 | 3,80 | 4,01 | |
ĐLC | 1,12 | 0,04 | 1,05 | 1,20 | |
N | 480 | 480 | 480 | ||
Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Tương tự, theo kết quả khảo sát, sự nhận diện về vị trí, vai trò của NCT có việc làm theo mức độ lắng nghe ý kiến quyết định việc lớn của nhóm dân số này từ phía các thành viên trong gia đình cũng phản ánh NCT nam giới, NCT có sức khỏe bình thường và NCT thụ hưởng CSXH tiếp tục là nhóm được gia đình tôn trọng ở mức độ cao hơn so với NCT nữ giới, NCT có sức khỏe yếu, tốt và NCT không thụ hưởng (bảng 3.11).
Điều này có nghĩa, theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì dường như ba nhóm NCT có việc làm nêu trên tiếp tục phát huy được vai trò của bản thân trong một số công việc cụ thể của gia đình, nhờ vậy, họ tiếp tục nhận được sự tôn trọng ở mức độ cao nhất đối với các quyết định liên quan đến việc lớn trong nhà.
3.3.3.Mức độ hài lòng về sự tôn trọng của gia đình
Nhờ nhận được sự tôn trọng từ phía các thành viên gia đình ở mức độ cao nêu
8 thang đo dao động từ 1 đến 5, trong đó 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên nghe theo
trên đa số NCT có việc làm biểu lộ bản thân có sự hài lòng lớn, và mức độ hài lòng này dường như có xu hướng giảm nhẹ theo độ tuổi.
Kết quả khảo sát theo thang điểm 5, trong đó 1 là kém nhất và đến 5 là tốt nhất, cho thấy ĐTB đo lường mức độ hài lòng với sự tôn trọng của người nhà từ phía NCT có việc làm lên tới 4,39 điểm, song giảm nhẹ từ mức 4,63 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 60 – 64 xuống còn 4,35 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi từ 70 trở lên (bảng 3.12). Điều này có nghĩa, NCT có việc làm có sự hài lòng cao với sự tôn trọng của gia đình, nhưng, mức độ hài lòng đó có sự giảm nhẹ ở giai đoạn sau.
Bảng 3.12. Mức độ hài lòng từ phía NCT có việc làm với sự tôn trọng của gia đình
ĐTB | Sai số | Khoảng tin cậy 95% | |||
Cận đáy | Cận trên | ||||
Độ tuổi | 60 - 64 | 4,63 | 0,05 | 4,53 | 4,71 |
65 - 69 | 4,20 | 0,06 | 4,07 | 4,31 | |
≥ 70 | 4,35 | 0,07 | 4,20 | 4,48 | |
Giới tính | Nam | 4,34 | 0,05 | 4,24 | 4,44 |
Nữ | 4,44 | 0,05 | 4,33 | 4,54 | |
Sức khỏe | Tốt | 4,17 | 0,09 | 4,00 | 4,35 |
Bình thường | 4,37 | 0,04 | 4,29 | 4,45 | |
Yếu | 4,78 | 0,08 | 4,60 | 4,92 | |
Thụ hưởng CSXH | Có | 4,47 | 0,05 | 4,37 | 4,55 |
Không | 4,33 | 0,05 | 4,23 | 4,43 | |
ĐTB | 4,39 | 0,04 | 4,32 | 4,46 | |
ĐLC | 0,77 | 0,03 | 0,71 | 0,83 | |
N | 480 | 480 | 480 | ||
Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Tuy nhiên, mức độ hài lòng này có sự biến đổi theo giới tính. Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù nhận được sự tôn trọng từ phía gia đình ở mức độ cao hơn, nhưng mức độ hài lòng của NCT nam giới về sự tôn trọng đó lại thấp hơn so với NCT nữ giới, dù rằng khoảng cách chênh lệch chỉ đạt 0,10 điểm (ĐTB = 4,34 so với = 4,44)
(bảng 3.12).
Tương tự, NCT có sức khỏe yếu thể hiện sự hài lòng của bản thân ở mức độ cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và tốt, dù rằng ý kiến của họ không phải lúc nào cũng được lắng nghe nhất (bảng 3.12).
Về phần mình, nhờ nhận được sự tôn trọng cao hơn từ phía gia đình, NCT thụ hưởng CSXH cũng biểu lộ cho thấy bản thân có sự hài lòng cao. Mức độ hài lòng của họ cao hơn 0,14 điểm so với mức độ tương ứng của NCT không thụ hưởng CSXH (bảng 3.12).
Nhìn chung, theo lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì điều này có nghĩa sự tôn trọng ở mức độ cao từ phía các thành viên trong gia đình là nền tảng cơ bản tạo ra sự hài lòng cao ở NCT có việc làm. Kết quả đạt được này là sản phẩm tất yếu từ việc họ luôn biết cách phát huy vai trò của bản thân. Thông thường, khả năng phát huy vai trò của NCT có việc làm có sự khác biệt theo các nhóm xã hội khác biệt theo độ tuổi, giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH. Sự phát huy vai trò khác biệt đó tạo ra tình trạng khác biệt về mức độ tôn trọng mà gia đình dành cho họ và điều này kéo theo sự khác biệt về mức độ hài lòng của NCT có việc làm về sự tôn trọng của gia đình mà nội dung phân tích nêu trên đã chỉ ra.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã góp phần phác họa một phần chân dung xã hội trong gia đình của NCT có việc làm. Nội dung phân tích cho thấy đa số nhóm dân số này đang sống trong hộ gia đình mở rộng, có nhiều thành viên cùng chung sống. Song, nhiều người trong số đó không có vợ/chồng sống chung bởi nhiều lý do khác nhau như: ly hôn, ly thân, chết … Hơn thế nữa, do quy mô hộ gia đình giảm xuống, số hộ gia đình 1 thế hệ cũng đang ở mức đáng báo động. Thực tế này cho thấy nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn trong gia đình của nhóm dân số này là đang hiện hữu.
Thông qua hành vi ứng xử cho thấy, NCT có việc làm duy trì tốt các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nguy cơ nảy sinh mẫu thuẫn giữa các thế hệ cũng xuất hiện ngày càng rõ nét. Mặc dù sự xung đột, mâu thuẫn đang được duy trì ở ngưỡng thấp, song chúng có nguy cơ bùng phát khi giữa các bên có sự thiếu kiềm chế, phối hợp, nhất là khi sự độc lập ngày càng tăng của thế hệ sau