Một Số Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Và Nâng Cao Hiệu Quả Nhập Khẩu Của Việt Nam Với Các Nước Eu Mở Rộng‌‌

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC EU MỞ RỘNG‌‌


I. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ EU MỞ RỘNG

EU mở rộng sẽ tác động đến thế giới nói chung và quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - EU nói riêng. Việt Nam đồng thời có quan hệ tốt với cả EU - 15 và các nước thành viên mới, do vậy việc EU mở rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để mở rộng hơn nữa mối quan hệ này. Tuy nhiên, EU mở rộng cũng tạo ra cả những thách thức đòi hỏi chúng ta phải vượt qua.

1. Cơ hội đối với hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh EU mở rộng

Thứ nhất, EU mở rộng sẽ tạo ra thị trường rộng lớn hơn với dân số tăng thêm 20% so với trước đó. Hiện nay EU - 25 có diện tích 3.976.372 km2 và dân số hơn 450 triệu người, GDP năm 2003 là 10.970 tỷ USD chiếm 27,8% GDP toàn cầu, ngang với GDP của Mỹ (10.881 tỷ USD) và gấp hơn hai lần GDP của Nhật Bản (4.326 tỷ USD). Việc mở rộng EU lần này có ý nghĩa

chính trị hết sức to lớn, đó chính là sự hiện thực của ý tưởng thống nhất Châu Âu, xây dựng một Châu Âu hoà bình ổn đinh và phát triển, đồng thời sẽ tạo ra một thị trường thống nhất rộng lớn và hấp dẫn hơn. Việt Nam đã xây dựng được quan hệ tốt đẹp với Liên minh Châu Âu trong nhiều năm qua, quan hệ kinh tế hiện đang được mở rộng không ngừng, do vậy, điều nay sẽ tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác mọi mặt với EU trong thời gian tới.

Thứ hai, trong số các nước thành viên mới của EU, hầu hết là các nước bạn hàng truyền thống của Việt Nam, đã từng gắn bó trong nhiều thập kỷ tồn

tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Ngay từ đầu những năm 1950, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Trung và Đông Âu và đến năm 1956, đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với hầu hết các nước này. Trong những năm tồn tại hệ thống XHCN ở Đông Âu và khối SEV quan hệ giữa Việt Nam với các nước Trung và Đông Âu được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ năm 1978, khi Việt Nam là thành viên chính thức của Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Trong thời gian này hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung và Đông Âu trên nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, theo cơ chế hợp tác của Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn từ các nước Trung và Đông Âu trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Sau khủng hoảng kinh tế, chính trị ở các nước Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, khối SEV giải thể, quan hệ Việt Nam với các nước Trung và Đông Âu chuyển sang giai đoạn hợp tác mới, theo cơ chế mới trên cơ sở của nền kinh tế thị trường. Trong những năm đầu của giai đoạn chuyển đổi, quan hệ hai phía giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu vì những khó khăn do khủng hoảng kinh tế ở các nước Đông Âu cùng với sự thay đổi mục tiêu và cơ chế hợp tác. Những năm gần đây mối quan hệ này đã từng bước được khôi phục. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước này còn hết sức nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hợp tác của hai phía. Việc các nước Đông Âu gia nhập EU lần này sẽ tạo ra sự năng động mới, các nước này sẽ có điều kiện quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ truyền thống trước đây. Việt Nam có nhiều cơ hội để khôi phục và phát triển nhanh chóng mối quan hệ với các nước bạn truyền thống này.

Bảng 14. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và CEEC - 10



Nước

1998

1999

2000

2001

2002

Xuất

Nhập

Xuất

Nhập

Xuất

Nhập

Xuất

Nhập

Xuất

Nhập

Síp

0,37

0,67

0,43

0,62

1,36

4,64

2,22

10,48

1,47

3,23

Estonia

0,16

1,68

0,20

4,44

0,21

0,37

1,13

0,74

2,01

1,04

Hungary

15,38

22,08

10,62

13,86

14,95

15,22

16,39

14,69

21,08

14,05

Latvia

0,81

0,64

8,30

0,03

1,53

1,02

1,56

0,18

1,06

0,14

Litva

0,87

1,14

0,25

0,05

0,18

0,06

0,73

0,06

5,41

0,18

Malta

0,27

0,19

0,24

0,26

0,49

0,03

0,19

0,01

0,24

0,33

Balan

38,22

12,05

60,22

13,67

61,40

18,37

78,51

18,17

66,96

14,30

Séc

31,50

6,10

33,80

6,52

35,22

6,40

38,22

7,60

39,48

8,95

Slovakia

2,25

1,82

5,39

2,88

5,36

2,94

5,48

1,80

7,24

1,74

Slovenia

1,03

0,01

1,30

0,07

1,68

0,01

1,57

0,02

2,15

0,73

Tổng cộng


90,86


46,38


120,75


42,40


122,38


49,06


43,75


43,75


147,10


44,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 10

Đơn vị tính: Triệu USD


Nguồn : Tổng Cục Hải quan Thứ ba, EU mở rộng sẽ tạo ra thị trường thống nhất chung của 25 nước

thành viên. Với việc áp dụng chính sách thương mại và thuế quan chung với bên ngoài, các thủ tục xuất nhập khẩu với thị trường 10 nước thành viên mới sẽ đơn giản hơn. Mặt khác, khi hàng hoá nhập khẩu vào bất kỳ cửa khẩu nào

của một trong 25 nước thành viên đều được tự do luân chuyển trong thị trường của toàn khối. Đối với Việt Nam, cơ hội sử dụng các nước bạn hàng truyền thống làm những cửa khẩu quan trọng để thâm nhập hàng hoá của mình vào toàn bộ thị trường EU là rất lớn bởi vì đây không chỉ là mong muốn của riêng Việt Nam mà ngay cả các nước bạn hàng truyền thống trước đây như Ba lan, Hungari… đều mong muốn như vậy.

Thứ tư, nhìn chung mức thuế quan của các nước chuẩn bị gia nhập EU cao hơn nhiều so với mức thuế quan của EU hiện nay. Khi là thành viên chính thức của EU, các nước này phải thực hiện chính sách thuế quan chung, tức là phải giảm mức thuế quan hiện nay bằng mức thuế quan của EU. Trước đây, thuế nhập khẩu hàng công nghiệp vào các nước thành viên mới là từ 0-42%, mức trung bình là khoảng từ 10-12%, trong khi thuế nhập khẩu của EU-15 là từ 0-36%, với mức trung bình đối với hàng công nghiệp là 4,1%. Do vậy, Việt Nam phải tận dụng điều kiện thuận lợi này để tăng kim ngạch xuất khẩu vào các nước thành viên mới. Tuy nhiên, một số sản phẩm nông nghiệp vào EU có mức thuế quan cao hơn so với các nước Trung Đông Âu. Mức thuế nhập khẩu đối với nông sản của EU-15 là từ 0-470,8%, còn của các nước CEEC là từ 0-83,3%. Mặc dù vậy, những bất lợi về thuế quan này lại không gây ảnh hưởng nhiều cho Việt Nam bởi vì những mặt hàng có mức thuế vào EU-15 cao hơn vào các thành viên mới hiện tại Việt Nam chưa có điều kiện xuất khẩu, như sữa và sản phẩm sữa, trứng và thịt gia cầm, hoặc một số mặt hàng EU áp dụng hạn ngạch như đường, chuối…

Thứ năm, EU mở rộng sẽ tạo ra cơ cấu dân cư trong EU đa dạng hơn, từ đó nhu cầu tiêu dùng cũng phong phú hơn. Mặt khác, quá trình hỗ trợ cho các nước thành viên mới trước và sau khi gia nhập EU sẽ tạo điều kiện cho các nước thành viên mới phát triển nhanh hơn, do vậy tạo động lực mới thu hút sự hợp tác với bên ngoài nhiều hơn. Đặc biệt nhằm thu hẹp khoảng cách

phát triển giữa các nước thành viên mới và thành viên cũ, EU đã có kế hoạch hỗ trợ các nước thành viên mới nhiều hơn sau khi gia nhập. Ngân sách hỗ trợ của EU cho các nước CEEC giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006 xác định là 70 tỷ EURO, trong đó 29 tỷ EURO giành cho giai đoạn trước hội nhập và 41 tỷ EURO giành cho giai đoạn sau gia nhập. Do vậy sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn, đa dạng hơn cả về vốn, công nghệ, và các hàng hoá và dịch vụ khác.

Thứ sáu, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước thành viên mới không bị cạnh tranh lẫn nhau trong quan hệ với các nước thành viên cũ, mà ngược lại còn có thể bổ sung cho nhau. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho việc mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cả với thành viên cũ và mới.

Bảng 15: Các mặt hàng nhập khẩu chính từ CEEC-10 vào EU


Nước

Mặt hàng

Estonia

Thiết bị viễn thông, đồ gia dụng và gỗ chế biến đơn giản

Hungary

Thiết bị viễn thông, động cơ, máy tính

Síp

Thuốc tây, trái cây và các loại rau, hạt

Latvia

Gỗ chế biến đơn giản, gỗ thô, sắt và thép thanh

Litva

Sản phẩm từ dầu mỏ, tàu thuỷ và ô tô

Malta

Linh kiện điện tử, máy bay và quần áo đàn ông

Balan

Đồ gỗ, tàu thuỷ, động cơ

Séc

Ôtô, phụ tùng ô tô và máy tính

Slovakia

Ôtô, sản phẩm từ dầu mỏ, sắt và thép tấm

Slovenia

Ôtô, đồ gỗ, đồ dùng gia đình

Nguồn: http://www.european.eu.int


Thứ bảy, Công đồng người Việt Nam sinh sống là làm việc ở các nước Trung và Đông Âu khá lớn, khoảng 60.000 người. Sau khi Liên Xô và các nước

Đông Âu thay đổi chế độ chính trị, cộng đồng người Việt ở đây đã trở thành cầu nối quan trọng trong việc thực hiện quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước này. Trong bối cảnh EU mở rộng, với triển vọng tự do di chuyển lao động giữa các thành viên cũ và mới, thì đây cũng là lực lượng quan trọng để có thể đưa hàng hoá Việt Nam vào các kênh phân phối khác nhau.

Thứ tám, EU mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế của các thành viên mới và như vậy các nước thành viên mới sẽ có điều kiện thực tế hơn trong việc mở rộng đầu tư ra bên ngoài. Việt Nam có thể tận dụng tốt những cơ hội này với tư cách là bạn hàng chiến lược được ưu tiên ở Châu Á của nhiều nước thành viên mới. Ngoài ra, với tư cách là thành viên EU, các nước thành viên mới đều có nghĩa vụ thực hiện hỗ trợ việc phát triển ODA ra bên ngoài. Trong những tuyên bố vừa qua, các nước Đông Âu đều khẳng định Việt Nam là đối tác ưu tiên chiến lược ở Châu Á trong chính sách ODA của họ. Năm 2004, Hungari và Balan đã bắt đầu cung cấp ODA cho Việt Nam.

2. Thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh EU mở rộng

Cùng với những cơ hội do EU mở rộng đem lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức trong việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với EU trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, sau khi trở thành thành viên chính thức của EU, liên kết với thị trường thống nhất, vốn, hàng hoá, dịch vụ và lao động được tự do luân chuyển, làm cho trao đổi hàng hoá và đầu tư trong nội khối sẽ tăng lên. Điều đó làm cho sự cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài từ EU sẽ gay gắt hơn. Mặt khác, việc phải dành một khoản ngân sách lớn cho việc mở rộng cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế với bên ngoài của EU.

Thứ hai, trước đây trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên mới Trung và Đông Âu, hàng hoá không bị hạn chế về số lượng, các tiêu chuẩn để hàng hoá có thể thâm nhập vào thị trường này đơn giản hơn. Khi là thành viên chính thức của EU, các yêu cầu về hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ hàng hoá sẽ phải áp dụng một cách thống nhất, chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn nhiều. Việc xuất nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch, vốn chiếm phần quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam sang Đông Âu không được thuận lợi như trước đây nữa, các vấn đề xuất xứ, chất lượng hàng hoá sẽ phải chú trọng hơn... Tuy nhiên, về hạn ngạch EU cam kết sẽ tăng hạn ngạch cho những mặt hàng này, phương pháp tính sẽ được áp dụng chung cho các nước và có tính đến lưu lượng trao đổi thương mại truyền thống. Hạn ngạch của Việt Nam sẽ bằng mức hiện tại đã thoả thuận năm 2003, cộng thêm lượng hàng hoá mà Việt Nam xuất khẩu sang mười nước thành viên mới trong ba năm gần đây. Hơn nữa, nếu Việt Nam gia nhập WTO thì EU và Mỹ sẽ chấp nhận dỡ bỏ hạn ngạch. Do đó, vấn đề hạn ngạch về lâu dài có thể xem như là đã được giải quyết. Tuy nhiên trong thời gian tới khi EU chưa điều chỉnh kịp hạn ngạch thì các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng có hạn ngạch sẽ gặp khó khăn.

Thứ ba, chính sách bảo hộ của EU cũng đang là một trong những thách thức lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU. “Tính chất phức tạp và song trùng cùng với chính sách bảo hộ và bài ngoại của EU tạo ra thách thức trong việc thúc đẩy buôn bán song phương giữa hai khối kinh tế... Trong tương lai, khi EU mở rộng cơ cấu thành viên sang một số nước Đông Âu chậm phát triển hơn, trình độ phát triển trong khối sẽ càng tăng thêm mức không đồng đều. Trong trường hợp đó, để bảo vệ các nước thành viên, rào cản bảo hộ sẽ càng khó vượt qua...Vì lợi ích của khối, khả năng tạo lập thương

mại trong EU sẽ có thể mạnh hơn” 1. Vấn đề này kể cả Việt Nam có gia nhập được WTO hay không cũng vẫn phải đối mặt.

Tóm lại, EU mở rộng với sự gia nhập của các nước Trung và Đông Âu sẽ tạo ra thị trường rộng lớn hơn đa dạng hơn. Đặc trưng nổi bật nhất của EU mở rộng lần này là việc tham gia của các nước thành viên mới hầu hết là các nước XHCN trước đây, điều đó cho thấy ý tưởng xây dựng một Châu Âu thống nhất đang trở thành hiện thực. EU mở rộng sẽ tạo ra khu vực hoà bình ổn định hơn, vai trò của EU trong các vấn đề quốc tế sẽ gia tăng nhanh chóng, uy tín của EU ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, gia tăng xu thế đa cực góp phần tăng cường hoà bình và ổn định trên thế giới. Điều này sẽ tạo ra sức hấp dẫn mới của EU đối với thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Đương nhiên EU mở rộng cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi tập trung giải quyết của cả Liên minh Châu Âu cũng như sự cố gắng của các nước thành viên. Việc nghiên cứu những động thái của EU mở rộng để tận dụng những cơ hội tăng cường phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với EU là hết sức cần thiết.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC EU MỞ RỘNG

EU mở rộng đem lại cả những cơ hội và thách thức đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua nghiên cứu quá trình hội nhập của các nước Đông Âu vào EU, hai bài học kinh nghiệm lớn được rút ra là chấp nhận luật chơi và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đây cũng là những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng như tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với EU mở rộng. Chấp nhận luật chơi và nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi


1 TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn. “Hợp tác kinh tế ASEAN-Đông Nam Á và tác động của nó đến hợp tác ASEAN - EU”. Hội thảo, 2003.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí