Chiến Lược Phát Triển Các Mặt Hàng Chủ Lực Của Việt Nam Xuất Khẩu Sang Eu

thiết lập những quan hệ trực tiếp ngay từ đầu, đặc biệt thông qua cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam tại nước bạn. Nhìn toàn thể các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển trong điều kiện mới, cạnh tranh hiện đại. Các nghiệp vụ thị trường từ việc xây dựng thương hiệu đến việc marketing, quảng cáo, xúc tiến bán hàng phải trở thành hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, đặc biệt cải tiến mẫu mã để thích ứng với nhu cầu thị trường, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ với EU nói riêng, hội nhập vào nền kinh tế thế giới nói chung. Để thực hiện việc này ngoài việc nâng cao khả năng xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, việc tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất mới hiện đại và áp dụng kinh nghiệm quản lý tiên tiến là hết sức quan trọng. Đối với những doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phải áp dụng tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysia Critical Control Point) vì nó là yêu cầu bắt buộc của EU. Đây là yêu cầu rất khắt khe và nghiêm nghặt của EU nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng. Việt Nam đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn HACCP từ năm 1995, chủ yếu trong ngành thủy sản. Việc áp dụng tiêu chuẩn này ở EU đòi hỏi tuân thủ những quy định rất chặt chẽ như quy định về bao bì, phụ gia thực phẩm, kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả… Ngoài ra, việc xuất khẩu sang EU đòi hỏi các doanh nghiệp quan tâm những quy định của EU về giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, các quy định về bao bì hàng hoá, nhãn mác sản phẩm….

2. Chiến lược phát triển các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU

Cho đến nay cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang EU còn khá lạc hậu, các mặt hàng chủ lực còn chưa được đầu tư đúng mức, phải xuất khẩu qua trung

88

gian và thực hiện gia công cho nước ngoài nhiều, do vậy vừa không chủ động được hoạt động này vừa kém hiệu quả.

Nhằm khai thác triệt để tiềm năng của đất nước trong việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng kim ngạch xuất khẩu sang các nước nói chung, EU nói riêng cần phải có chiến lược phát triển những mặt hàng thế mạnh của đất nước, đặc biệt tăng cường đầu tư kỹ thuật công nghệ, tìm kiếm bạn hàng trực tiếp để nâng cao hiệu quả hoạt động này. Hiện nay những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch lớn của Việt Nam sang khu vực thị trường EU là giày dép, dệt may, cà phê, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ… Chúng ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phương hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp. Như vậy, thời gian tới, cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ phải chuyển mạnh theo hướng: tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu. Để có cơ cấu hàng xuất khẩu như trên, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến (thực phẩm, công nghiệp nhẹ, điện tử gia dụng, tin học….) đầu tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng, đang dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường EU. Nhu cầu về những mặt hàng này sẽ tăng nhanh do thị trường được mở rộng sang khu vực các nước CEEC.

2.1. Mặt hàng dệt may

Đặc điểm nổi bật cần quan tâm là việc EU đã quyết định không áp dụng hạn ngạch dệt may với Việt Nam từ đầu năm 2005, theo Hiệp định xóa bỏ hạn ngạch hàng dệt may đối với các nước thành viên WTO. Điều này tạo cơ hội lớn cho việc mở rộng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với thách thức rất lớn trong việc cạnh tranh với các nước khác để mở rộng thị trường. Trong những năm qua, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai của Việt Nam sang EU. Đây cũng là ngành tạo

89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

ra rất nhiều công ăn việc làm, giải quyết được nhiều lao động trong nước, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 3,68 tỷ USD chỉ đứng sau dầu thô.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên hàng năm, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU lại đang gặp rất nhiều khó khăn. Cũng như hàng giày dép, phần lớn các Công ty dệt may của Việt Nam là sản xuất theo hình thức gia công, trong đó phần lớn là qua khâu trung gian. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế thu được rất thấp. Có thể khái quát một số nguyên nhân của tình hình trên là:

EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 12

- Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên đến trên một nửa tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang EU phải gia công qua nước thứ ba.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đơn điệu, chưa có chiến lược Marketing xây dựng các chủng loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường. Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống như: jacket, áo sơ mi và quần âu. Các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất với một tỷ lệ rất thấp.

- Đối với thị trường các nước Đông Âu dệt may là mặt hàng truyền thống, có vị trí quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, việc xuất khẩu này chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, khối lượng xuất khẩu còn thấp xa so với nhu cầu và khả năng của hai phía. Do vậy, trong điều kiện EU mở rộng, việc chiếm lĩnh thị trường bạn hàng truyền thống này là hết sức quan trọng. Hiện nay một số Công ty của người Việt vẫn đang tích cực kinh doanh mặt hàng nay tại thị trường Đông Âu, nhưng vài năm gần đây họ chuyển sang nhập khẩu từ các nước khác như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan chứ không phải từ Việt Nam nữa. Vấn đề đặt ra là khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam thời gian vừa qua tỏ

rõ kém hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Do vậy, để phát triển mặt hàng này trước hết cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, đồng thời có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ở Đông Âu quan tâm hơn tới việc xuất khẩu hàng từ trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, phát triển và cải tiễn mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Có vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới thâm nhập được vào thị trường, mới đứng vững trong áp lực cạnh tranh trong xu hướng mở cửa hội nhập với thế giới và khu vực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng đối với thị trường EU thì chất lượng tốt, giá cả hợp lý vẫn là chưa đủ, vì còn hàng loạt các yêu cầu khác buộc các nhà sản xuất phải đáp ứng nhu cầu về an toàn lao động, bảo đảm tiền lương, giữ gìn môi trường, các tiêu chẩn xã hội khác,…

2.2. Mặt hàng giày dép

Kể từ khi Việt Nam và EU ký Hiệp định khung hợp tác mặt hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào EU không bị áp dụng hạn ngạch và được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của Việt Nam vào EU những năm vừa qua và tốc đọ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này rất nhanh. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng này của chúng ta vào EU cũng như hàng dệt may chủ yếu là gia công cho các bạn hàng nước ngoài và xuất khẩu phải qua trung gian nhiều. Vì gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhập khẩu nên các doanh nghiệp hoàn toàn bị động về mẫu mã, phụ thuộc vào quy trình sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ. Bởi vì, Nhà nước cần có một chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang EU:

- Tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí trong quá trình sản xuất để

cho ra đời những sản phẩm có mẫu mã và chất lượng Việt Nam, thân thiện hơn môi trường, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng EU.

- Khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lưu ý đến xu hướng thời trang hiện nay đang chuyển từ hình thức sang sự tiện dụng. Cần chú ý đến nhu cầu của giới trẻ hiện nay đòi hỏi thời trang thể hiện được phong cách cá nhân, nhất là trong lĩnh vực giày thể thao.

- Chú trọng đến xu hướng gia tăng tiêu dùng đối với mọi lứa tuổi về những loại giày dép thể thao, giầy chống nước, giày không thấm nước, giày vải, giày sục đi trong nhà….

- Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu để nắm bắt được kích cỡ, đòi hỏi về môi trường, kỹ thuật, thiết kế và phát triển thị trường, trong đó nên hợp tác chặt chẽ dưới dạng liên doanh và hợp đồng gia công.

- Tăng cường xuất khẩu trực tiếp, giảm dần phương thức gia công, khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong nước, đồng thời tạo thêm việc làm. Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất được mũ, đế giày có chất lượng tốt không kém nhập ngoại. Chú trọng sản xuất sản phẩm có giá trị cao và lưu ý hiệu quả sản xuất thay vì chạy theo số lượng. Sử dụng tốt các nghiệp vụ Marketing để mở rộng thị trường, tìm kiếm các kênh thông tin và đặc biệt thiêt lập các kênh phân phối của mình để có thể giảm tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian, có kế hoạch chủ động sản xuất và tiêu thụ.

- Có chiến lược mở rộng thị trường ngay từ đầu sang các nước Trung Đông Âu. Mặc dù thị trường các nước Đông Âu rất quen thuộc nhưng những năm vừa qua mặt hàng giày dép vẫn chưa mở rộng sang được thị trường này. Trong thời gian tới cần nghiên cứu hình thành hệ thống xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này, dựa vào cộng đồng người Việt tại đây để chủ động xây dựng các kênh phân phối trực tiếp trên cơ sở quy mô và yêu cầu của thị trường thống nhất.

2.3. Thuỷ sản và nông lâm sản

Thuỷ sản là ngành phát triển nhanh ở Việt Nam, trong vòng 10 năm kim ngạch xuất khẩu từ mức dưới 500 triệu USD đã nhảy vọt lên 2,2 tỷ USSD năm 2003. EU là thị trường tiêu dùng hàng thủy sản lớn nhưng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Hiện nay, khả năng sản xuất của eu về mặt hàng này chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trên 60% phải nhập khẩu. Hàng thuỷ sản Việt Nam được người tiêu dùng EU ưa chuộng, tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được quan tâm nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu của thị trường này. Thời gian vừa qua một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam bị EU cảnh báo về vấn đề an toàn thực phẩm chẳng hạn như mặt hàng tôm đông lạnh có dư lượng kháng sinh cao. Nguyên nhân của tình trạng trên là do máy móc thiết bị của phần lớn các nhà máy chế biến thủy sản đã lạc hậu. Công nghệ chế biến đơn giản, lao động thủ công nhiều. Các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm cũng chưa được đảm bảo. Vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn là yêu cầu trong sách trắng của EU đưa ra đối với thực phẩm chế biến nhập khẩu vào lãnh thổ EU.

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU mở rộng, cần phải thực hiện một số việc sau đây:

- Cần thiết phải từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất đáp ứng yêu cầu cao của thị trường này. Các nhà máy bảo quản và chế biến thủy sản phải cải tiến công nghệ và áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn HACCP của EU. Các đơn vị nuôi trồng thuỷ sản cần có quy hoạch nuôi trồng khoa học, có chiến lược sản xuất nhằm tạo nguồn cung cấp ổn định, lâu dài cho các cơ sở chế biến, đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường vùng nuôi. Đồng thời phải có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, sản xuất buôn bán và sử dụng 16 loại kháng sinh tương đương với danh mục bị EU cấm trong nông nghiệp và thủy sản.

- Bộ Thủy sản phải có chế độ thu mua nguyên liệu cũng như kiểm soát chặt chẽ quy trình bảo quản và chế biến thủy sản, thưởng phạt rõ ràng đối với những doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc yêu cầu này.

Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho ngư dân, nông dân, tổ chức các khoá đào tạo kiểm tra, kiểm soát và đầu tư các thiết bị kiểm tra cho các cơ quan chuyên ngành. Chính phủ cần dành một khoản ngân sách thích đáng cho các cơ quan kiểm tra thực hiện các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện và thực hành kiểm tra từ khâu nuôi trồng đến khâu bảo quản và chế biến xuất khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng cà phê, chè và gia vị, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp.

- Cần có kế hoạch quy hoạch lại diện tích trồng các loại cà phê, chè, gia vị trên cơ sở dự đoán tương đối sát theo chiến lược dài hạn tình hình tiêu thụ và giá cả thế giới đối với mặt hàng này.

- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ tín dụng như tín dụng xuất khẩu. Nhà nước có thể bảo lãnh cho các Công ty xuất khẩu mặt hàng nay khi xuất khẩu ra nước ngoài theo phương thức thanh toán chậm, hình thức này đang phổ biến đối với các đối tác tại các nước CEEC.

- Đẩy mạnh sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hoá đối với chè và gia vị trên cơ sở kinh nghiệm tương tự như cà phê, hạt điều, thuỷ sản… như vậy sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro của thị trường hàng hoá giao ngay.

- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống kho bảo quản đáp ứng nhu cầu bảo quản hợp lý với diện tích trồng. Tạo điều kiện hơn nữa trong việc vay vốn và đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng.

- Nâng cao chức năng của hiệp hội ngành hàng trong việc cung cấp thông tin thị trường, đồng thời tìm các cơ chế can thiệp khi có biến động mạnh về giá cả và thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo quyền lợi của người sản

xuất và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, cũng như duy trì chiến lược phát triển lâu dài cho sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.

- Các doanh nghiệp cần tìm cách thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các nhà rang chế biến để giảm dần sự lệ thuộc vào những công ty trung gian.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng, dư lượng thuốc trừ sâu và những yêu cầu khác phù hợp với những quy định về chất lượng và môi trường của EU.

Đối với một số mặt hàng nông lâm sản khác có khả năng xuất khẩu sang thị trường EU như hạt điều, cao su, rau hao quả, thực phẩm chế biến… Nhà nước cần quy hoạch diện tích hợp lý, chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ. Đảm bảo các tiêu chuẩn hàng hoá, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của EU. Việc tạo ra các chuyên vùng sản xuất cho xuất khẩu hợp khí hậu, thổ nhưỡng và lực lượng lao động, không phát triển tràn lan, phải có dự tính đến thị trường tiêu thụ, như vậy sẽ giúp cho công tác quản lý chất lượng từ khâu tuyển chọn giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc đến thu mua, chế biến, khắc phục tình trạng thu gom chất lượng kém, nguồn cung cấp không ổn định. Thị trường tiêu thụ ổn định sẽ tạo điều kiện cho các vùng chuyên doanh có chiến lược phát triển bền vững.

2.4. Sản phẩm gỗ

Việt Nam có khả năng trở thành nước có ngành nghề chế biến gỗ cạnh tranh nhất trong khu vực bởi giá lao động rẻ và người lao động kỹ năng khéo léo, kinh nghiệm truyền thống trong xử lý chế biến gỗ. Để tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm gỗ trên thị trường EU mở rộng trên cơ sở tiềm năng vốn có, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Nhà nước cần phải có chiến lược khai thác hợp lý nguồn gỗ rừng tự nhiên, xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác, kết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022