EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 13

hợp với quy hoạch trồng rừng mới để duy trì và mở rộng ngành chế biến gỗ mà vốn có thế mạnh về lao động và kỹ thuật tay nghề truyền thống.

- Nâng cao trình độ thiết bị công nghệ. Mở rộng ngành công nghiệp sản xuất gỗ ván ép vừa tận dụng nguyên liệu, tránh bị tác động bởi thời tiết. Đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường EU về mẫu mã, thị hiếu… Mở rộng nghiên cứu sản xuất bàn ghế lắp ghép hoặc liên doanh lắp ghép gỗ tại thị trường tiêu thụ, tránh chi phí vận chuyển cao, có thể cả thuế vì thuế thành phẩm khác thuế bán thành phẩm.

- Tích cực chủ động tìm nhiều kênh phân phối để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Đồng thời phải tuân theo những quy định về tiêu chuẩn môi trường của EU vv sản phẩm gỗ phải có giấy chứng nhận của Tổ chức Môi trường xanh quốc tế xác nhận gỗ được khai thác từ rừng có khả năng tái sinh, nếu không sản phẩm gỗ không thể thâm nhập vào thị trường EU.

2.5. Thủ công mỹ nghệ

Đây là mặt hàng mà Việt Nam cũng rất có ưu thế phát triển, và bấy lâu nay lại rất được người tiêu dùng EU tín nhiệm. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu rất thuận lợi do nguồn nguyên vật liệu chủ yếu ở trong nước, lại rất dồi dào, nhu cầu nhập khẩu có thể tận dụng được nhiều lao động nhàn rỗi mà yêu cầu trình độ không cao lắm. Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công nói chung không lớn. Một số khâu trong sản xuất có thể sử dụng thiết bị máy móc giản đơn thay thế cho lao động thủ công để tăng năng xuất.

Để phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU cần phải:

- Khôi phục và phát triển các doanh nghiệp hợp tác xã, lành nghề thủ công và vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Khuyến khích phát triển ở các vùng nông thôn để tận dụng lao động nông nhàn.

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cần đầu tư nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc phù hợp với thị hiếu của người tiêu

96

dùng của từng thị trường. Đáp ứng các yêu cầu của EU về hoá chất tẩy, phẩm nhuộm, đồ chơi trẻ em không được gây hại đến sức khoẻ…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Nhà nước cần có chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu một số nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là nguyên liệu phục vụ cho ngành thêu ren. Có chế độ hỗ trợ các ngành nghề thủ công giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài như hội chợ, triển lãm…. vì phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công đều là cơ sở sản xuất nhỏ, bị hạn chế về tài chính.

- Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ cần chú trọng đầu tư vốn, nhất là vốn để cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đang được ưa chuộng tại thị trường EU.

EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 13

2.6. Hàng cơ khí và điện tử

Như xe đạp và phụ tùng, linh kiện điện tử và vi tính cũng đang dần dần có chỗ đứng trên thị trường EU. Đây là mặt hàng hoàn toàn mới, có tiềm năng, Nhà nước cần có kế hoạch hỗ trợ khuyến khích phát triển và xúc tiến xuất khẩu sang EU, nhất là khu vực CEEC mới mở rộng đang có nhu cầu lớn về chủng loại hàng này trong phát triển kinh tế.


2.7. Đối với các mặt hàng đang được ưa chuộng khác

Một số mặt hàng như đồ dùng phục vụ du lịch, đồ dung học sinh… đây là lĩnh vực sản xuất sử dụng được khá nhiều lực lượng lao động dôi thừa và tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, không phải nhập khẩu hoặc tỷ lệ nhập khẩu rất nhỏ. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát huy tính sáng tạo của người lao động để đa dạng hoá sản phẩm. Những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan cần hỗ trợ để nâng cao trình độ tiếp thị quảng cáo sản phẩm, hướng dẫn

97

cho người sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn hàng hoá và an toàn cho người sử dụng theo tiêu chuẩn của EU nhằm tăng thị phần và mở rộng thị trường tiêu thụ.‌

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Đối với nước ta, đang trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng cường hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đặc biệt cuối năm 2006 này Việt Nam sẽ chính thức gia nhập WTO có lẽ những yêu cầu hội nhập cụ thể mà EU đặt ra cho các nước Đông Âu trong quá trình mở rộng đều là những bài học quý giá đối với chúng ta. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta đang hội nhập khu vực với những nền kinh tế thị trường ở trình độ phát triển cao hơn hẳn, những bài học thiết thực nhất chính là nỗ lực thực hiện các yêu cầu của các nước Đông Âu, và cải thiện khả năng cạnh tranh trong hội nhập. Hai bài học kinh nghiệm cụ thể là :

1. Chấp nhận luật chơi

Qua kinh nghiệm liên kết kinh tế thị trường ở EU ta thấy thị trường càng tự do thì luật pháp càng phải chặt chẽ, "freer market, more rules". Những cơ chế và hệ thống thị trường được hình thành và hoàn thiện ở các nước EU bằng con đường tự nhiên và trong suốt hàng trăm năm, còn luật lệ hay những thành quả của Cộng đồng cũng được hoàn thiện trong suốt nửa thế kỷ qua. Có giai đoạn tồn tại hàng trăm ngàn khác biệt cản trở việc hình thành thị trường chung và phải qua nhiều năm trời với ý chí chính trị mạnh mẽ, nỗ lực to lớn của các thể chế siêu quốc gia cũng như các nước thành viên mới xoá bỏ được các rào cản này, hoàn thiện Thị trường thống nhất. Như chúng ta đã biết việc thực hiện của luật lệ của Cộng đồng có tới 31 lĩnh vực khác nhau, và là những nội dung bắt buộc, chỉ đàm phán về thời gian quá độ để áp dụng chứ bản thân các luật lệ là không đàm phán. Điều này khẳng định tầm quan trọng của hoà hợp pháp luật trong hội nhập và thể hiện nỗ lực to lớn cũng như thành công của các nước Đông Âu trong việc "rút ngắn" quá trình hội nhập. Luật pháp

98

cũng như các thể chế của nền kinh tế thị trường khu vực đạt trình độ liên kết rất cao của EU được hoà hợp vào các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu trong thời gian rất ngắn, chỉ 10 năm nếu tính từ thời điểm EU đưa ra tiêu chuẩn Copenhagen. Rõ ràng chúng không phải là sản phẩm của một quá trình lịch sử tự nhiên, chúng xuất hiện do một cuộc cải cách đầy nỗ lực, trong đó vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Cho dù hiện nay người ta còn tranh luận nhiều về mức độ và biện pháp can thiệp của Nhà nước vào thị trường, về sự thất bại của Nhà nước cũng như sự thất bại của thị trường, nhưng một điều hiển nhiên là thị trường không thể tự xây dựng thể chế cho chính mình, chỉ có Nhà nước là chủ thể duy nhất đảm trách nhiệm vụ này. Thiếu sự tham gia của Nhà nước, thiếu sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào sự hình thành của nền kinh tế thị trường với mục đích tạo cho nó một định hướng xã hội cần thiết thì thật khó có thể hình thành một nền kinh tế thị trường phát triển ổn định. Chúng ta đang trong giai đoạn đổi mới và xây dựng hàng loạt các thể chế kinh tế thị trường như luật thuế, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật đất đai v.v…. Đương nhiên công việc còn rất bề bộn, còn rất nhiều việc phải làm, còn thiếu vắng đến hàng trăm luật lệ, không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn, nhưng vấn đề là ở chỗ nếu chúng ta biết nhìn xa trông rộng, biết định hướng lâu dài, hướng tới hài hoà luật lệ thể chế của chúng ta với luật pháp quốc tế, thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ rút ngắn được thời kỳ quá độ, hạn chế được những lãng phí các nguồn lực cho việc sửa chữa sai lầm trong tương lai do thiếu hiểu biết hôm nay. Đó cũng là cách thể hiện mình nắm bắt được luật chơi của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế vào cuộc với hiệu quả tốt nhất.

2. Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Cạnh tranh và hội nhập luôn song hành, là hai mặt của một vấn đề, muốn hội nhập chúng ta phải cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, năng cao khả năng cạnh tranh mới có thể hội nhập một cách sâu rộng, hiệu quả. Những kinh nghiệm đảm bảo khả năng cạnh tranh của các nước Đông

99

Âu trong điều kiện hội nhập với các nền kinh tế phát triển hơn hẳn cũng đòi hỏi vai trò định hướng quan trọng của Nhà nước trong việc tập trung nguồn lực thực hiện các mục tiêu ưu tiên :

- Tăng đầu tư cho khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao nguồn lực con người, tạo ra một thị trường lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.

- Xây dựng các hạ tầng hiện đại như giao thông, viễn thông, năng lượng…

- Ổn kinh tế vĩ mô, đồng bộ các chính sách kinh tế, hoàn thiện và ổn định thế chế đảm bảo một môi trường mà các doanh nghiệp có thể quyết định những chiến lược dài hạn cho mình.

- Vừa cải tổ các doanh nghiệp nhà nước theo hướng giảm dần bao cấp, hỗ trợ, đồng thời chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp ở ngay thị trường trong nước.

Chính những định hướng ưu tiên này đã tạo ra những lực lượng thị trường năng động, giúp các nước Trung Đông Âu thu hút nguồn vốn FDI, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tiếp cận với nền kinh tế tri thức, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và thế giới.

Qua nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hội nhập của các nước Đông Âu và Liên minh Châu Âu, chúng ta càng khẳng định đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng trong mỗi bước phát triển, lấy con người là nội dung trọng tâm của phát triển, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy được vai trò quan trọng của hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm cho dân chủ, cơ chế thị trường vận hành tốt,

đúng định hướng XHCN, hoà hợp với khu vực và thế giới, phát huy được mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Muốn đổi mới, muốn hội nhập, chúng ta không chỉ phải xây dựng các thể chế mà điều quan trọng hơn là đảm bảo cho các thể chế vận hành, đảm bảo hiệu lực của pháp luật, đảm bảo tính dân chủ và minh bạch trong việc thực thi các chính sách. Phải cải tổ triệt để hơn nữa, phải vượt qua chính mình, khắc phục những yếu kém đang tồn tại, phát huy mọi tiềm năng dường như đang là thách thức lớn nhất của chúng ta.

KẾT LUẬN


Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển từ tổ chức hợp tác khu vực ban đầu là Cộng đồng Than – Thép Châu Âu với 6 thành viên sáng lập cho đến lần mở rộng này EU đã có 25 thành viên. Cùng với quá trình phát triển về chiều rộng, EU cũng không ngừng phát triển về chiều sâu, từ liên minh thuế quan đến Thị trường thống nhất và Liên minh Kinh tế – Tiền tệ, cũng như việc tăng cường liên kết về mặt chính trị, an ninh và đối ngoại. Nhìn lại lịch sử mở rộng của EU, lần mở rộng thứ 5 này thực sự có ý nghĩa đặc biệt bởi vì nó là điểm đột phá đầu tiên xoá bỏ sự chia cắt Châu Âu sau nhiều năm tồn tại sự đối lập giữa Đông và Tây và tạo ra cơ hội thực tế để đi tới thống nhất Châu Âu. Đặc thù chính của mở rộng EU lần này hầu hết các thành viên mới là các nước trong hệ thống XHCN trước đây, có nhiều khác biệt về chính trị và trình độ phát triển kinh tế với EU-15, thể hiện mục tiêu chính trị của EU có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là một trong những chuyển đổi chính trị thành công và đầy ấn tượng của thế kỷ XX. Với nỗ lực phấn đấu cho hội nhập của cả Liên minh Châu Âu và các nước Trung Đông Âu trong 15 năm qua, EU đã chính thức kết nạp 10 thành viên mới vào ngày 1-5-2004.

Liên minh Châu Âu mở rộng tác động mạnh mẽ không chỉ trong bản thân EU mà còn tác động mạnh mẽ đối với thế giới nói chung và quan hệ Việt Nam – EU nói riêng. Trước hết EU mở rộng sẽ góp phần tăng cường hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. EU mở rộng tăng cường vị trí của EU trên thế giới nói chung, trong tương quan lực lượng giữa 3 trung tâm kinh tế Mỹ – EU và Nhật Bản nói riêng. Sự kiện EU mở rộng lần này đã thực sự thu hút sự quan tâm của các nước, đặc biệt là các nước lớn. Các nước đều ủng hộ việc mở rộng EU, chờ đón những cơ hội để phát triển cùng EU mở rộng. Trong bối cảnh EU đang có chiến lược mới với Châu á vá sự tăng cường hợp

tác á - Âu những năm đầu thế kỷ XXI, mở rộng EU đã tạo ra nhiều cơ hội để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác á - Âu trong khuân khổ ASEM – V vừa qua, và cũng đặt ra nhiều điều kiện khách quan tiếp tục hoàn thiện tiến trình này trong bối cảnh mới để đi vào thực chất và có hiệu quả hơn.

EU là một trong những đối tác lớn và quan trọng vào bậc nhất của Việt Nam hiện nay, đặc biệt các nước thành viên mới của EU trong lần mở rộng này hầu hết là những bạn hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam từ khi tồn tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế, do vậy việc khai thác những cơ hội mở rộng EU, tận dụng quan hệ truyền thống trước đây với các bạn hàng Đông Âu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhìn chung, trong những năm trước mắt việc EU mở rộng chưa tạo ra sự thay đổi đột biến nào trong quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên mới Trung Đông Âu cũng như với cả EU mở rộng. Tuy nhiên, EU mở rộng tạo ra nhiều cơ hội có thể khai thác phát triển quan hệ Việt Nam – EU trong tương lai. Việc nhận thức đầy đủ những cơ hội và thách thức của sự kiện này, cũng như việc chủ động tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU trong bối cảnh mới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nước ta hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022