Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam vận dụng đầy đủ các quy luật của KTTT sẽ đưa các DNNN vào môi trường cạnh tranh lành mạnh, sẽ không còn những ưu đãi cho các DNNN kinh doanh thuần túy, đồng thời các DNNN sẽ được tự chủ hoàn toàn. Điều đó thúc đẩy các DNNN phải đổi mới mô hình quản trị, gia tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, các DN trụ vững sẽ ngày càng phát triển, còn các DN không thích nghi được sẽ phá sản. Đồng thời, khu vực KTTN sẽ môi trường công bằng, tự do, thông thoáng để phát triển. Việc vận dụng đầy đủ quy luật cạnh tranh trong phân bổ nguồn lực nhà nước cũng góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng công chức Nhà nước móc nối với các DN để tùy ý sử dụng các nguồn lực này. Do vậy, các nguồn lực nhà nước sẽ được phân bổ dựa trên năng lực thực sự của người sử dụng, khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực. Từ đó, các nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả nhất. Sự quản lý của Nhà nước với nền kinh tế tiếp tục được duy trì ( ở mức độ hợp lí) sẽ khiến các DNNN phát triển đúng định hướng, quá trình sản xuất, kinh doanh của các DNNN cũng được giám sát đặc biệt để tránh thất thoát tài sản.
Khi Đảng vận dụng đầy đủ các quy luật của KTTT, đồng thời vẫn đảm bảo tính định hướng XHCN thì thế và lực của nền kinh tế sẽ được tạo đà phát triển. Nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định, tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Thứ ba, nhận thức lý luận của Đảng về nền KTTT định hướng XHCN liên tục
được bổ sung, phát triển
Có thể nói, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016), nhận thức lý luận của Đảng về nền KTTT định hướng XHCN được hình thành, dần được bổ sung, phát triển, cụ thể trên một số vấn đề:
Về mô hình cấu trúc của nền KTTT định hướng XHCN
Thể hiện bước tiến trong nhận thức, Đảng đã ngày càng làm rõ nội hàm của mô hình KTTT định hướng XHCN. Nếu như ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), Đảng mới đưa ra mô hình kinh tế này, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006), Đảng ra làm rõ hơn nội hàm “tính định hướng XHCN”, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016), nội hàm đó được thể hiện rõ hơn, khi
Đảng khẳng định nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam vừa tuân theo các quy luật của KTTT đồng thời đảm bảo tính định hướng XHCN trong từng giai đoạn phát triển. Nền kinh tế đó cũng thể hiện tính “hiện đại” và “hội nhập”. Có thể nói, đây là bước tiến dài về mặt nhận thức khi sự hiểu biết về mô hình nền KTTT định hướng XHCN đã đầy đủ và đúng đắn hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Thực Hóa Đường Lối Phát Triển Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Tiếp Cận Dần Theo Tiêu Chuẩn Hiện Đại, Hội Nhập Quốc
- Tạo Quyền Cho Các Chủ Thể Của Kinh Tế Thị Trường
- Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 16
- Đường Lối Luôn Được Bổ Sung, Phát Triển; Tuân Theo Quy Luật Khách Quan, Bám Sát Thực Tiễn Việt Nam, Đồng Thời Tiếp Thu Có Chọn Lọc Kinh Nghiệm Phát
- Đảm Bảo Tính Thống Nhất Giữa Các Quy Luật Của Kinh Tế Thị Trường Với Tính “Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”
- Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 20
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Về mục tiêu của nền KTTT định hướng XHCN
Nhìn chung, xuyên suốt các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ( từ năm 2001 đến năm 2016), mục tiêu của đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN do Đảng đưa ra là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hay nói cách khác đó là mục tiêu vì con người, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, làm thước đo của thành bại chính sách kinh tế. Sự phát triển kinh tế phải đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.
Về chức năng phân bổ nguồn lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Quan điểm của Đảng đều nhất cho rằng thị trường có vai trò quan trọng trong phân bổ các nguồn lực để đảm bảo cho sự phát triển nền kinh tế. Đó là cách phân phân bổ nguồn lực công bằng, hiệu quả, mang tính cạnh tranh cao. Trong những năm 2001 – 2010, Đảng đã nhấn mạnh đến việc sử dụng các cơ chế thị trường trong sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, nhưng đến những năm 2011-2016, quan điểm đó được thể hiện sâu sắc, rõ ràng hơn khi Đảng khẳng định thị trường sẽ đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu là giải phóng sức sản xuất, các nguồn lực nhà nước cần được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, và phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, không thể phó mặc hoàn toàn cho thị trường để huy động và phân bổ các nguồn lực, Đảng cũng đề cập đến vai trò của Nhà nước, để có thể hạn chế những tiêu cực từ thị trường.
Về tôn trọng và vận dụng các quy luật kinh tế thị trường
Để tạo dựng một môi trường thuận lợi, bình đẳng, Đảng khẳng định quyền tự do kinh doanh của mọi công dân, quyền này được pháp luật bảo vệ, các DN thuộc
các khu vực kinh tế khác nhau sẽ luôn bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016), quan điểm của Đảng có bước phát triển hơn khi cho rằng: Các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau không chỉ bình đẳng, cạnh tranh theo phép luật mà còn hoạt động theo cơ chế thị trường, và cần thiết phải đảm bảo các quyền lợi của nhà đầu tư ( quyền tài sản, sở hữu trí tuệ). Như vậy, các DNNN sẽ không có các ưu đãi nữa mà sẽ có môi trường cạnh tranh thực sự giữa các DN. Khi các cam kết đảm bảo quyền của nhà đầu tư được nhấn mạnh sẽ thúc đẩy các DN tăng cường sản xuất kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh với các DN khác.
Các yếu tố thị trường cũng được hình thành một cách rõ ràng hơn, đầy đủ hơn. Nếu như ở các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) và X (4-2006) của Đảng, Đảng mới chỉ đưa ra vấn đề xóa bỏ độc quyền của DNNN trong sản xuất, kinh doanh, kiểm soát giá cả của DNNN còn độc quyền, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền DNNN. Đồng thời Nhà nước cũng không can thiệp vào giá cả, giá cả hàng hóa sẽ do thị trường điều tiết. Nhưng đến các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (4-2011) và XII (1-2016) của Đảng, các quy luật của KTTT đã được vận dụng triệt để hơn khi Đảng yêu cầu các dịch vụ công do các DNNN cung cấp cần được đấu thầu công khai để các DN thuộc các thành phần kinh tế khác có thể tham gia, để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, giá cả sẽ hình thành theo cơ chế thị trường. Hơn nữa, Đảng cũng quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng, yêu cầu cần xây dựng các cơ chế để đảm bảo quyền lợi người tiêu dung trong mối quan hệ với các DN trên thị trường. Có được như vậy mới tạo được thế cân bằng giữa người bán với người mua, cơ chế thị trường sẽ được thực hiện một cách đầy đủ nhất.
Về các chủ thể kinh tế trong nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong những năm 2001 – 2010, Đảng chú trọng sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý DNNN, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh . Theo đó, các DNNN sẽ được đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh, có điều kiện để phát triển tốt hơn. Đặc biệt, Đảng đã huy động các nguồn lực của nhà nước để hình thành các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn nhằm tạo xương sống cho nền kinh tế, đây cũng là cách để DNNN thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Còn đối với khu vực KTTN, Đảng khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân,
đảm bảo cho KTTN có thể tiếp cận các nguồn lực Nhà nước một cách bình đẳng, công bằng với các thành phần kinh tế khác.
Trong những năm 2011 – 2016, trọng tâm của Đảng chuyển sang tái cơ cấu các DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, theo đó các DNNN cần được kiểm soát chặt chẽ hơn, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các DNNN, xóa bỏ độc quyền các lĩnh vực đầu tư công của DNNN. Bên cạnh đó, vai trò của khu vực KTTN được Đảng đề cao hơn, khi khẳng định KTTN không những là động lực, mà còn là động lực quan trọng của nền kinh tế. Mức độ tham gia của của khu vực KTTN vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh được mở rộng, ngay cả đối với các lĩnh vực trước kia chỉ dành cho DNNN.
Nhìn chung, so với giai đoạn trước, quyền bình đẳng của các chủ thể kinh tế đã được Đảng nhận thức rõ ràng hơn, vai trò của khu vực KTTN cũng được nhìn nhận lại theo hướng cần được phát triển theo cơ chế thị trường, sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế giảm xuống, để thị trường tự điều tiết.
Về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Trong những năm 2001 – 2016, Đảng đều nhấn mạnh đến kết hợp kinh tế đảm bảo với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển, nhưng ở giai đoạn (2011-2016), quan điểm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội của Đảng có bước phát triển hơn khi khẳng định các vấn đề an sinh xã hội của người dân không chỉ là nhu cầu cần được trợ giúp mà đó là quyền của người dân, tiến bộ và công bằng xã hội dựa trên đa nền tảng. Từ cách tiếp cận như vậy, giải pháp để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội của Đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016) của Đảng toàn diện, triệt để hơn theo hướng huy động đa dạng các nguồn lực xã hội tham gia cung ứng dịch vụ công, nguồn lực Nhà nước đầu tư trợ giúp người dân cũng được xã hội hóa để tối đa hóa hiệu quả đẩu tư.
Về hội nhập kinh tế quốc tế
Trong những năm 2011-2016, quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế đã đầy đủ và sâu rộng hơn so với giai đoạn trước. Nếu như những năm 2001 – 2010, Đảng mới chỉ đề ra yêu cầu tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho nền kinh tế. Đến giai đoạn 2011-2016, Đảng cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Mức độ hội nhập đã được nâng cao hơn, lấy các chuẩn mực quốc tế là tiêu chuẩn đánh giá mức độ thành công. Do đó, thể chế trong nước cần phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu của thị trường toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam còn chủ động tham gia đàm phán các FTA thế hệ mới, không chỉ có các nội dung về thương mại mà còn nhiều nội dung mang tính phi thương mại, liên quan đến quyền của người lao động, trách nhiệm xã hội của DN.
Về vai trò của Nhà nước trong nền KTTT
Trong những năm 2001 – 2016, Đảng đều thống nhất về vai trò của Nhà nước trong nền KTTT: Nhà nước tạo môi trường thuận lợi để các chủ thể trong nền kinh tế được hỗ trợ phát triển tối đa, Nhà nước phân bổ các nguồn lực theo chiến lược, quy hoạch, và cơ chế thị trường, Nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường bằng các công cụ quản lý và nguồn lực của mình. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn 2001 – 2010, mức độ can thiệp của Nhà nước còn lớn thể hiện ở môi trường cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, nguồn lực đầu tư công được phân bổ chủ yếu cho DNNN,…Nhưng ở giai đoạn 2011-2016, cơ chế thị trường đã được áp dụng đầy đủ hơn trong phân bổ nguồn lực Nhà nước, Nhà nước cũng không trực tiếp can thiệp vào thị trường ( quy định giá cả các mặt hàng DNNN độc quyền), vai trò của Nhà nước là hỗ trợ, kiến tạo cho các chủ thể trong nền kinh tế các điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, thay vì chỉ chú ý đến mặc quản lý như trước.
Điều này thể hiện một chặng đường dài phản ánh phát triển tư duy lý luận của Đảng. Xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là công việc hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ ở Việt Nam và trên thế giới, nên mỗi bước đi trong nhận thức phải xác định vững chắc, không nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.
Thứ tư, sự hình thành, phát triển lý luận nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam thể hiện tính tự chủ, độc lập, sáng tạo của Đảng
Tư duy của Đảng về phát triển nền KTTT định hướng XHCN không giống với bất kỳ một nền KTTT nào trên thế giới, nó không phải là bản sao của KTTT tự do như ở Mỹ, KTTT xã hội ở Đức, hay KTTT xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc,…Mô hình kinh tế này mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII đã khái quát những vấn đề chủ yếu của nền KTTT định hướng XHCN:
“Kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" [39, tr.102]
Có thể khái quát những vấn đề cơ bản của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam như sau:
Mục tiêu là xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Vai trò của thị trường: Vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển; thị trường là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp
với cơ chế thị trường
Vai trò của Nhà nước được thể hiện: Nhà nước pháp quyền XHCN quản lý nền KTTT định hướng XHCN; Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; Nhà nước kiến tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế.
Như vậy, nền KTTT định hướng XHCN sẽ tuân theo các quy luật của KTTT bao gồm các quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh, lưu thông hàng hóa,…Trong đó quy luật giá trị là quy luật quan trọng nhất của KTTT. Giá cả hàng hóa do giá trị hàng hóa quyết định, mà giá trị hàng hóa là chi phí sản xuất hàng hóa trong điều kiện trung bình của xã hội. Sự biến đổi giá cả thị trường là cơ chế tác động của quy luật giá trị. Quy luật giá trị điều tiết hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa một cách tự phát, hay còn gọi là cơ chế điều tiết của “bàn tay vô hình” trong nền KTTT.
Tuy nhiên, cơ chế này không phải không có những hạn chế, khi nó là nguồn gốc của nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh cũng gắn liền với bản chất của nền KTTT. Quan hệ cung – cầu thể hiện mối quan hệ giữa người mua và người bán về giá cả một loại hàng hóa. Quy luật cạnh tranh thể hiện sự đấu tranh giữa các chủ thể trong nền kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh để thu được lợi nhuận tối đa.
Bên cạnh đó, nền KTTT phải thể hiện “định hướng XHCN”: có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.
Những nội dung trên về bản chất không mâu thuẫn với các quy luật kinh tế của KTTT. Việc phát huy dân chủ, xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ, hướng tới công bằng, văn minh… là những điểm bổ sung đáng kể cho các quy luật kinh tế của nền KTTT, thậm chí còn có thể nói là toàn diện hơn, tiến bộ hơn khi Việt Nam còn chú ý tới cả quan hệ phân phối sao cho công bằng hơn, nhân văn hơn - điều mà bản thân các quy luật kinh tế của KTTT còn khiếm khuyết.
Có thể nói, nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta vừa mang tính phổ biến (đặc trưng chung) của mọi nền KTTT; vừa có đặc trưng riêng của tính định hướng XHCN. Hai nhóm nhân tố này cùng tồn tại, kết hợp và bổ sung cho nhau. Trong đó, nhóm đặc trưng chung đóng vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhóm đặc trưng riêng đóng vai trò hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Chủ trương xây dựng và phát triển KTTT định hướng XHCN thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nó không phải là “cái đuôi” được gán ghép chủ quan vào nền KTTT mà thể hiện được tính chất của nền KTTT ở Việt Nam. Tính chất này được thể hiện bởi chính các bộ phận bên trong cấu thành mô hình kinh tế, xác định bản chất và xu thế vận động của nền KTTT,
quyết định nền kinh tế vừa chịu tác động của các quy luật vận động của nền KTTT, vừa chịu tác động bởi các quy luật kinh tế của CNXH.
Thứ năm, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam phản ánh sự đúng đắn của chủ trương phát triển nền KTTT định hướng XHCN
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 2001 đến năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện sự đúng đắn khi Đảng đề ra mô hình KTTT định hướng XHCN cho Việt Nam:
Đánh giá về sự phát triển các chủ thể kinh tế, Đảng đã khẳn định: “Vai trò, hiệu quả, sức cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và thông thoáng hơn” [39, tr.97]. Khu vực KTTN đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn. Khu vực KTNN, mà nòng cốt là các DNNN là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với những biến động thị trường; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội.
Đối với các yếu tố thị trường và các loại thị trường, Đảng đánh giá đã: “Hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Hầu hết các loại giá được xác lập theo nguyên tắc thị trường; thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với một số loại hàng hóa - dịch vụ thiết yếu” [39; tr.98]
Vai trò của Nhà nước đã “được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, ngày càng phát huy dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội. Việc huy động và phân bổ các nguồn lực gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã từng bước phù hợp với cơ chế thị trường; hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh”. [39; tr.98]