Tạo Quyền Cho Các Chủ Thể Của Kinh Tế Thị Trường


nghệ bắt đầu hình thành với quan hệ mua bán các phát minh sáng chế, định giá thương hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, thành lập doanh nghiệp khoa học – công nghệ.

Các loại thị trường dần hình thành các yếu tố mang tính hiện đại, nhưng vẫn còn thiếu nhiều điều kiện cho phát triển một thị trường đầy đủ. Thiếu cơ chế bảo vệ quyền người tiêu dùng, không ít giá cả dịch vụ sự nghiệp công vẫn bao cấp nặng nề. Thị trường quyền sử dụng đất vẫn chưa thông suốt, hình thức đấu giá quyền sử dụng đất chưa phổ biến, do các rào cản từ phía nhà nước trong tạo lập thị trường sơ cấp, nhất là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lao động phần lớn chưa qua đào tạo, thiếu kỹ năng, còn rào cản cho di chuyển lao động nông thôn – đô thị khi còn duy trì quản lý dân cư bằng hộ khẩu, nhiều quyền công đoàn chưa được hiện thực hóa. Thị trường chứng khoán mức độ vốn hóa còn thấp, phát triển chưa bền vững, nhiều DN chưa niêm yết, chưa quan tâm huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Thị trường khoa học – công nghệ phát triển chậm, chưa có cơ chế để định giá tài sản hình thành từ quyền sở hữu trí tuệ làm cơ sở cho nhà khoa học góp vốn đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất, cản trở quá trình thương phẩm hóa các phát minh sáng chế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Thứ hạng về quyền tài sản và bảo vệ sở hữu tài sản nói chung không cải thiện, năm 2012 đứng thứ 98, thì năm 2016 đứng thứ 97 trên bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới.

3.3.3. Tạo quyền cho các chủ thể của kinh tế thị trường

3.3.3.1. Đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để thật sự trở thành một chủ thể bình đẳng trên thị trường

Đây là vấn đề được tăng cường ở các giai đoạn, nhưng từ sau năm 2010 tập trung vào cổ phần hóa và đổi mới quản trị doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2016, sau quá trình cơ cấu lại, cả nước còn 583 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Giai đoạn 2011-2016, cả nước cổ phần hóa 571 DN và bộ phận DN. Các DN sau cổ phần hóa đều đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn. Số liệu báo cáo của các DNNN đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của năm sau đều tăng hơn so với năm trước cổ phần hóa. Cụ thể, vốn điều lệ tăng 72%; tổng tài sản tăng 39%; vốn chủ sở hữu tăng 60%; doanh thu tăng 29%; lợi nhuận trước thuế tăng 49%; nộp ngân sách tăng 27%; thu nhập bình quân của người lao động tăng 33% [164]. Sau khi tiến hành cổ phần hóa, các DNNN cũng huy động được nhiều vốn hơn


trên thị trường chứng khoán để đổi mới phương thức quản lý, công nghệ, gắn kết người lao động, ổn định và phát triển trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Việc bán đấu giá cổ phần công khai trên Sở giao dịch chứng khoán, cung cấp cho thị trường chứng khoán một lượng hàng hoá chất lượng cao đã góp phần mở rộng quy mô thị trường, thu hút các nhà đầu tư trong và nước ngoài tham gia, giữ vững sự ổn định cho thị trường. DNNN cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế; góp phần điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung hơn vào những lĩnh vực then chốt, quốc phòng, an ninh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu [39, tr.234]

Hiệu quả kinh doanh của DNNN xét trên tiêu chí lợi nhuận tạo ra, nộp ngân sách nhà nước có chiều hướng tích cực. Tổng doanh thu năm 2016 đạt 1.515.821 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 139.658 tỷ đồng, nộp ngân sách phát sinh là 251.845 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011 [171]. Một số DN có năm đạt tỷ suất lợi nhuận cao như Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Mía đường. DNNN có tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong năm 2014 đạt cao nhất với 80,5%, năm 2010 là 84,6% [142, tr.52]. Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong khối Đảng ủy các cơ quan Trung ương đã hỗ trợ 11.643 tỷ đồng thực hiện các chương trình an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước trên địa bàn cả nước [159], trong đó có: 2.916,471 tỷ đồng hỗ trợ cho 54 trong số 62 huyện nghèo của cả nước, vượt 32,2% so tổng số vốn cam kết [159]. Những hoạt động này góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội của đất nước.

Tuy vậy, DNNN nhìn chung hoạt động kém hiệu quả, chưa thể hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của KTNN, chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. Tổng tài sản và vốn tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách nhà nước có tốc độ tăng chậm (bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011; chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tại một số DNNN còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản.... Một số vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN để lại hậu quả nặng nề, khó khắc phục về tài chính và buộc phải xử lý, kỷ luật cán bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


3.3.3.2. Phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân để thật sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 15

Khu vực KTTN ngày càng lớn mạnh, đã sử dụng tới 45.741.000 lao động, chiếm 85% tổng số lao động cả nước. Khu vực này có số DN là 488.395 DN năm 2016 [148, tr.285]. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của DN ngoài nhà nước là 13.713,2 nghìn tỷ (năm 2016) tăng mạnh so với 5.451,8 (năm 2010) [148, tr. 200]. Vai trò, hiệu quả, sức cạnh tranh của khu vực KTTN, các loại hình DN trong nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư và kinh doanh có nhiều tiến bộ, bình đẳng và thông thoáng hơn. Vai trò kinh tế ngoài nhà nước (không kể đầu tư nước ngoài) đã được khẳng định rõ nét, đóng góp 38,5% tổng đầu tư toàn xã hội và 48,3% GDP. Tỷ trọng đóng góp cho GDP của đất nước ngày càng tăng. Khu vực KTTN tiếp tục chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế, năm 2015 chiếm 43,22% GDP, năm 2016 chiếm 42,56% [148, tr.8]. Đầu tư của khu vực KTTN liên tục tăng lên từ 340 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 490 nghìn tỷ đồng năm 2015 [38, tr.69]. Điều đó thể hiện vai trò quan trọng của khu vực KTTN trong thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Bắt đầu hình thành một số tập đoàn KTTN có quy mô vốn tăng nhanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực như Tập đoàn Vingoup hoạt động trên lĩnh vực bất động sản, bắt đầu mở rộng sang nông nghiệp, thương mại bán lẻ, mở bệnh viện, trường học...; Tập đoàn FPT kinh doanh máy tính, công nghệ thông tin; Tập đoàn Mác- san kinh doanh nước mắm, nước tương, mì ăn liền, cà phê; Công ty Ô tô Trường Hải, lắp rắp và kinh doanh ô tô lớn nhất Việt Nam; Tập đoàn TH True Milk kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao, nhất là bò sữa; Tập đoàn Hòa Phát sản xuất thép và kinh doanh bất động sản; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh nông nghiệp đa ngành... Đó là những DN có tầm nhìn xa trông rộng, có thể làm đầu tàu, dẫn dắt cuộc chơi, tạo ra thị trường và mạng lưới kinh doanh hay các chuỗi giá trị, để các thành viên khác trong cộng đồng DN có thể tìm thấy ở đó đường đi nước bước và chỗ đứng cho mình để tham gia.

Tuy vậy, hầu hết DN thuộc khu vực KTTN quy mô còn nhỏ, thiếu liên kết, khả năng ứng phó với các rủi ro yếu, nhiều DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt động. Hiệu suất sinh lời trên vốn năm 2016 của DN ngoài Nhà nước đạt thấp nhất chỉ có 1,4%. Chỉ số nợ năm 2016 của DN ngoài Nhà nước là 2,20 lần [148, tr.184-185]. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn ít, chủ yếu hoat động tại nội địa. Thiếu khả


năng liên kết với các thành phần kinh tế khác để tham gia vào chuỗi giá trị, mạng sản xuất. Liêm chính kinh doanh chưa được đề cao, hiện tượng gian lân thương mại, trốn thuế còn rất phổ biến; tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân thuộc khu vực sản xuất chưa nhiều, chủ yếu vẫn là kinh doanh dịch vụ - thương mại.

3.3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế hướng đến các tiêu chuẩn phổ quát theo thông lệ quốc tế, giảm thiểu dần các khác biệt

Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã từng bước hoàn thiện thị trường trong nước để phù hợp với cam kết WTO; đã tiến hành đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thương mại thế hệ mới.

Việt Nam bắt đầu tiến hành đàm phán với nhiều đối tác trên thế giới về hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Tháng 5-2012, phiên đàm phán đầu tiên giữa Việt Nam với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) để tiến tới ký kết hiệp định FTA giữa Việt Nam với khối này (EVFTA). Tháng 8 - 2015, Việt Nam và EU đã công bố việc kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (Hiệp định EVFTA). Việt Nam cùng 11 đối tác khác tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bắt đầu từ 3-2010. Sau hàng chục phiên đàm phán, TPP được chính thức ký ngày 4-2-2016.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2016 đạt 176,6 tỷ USD, tăng so với năm 2011 (đạt 96,9 tỷ USD); kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 174,8 tỷ USD, tăng so với năm 2011( đạt 106,7 tỷ USD). Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP ngày càng gia tăng, giai đoạn 2011-2016 tỷ lệ này khoảng 78%, cao hơn tỷ lệ 62% trong giai đoạn 2006-2010, thể hiện độ mở rất lớn của nền kinh tế.

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi, vốn đăng ký giai đoạn 2011 - 2015 đạt 99 tỉ USD, thực hiện đạt 60,5 tỉ USD. Vốn ODA ký kết khoảng 27,8 tỉ USD, giải ngân khoảng 22,3 tỉ USD” [39, tr.232], đóng góp quan trọng vào phát triển kết cấu hạ tầng. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam như Samsung, Intel,..đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao, đóng góp lớn vào ngân sách. Tập đoàn Samsung đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008, sau đó trải qua rất nhiều lần mở rộng, tăng vốn đầu tư, Tập đoàn này đã có 4 nhà máy sản xuất tại Việt Nam: Samsung Electronics Việt Nam (SEV) thành lập năm 2008 với tổng vốn 2,5 tỷ


USD; Samsung Electronics Vietnam Thái Nguyên (SEVT) xây dựng năm 2013 có vốn đầu tư 5 tỷ USD; Samsung Display Vietnam (SDV) năm 2014 với số vốn 4 tỷ, tiến tới thêm 2,5 tỷ sẽ nâng tổng vốn lên 6,5 tỷ; Samsung CE Complex (SEHC) năm 2015 với 1,4 tỷ USD [182]. Samsung đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động địa phương, doanh thu xuất khẩu của Tập đoàn đạt khoảng 46 tỷ USD (năm 2016) [182]. Tổng số tiền nộp thuế của Samsung năm 2014 là 165 triệu USD; năm 2015 tăng lên 186 triệu USD; năm 2016 là 300 triệu USD (tương đương khoảng 6.750 tỷ đồng) [183].

Số dự án đầu tư ra nước ngoài 2011-2015 có xu hướng tăng qua các năm song mức tăng chậm. Tính chung 5 năm, có 486 dự án đầu tư ra nước ngoài, tăng 16,6% so với 5 năm 2006-2010. Về lĩnh vực đầu tư: ngoài một số lĩnh vực cũ như: khai khoáng, nông nghiệp, các doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư sang một số ngành mới: thông tin, truyền thông, sản xuất điện, bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Điều này cho thấy tính đa dạng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy vậy, hội nhập kinh tế quốc tế chưa kết hợp và phát huy tốt nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước để phát triển. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu chủ động trong đổi mới sản xuất, tìm kiếm thị trường, tận dụng cơ hội do hội nhập đem lại. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DNNN trong giai đoạn 2011-2016 hiệu quả thấp, có nguy cơ mất vốn hàng tỷ USD. Đến hết năm 2016, các DNNN mang hơn 7 tỷ USD đi đầu tư ở nước ngoài nhưng mới chỉ có 4/18 DNNN có phát sinh số tiền thu hồi vốn đầu tư từ các dự án đầu tư tại nước ngoài. Số tiền thu hồi vốn là trên 1,5 tỷ USD, bằng 22% vốn đầu tư thực hiện [168]. Có thể kể đến như Dự án Junin 2 tại Venezuela do Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí - PVEP (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) là chủ đầu tư (40% vốn), đã cấp hơn 400 triệu USD, nhưng đã dừng triển khai, có nguy cơ mất trắng [168]. Năm 2015, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cũng rót hàng nghìn tỷ đầu tư tại Lào cho dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali với tổng mức đầu tư 522 triệu USD, sau đó đã phải dừng khi xét thấy hiệu quả không đạt được như báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đưa ra [168].

Theo đánh giá của Đảng:


“Tự do hóa thương mại, đầu tư trong một số thị trường, lĩnh vực chưa sát hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Chậm xây dựng hàng rào kỹ thuật cần thiết và hệ thống quản lý thị trường đủ năng lực và hiệu quả để bảo vệ thị trường trong nước, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu và hàng độc hại”[39, tr.101].

Các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, đặc biệt trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; các DN FDI hầu hết hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên và còn hạn chế trong chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến [39, tr.99]. Các hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, lãi thật lỗ giả thực hiện rất tinh vi, khó phát hiện; nhiều nơi quyền công đoàn của công nhân chưa được tôn trọng... Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế chưa kết hợp và phát huy tốt nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước để phát triển [39, tr.100].

3.3.5. Đổi mới quản lý nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế

Cùng với quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, chức năng kinh tế của nhà nước đã được đổi mới, từ can thiệp bằng biện pháp hành chính mệnh lệnh, quyết định giá cả hàng hóa, dịch vụ, sử dụng lực lượng vật chất của nhà nước để can thiệp vào thị trường bất chấp hiệu quả kinh tế, đã chuyển sang xác định nhà nước quản lý bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; bằng sử dụng các công cụ tài khóa và tài chính; bằng các lực lượng vật chất phù hợp với cơ chế thị trường. Hoàn thiện hệ thống thể chế được xem là một đột phá cho hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thông qua nâng cao năng lực và chất lượng lập pháp, lập quy, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường, các nguồn lực của nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch được xây dựng một cách bài bản. Trên cơ sở đó, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã có nhiều đổi mới quan trọng, trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các nhà khoa học trước khi xây dựng, chịu sự giám sát chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực thi. Những chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia được chuyển thành nội dung của kế hoạch cả nước; những chương trình, dự án trong phạm vi ngành, địa phương được đưa vào kế hoạch của từng ngành, địa phương. Mỗi chương trình, dự án phát triển


kinh tế - xã hội đều có những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, được hoạch định dựa trên xác định đối tượng, nguồn lực, phương tiện, lực lượng thực hiện. Mối quan hệ giữa kế hoạch ngắn hạn với trung hạn và dài hạn được đặt trong sự liên thông.

Công cụ tài chính - tiền tệ đã được đổi mới, sử dụng phù hợp với cơ chế thị trường. Chính sách thuế hoặc phí, lệ phí có tính chất thuế được đổi mới không chỉ đảm bảo nguồn thu ngân sách, phân phối lại thu nhập, mà còn là công cụ kiểm kê, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết sản xuất và tiêu dùng, thực hiện các cân đối lớn của nền kinh tế. Các chính sách xã hội lồng ghép trong thuế, phí, lệ phí, giá dần được loại bỏ. Thuế từng bước trở thành công cụ để khuyến khích đầu tư hay hạn chế tiêu dùng, kích thích dịch chuyển lĩnh vực đầu tư theo định hướng của nhà nước, đồng thời cũng là cơ sở cho thực hiện các chính sách phân phối lại trên quy mô toàn xã hội, mở mang phúc lợi cho nhân dân. Cơ chế tự chủ được áp dụng gắn với cải cách phí, lệ phí đã tạo nên tính chủ động của các đơn vị sự nghiệp công lập, thúc đẩy xã hội hóa nguồn tài chính đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng ỷ lại vào ngân sách, nhất là từ khi thực hiện Nghị định 16/2015-NĐ/CP ngày 14-2-2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở cân đối nguồn thu mới bảo đảm cho đầu tư công mang tính dẫn dắt, thực hiện các chính sách tài khóa linh hoạt, đầu tư cho thực hiện các đột phá chiến lược, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế - tài chính.

Tài chính – tín dụng được đổi mới gắn với cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vốn phát hành để tài trợ tín dụng cho DNNN làm ăn thua lỗ, hệ thống ngân hàng thực hiện kinh doanh tiền tệ bảo đảm lãi suất thực dương. Trong bối cảnh khắc phục hậu quả khủng hoảng, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chính sách tỷ giá điều hành linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ, phản ánh tương đối đầy đủ mối quan hệ giữa đồng nội tệ với ngoại tệ của các nước có quan hệ thương mại, đầu tư, vay nợ với Việt Nam. Quản lý ngoại hối đã thực sự tự do hóa, phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế. Từ năm 2011, ngân hàng tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, hỗ trợ tạo đà tăng trưởng kinh tế; điều tiết lãi suất thị trường để thúc đẩy mạnh khởi nghiệp, giải quyết việc làm; áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi sát diễn biến cung cầu vốn, lãi suất, tỷ giá trên thị trường, nâng cao năng lực dự báo.


Sử dụng các công cụ vật chất để can thiệp vào thị trường cũng được đổi mới gắn với cơ cấu lại chức năng kinh tế của nhà nước, từ sử dụng nguồn lực đất đai, nguồn vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, quỹ dự trữ, đến đầu tư công. Mô hình kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được kiện toàn bằng Nghị định ngày 1-11-2013 của Chính phủ. Các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất phần nào theo giá thị trường, gắn với quy hoạch mục tiêu sử dụng đất đã dẫn dắt đầu tư của tư nhân. Quỹ dự trữ được sử dụng để can thiệp có hiệu quả vào thị trường khi xảy ra các tình huống bất thường do khan hiếm các mặt hàng cơ bản, thiết yếu, bình ổn giá cả, chống đầu cơ, bảo đảm đời sống nhân dân. Đầu tư công được phần nào theo quy hoạch, phân bổ theo cơ chế thị trường thông qua đấu thấu, đã tăng tính hiệu quả đầu tư, nâng cao tính dẫn dắt của nguồn vốn nhà nước cho đầu tư tư nhân, thúc đẩy hình thức đầu tư theo đối tác công tư (PPP).

Dù đã có nhiều đổi mới chức năng kinh tế của nhà nước cho phù hợp cơ chế thị trường nhưng vẫn còn khoảng cách so với tiêu chuẩn một nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế. Quy hoạch chưa đủ sức dẫn dắt đầu tư của tư nhân theo ý chí của nhà nước, thậm chí thường xuyên thay đổi, do nhóm lợi ích thao túng. Kết hợp giữa sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tín dụng chưa linh hoạt, chưa đủ tạo đòn bẩy cho kích thích đầu tư đúng mục tiêu của nhà nước hoặc hạn chế những lĩnh vực không khuyến khích cả trong đầu tư và tiêu dùng. Lãi suất ngân hàng quá cao gây khó khăn cho doanh nghiệp vay nguồn vốn để khởi nghiệp. Đầu tư công bị phân tán, lãng phí, chưa tập trung được cho các công trình có tính then chốt mang tính kiến tạo phát triển. Nhà nước chưa sẵn sàng cơ cấu lại vai trò của mình không chỉ là chủ thể quản lý mà còn là đối tác của doanh nghiệp trong vị thế bình đẳng.

3.3.6. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội dựa trên đa nền tảng, nhân tố chủ yếu bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội từ 2011-2016 dựa trên đa nền tảng; lấy chăm lo cho con người, vì con người làm trung tâm; lấy giảm nghèo bền vững, khuyến khích làm giàu chính đáng làm nền tảng cơ bản; lấy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế làm trụ cột; lấy gia tăng phúc lợi xã hội làm nội dung chủ yếu.

Bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực sản xuất (đất đai, tài chính...) được thực hiện dựa trên tôn trọng các quy luật của KTTT, khuyến khích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023