Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 16


làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững. Công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên đất đai có nhiều tiến bộ khi áp dụng cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, tư nhân có thể tiếp cận nguồn lực đất đai phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường bất động sản. Công bằng về cơ hội tiếp nguồn vốn được cải thiện bằng cởi bỏ nhiều nút thắt tín dụng, giúp tư nhân vay vốn phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng; đấu thầu các gói dự án sử dụng tài chính ngân sách, giúp tư nhân có cơ hội tham gia; mở rộng hình thức đối tác công tư, khiến cho công trình được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao), BT (xây dựng – chuyển giao) “bùng nổ”. Công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực không chỉ thuần túy là vấn đề công bằng xã hội mà còn quyết định đến sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội, tạo động lực phát triển đất nước, giải quyết và việc làm.

Công bằng xã hội trong bảo đảm phúc lợi xã hội được coi trọng thông qua gia tăng đầu tư của nhà nước cho các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu. Trong điều kiện phải khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, chỉ tính riêng hai lĩnh vực dịch vụ công cơ bản, thiết yếu là giáo dục và y tế, nhà nước đã gia tăng đầu tư. Về giáo dục, tính đến cuối năm 2016, cả nước có 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (Năm 2011 chỉ có có 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi). Số cơ sở giáo dục đại học năm 2016 là 229, tăng so với năm 2011 là 188; số giáo viên là 72,3 nghìn người, tăng so với 51,0 nghìn người năm 2011; số sinh viên là 1759,5 nghìn người tăng so với 1435,9 nghìn người năm 2011 [146, tr.229]. Về y tế, chăm lo sức khỏe nhân dân, tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2016 là 73,4 năm, trong đó nam là 70,8 năm và nữ là 76,1 năm [146, tr.35]. Y tế dự phòng được đầu tư, làm tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin năm 2016 đạt 98%. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, nhiều thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng. Nhà nước đã dành ngân sách hỗ trợ cho người nghèo, người dân tộc thiểu số bảo hiểm y tế với kết quả “5 năm 2011-2015 trên 60 nghìn tỷ đồng bố trí từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng, trong đó có khoảng 70 triệu lượt người nghèo, dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; trên 30% người thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm


y tế” [142; tr.127]. Về nhà ở,diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 17,5 m2 năm 2010 lên 22 m2 năm 2015. Nhà ở xã hội được quan tâm xây dựng bằng nhiều nguồn lực khác nhau” [39, tr.238-239]. Các phong trào xóa nhà tranh vách đất, trợ giúp xã hội, phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đẩy mạnh: “Tính đến cuối năm 2013, đã có trên 530 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở …và 700 hộ nghèo được hỗ trợ nhà phòng tránh lũ …năm 2015 đã hỗ trợ thêm được 60% số hộ nghèo trong danh sách hộ được hỗ trợ theo chính sách xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung” [142; tr.128]. Hệ thống điện, đường, trường trạm ở nông thôn phát triển mạnh gắn với xây dựng nông thôn mới: Trong giai đoạn 2011-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo nhanh và bền vững đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 15,8 nghìn hộ, xây dựng 910 công trình nước tập trung [172]. Năm 2015, tỷ lệ được phủ sóng phát thanh, truyền hình là 98% diện tích cả nước, tỷ lệ người sử dụng internet là 52% dân số [185] tăng nhanh so với năm 2011.

Công bằng xã hội trong bảo đảm an sinh xã hội được đặc biệt chú trọng, tập trung giải quyết việc làm, mở rộng phạm vi bao phủ bảo hiểm các loại. Để duy trì thu nhập tối thiếu, vấn đề cốt yếu phải có việc làm bền vững, vì vậy, tập trung giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững được đặc biệt quan tâm. Trong 5 năm (2011- 2015) đã tạo việc làm cho khoảng 7,8 triệu người, trong đó đi lao động ở nước ngoài khoảng 469 nghìn người [53, tr.220]. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30% (năm 2011 là 2,27%). Công tác giảm nghèo đã được tiếp cận theo chuẩn nghèo đa chiều, ngoài thu nhập còn các tiêu chí phi thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo theo thu nhập đã giảm từ 12,6% năm 2011 xuống còn 5,8,% năm 2016, trong năm 2016 có 23,9% số hộ dân cư được hưởng lợi từ dự án/chính sách giảm nghèo… [148, tr.22-23]. Có 83,1% số hộ tự đánh giá cuộc sống của gia đình năm 2016 được cải thiện hơn so với 5 năm trước, 10,8% như cũ và 5,9% giảm sút [148, tr.23].

Duy trì thu nhập và phòng ngừa rủi ro do mất sức lao động, ốm đau, tai nạn, thai sản... được bảo đảm bằng hoàn thiện hệ thống bảo hiểm các loại: Năm 2016, cả nước có 13,2 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội, so với năm 2010 là 9,7 triệu người; 75,9 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế (năm 2010 là 52,4 triệu người) và 10,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (năm 2010 là 7,2 triệu người) [173]. Tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2016 là


7.303 tỷ đồng [174]. Nhà nước đã kịp thời đề ra Chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại hơn 60 huyện đặc biệt khó khăn với trên 50% hộ nghèo. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện này giảm xuống còn 28% [53, tr.220]. Chính sách ưu đãi người có công đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 2016, cả nước có khoảng 8,8 triệu người có công, chiếm khoảng 10% dân số, có khoảng 1,4 triệu người được hưởng mức trợ cấp thường xuyên. Đối tượng được hưởng chính sách ưu đã xã hội có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi địa bàn họ cư trú.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đã có tác dụng quan trọng bảo đảm ổn định xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, giữ vững định hướng XHCN. Nhìn vào những con số nêu trên thấy rõ các bước chuyển tích cực, nhưng so với mong đợi của nhân dân thì vẫn còn khoảng cách. Khoảng cách giàu nghèo phân hóa giữa các bộ phận dân cư, vùng miền ngày càng bị đẩy ra xa thêm. Một bộ phân lao động chưa qua đào tạo, trẻ em tái mù chữ ở vùng dân tộc thiểu số vẫn tiếp diễn, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (nước sạch, thông tin, nhà ở, giáo dục, y tế…). Lao động khu vực phi chính thức vẫn chưa có bảo hiểm xã hội diện bao phủ bảo hiểm tự nguyện còn thấp, nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm ngày càng lớn: đến năm 2016 mới có 24% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội [186], chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm còn thấp. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn: Năm 2016, cả nước có 265,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, tăng 16,7% so với năm trước, tương ứng với 1.099 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 16,4% [174]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


Tiểu kết chương 3

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 16

Từ 2011 - 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng nền KTTT định hướng XHCN tiếp cận theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế, thể hiện cả trong nhận thức lý luận và hoạt động tổ chức thực tiễn. Đây là một bước phát triển quan trọng tư duy lý luận về xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, thoát dần tư duy KTTT kiểu cũ đã hình thành trước đó, dần tiếp cận các chuẩn mực hiện đại và hội nhập quốc tế. Tính hiện đại và hội nhập quốc tế thể hiện ở tôn trọng đầy đủ các quy luật của KTTT, phát triển đồng bộ các yếu tố, các loại thị trường, loại bỏ dần các yếu tố “phi thị trường”, phù hợp với chuẩn mực và thông


lệ các nền KTTT trên thế giới. Quản lý nhà nước cũng như sử dụng các công cụ vật chất của nhà nước can thiệp vào thị trường không được làm méo mó, biến dạng các quy luật khách quan mà phải phù hợp cơ chế thị trường. Định hướng XHCN được thể hiện ở vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước đi và từng chính sách phát triển, vì con người, do con người, lấy nhân dân làm trung tâm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Đường lối chung đó tiếp tục được bổ sung, phát triển, từng bước hiện thực hóa trong đời sống, tạo nên khả năng mới cho phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng cường thực lực quốc phòng – an ninh, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chuyển từ phát triển KTTT kiểu cũ sang nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế là bước phát triển tư duy lý luận quan trọng của Đảng, khiến cho Việt Nam thoát dần “nỗi ám ảnh thị trường hoang dã”, phát huy tính tích cực của thị trường hiện đại không chỉ phát triển lực lượng sản xuất mà cả thúc đẩy tiến bộ xã hội, hội nhập vào thế giới văn minh. Đành rằng, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN theo các tiêu chuẩn hiện đại và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải vượt qua các rào cản bên trong và đấu tranh với các hoạt động chống phá từ bên ngoài. Rào cản bên trong là các “nhóm lợi ích”, “chủ nghĩa thân hữu” ra sức lợi dụng mặt trái của KTTT để trục lợi, làm méo mó, biến dạng các quy luật kinh tế thị trường, suy giảm tính tích cực, phát tác tính tiêu cực của thị trường. Chống phá từ bên ngoài do các lực lượng thù địch tiến hành, trong đó có lợi dụng toàn cầu hóa để thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, đẩy nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc các nước, lấy quản trị toàn cầu thay cho quản trị quốc gia, hướng lái đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Do đó, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN bao hàm cả đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và đấu tranh với các thế lực thù địch để bẩo vệ độc lập, tự chủ nền kinh tế, giữ vững định hướng XHCN. Những quan điểm lý luận và hoạt động thực tiễn của Đảng giai đoạn 2011 – 2016 về xây dựng nền KTTT định hướng XHCN theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế có ý nghĩa đặt nền móng cho toàn bộ quá trình phát triển tiếp theo.


Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM


4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển đường lối của Đảng về xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

4.1.1. Ưu điểm, nguyên nhân

Thứ nhất, sự hình thành, phát triển nhận thức lý luận của Đảng về nền KTTT định hướng XHCN luôn tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với tình hình thế giới Trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, xu hướng các nước sử dụng

mô hình KTTT để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước ngày càng phổ biến. Các nước XHCN trước kia ( Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Âu) đều tiến hành cải cách, cải tổ nền kinh tế tập trung, bao cấp thành nền KTTT, ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thay đổi thể chế chính trị. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của kiểu tổ chức kinh tế theo kiểu thị trường đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Ở các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật,…xuất hiện của chủ nghĩa tự do mới đã đi đến tư hữu hóa nhiều ngành kinh tế thuộc sở hữu nhà nước. Điều đó đã khiến các DNNN trước kia hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước (12-1986), trong đó trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đảng thay đổi mô hình kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của của Nhà nước theo định hướng XHCN. Mô hình kinh tế mới đã phát huy tính hiệu quả trong huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển, đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, tình hình thế giới cuối những năm 90 của thế kỷ XX có nhiều thay đổi mạnh mẽ: Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày một mạnh mẽ tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến kinh tế Việt Nam; cách mạng khoa học công nghệ ngày càng tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội loài người; các nước phương


Tây vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu chống phá chế độ XHCN ở Việt Nam,… Những thay đổi này đòi hỏi Đảng cần tiếp tục đổi mới đường lối phát triển kinh tế để có thể tận dụng tốt các nguồn lực quốc tế phục vụ yêu cầu phát triển đất nước.

Mô hình nền KTTT định hướng XHCN được Đảng đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), đồng thời tiếp tục được bổ sung trong suốt những năm 2001 – 2010 với những định hướng chính: Tăng cường áp dụng các quy luật của KTTT trong vận hành nền kinh tế để có thể hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, từ đó tận dụng được những lợi ích mà toàn cầu hóa mang lại; thúc đẩy hình thành các thị trường mới: khoa học, công nghệ, vốn,…để có thể tạo động lực thúc đẩy nền khoa học – công nghệ nước nhà, gắn nhà nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp, tạo thành một thị trường hoàn chỉnh; từ đó sẽ đưa khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước trong nền KTTT cũng tiếp tục được đề cao khi Đảng khẳng định “tính định hướng XHCN” trong phát triển nền kinh tế. Nhấn mạnh yêu cầu này, Đảng muốn chống lại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch phương Tây đang cố gắng lôi kéo, khiến nền kinh tế Việt Nam chệch khỏi hướng XHCN.

Bước vào những năm đầu tiên của thập kỷ thứ hai trong thế kỷ XXI, tình hình thế giới lại tiếp tục biến động, đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng cũng có nhiều đổi mới để thích ứng với tình hình: Các nước trên thế giới tích cực khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bằng cách cung cấp các gói tín dụng lớn, kích thích kinh tế phát triển. Điều này khiến Đảng tiếp tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, không thể phó mặc toàn bộ sự phát triển kinh tế cho cơ chế thị trường, mà không có sự kiểm soát, giám sát từ phía nhà nước. Các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới ra đời thay thế các hiệp định cũ như một xu thế tất yếu trong quan hệ kinh tế giữa các nước đã khiến Đảng chú trọng hơn đến thực hiện các mục tiêu xã hội, quyền lợi cho người lao động, đồng thời cũng thúc đẩy cách thức phân bổ nguồn lực công của Nhà nước một cách công bằng, hiệu quả hơn theo hướng các khu vực KTTN hoàn toàn có thể cạnh tranh bình đẳng với khu vực KTNN để sử dụng các nguồn lực Nhà nước, mà không có bất kì sự phân biệt đối xử nào. Sự cạnh tranh kinh tế mạnh mẽ giữa các cường quốc (chủ yếu là Mỹ và Trung


Quốc), cũng như sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số khiến Đảng nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, độc lập tự chủ. Do đó, Đảng yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng cơ chế thị trường trong vận hành nền kinh tế, chỉ có thể xây dựng được đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường, phân bổ nguồn lực Nhà nước một cách công bằng, hiệu quả thì nền kinh tế Việt Nam mới phát triển mạnh mẽ, bền vững, tự chủ, không bị phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó, kinh tế Việt Nam sẽ đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt toàn cầu, đồng thời tận dụng được hết cơ hội mà nền kinh tế số mang lại.

Thứ hai, sự hình thành, phát triển nhận thức lý luận của Đảng về nền KTTT

định hướng XHCN luôn bám sát thực tiễn Việt Nam

Đường lối đổi mới toàn diện đất nước được Đảng đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986), trong đó có đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù khi đó Đảng vẫn chưa thừa nhận có nền KTTT. Tư duy đổi mới kinh tế của Đảng ngày càng được bổ sung qua các Nghị quyết của Đảng, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6-1996) đã xác định rõ hơn mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam, đó là “Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [31, tr.468]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư duy kinh tế mới của Đảng đã làm cho Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển cũng làm nảy sinh những tồn tại: “Khu vực doanh nghiệp nhà nước chậm được sắp xếp, củng cố và đổi mới… làm ăn kém hiệu quả, thiếu năng động, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước” [31, tr.775]; “Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp. Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lý. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng” [31, tr.626]. Trong khi đó, vấn đề lý luận về mô hình kinh tế mới cũng còn nhiều thiếu sót. Một số cơ chế, chính sách có xu hướng trở lại bao cấp như khoanh nợ, xoá nợ, giảm thuế, miễn thuế, bù lãi suất, bao cấp qua giá và các hình thức bảo hộ quá mức của Nhà nước đã làm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu năng động, sáng tạo và có phần ỷ lại.

Từ những thực tiễn sinh động của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) đã xác định KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát


của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là sự đổi mới cần thiết để Việt

Nam tiếp tục thành công trên chặng đường phát triển.

Mô hình kinh tế của nước ta không giống với mô hình hình KTTT ở các nước TBCN, cho nên việc làm rõ nội hàm của “định hướng XHCN” trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh Việc hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển và vận hành hệ thống thị trường chưa đồng bộ; một số nguyên tắc của thị trường bị vi phạm; tư duy bao cấp chưa được khắc phục triệt để. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) đã lần đầu tiên làm rõ nội hàm của “định hướng XHCN”. Nội hàm đó được thể hiện rõ ràng ở mục tiêu của nền kinh tế, chế độ sở hữu và thành phần kinh tế, trong chế độ phân phối, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quản lý của Nhà nước và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, càng bộc lộ những hạn chế, khiếm quyết của cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta. Các quy luật của KTTT chưa được vận hành đầy đủ trong nền kinh tế khiến cho các DNNN được tạo nhiều ưu đãi để phát triển nhưng lại thiếu cơ chế kiểm soát dẫn đến nhiều tập đoàn, tổng công ty làm ăn thua lỗ với số tiền rất lớn. Cũng do thiếu tính minh bạch trong phân bổ nguồn lực đầu tư công mà tình trạng “chủ nghĩa thân hữu”, “lợi ích nhóm” đã hình thành, có nguy cơ phát triển. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trong khi thực lực kinh tế đất nước chưa mạnh khiến cho nước ta có nguy cơ phụ thuộc kinh tế vào nước ngoài, các DN trong nước có thể thua ngay trên sân nhà khi cạnh tranh với các DN nước ngoài.

Xuất phát từ những vấn đề đó, đường lối phát triển kinh tế của Đảng tiếp tục thay đổi nhằm khắc phục những tồn tại. Đảng đã một lần nữa khẳng định nền KTTT ở Việt Nam sẽ vận dụng đầy đủ các quy luật của KTTT: “vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội” [37, tr.205]; và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016), không chỉ công nhận nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, mà “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế” [39, tr.102].

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí