Mebendazol (Bd : Fugacar, Vermox, Mebutar, Nemasole)

cơ thể muỗi nên có tác dụng ngăn chặn sự lan truyền sốt rét trong cộng đồng.

Cơ chế tác dụng

Hai thuốc sẽ ức chế 2 enzym ở 2 giai đoạn khác nhau trong quá trình tổng hợp acid folic của ký sinh trùng ký sinh trùng không tổng hợp được AND và ARN (xem phần sulfamid)

Dược động học: hấp thu tốt qua niêm mạc tiêu hoá, gắn 90% vào protein huyết tương, t/2 khoảng 170 giờ với sulfadoxin và 80 – 110 giờ với pyrimethamin.

Tác dụng không mong muốn

+ Dị ứng : Ngứa, mề đay….

+ Rối loạn máu (tan máu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu hồng cầu to)

+ Rối loạn tiêu hoá, rối loạn chức năng thận, thần kinh trung ương

+ Dùng dài ngày để phòng bệnh gây phản ứng da nghiêm trọng: hồng ban, hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì…, nguy cơ tử vong.

Áp dụng điều trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

+ Chỉ định

Điều trị sốt rét do P. falciparum kháng cloroquin (thường phối hợp với quinin vì thuốc tác dụng chậm)

Dược lý học - 23

Dự phòng cho người đi vào vùng sốt rét trong thời gian dài.

+ Chống chỉ định và thận trọng

Không dùng cho người dị ứng với thuốc, thiếu máu hồng cầu to do thiếu folat. Người có bệnh về máu, gan, thận nặng

Thận trọng: phụ nữ cho con bú, trẻ dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ có thai ( đặc biệt 3 tháng cuối vì sulfamid có t/2 dài và qua được rau thai gây vàng da nhân não ở trẻ sơ sinh)

+ Cách dùng và liều lượng

Dùng liều duy nhât, nếu muốn nhắc lại liều phải cách 8 ngày.

• Cắt cơn sốt rét :

Trên 15 tuổi uống 3 viên hoặc tiêm bắp 2 ống. Trẻ < 1 tuổi uống 1/ 4 - 1/ 2 viên

Trẻ 1 - 5 tuổi uống 1 viên

Trẻ 5 - 12 tuổi uống 2 viên

• Dự phòng sốt rét: người lớn uống 1 viên/tuần

• Pyrimethamin còn dùng điều trị bệnh Toxoplasma : người lớn bắt đầu 50 - 75 mg/ngày + 1 - 4 g sulfonamid trong 1 - 3 tuần (liều điều chỉnh theo người bệnh). Sau đó giảm 1/ 2 liều mỗi thuốc trong 4 - 5 tuần.

Viên nén gồm sulfadoxin 0,5g + Pyrimethamin 0,025g Ống 2ml gồm: sulfadoxin 0,4g + Pyrimethamin 0,02g

2.1.4. Mefloquin (eloquin, lariam, mephaquin)

Thuốc tổng hợp dẫn xuất 4 quinolin – methanol

Tác dụng

+ Tác dụng mạnh với thể vô tính trong hồng cầu của P.falciparum, P.vivax.

+ Không diệt được giao bào của P. falciparum và thể trong gan của P.vivax

+ Hiệu quả cao trên các ký sinh trùng đa kháng với các thuốc chống sốt rét khác (cloroquin, proguanil, pyrimethamin…)

Cơ chế tác dụng: hiện nay còn chưa rõ

Dược động học

+ Hấp thu qua niêm mạc tiêu hoá. Vào máu thuốc tập trung nhiều trong hồng cầu, phổi, gan, lympho bào và thần kinh trung ương. Trong hồng cầu có ký sinh trùng nồng độ thuốc gấp 2 lần nồng độ trong huyết tương.

+ Chuyển hoá ở gan và bị mất tác dụng. Thải chính qua phân, mật, thuốc qua được rau thai, qua sữa rất ít. t/2 khoảng 10 - 33 ngày.

Tác dụng không mong muốn (liên quan đến liều dùng)

+ Rối loạn tiêu hoá : buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy

+ Rối loạn tâm thần kinh : đau đầu, chóng mặt,…

+ Ngoại tâm thu, tăng bạch cầu, …

+ Liều cao: rối loạn thị giác, loạn thần…

Áp dụng điều trị

+ Chỉ định

Điều trị sốt rét do P. falciparum kháng cloroquin và đa kháng thuốc. Dự phòng cho người đi vào vùng có sốt rét

+ Chống chỉ định: tiền sử bệnh tâm thần, động kinh, loạn nhịp tim, dị ứng với thuốc, trẻ < 3 tuổi, suy gan - thận nặng.

+ Thận trọng: người đang vận hành máy móc (vì gây chóng mặt ngay cả khi đã ngừng thuốc)

Cách dùng và liều lượng

+ Điều trị sốt rét do P. falciparum đa kháng thuốc:

Người lớn và trẻ em > 2 tuổi uống 15mg/kg/ngày, tối đa 1000mg/ngày chia 2 lần cách 6 - 8 giờ, uống sau ăn cùng nhiều nước.

+ Dự phòng : chỉ dùng ở nơi ký sinh trùng kháng nhiều thuốc:

Người lớn uống 1 viên 250mg/tuần vào 1 ngày nhất định, uống 1 tuần trước khi đi vào vùng sốt rét và kéo dài 4 tuần sau khi ra khỏi vùng sốt rét. Nếu vào vùng sốt rét nặng trong gian ngắn : tuần đầu uống 1 viên 250mg/ngày, uống liền 3 ngày, sau đó 1 viên/tuần.

Trẻ em tuần đầu uống 15mg/kg chia 3 ngày, tiếp sau đó: trẻ 3 - 23 tháng: 1/4 viên/tuần, 2 - 7 tuổi: 1 /2 viên /tuần, 8 - 13 tuổi :3/ 4 viên /tuần, > 14 tuổi: 1 viên /tuần

Viên nén: 250mg mefloquin hydroclorid 228mg mefloquin base

2.1.5. Artemisinin và các dẫn xuất

Được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng Artemisia annua L họ Asteraceae.

Tác dụng

+ Diệt thể vô tính trong hồng cầu của 4 loại ký sing trùng sốt rét, kể cả P. falciparum kháng cloroquin.

+ Không tác dụng trên giai đoạn ở gan, trên thoa trùng và giao bào của ký sinh trùng sốt rét..

Cơ chế tác dụng : chưa hoàn toàn rõ

Dược động học

+ Hấp thu nhanh qua niêm mạc tiêu hoá và niêm mạc trực tràng. Phân phối nhiều vào tổ chức gan, phổi, não, máu, thận, cơ tim, lách.

+ Chuyển hoá cho 4 chất không còn tác dụng

+ 80% liều dùng thải qua phân và nước tiểu người dùng, t/2 là 4 giờ.

Tác dụng không mong muốn

+ Nhìn chung, thuốc ít độc tính nên dùng tương đối an toàn.

+ Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và thoáng qua: rối loạn tiêu hoá, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt (hay gặp khi uống).

+ Một vài người có thể gặp ức chế nhẹ ở tim, chậm nhịp tim. Sau đặt trực tràng đau rát, đau bụng, tiêu chảy.

Áp dụng điều trị

+ Chỉ định: là thuốc hay dùng ở Việt nam

Điều trị sốt rét nhẹ và trung bình do 4 loại ký sinh trùng gây ra.

Điều trị sốt rét nặng do P. falciparum đa kháng thuốc hoặc sốt rét ác tính. Thuốc đặc biệt hiệu quả trong sốt rét thể não.

+ Chống chỉ định: không nên dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, trừ khi bị sốt rét thể não hoặc sốt rét có biến chứng và ở vùng mà P. falciparum kháng nhiều thuốc.

+ Cách dùng và liều lượng

• Artemisinin :

Ngày đầu uống 20mg/kg/lần/ngày Ngày thứ 2 - 5 uống 10mg/kg/lần/ngày

• Artesunat:

Ngày đầu uống 4mg/kg/ngày Ngày thứ 2 - 5 uống 2mg/kg/ngày

Viên nén artemisinin: 250m Viên nén artesunat : 50mg

2.1.6. Halofantrin (halfan)

Là thuốc tổng hợp

Tác dụng

+ Diệt thể vô tính trong hồng cầu của P. falciparum

+ Không tác dụng trên giai đoạn ở gan, thoa trùng và giao bào của ký sinh trùng sốt rét

Cơ chế tác dụng : chưa hoàn toàn rõ

Dược động học: hấp thu kém qua niêm mạc tiêu hoá, mỡ trong thức ăn làm tăng hấp thu thuốc. Chuyển hoá qua gan tạo chất chuyển hoá vẫn còn tác dụng. Thải chủ yếu qua phân, t/2 khoảng 10 – 90 giờ.

Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy ( tiêu chảy xảy ra ngày thứ 2,3 dùng thuốc). Điều trị kéo dài hay liều cao có thể gây thay đổi điện tâm đồ, loạn nhịp thất.

Áp dụng điều trị

+ Chỉ định: điều trị sốt rét do P. falciparum kháng cloroquin và đa kháng thuốc.

+ Chống chỉ định: phụ nữ có thai, đang cho con bú, tiền sử bệnh tim mạch. Dùng mefloquin trước đó 2 – 3 tuần ( vì t/2 dài từ 13 – 33 ngày). Không phối hợp cùng thuốc có độc tính trên tim mạch. Không dùng để phòng sốt rét.

+ Cách dùng và liều lượng: người lớn và trẻ em > 40kg uống 24mg/kg/ngày chia 3 lần cách 6 giờ.

Viên nén: 250mg

Lọ 45ml dung dịch treo uống 5%


2.2. Thuốc diệt giao bào “Primaquin”

Thuốc tổng hợp dẫn xuất 8 amino – quinolein

Tác dụng

+ Tác dụng với thể ngoại hồng cầu ban đầu ở gan của P. falciparum và thể ngoại hồng cầu muộn ( thể ngủ, thể phân liệt ) của P. vivax; P. ovale, do đó tránh được tái phát

+ Diệt được giao bào của 4 loại plasmodium trong máu người bệnh nên có tác dụng chống lây lan bệnh.

Cơ chế tác dụng : chưa rõ

Dược động học: hấp thu nhanh khi uống, phân phối dễ vào các tổ chức. Chuyển hoá hoàn toàn ở gan, thải nhanh qua nước tiểu trong 24 giờ, t/2 là 3 – 8 giờ.

Tác dụng không mong muốn

+ Hiếm gặp: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, mất bạch cầu hạt

+ Thường gặp : liều điều trị có thể gây đau bụng, khó chịu vùng thượng vị, đau đầu, liều cao gây buồn nôn, nôn.

+ Độc tính: ức chế tuỷ xương, thiếu máu tan máu, methHb

Áp dụng điều trị

+ Chỉ định

Điều trị tiệt căn và dự phòng tái phát sốt rét do P. vivax và P. ovale (thường phối hợp với thuốc diệt thể vô tính trong hồng cầu).

Chống lan truyền sốt rét trong cộng đồng, đặc biệt là do P. falciparum kháng cloroquin

+ Chống chỉ định: bệnh tuỷ xương, bệnh gan, tiền sử giảm bạch cầu hạt, methHb, phụ nữ có thai, trẻ em < 3 tuổi.

Phải ngừng dùng thuốc khi thấy dấu hiệu tan máu

+ Cách dùng và liều lượng

• Để điều trị tiệt căn sốt rét do P. vivax và P.ovale. Uống Primaquin base 0,5mg/kg/ngày x 5 ngày liền ( uống trong ăn để giảm kích ứng dạ dày)

• Để diệt giao bào của P. falciparum chống lây lan uống 0,5mg/kg/ngày (1 ngày). Viên nén 13,2mg primaquin phosphat ( 7,5 mg primaquin base

Viên nénn 26,3 mg primaquin phosphat ( 15 mg primaquin base)


3. Ký sinh trùng kháng thuốc

3.1. Định nghĩa

Theo WHO, kháng thuốc là « khả năng một chủng ký sinh trùng có thể sống sót và phát triển mặc dù bệnh nhân đã được điều trị và hấp thu một lượng thuốc, hoặc chính xác trong máu bệnh nhân đã có nồng độ thuốc mà trước đây vẫn ngăn cản và diệt được loại ký sinh trùng sốt rét đó ».

Sự kháng thuốc có thể là tương đối (với liều lượng cao hơn mà vật chủ dung nạp được vẫn diệt được ký sinh trùng) hoặc kháng hoàn toàn (với liều lượng tối đa mà vật chủ dung nạp được nhưng không tác động vào ký sinh trùng)


3.2. Phân loại kháng thuốc sốt rét

Kháng thuốc sốt rét được chia làm 2 loại :

– Đề kháng tự nhiên : ký sinh trùng đã có tính kháng thuốc từ trước khi tiếp xúc với thuốc, do gen của ký sinh trùng biến dị tự nhiên, tính kháng thuốc được di truyền qua trung gian nhiễm sắc thể. Ký sinh trùng có thể kháng chéo với thuốc, thí dụ : P.falciparum kháng cloroquin cũng có thể kháng amodiaquin.

– Đề kháng mắc phải : ký sinh trùng nhạy cảm với thuốc sau một thời gian tiêp xúc, trở thành không nhạy cảm nữa, do đột biến sắc thể, tiếp nhận gen đề kháng từ bên ngoài qua plasmid hoặc transposon


3.3. Có chế kháng thuốc : chưa rõ

4. Nguyên tắc điều trị

Điều trị càng sớm càng tốt, ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện (trẻ em trong vòng 12 giờ, người lớn trong vòng 24 giờ).

Điều trị đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian.

Theo dõi chặt chẽ kết quả điều trị để có biện pháp sử lý kịp thời thích hợp.


5. Biến chứng của bệnh sốt rét

Ở người bị sốt rét nhiều lần không được điều trị hay điều trị không đúng có thể gặp các biến chứng như:

– Viêm gan, xơ gan

– Cường lách

– Viêm cầu thận, hội chứng thận hư.

– Phù nề ở chân, mặt…

– Các biến chứng khác : thiếu máu, thiếu sắt, giảm glucose máu, viêm dây thần kinh…


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày sự liên quan giữa chu kỳ sinh học của ký sính trùng sốt rét với việc sử dụng thuốc điều trị sốt rét?

2. Trình bày tác dụng, cơ chế, chỉ định, chống chỉ định và liều lượng của thuốc cắt cơn sốt rét.

3. Phân biệt được sự khác nhau về tác dụng của thuốc cắt cơn, thuốc chống tái phát và thuốc chống lây lan bệnh sốt rét.


THUỐC CHỐNG GIUN SÁN


Mục tiêu:

1. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của các thuốc diệt giun.

2. Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của các thuốc diệt sán.


Việt Nam là nước ở vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, nên có tỷ lệ nhiễm giun sán khá cao. Các loại giun có tỷ lệ nhiễm cao là giun đũa, giun tóc, giun kim, giun móc, giun mỏ và giun chỉ. Bệnh sán thường do sán lá (sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán

ruột) và sán dây (sán dây bò, sán dây lợn…) gây ra.

Thuốc chống giun sán có nhiều loại, được sắp xếp theo hình thể chung của ký sinh trùng.


1. Thuốc chống giun

1.1. Mebendazol (BD : fugacar, vermox, mebutar, nemasole)

Tác dụng

+ Thuốc có hiệu quả cao trên giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ.

+ Diệt được trứng của giun đũa và giun tóc.

+ Liều cao có tác dụng diệt nang sán

Cơ chế tác dụng:

Thuốc liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng, ức chế sự trùng hợp tiểu quản thành các vi tiểu quản (là thành phần thiết yếu cho sự hoạt động bình thường của ký sinh trùng).

Làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP. Kết quả ký sinh trùng bị bất động và chết.

Dược động học: hấp thu ít qua đường tiêu hoá, hấp thu sẽ tăng khi ăn cùng thức ăn có chất béo. Chuyển hoá ở gan tạo chất chuyển hoá mất tác dụng. Thải chính qua phân, chỉ có một lượng nhỏ thải qua nước tiểu (5 – 10%). t/2 khoảng 1 giờ.

Tác dụng không mong muốn

+ Rối loạn tiêu hoá, đau đầu nhẹ.

+ Liều cao (liều điều trị nang sán) có thể gây ức chế tuỷ xương, rụng tóc, viêm gan, viêm thận, sốt và viêm da tróc vẩy.

Áp dụng điều trị

+ Chỉ định

Điều trị khi nhiễm 1 hoặc nhiều loại giun như giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ…

Điều trị nang sán khi không có albendazol.

+ Chống chỉ định: mẫn cảm, phụ nữ có thai, trẻ < 2 tuổi (vì chưa nghiên cứu liều cho trẻ < 2 tuổi), suy gan.

+ Cách dùng và liều lượng: người lớn và trẻ > 2 tuổi

Nhiễm giun kim: uống liều duy nhất 100mg, nhắc lại sau 2 tuần (vì giun kim dễ tái nhiễm).

Nhiễm giun móc, giun đũa, giun tóc giun mỏ và nhiễm nhiều giun: uống 100mg/lần,ngày 2 lần (sáng và tối), trong 3 ngày hoặc uống liều duy nhất 500mg.

Nhiễm giun lươn: uống 200mg/lần, ngày 2 lần, trong 3 ngày

Bệnh nang sán: uống 40mg/kg/ngày, trong 1 – 6 tháng (nếu không có albendazol)

Viên nén: 100mg, 500mg Dung dịch uống 20mg/ml Hỗn dịch uống: 20mg/ml


1.2. Albendazol

BD : Albenza, eskazole, zeben, zentel

Tác dụng

+ Tác dụng tốt với nhiều loại giun như giun đũa, giun kim, giun móc, giun mỏ, giun lươn, giun xoắn và sán dây.

+ Tác dụng trên cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các loại giun, sán ký sinh trên đường tiêu hoá.

+ Diệt được trứng giun đũa và giun tóc.

Cơ chế: tương tự mebendazol

Dược động học

Albendazol hấp thu kém qua niêm mạc tiêu hoá (5%).

Chuyển hóa qua gan cho chất chuyển hoá còn hoạt tính (albendazol sulfoxid), qua được hàng rào máu não và nồng độ trong dịch não tuỷ = 1/3 nồng độ trong huyết tương. Thải chính qua thận, một lượng nhỏ thải qua mật, t/2 là 9 giờ.

Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, tiêu chảy…), đau

đầu, chóng mặt, mệt, mất ngủ.

Áp dụng điều trị

+ Chỉ định

Nhiễm một hay nhiều loại giun như giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ, giun lươn.

Điều trị bệnh nang sán và bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não (là thuốc được lựa chọn điều trị bệnh nang sán).

+ Chống chỉ định: phụ nữ có thai, người bệnh gan nặng

+ Cách dùng và liều lượng

Có thể nhai, nuốt hoặc nghiền và trộn với thức ăn, không cần nhịn đói, không cần dùng thuốc tẩy.

Nhiễm giun đũa, kim, tóc và giun móc: người lớn và trẻ em > 2 tuổi uống liều duy nhất 400mg/ngày, có thể điều trị lại sau 3 tuần. Trẻ em < 2 tuổi uống liều duy nhất 200mg ( tẩy lại sau 3 tuần).

Ấu trùng di trú ở da: người lớn uống 400mg/ngày, trong 3 ngày. Trẻ em uống 5mg/kg/ngày, trong 3 ngày.

Xem tất cả 405 trang.

Ngày đăng: 17/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí