Dược lý học - 17

dụng với penicilin G.

+ Nhiễm khuẩn do trực khuẩn gram (-) nhóm trực khuẩn ruột (viêm đường tiết niệu – sinh)

Chế phẩm, cách dùng và liều lượng

+ Cefalexin (kefora)

Người lớn uống 1 - 2g/ngày, chia 4 lần (tối đa 4g/ngày). Trẻ em uống 25 - 60 mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần, trường hợp bệnh nặng uống 100mg/kg/ngày.

Viên nén hay nang: 250mg, 500mg. Gói bột uống: 125mg.

+ Cefadroxil

Người lớn uống 1 - 2g/ngày chia 2 - 4 lần. Trẻ em <1 tuổi uống 25- 50mg/kg/ngày, trẻ trên 1 tuổi uống 500 - 1000mg/ngày, chia 2 lần

Viên nén : 1g

Viên nang : 500mg

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

Dịch treo uống :125mg/ 5ml, 250mg/ 5ml.

+ Cefradin

Dược lý học - 17

Người lớn uống 250 - 500mg/lần, ngày 4 lần, bệnh nặng uống 0,5 - 1g/lần (tối đa 4g/ngày) hoặc tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 0,5 - 1g/lần, cách 6 giờ. Trẻ em uống 25mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 12,5 - 25mg/kg/lần, cách 6 giờ.

Viên nang: 250mg, 500mg.

Lọ bột pha tiêm: 250mg, 500mg, 1g, 2g

+ Cefalotin

Người lớn tiêm bắp hay tĩnh mạch 0,5 - 1g/lần, ngày 3 – 4 lần, bệnh nặng tiêm tĩnh mạch 2g/lần, ngày 4 lần ( tối đa 12g/ngày ). Trẻ em tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 80 - 160mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần.

Lọ thuốc bột pha tiêm: 1g, 2g.

+ Cefapirin

Người lớn tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 0,5 - 1g/lần, ngày 2 - 3 lần (tối đa 12g/ngày), người suy thận phải giảm liều. Trẻ em tiêm 100mg/kg/ngày, chia 3 lần

Lọ bột pha tiêm: 0,5g, 1g

+ Cefazolin

Người lớn tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 0,5 - 1g/lần, ngày 2 - 3 lần (tối đa 6 đến 12g/ngày). Trẻ em tiêm 20 - 50mg/kg/ngày, chia 3 lần, bệnh nặng tiêm 100mg/kg/ngày. Lọ bột pha tiêm: 0,5g, 1g

+ Cefaclor (Alfatil)

Người lớn uống 250mg/lần, ngày 3 lần. Trẻ em uống 20 - 40mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần. Viên nang: 250mg, 500mg.

2.1.2.2. Cephalosporin thế hệ 2

Phổ tác dụng

+ Tác dụng mạnh hơn và rộng hơn thế hệ 1 trên trực khuẩn gram (-) ưa khí: trực khuẩn đường ruột, hemophilus influenzea (cefamandol, cefuroxim) và pseudomonase.

+ Kháng được cephalosporinase

Chỉ định : nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh ở máu, phổi, da, tiết niệu – sinh dục, tiêu hoá, hô hấp và màng não, mô mềm...

– Chế phẩm, cách dùng và liều lượng

+ Cefamandol (kefandol )

Người lớn tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 0,5 - 2g/lần, ngày 3 - 4 lần. Trẻ em 50 - 100mg/kg/ngày. Người suy thận phải giảm liều.

Lọ bột pha tiêm: 1g, 2g.

+ Cefuroxim dạng uống (BD: zinat) và dạng tiêm(BD: curoxim)

Người lớn uống 250 - 500mg/lần, ngày 2 lần. Bệnh nặng tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 1,5 – 3g/ngày chia 2 lần.

Trẻ em trên 5 tuổi uống 15mg/kg/ngày, chia 2 lần. Bệnh nặng tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 30 - 100mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần.

Viên nén hay nang:125mg, 250mg, 500mg. Dịch uống :125mg/5ml, 250mg/ 5ml.

Lọ bột pha tiêm : 250mg, 750mg, 1000mg.

2.1.2.3. Cephalosporin thế hệ 3

Phổ tác dụng

+ Trên cầu khuẩn gram (+) tác dụng kém thế hệ 1 và penicilin G

+ Tác dụng mạnh hơn các thế hệ trước trên các vi khuẩn gram (-) ưa khí: pseudomonase aeruginose, heamophilus influenzea, trực khuẩn đường ruột..., kể cả loại tiết ra - lactamase.

Chỉ định : các nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn gram (-) nhạy cảm gây bệnh ở máu, tiết niệu, phổi, hô hấp, màng não... đã kháng 2 thế hệ trước.

Chế phẩm, cách dùng và liều lượng

+ Ceftriaxon (BD: recephin)

Người lớn tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 1 - 2g/ ngày, chia 2 lần, bệnh nặng 4g/ngày. Trẻ em tiêm 50 - 75mg/kg/ngày, chia 2 lần, tối đa 2g/ngày

Lọ bột pha tiêm: 250mg, 500mg, 1g.

+ Ceftazidin

Người lớn tiêm bắp sâu hay tiêm tĩnh mạch 1 - 2g/ ngày, chia 2 lần, bệnh nặng 2

- 4g/ngày (người cao tuổi nên giảm liều). Trẻ em tiêm 30 - 100mg/kg/ngày, bệnh nặng

150mg/kg/ngày, chia 3 lần (tối đa 6g/ngày). Lọ bột pha tiêm: 250mg, 500mg, 1g.

+ Cefpodoxim

Người lớn uống 200mg/lần, ngày 2 lần. Trẻ em 5 - 10mg/kg/ngày, chia 2 lần (người suy thận phải giảm liều).

Dịch treo uống: 50mg/5ml, 100mg/5ml. Viên bao phin: 100mg, 200mg.

+ Cefotaxim (BD: claforan)

Người lớn tiêm bắp sâu hay tiêm tĩnh mạch 2 - 6g/ ngày, chia 2 - 3 lần, trường hợp bệnh nặng tiêm 12g/ngày. Trẻ em tiêm 100 - 150mg/kg/ngày, chia 2 - 4 lần, bệnh nặng tiêm 200mg/kg/ngày.

Lọ thuốc bột pha tiêm: 1g, 2g

Lọ thuốc nước: 250mg, 500mg, 1g

2.1.2.4. Cephalosporin thế hệ 4

Phổ tác dụng

Tác dụng trên các trực khuẩn gram (-) ưa khí mạnh hơn các thế hệ trước Vững bền với - lactamase hơn so với thế hệ 3.

Chỉ định: nhiễm trực khuẩn gram (-) ưa khí gây bệnh ở các cơ quan đã kháng thế hệ trước.

Chế phẩm, cách dùng và liều lượng

+ Cefepim (axepim)

Người lớn và trẻ > 12 tuổi tiêm tĩnh mạch 2g/lần, ngày 2 lần, người suy thận phải giảm liều.

Lọ bột pha tiêm: 0,5g, 1g, 2g.

+ Cefpirom

Người lớn tiêm tĩnh mạch 1 - 2g/lần, ngày 2 lần, người suy thận phải giảm liều. (chưa có số liệu để xác định tính an toàn trên trẻ em dưới 12 tuổi )


2.1.3. Những chất ức chế - lactamase

Là những chất có tác dụng kháng sinh yếu, song ức chế mạnh - lactamase do tạo phức không hồi phục với enzym.

Khi phối hợp các chất này với kháng sinh nhóm - lactam, sẽ làm bền vững và tăng tác dụng kháng khuẩn của các kháng sinh đó.

Hiện nay đã tìm thấy 3 chất: Acid clavulinic, sulbactam và tazobactam. Các chế phẩm hiện có;

Augmentin: gồm amoxicilin + acid clavulinic

Viên nén: 250mg amoxicilin + 125mg acid clavulinic

Viên bao film: 500mg amoxicilin +125mg acid clavulinic(viên 625mg) Bột hỗn dịch uống gói: 500mg amoxicilin + 125mg acid clavulinic Bột hỗn dịch uống gói: 250mg amoxicilin + 62,5mg acid clavulinic Viên bao film: 875mg amoxicilin + 125mg acid clavulinic (viên 1g) Lọ bột pha tiêm: 500mg amoxicilin + 50mg acid clavulinic (trẻ em)

1000mg amoxicilin + 200mg acid clavulinic(người lớn)

Uống thuốc trước khi ăn (nếu uống ngay đầu bữa ăn sẽ hấp thu tốt và giảm tác dụng không mong muốn trên tiêu hoá). Liều lượng được tính theo amoxicilin trong hợp chất

+ Liều dùng đường uống

Người lớn và trẻ > 40kg uống 1 viên 250mg ( chứa 250mg amoxicilin + 125mg acid clavulinic) cách 8 giờ 1 lần. Bệnh nặng uống 1 viên 500mg ( chứa 500mg amoxicilin +125mg acid clavulinic), cách 8 giờ x 5 ngày. Trẻ < 40 kg không được dùng viên bao phim

Trẻ em < 40kg uống 20mg amoxicilin/kg/ngày chia 3 lần, bệnh nặng dùng 40mg/kg/ngày x 5 ngày

+ Liều dùng đường tiêm : chỉ tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 phút hay truyền tĩnh mạch, không tiêm bắp.

Người lớn và trẻ > 12 tuổi tiêm 1g amoxicilin /lần, ngày 3 lần ( cách 8 giờ) Trẻ em < 12 tuổi tiêm 30mg amoxicilin/kg/ngày, chia 3 lần

Timentin (claventin): gồm ticarcilin + acid clavulinic

Lọ bột pha tiêm: 3g ticarcilin + 200mg acid clavulinic (người lớn). 5g ticarcilin + 200mg acid clavulinic (người lớn).

1,5g ticarcilin + 100mg acid clavulinic (trẻ em).

Liều lượng tính theo ticarcilin base. Thường tiêm tĩnh mạch hay truyền tĩnh mạch, có thể tiêm bắp sâu trong viêm đường tiết niệu không biến chứng (thuốc hấp thu kém khi uống nên không dùng uống)

Thường dùng trong các nhiễm khuẩn nặng do khuẩn gram (-)

+ Liều người lớn:

Chống nhiễm khuẩn : tiêm truyền tĩnh mạch 3g/lần, cách 4 giờ một lần hay 4g/lần cách 6 giờ

Viêm màng não nhiễm khuẩn: tiêm truyền tĩnh mạch 75mg/kg/lần, cứ 6 giờ tiêm 1 lần

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: tiêm truyền tĩnh mạch 3g/lần, cứ 6 giờ tiêm 1 lần

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng : tiêm truyền tĩnh mạch 1g/lần, cách 6 giờ

Liều tối đa cho người lớn là 24g/ngày

+ Liều cho trẻ em:

Để chống nhiễm khuẩn: trẻ sơ sinh < 2kg cân nặng : tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 75mg/kg/lần cách 12 giờ trong tuần đầu sau sinh, sau đó 75mg/kg/lần cách 8 giờ. Trẻ nặng > 2kg : tiêm bắp hay tĩnh mạch 75mg/kg/lần cách 8 giờ trong tuần đầu, tiếp đó cách 6 giờ liều tương tự.

Trẻ < 40kg: tiêm truyền tĩnh mạch 33,3 - 50mg/kg/lần cách 4 giờ 1 lần.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: tiêm truyền tĩnh mạch 25 - 33,3mg/kg/lần cách 4 giờ 1 lần

Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng: tiêm bắp hay tĩnh mạch 12,5 - 25mg/kg/lần cách 6 giờ 1 lần.

Trẻ > 40 kg giống liều người lớn.

Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và mẫn cảm với thuốc.

Unasyn: gồm ampicilin + sulbactam

Viên nén : 375mg (147mg sulbactam + 220mg ampicilin)

Lọ bột pha tiêm: 500mg sulbactam + 1000mg ampicilin(1,5g) 1000mg sulbactam + 2000mg ampicilin(3g)

+ Liều dùng đường uống:

Người lớn và trẻ trên 30kg uống 375 - 750mg/lần, ngày 2 lần. Trẻ em dưới 30kg uống 25 - 50mg/kg/ngày, chia 2 lần.

Điều trị lậu không biến chứng uống liều duy nhất 6 viên + 1g probenecid.

+ Liều đường tiêm : tiêm bắp hay tĩnh mạch chậm trong 10 - 15 phút (lọ 1,5g hoà với 3,2ml nước cất, lọ 3g hoà với 6,4ml nước cất):

Người lớn liều 1,5 - 3g/lần cách 6 giờ (tổng liều sulbactam 4g/ngày).

Trẻ em 12 tuổi có thể tiêm bắp 100mg ampicilin + 50mg sulbactam/ngày chia nhiều lần

Cả người lớn và trẻ em đều dùng thuốc cho đến khi hết sốt 48 giờ , thời gian điều trị 5 - 14 ngày.


2.2. Nhóm aminoglycosid (hay aminosid: AG)

Chiết xuất từ nấm hay bán tổng hợp. Trong cấu trúc có đường (ose) và chức amin nên gọi là aminosid. Thuốc có tính base do trong công thức có nhóm amin.

Dựa vào cấu trúc các thuốc được chia 2 nhóm:

+ Dẫn xuất streptidin: streptomycin

+ Dẫn xuất 2 deoxy streptamin: neomycin, kanamycin, amikacin, gentamycin, tobramycin, sisomicin, netilmicin ...

Đặc điểm chung

+ Rất ít hấp thu qua đường tiêu hoá.

+ Có cơ chế tác dụng giống nhau.

+ Phổ tác dụng rộng, chủ yếu trên khuẩn gram (-) ưa khí.

+ Độc với dây thần kinh VIII và thận.

2.2.1. Streptomycin

Chiết xuất từ nấm ( 1944). Dùng ở dạng muối dễ tan, bền ở t0 < 250c và PH = 3 7

Cơ chế tác dụng: gắn trên tiểu phần 30S của ribosom, đọc sai mã thông tin ARNm, gây gián đoạn tổng hợp protein của vi khuẩn.

Là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn (PH tối ưu là 7,8)

Phổ tác dụng

+ Vi khuẩn gram (+): tụ cầu, phế cầu, liên cầu ( hiệp đồng với kháng sinh nhóm

- lactam).

+ Khuẩn gram (-) hiếu khí : salmonella, shigella, hemophilus influenzae, brucella...

+ Xoắn khuẩn giang mai.

+ Là kháng sinh (nhóm 1) chống trực khuẩn lao (BK).

(khuẩn kỵ khí, trực khuẩn mủ xanh và một số nấm luôn kháng với streptomycin).

Dược động học

+ Uống không hấp thu, tiêm bắp hấp thu chậm hơn penicilin, song giữ lâu hơn trong máu, nên chỉ tiêm ngày một lần. Gắn nhiều hơn vào thận, gan, cơ, phổi, nồng độ đáng kể trong dịch màng phổi và hang lao, ít thấm vào trong tế bào (không diệt được BK trong đại thực bào như isoniazid). Nồng độ ở máu thai nhi bằng 1/2 nồng độ huyết tương. Không qua được hàng rào máu não.

+ Thải trừ qua thận 85 - 90% liều tiêm trong ngày, lượng nhỏ thải qua sữa, nước bọt và mồ hôi.

Tác dụng không mong muốn

+ Tổn thương dây VIII (đặc biệt khi điều trị kéo dài và có suy thận). Đoạn tiền đình tổn thương trước (chóng mặt, mất điều hoà, rung giật nhãn cầu…), thường nhẹ và ngừng thuốc sẽ khỏi. Đoạn ốc tai tổn thương muộn, nhưng nặng (có thể gây điếc không hồi phục).

+ Gây mềm cơ kiểu cura, dễ gây ngừng thở do liệt cơ hô hấp nếu chỉ định sau phẫu thuật có dùng cura.

+ Phản ứng quá mẫn và độc với thận (dễ gây viêm thận kẽ cấp ở người cao tuổi khi dùng kéo dài).

Dùng ngày 1 lần ít độc hơn nhiều lần, tiêm truyền dễ độc hơn uống. Chỉ nên dùng với nhiễm khuẩn nặng và hạn chế số lần dùng ( đặc biệt getamycin)

Chỉ định

+ Phối hợp với các thuốc chống lao khác để điều trị các thể lao.

+ Điều trị một số nhiễm khuẩn tiết niệu, dịch hạch, brucella (phối hợp với tetracyclin hoặc doxycyclin).

+ Nhiễm khuẩn huyết nặng, viêm màng trong tim do liên cầu (phối hợp với penicilin G, ampicilin).

Chống chỉ định

+ Mẫn cảm với streptomycin (hoặc các aminoglycosid).

+ Bệnh nhược cơ, suy thận.

+ Phụ nữ có thai.

Cách dùng và liều lượng

+ Điều trị lao: tiêm bắp người lớn 15mg/kg/ngày (một lần). Trẻ em 10mg/kg/ngày (tiêm 1 lần).

+ Các chỉ định khác: tiêm bắp người lớn 1 - 2g/ngày, chia 2 lần. Trẻ em 20 - 30mg/kg/ngày, chia 2 lần.

Lọ bột pha tiêm: 0,5g, 1g.

2.2.2. Các aminosid khác

Cơ chế tác dụng: giống streptomycin (có thể tác động trên cả tiểu phần 50s).

Một số thuốc trong nhóm

+ Gentamycin

Tác dụng trên hầu hết vi khuẩn gram (-) hiếu khí. Tác dụng trên tụ cầu kể cả loại tiết men và kháng meticilin, tác dụng trên lậu cầu, liên cầu, phế cầu kém penicilin. ( các vi khuẩn như não mô cầu, heamophilus influenzae, khuẩn kỵ khí (bacteroides, clostridia) đều kháng thuốc).

Thuốc khuếch tán chủ yếu vào các dịch ngoại bào và khuếch tán dễ vào ngoại dịch tai trong, t/2 là 2 - 3 giờ. Thải trừ gần như nguyên dạng qua nước tiểu. Tích luỹ 1 lượng ở các mô nhất là thận. Do khoảng cách giữa liều đều trị và liều độc nhỏ nên phải theo dõi cẩn thận.

Tác dụng không mong muốn: ngoài tác dụng chung, thuốc còn gây đau, xung huyết và phù kết mạc nếu tiêm dưới kết mạc. Tiêm trong mắt gây thiếu máu cục bộ ở võng mạc.

Chỉ định: điều trị nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra do các vi khuẩn gram (-) nhạy cảm gây bệnh ở đường mật, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn da, viêm xương khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu... (có thể phối hợp với penicilin khi bị nhiễm khuẩn gram (+)

Chống chỉ định: người dị ứng với thuốc

Cách dùng và liều lượng: tiêm bắp, người lớn thận bình thường 2 - 3mg/kg/ngày và tiêm 1 lần. Trẻ em 1,2 - 2,4 mg/kg/ngày, chia 1- 2 lần, ít tiêm tĩnh mạch.

Ống thuốc tiêm: 2ml = 40mg, 80mg, 160mg.

+ Kanamycin

Tác dụng, dược động học, tác dụng không mong muốn tương tự streptomycin. Là thuốc điều trị lao (nhóm 2).

Hấp thu nhanh khi tiêm bắp, t/2 là 3 giờ. Thải nhanh qua thận trong 24 giờ, một phần thải qua rau thai và sữa.

Tiêm bắp: người lớn 1g/ngày chia 2 lần. Trẻ em 15 - 20 mg/kg/ngày chia 3 lần.

Điều trị lao tiêm bắp 1 - 2 lần/tuần. Có thể tiêm tĩnh mạch Lọ bột pha tiêm: 0,5g,1g

Lọ dung dịch tiêm: 4ml = 1g Viên nang: 250mg

+ Tobramycin (nebcin)

Phổ tác dụng tương tự gentamycin nhưng mạnh hơn với trực khuẩn mủ xanh. Dược động học và độc tính gần giống gentamycin

Chỉ định: điều trị các nhiễm khuẩn nặng đe doạ tính mạng do khuẩn gram (-) hiếu khí (phối hợp với - lactam). Dạng nước hay mỡ tra mắt 0,3% để điều trị nhiễm khuẩn ở mắt.

Tiêm bắp, tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch liều người lớn 3mg/kg/ngày, chia 3 lần (nhiễm khuẩn nặng).

Thuốc tiêm: 6ml = 60mg, 8ml = 80mg, 2ml = 20mg

Thuốc tra mắt 0,3%, túp mỡ 3,5g điều trị viêm bờ mi, kết mạc, túi lệ và giác mạc


+ Amikacin

Phổ tác dụng: tác dụng tốt trên trực khuẩn gram (-) hiếu khí, tác dụng kém với đa số vi khuẩn gram (+).

Sau tiêm bắp khuếch tán nhanh vào các cơ quan (xương, tim, túi mật, mô phổi, đờm, chất tiết phế quản, dịch màng phổi và hoạt dịch), t/2 là 2 - 3 giờ. Thải chủ yếu qua thận ở dạng không chuyển hoá.

Chỉ định: điều trị nhiễm khuẩn nặng đe doạ tính mạng mà chưa rõ nguyên nhân hay nhiễm khuẩn máu nghi ngờ do nhiễm trực khuẩn gram âm đã kháng gentamycin và tobramycin

Liều lượng: Tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch :

Người lớn và trẻ lớn chức năng thận bình thường, 15 mg/kg/ngày chia 2 lần, cách 8 - 12 giờ (nếu truyền tĩnh mạch phải pha 500mg trong 100 - 200ml natri clorua 0,9% truyền trong 30 - 60 phút)

Trẻ nhỏ tiêm liều 10mg/kg/ngày chia 2 lần Lọ dung dịch: 1ml = 50mg, 250mg

Lọ bột pha tiêm: 250mg, 500mg

Xem tất cả 405 trang.

Ngày đăng: 17/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí