Phổ Tác Dụng : Mỗi Kháng Sinh Chỉ Có Tác Dụng Trên Một Số Chủng Vi Khuẩn Nhất Định, Gọi Là Phổ Tác Dụng Của Kháng Sinh (Hay Phổ Kháng Khuẩn ).

và hoại tử gan) cho nên nhiều nước đã không còn dùng nữa.


2.9. Dẫn xuất acid acetic

“Ketorolac”

BD: Ketanov, ketonic, torvin...

Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ nhiệt. Tác dụng giảm đau mạnh hơn tác dụng chống viêm. Không gây nghiện , không gây ức chế hô hấp

Tác dụng không mong muốn

+ Thần kinh: đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ

+ Tiêu hoá: khó tiêu, buồn nôn, đau và kích ứng

+ Suy thận cấp và tăng kali huyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

Chỉ định

+ Điều trị ngắn ngày đau vừa tới nặng: đau sau phẫu thuật, dùng thay thế chế phẩm opioid

Dược lý học - 15

+ Dùng tại chỗ để điều trị viêm kết mạc dị ứng theo mùa

Cách dùng và liều lượng

+ Tiêm bắp (chậm và sâu trong cơ) liều duy nhất 60mg/ngày hoặc 30mg/lần, cách 6 giờ, Tiêm tĩnh mạch chậm (trong 15 giây) 30mg/lần/ngày hoặc chia vài lần cách 6 giờ (người suy thận phải giảm liều).

+ Uống (sau liệu pháp tiêm) 10 - 20 mg/lần, cách 4 - 6 giờ. Tối đa 40mg/ngày

+ Viên nén: 10mg

Ống tiêm 1ml = 10mg, 15mg, 30mg


3. Những vấn đề chung

3.1. Nguyên tắc sử dụng

Uống trong hoặc sau ăn để tránh kích ứng dạ dày.

Không chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Trường hợp cần thiết, phải dùng cùng chất bảo vệ niêm mạc.

Chỉ định thận trọng với người bệnh viêm thận, suy gan, cơ địa dị ứng, cao huyết áp.

Điều trị kéo dài, cần kiểm tra định kỳ (2 tuần một lần) công thức máu và chức phận thận.

Dùng liều cao để tấn công chỉ nên kéo dài 5 - 7 ngày, sau đó tìm liều thấp có tác dụng để duy trì.

Không phối hợp các CVPS với nhau vì làm tăng độc tính của nhau.

3.2. Các tác dụng không mong muốn chung

Loét dạ dày - ruột

Kéo dài thời gian chảy máu do ức chế ngưng kết tiểu cầu.

Gây hoại tử gan và sau là viêm thận kẽ mạn tính, giảm chức phận cầu thận

Với phụ nữ có thai:

+ Dễ gây quái thai trong 3 tháng đầu

+ Trong 3 tháng cuối dễ gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung. Thuốc làm giảm PGE và PGF có thể kéo dài thời gian mang thai, làm chậm chuyển dạ vì 2 PG này làm tăng co bóp tử cung, trước đẻ vài giờ sự tổng hợp 2 PG này tăng mạnh

Mọi CVPS đều có khả năng gây cơn hen giả và tỷ lệ những người hen không chịu thuốc cao


3.3. Tương tác thuốc

Không dùng CVPS với:

+ Thuốc chống đông máu nhất là loại kháng vitamin K

+ Thuốc lợi niệu và hạ huyết áp, vì CVPS ức chế tổng hợp cả các PG gây giãn mạch

+ Litium: vì thuốc làm giảm thải trừ lithium qua thận gây tích luỹ

CVPS làm tăng tác dụng của phenytoin và sulfamid hạ đường huyết do đẩy các thuốc này ra khỏi protein huyết tương

Làm giảm tác dụng của meprobamat, androgen, lợi niệu furocemid do làm tăng giáng hoá hoặc đối kháng tại nơi tác dụng


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày các tác dụng chính và cơ chế tác dụng của nhóm thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm?

2. Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định và liều dùng của các thuốc đại diện trong mỗi nhóm?

3. Trình bày nguyên tắc sử dụng và các tác dụng không mong muốn của thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm ?


THUỐC CHỮA GOUT

(Sinh viên tự nghiên cứu)

Mục tiêu: Trình bày được tác dụng và cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, cách dùng và liều lượng của 4 thuốc chữa gout trong bài


1. Đại cương

Gout là bệnh do tăng acid uric – máu, trong dịch bao khớp có nhiều tinh thể urat - sản phẩm chuyển hoá cuối cùng của purin. Trong bệnh gout acid uric máu có thể tăng tới 8,8mg/100ml (bình thường là 2 -5mg/100ml).

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu: Tăng bẩm sinh (bệnh Lesch- Nyhan).

Bệnh gout nguyên phát: do rối loạn chuyển hoá acid uric, do di truyền.

Bệnh gout thứ phát: do ăn nhiều thức ăn có chứa purin (gan, thịt, cá, nấm, tôm, cua), do tăng thoái giáng purin nội sinh (các bệnh gây phá huỷ nhiều tế bào tổ chức) hay dùng thuốc diệt tế bào K, do giảm thải acid uric qua thận.

Sinh bệnh học của acid uric: khi lượng acid uric tăng cao trong máu và tổng lượng acid uric tăng trong cơ thể, sẽ gây lắng đọng acid này ở tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể acid uric hay urat monosodic, cụ thể:

+ Lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp

+ Lắng đọng ở thận (nhu mô thận và đài bể thận)

+ Lắng đọng ở các nội tạng và cơ quan khác: sụn xương, gân (gân achille, gân duỗi các ngón), tổ chức dưới da (khuỷu, mắt cá, gối), thành mạch, tim, mắt.

Vai trò của acid uric trong viêm khớp: trong bệnh gout acid uric lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây các phản ứng, cụ thể

+ Hoạt hoá yếu tố Hageman tại chỗ, từ đó kích thích các tiền chất gây viêm tạo ra phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.

+ Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới ổ viêm, thực bào các vi tinh thể urat, giải phóng ra enzym tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các enzym này cũng là tác nhân gây viêm.

+ Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hoá, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo dài. Trên lâm sàng thấy 2 thể bệnh: gout cấp (viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt) và gout mạn (viêm liên tục).

Các thuốc điều trị gout cấp: tốt nhất là colchicin, ngoài ra, còn dùng thuốc CVPS như: phenylbutazon, indometacin, loại ức chế COX - 2 hoặc corticoid.

Điều trị gout mạn tính dùng thuốc tăng thải acid uric qua nước tiểu như probenecid, sulfinpyrazol và alopurinol.

2. Các thuốc

2.1. Colchicin

BD: Colgout, coluric, kolsin...

Tác dụng và cơ chế tác dụng

+ Thuốc làm ngừng tạo acid uric ở các mô do ức chế sự di chuyển của bạch cầu, ức chế hoạt tính thực bào của bạch cầu hạt, làm ngừng tạo thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ bình thường vì pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể monosodium urat kết tủa tại các mô khớp. .

+ Thuốc có tác dụng chống viêm không đặc hiệu do làm giảm di chuyển bạch cầu, ức chế hướng hóa động của bạch cầu.

+ Trong quá trình tiêu hoá các tinh thể urat, bạch cầu hạt sản xuất glycoprotein, chất này là nguyên nhân gây cơn gout cấp tính. Colchicin ngăn cản sản xuất glycoprotein của bạch cầu hạt, nên chống được cơn gout.

+ Do ngăn cản sự phân bào của tế bào động vật thuốc gây ra các tác dụng có hại trên các mô đang tăng sinh như tuỷ xương, da và lông tóc.

+ Thuốc không ảnh hưởng đến sự thải trừ acid uric ở thận và không làm giảm acid uric máu.

Dược động học

+ Hấp thu nhanh qua đường uống, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau uống 2 giờ.

+ Phân phối vào các mô, nhất là niêm mạc ruột, gan, thận, lách trừ cơ tim, cơ vân và phổi.

+ Chuyển hoá ở gan, thải chủ yếu theo phân và nước tiểu

Tác dụng không mong muốn

+ Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng... do tổn thương tế bào biểu mô niêm mạc tiêu hoá.

+ Ức chế tuỷ xương, rụng tóc, viêm thần kinh ngoại biên, độc với thận.

Chỉ định

+ Điều trị gout cấp (95%)

+ Phòng ngừa cơn cấp ở bệnh nhân gout mạn tính

Cách dùng và liều lượng

+ Điều trị gout cấp: ngày đầu uống 3mg chia 3 lần, ngày thứ 2 uống 2mg chia 2 lần và từ ngày thứ 3 đến thứ 7, uống 1mg vào buổi tối. Trong cơn cấp tiêm vào tĩnh mạch liều đầu là 2mg, khi tiêm hoà 1 ống vào 10 - 20ml dung dịch natriclorua 0,9%, sau cứ cách 6 giờ lại tiêm 0,5mg cho đến khi đạt hiệu qủa điều trị. Liều tối đa 4mg/ngày, sau đó phải nghỉ 7 ngày.

+ Điều trị gout mạn tính uống 1mg/ngày vào buổi tối

+ Dự phòng tái phát uống 0,5mg/lần, tuần 2 - 4 lần Viên nén: 0,5mg, 1mg

Ống tiêm 2ml = 1mg


2.2. Probenecid

BD: Bennemid, benuryl, probalan...

Tác dụng và cơ chế

+ Liều điều trị làm tăng thải acid uric ( ngược lại liều thấp làm giảm thải )

Cơ chế: probenecid ức chế cạnh tranh hệ vận chuyển anion gây ức chế hấp thu acid uric ở ống thận nên làm tăng thải acid này qua nước tiểu. Khi nồng độ acid uric máu giảm các tinh thể urat ở các khớp sẽ tan và trở lại máu rồi thải trừ dần ra khỏi cơ thể.

+ Thuốc còn ức chế tranh chấp quá trình thải trừ chủ động tại ống lượn gần của một số acid yếu như penicilin, para aminosalicylat, salicylat, clorothiazid, indometacin, ...

+ Probenecid không có tác dụng giảm đau nên có thể dùng cùng paracetamol.

Không dùng cùng salicylat vì probenecid bị giảm tác dụng.

Dược động học

Thuốc được hấp thu nhanh qua ruột vào máu. Thải qua thận phần lớn dưới dạng glucuro - hợp, t/2 khoảng 6 - 12 giờ.

Tác dụng không mong muố

Ít gặp (2 - 8%) như buồn nôn, nôn, mảng đỏ ở da, sốt.

Khi đái nhiều acid uric có thể gây cặn sỏi urat với cơn đau quặn thận.

Chỉ định

+ Điều trị gout mạn tính, thường phối hợp với colchicin và các thuốc chống viêm.

+ Phối hợp với penicilin để kéo dài tác dụng của penicilin.

Cách dùng và liều lượng

+ Điều trị gout: tuần đầu uống 0,5g/ngày, tăng dần liều từng tuần, duy trì 1 - 1,5g/ngày chia vài lần (tối đa 2g/ngày). Uống nhiều nước để tránh sỏi urat ở thận. Dùng hàng năm, có thể dùng với allopurinol, sulfinpyrazon

+ Phụ trị niệu pháp penicilin người lớn uống 4 viên/ngày trong thời gian dùng penicilin.

Viên nén : 250mg, 500mg


2.3. Sulfinpyrazon

BD: Anturan, anturano, aturon, falizal...

Công thức gần giống phenylbutazol. Gây tăng thải acid uric mạnh do ngăn cản tái hấp thu acid này ở ống thận (giống cơ chế probenecid).

Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá

Tác dụng không mong muốn: giống phenylbutazon về tai biến trên máu, rối loạn tiêu hoá gặp khoảng 10% người bệnh

Dùng cùng salicylat làm mất tác dụng của thuốc do tranh chấp khi vận chuyển qua ống thận và khi gắn vào protein huyết tương.

Chỉ định: điều trị gout mạn, chứng tăng acid uric máu do thuốc lợi niệu

Cách dùng và liều lượng: uống 100mg/lần, ngày 2 - 3 lần, uống vào bữa ăn dể tránh kích ứng dạ dày và uống nhiều nước trong ngày.

Viên nén: 100mg, 200mg


2.4. Allopurinol

BD: Adenock, alinol, allozym...

Tác dụng:làm giảm nồng độ acid uric trong máu

Cơ chế tác dụng: Allopurinol ức chế mạnh xanthin oxydase - enzym có vai trò chuyển các tiền chất hypoxanthin và xanthin thành acid uric, nên làm giảm acid uric máu. Như vậy, thuốc ngăn được sự tạo sỏi acid uric trong thận

Tác dụng không mong muốn

+ Phản ứng quá mẫn khoảng 3% (mẩn da, sốt, giảm bạch cầu, gan to, đau cơ).

+ Nôn, nhức đầu, cơn gout kịch phát cấp (do sự huy động acid uric từ các mô dự trữ, khi đó phối hợp điều trị bằng colchicin).

Dược động học

+ Hấp thu khoảng 80% khi uống, nồng độ tối đa đạt sau uống 30 - 60 phút.

+ Chất chuyển hoá alloxanthin vẫn còn hoạt tính, vì thế tác dụng kéo dài. Liều dùng ngày uống 1 lần

Chỉ định

+ Điều trị gout mạn tính

+ Tăng acid uric máu thứ phát do điều trị bằng thuốc chống ung thư, thuốc lợi niệu thiazid...

+ Sỏi thận

Cách dùng và liều lượng

Người lớn : trung bình uống 100 - 400mg/ngày chia 2 - 4 lần. Bệnh nặng 600 - 800mg/ngày

Trẻ em : 6 - 15 tuổi uống 100mg/lần, ngày 3 lần. Trẻ < 6 tuổi uống 50mg/lần, ngày 3 lần.

Viên nén: 100mg, 300mg


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày nguyên nhân gây tăng acid uric và vai trò của acid này trong bệnh viêm khớp.

2. Trình bày tác dụng, cơ chế, chỉ định, chống chỉ định và liều lượng của 4 thuốc chữa gout trong bài


THUỐC KHÁNG SINH


Mục tiêu:

1. Trình bày cơ chế tác dụng và phổ tác dụng của các nhóm kháng sinh kháng khuẩn.

2. Trình bày chỉ định, chống chỉ định và liều dùng của các thuốc kháng sinh đại diện trong các nhóm.

3. Trình bày và phân tích nguyên tắc sử dụng và phối hợp thuốc kháng sinh.


1. Đại cương

1.1. Định nghĩa

Năm 1928 Alexander Fleming phát hiện ra khả năng kháng khuẩn của nấm penicillium notatum. Năm 1941 penicilin G (kháng sinh đầu tiên) chính thức được dùng trong lâm sàng, mở đầu cho thời đại kháng sinh.

Năm 1942 Wakman (người phát hiện ra streptomycin và được giải Nobel) đã định nghĩa về kháng sinh như sau: “ một chất hay một hợp chất có tính kháng sinh là chất do các vi sinh vật sản xuất ra, có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn khác”.

Năm 1950, Baron đã bổ xung định nghĩa kháng sinh như sau: “ kháng sinh là những chất được tạo ra bởi những cơ thể sống, có khả năng ức chế sự phát triển hay sự tồn tại của một hay nhiều loài vi sinh vật ở nồng độ thấp”.

Sau này, với sự phát triển của Y học, ngoài kháng sinh có nguồn gốc sinh học, người ta đã bán tổng hợp được các kháng sinh tự nhiên (cloramphenicol), tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh (sulfamid, quinolon) và chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt tế bào ung thư (actinomycin). Nên kháng sinh được định nghĩa như sau:

“ Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật hoặc những chất hoá học bán tổng hợp hay tổng hợp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn với nồng độ rất thấp”.


1.2. Phổ tác dụng : mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định, gọi là phổ tác dụng của kháng sinh (hay phổ kháng khuẩn ).


1.3. Tác dụng trên vi khuẩn

Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gọi là kháng sinh kìm khuẩn.

Kháng sinh huỷ hoại vĩnh viễn được vi khuẩn gọi là kháng sinh diệt khuẩn.


1.4. Phân loại kháng sinh : dựa theo tác dụng điều trị, kháng sinh được chia 3 loại: Kháng sinh kháng khuẩn ***

Kháng sinh kháng nấm Kháng sinh chống ung thư

Trong nội dung bài sẽ chỉ trình bày về kháng sinh kháng khuẩn - là nhóm kháng sinh được dùng nhiều nhất.

Dựa vào cấu trúc hoá học và phổ tác dụng, các kháng sinh kháng khuẩn được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024