Dược lý học - 18

+ Neomycin

Phổ tác dụng tương tự gentamycin. Hiện nay không dùng đường toàn thân (tiêm), vì độc tính cao. Thường dùng tại chỗ điều trị các nhiễm khuẩn ở tai, mắt, da hoặc dùng uống để sát khuẩn tiêu hoá trước khi phẫu thuật. Ngay cả khi dùng tại chỗ thuốc cũng có thể hấp thu đủ liều gây điếc không hồi phục.

Hấp thu kém qua tiêu hoá, nhưng khi niêm mạc tổn thương sẽ tăng hấp thu để thải qua thận ở dạng còn hoạt tính, t/2 là 2 - 3 giờ.

Chống chỉ định: mẫn cảm, tổn thương niêm mạc tiêu hoá nặng, trẻ < 1 tuổi.

Hỗn dịch tra mắt: Lọ 10ml chứa 1,75mg neomycin/ml

Lọ 5ml chứa 3,5mg neomycin/ml Týp mỡ 3,5g chứa 3,5mg neomycin/1g.

+ Lividomycin: gây độc với tai và thận .

+ Framycetin: gây giãn cơ mạnh .

+ Paromomycin: rất độc với thận và ốc tai.

+ Dibekacin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

+ Netilmicin Đều là kháng sinh bán tổng hợp

+ Habekacin

Dược lý học - 18


* Spectinomycin (trobicin)

Thuộc họ aminocyclotol phân lập từ s. spectabilis (1961), cấu trúc khác AG, song cơ chế giống nhóm này.

Là kháng sinh đặc hiệu điều trị lậu cấp chưa có biến chứng. Tiêm bắp nam 2g liều duy nhất/ngày, nữ 4g chia 2 liều tiêm ở 2 vị trí.

Lọ bột pha tiêm: 2g, 4g.

Không độc với thính giác, thận và không gây quái thai.


2.3. Nhóm phenicol

Phân lập từ nấm streptomyces venezuelae (1947), nay đã tổng hợp được

Cơ chế tác dụng: thuốc gắn vào tiểu phần 50s của ribosom vi khuẩn, ngăn cản ARNm gắn vào ribosom, đồng thời ức chế transferase, nên acid amin được mã hoá không gắn được vào polypeptid.

Là kháng sinh kìm khuẩn.

Phổ tác dụng : trên phần lớn các vi khuẩn gram (+) và gram (-), xoắn khuẩn, tác dụng đặc hiệu trên thương hàn và phó thương hàn.

Dược động học

+ Hấp thu nhanh khi uống (90%), nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 1 - 3 giờ, t/2 là 1,5 - 3 giờ.

+ Thấm dễ vào các mô, ở hạch mạc treo nồng độ cao hơn trong máu, nên tốt

cho điều trị thương hàn. Thấm tốt vào dịch não tuỷ, khi màng não bị viêm nồng độ trong dịch não tuỷ 89% nồng độ trong máu. Thuốc qua được rau thai, sữa.

+ Chuyển hoá ở gan và thải 90% qua thận dưới dạng chuyển hoá.

Tác dụng không mong muốn: có hai độc tính rất nguy hiểm:

+ Suy tuỷ (do sản phẩm chuyển hoá của thuốc ức chế tổng hợp ADN tuỷ xương):

Loại phụ thuộc vào liều: thường gặp khi dùng liều cao (trên 25mcg/ml), xuất hiện sau 5 - 7 ngày dùng thuốc (thiếu máu nặng, giảm hồng cầu lưới và bạch cầu, giảm hồng cầu non). Phục hồi sau 1 - 3 tuần nghỉ thuốc.

Loại không phụ thuộc liều: thường do đặc ứng thuốc (giảm huyết cầu toàn thể, do suy tuỷ thực thụ, tỷ lệ gặp 1/6.000 – 1/150.000, tỷ lệ tử vong 50 - 80%)

+ Hội chứng xám (grey baby syndrome): hay gặp ở trẻ sơ sinh khi dùng liều cao theo đường tiêm (nôn, đau bụng, tím tái, mất nước, truỵ mạch và dễ tử vong).

Cơ chế: do gan chưa trưởng thành, chưa tổng hợp đủ enzym, thuốc không được khử độc bằng quá trình glucuro hợp và thận không thải kịp thuốc.

+ Ở bệnh nhân thương hàn nếu dùng liều cao ngay từ đầu, vi khuẩn chết nhiều, giải phóng quá nhiều nội độc tố sẽ gây truỵ mạch và có thể tử vong, nên phải dùng từ liều thấp, tăng dần.

Chỉ định : thuốc có phổ rộng, song do kháng thuốc và có thể gây suy tuỷ nên hiện nay còn dùng trong:

+ Nhiễm khuẩn màng não do hemophilus influenzae khi các amidino penicilin, gentamycin và cephalosporin thế hệ 3 không tác dụng.

+ Nhiễm khuẩn tại chỗ ở mắt, ngoài da, tai mũi họng.

+ Nhiễm rickettsia khi không dùng được tetracyclin (phụ nữ có thai, trẻ em < 8 tuổi)...

Chống chỉ định

+ Dị ứng với thuốc.

+ Các nhiễm khuẩn thông thường, dự phòng nhiễm khuẩn.

+ Thận trọng với người tiền suy tuỷ, suy giảm chức năng gan, thận.

Chế phẩm, cách dùng và liều lượng

+ Cloramphenicol (BD: clorocid): người lớn uống 0,25 – 0,5g/lần, ngày 4 lần.

Trẻ em trên 6 tháng uống 50mg/kg/ngày, chia 4 lần Thuốc tra mắt 0,4%, Thuốc mỡ 1,5%.

Viên nén, nang : 0,25g. Lọ thuốc tiêm : 1g.

+ Thiamphenicol (BD: Thiophenicol): chế phẩm tổng hợp

Độc tính ít hơn nhưng tác dụng kém hơn nên phải dùng liều cao hơn cloramphenicol. Thường dùng trong nhiễm khuẩn gan mật, tiết niệu. Người lớn uống 500mg/lần, ngày 4 lần. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1,5 - 3g/ngày. Trẻ em dùng liều 30

- 100mg /kg /ngày.

Viên nén: 250mg; Lọ thuốc tiêm: 750mg


2.4. Nhóm tetracyclin

Chiết xuất từ nấm streptomyces aureofaciens (1947: clotetracyclin) hoặc bán tổng hợp, dạng base ít tan trong nước, dạng muối hydroclorid dễ tan trong nước.

Cơ chế tác dụng: thuốc gắn trên tiểu phần 30S của ribosom vi khuẩn, ngăn cản ARNt chuyển acid amin vào chuỗi polypeptid. Là nhóm kháng sinh kìm khuẩn.

Phổ tác dụng

+ Cầu khuẩn gram (+) và gram (-), nhưng kém penicilin.

+ Trực khuẩn gram (+) ái khí và yếm khí.

+ Trực khuẩn gram (-), nhưng với proteus, trực khuẩn mủ xanh và trực khuẩn lao thì ít nhậy cảm.

+ Xoắn khuẩn (kém penicilin)

+ Rickettsia, amip, trichomonas, clamydia, leptospira, brucella


Dược động học

+ Hấp thu qua tiêu hoá (60 - 70%). Uống xa bữa ăn vì thuốc dễ tạo phức với sắt, calci, magnesi và casein trong thức ăn và bị giảm hấp thu.

+ Phân phối vào các mô và các dịch cơ thể (gan, mật, phổi, thận, tuyến tiền liệt, nước tiểu, dịch não tuỷ, đờm...).

+ Gắn vào protein huyết tương từ 30% (oxytetracyclin) đến 90% (doxycyclin), thấm ít vào dịch não tuỷ, rau thai và sữa. Thấm được vào trong tế bào, nên có tác dụng điều trị brucella. Thuốc gắn mạnh vào hệ lưới nội mô của gan, lách, xương, răng, nên ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương và răng trẻ em.

+ Thải trừ qua gan và thận phần lớn dưới dạng còn hoạt tính (có chu kỳ gan - ruột), t/2 từ 8 (tetracyclin) 20 giờ (doxycyclin).

+ Các dẫn xuất mới hấp thu tốt hơn và thải chậm hơn, do đó giảm được liều và uống ít lần hơn trong ngày

Tác dụng không mong muốn

+ Rối loạn tiêu hoá( buồn nôn, nôn, tiêu chảy...).

+ Hoại tử nơi tiêm.

+ Do tạo phức với calci của răng và xương gây vàng răng trẻ em và ảnh hưởng đến phát triển xương của trẻ < 8 tuổi.

+ Độc với gan, thận (khi dùng liều cao trên người suy gan, thận, phụ nữ có thai, có thể gặp vàng da, thoái hoá mỡ gan, urê máu cao...).

+ Các rối loạn khác ít gặp hơn: dị ứng, thiếu máu tan máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng áp lực sọ ở trẻ đang bú...

Chỉ định

Là kháng sinh phổ rộng, song do dùng lạm dụng, hiện nay đã gây kháng thuốc nhiều. Vì vậy được chỉ định trong các bệnh sau:

+ Nhiễm rickettsia

+ Nhiễm mycoplasma pneumoniae (viêm phổi)

+ Nhiễm clamydia: bệnh Nicolas - Favre, viêm phổi, phế quản, viêm xoang, bệnh mắt hột.

+ Nhiễm trực khuẩn: brucella, bệnh tả, lỵ, E.coli, dịch hạch, than...

+ Trứng cá vì thuốc tác dụng trên vi khuẩn propinobacteria khu trú trong nang tuyến bã (liều 250mg/lần, ngày 2 lần)

Chống chỉ định

+ Dị ứng với thuốc.

+ Phụ nữ có thai.

+ Trẻ em < 8 tuổi.


Chế phẩm, cách dùng và liều lượng

+ Tetracyclin: người lớn uống 1 - 2g/ngày chia 3 - 4 lần. Trẻ em > 8 tuổi uống 10 - 25mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần.

Viên nén : 250mg, 500mg.

Dịch treo uống : 5ml = 125mg; mỡ tra mắt 1 – 3 %

+ Clotetracyclin (aureomycin): hiện nay hay dùng tại chỗ dạng mỡ bôi ngoài da 3%, mỡ tra mắt 1%, ít dùng toàn thân.

+ Oxytetracyclin ( terramycin): người lớn uống 250 - 500mg/lần, ngày 3 lần, tối đa 4g/ngày hoặc tiêm bắp 100 - 250mg/lần. Trẻ em > 8 tuổi uống 6,25 - 12,5mg/kg/lần, ngày 3 lần hoặc tiêm bắp 5 - 12,5mg/kg/lần.

+ Minocyclin ( mynocin): người lớn uống 200mg/ngày, chia 2 lần. Tiêm bắp hay tĩnh mạch 100mg/ngày. Trẻ em trên 8 tuổi liều 4mg/kg/ngày, chia 2 lần.

Viên nén hay nang : 100mg Lọ bột pha tiêm : 100mg

+ Doxycyclin (vibramycin)

Là thuốc bán tổng hợp. Hấp thu 95% khi uống, t/2 là 16 - 18 giờ, nên ngày chỉ

uống 1 lần.

Người lớn uống liều duy nhất 100mg/ngày, bệnh nặng 200mg hoặc truyền tĩnh mạch . Trẻ em uống 4 - 5mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.

Liều tiêm : người lớn 200mg truyền tĩnh mạch 1 lần hoặc chia 2 lần vào ngày đầu, và 100 - 200mg vào những ngày sau. Trẻ em 4,4mg/kg/ngày trong ngày đầu, sau giảm liều dần. Không tiêm bắp vì gây kích ứng tại chỗ, tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tĩnh mạch huyết khối

Viên nang : 50mg, 100mg

Lọ bột pha tiêm : 100mg, 200mg Dịch treo uống 5ml = 25mg


2.5. Nhóm macrolid

Cơ chế tác dụng: thuốc gắn vào tiểu phần 50S của ribosom vi khuẩn, làm cản trở tạo chuỗi đa peptid.

Là kháng sinh kìm khuẩn mạnh, diệt khuẩn yếu.

Phổ tác dụng

+ Cầu khuẩn gram (+) và trực khuẩn gram (+): liên cầu, phế cầu, tụ cầu, trực khuẩn than, trực khuẩn bạch hầu...

+ Rickettsia, clamydia, toxoplasma, xoắn khuẩn (giang mai, leptospira...)

+ Một số vi khuẩn vi khuẩn gram (-) ưa khí

Dược động học

+ Một số thuốc bị dịch vị phá huỷ 1 phần, nên phải dùng dạng ester để uống như erythromycin, oleandomycin.

+ t/2 thay đổi từ 1,4 giờ (josamycin) đến 10 - 40 giờ (azithromycin).

+ Thuốc thấm mạnh vào các mô và các dịch ( phổi, gan, lách, chất tiết phế quản, amidan, VA, xương, tiền liệt tuyến…). Nồng độ trong đại thực bào và bạch cầu đa nhân cao hơn trong huyết tương 10 - 25 lần (do vận chuyển tích cực). Thuốc rất ít thấm qua màng não.

+ Thải chủ yếu qua mật ở dạng còn hoạt tính, nồng độ trong mật gấp 5 lần huyết tương

Tác dụng không mong muốn:

+ ít có tác dụng không mong muốn nặng (đặc biệt là macrolid mới).

+ Có thể gặp rối loạn tiêu hoá nhẹ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy

+ Dị ứng ngoài da.

+ Một số thuốc độc với gan ( erythromycin, clarythromycin)

Chỉ định

+ Điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, răng hàm mặt, tai mũi họng, phổi (đặc biệt do mycoplasm pneumoniae), mắt, sinh dục, mô mềm, da... do vi khuẩn nhạy cảm

+ Thay thế penicilin ở bệnh nhân dị ứng với penicilin khi bị nhiễm tụ cầu, liên cầu hoặc phế cầu.

+ Nhiễm clamydia ở đường hô hấp, sinh dục, mắt...

+ Nhiễm rickesia

+ Dự phòng trong viêm nội tâm mạc do liên cầu (ở người có bệnh van tim, làm phẫu thuật răng miệng)

+ Điều trị toxoplasma ở phụ nữ có thai ( spiramycin, roxithromycin).

+ Điều trị loét dạ dày - tá tràng (phối hợp với các thuốc khác).

Chế phẩm, cách dùng và liều lượng

+ Erythromycin (BD: erythroxin, eryc): người lớn uống trước ăn (vì thức ăn làm giảm hấp thu) 2 - 3g/ngày chia 2 - 4 lần, bệnh nặng uống 4g/ngày. Trẻ em uống 30

- 50mg/kg/ngày, bệnh nặng hay bệnh nhân không uống được tiêm tĩnh mạch dưới dạng muối dễ tan như gluceptat hoặc lactobionat liều tương tự (để giảm nguy cơ kích ứng có thể truyền tĩnh mạch 6 giờ 1 lần, mỗi lần 20 - 30 phút)

Viên nén, nang: 200mg, 250mg và 500mg. Lọ bột pha tiêm: 250mg

Thuốc mỡ tra mắt: 0,5%.

+ Oleandomycin (TAO): người lớn uống 1 - 2g/ ngày chia 4 lần. Trẻ em < 3 tuổi uống 25 - 30mg/ kg/ ngày. Trẻ > 3 tuổi uống 400 - 1000mg/ngày, chia 4 lần.

Viên nang: 100mg, 250mg Viên nén: 250mg, 500mg Lọ: 5ml = 250mg

+ Spiramycin (BD: rovamycin)

Người lớn uống ( xa bữa ăn vì thức ăn làm giảm hấp thu) 6 - 9 triệu UI/ngày, chia 3 lần. Trẻ em 150.000UI/kg/ngày chia 3 lần.

Điều trị dự phòng viêm màng não do Meningococus: người lớn 12.000.000UI, cứ 12 giờ 1 lần x 5 ngày. Trẻ em 75.000UI/kg cứ 12 giờ 1 lần x 5 ngày

Dự phòng nhiễm Toxoplasma trong thời kỳ mang thai : 9.000.000UI/ngày chia nhiều lần trong 3 tuần, cách 2 tuần cho thêm liều khác

Đường tiêm truyền tĩnh mạch chỉ dùng cho người lớn với liều 1.500.000UI cứ 8 giờ 1 lần và chuyển uống ngay khi cho phép.

Trẻ em liều trung bình : 150.000 - 300.000UI/kg/ngày, chia 2 - 3 lần.

Viên bao phin: 750.000 UI, 1.500.000 UI, 3.000.000 UI.

Lọ bột pha tiêm : 1.500.000 UI.

Viên phối hợp (rodogyl) gồm 750.000UI spiramycin + 125mg metronidazol. Người lớn uống 4 – 6 viên/ngày, chia 2- 3 lần. Nặng uống 8 viên/ngày. Trẻ em 5

– 15 tuổi uống 2 –3 viên/ngày. Hay dùng trong nhiễm khuẩn răng miệng vì thải phần lớn nguyên dạng qua nước bọt.

+ Clarithromycin (kháng sinh bán tổng hợp )

Người lớn uống 250 - 500mg/lần, 2 lần/ngày. Trẻ em 15mg/kg/ngày, chia 2 lần. Phối hợp với thuốc ức chế bơm proton để diệt tận gốc helicobacter - pylori trong điều trị loét dạ dày - tá tràng, uống 500mg/lần, ngày 3 - lần x 14 ngày.

Viên nén : 250mg, 500mg

Hỗn dịch : 5ml = 125mg, 250mg

+ Azithromycin

Thuốc phân phối nhiều vào trong các mô trừ dịch não tuỷ. Vào phổi, amidan, tuyến tiền liệt, bạch cầu hạt và đại thực bào... với nồng độ cao hơn trong máu (10 - 100 lần), sau đó được giải phóng ra từ từ, nên t/2 là 3 ngày. Vì thế chỉ uống 1 lần/ngày

Người lớn uống (1 giờ trước ăn hoặc 2 giờ sau ăn vì thức ăn làm giảm hấp

thu) 500mg/lần/ngày, trong 3 ngày. Nhiễm khuẩn sinh dục do clamydia liều duy nhất 1g. Trẻ em uống 10mg/kg/lần/ngày, trong 3 ngày.

Viên nang: 250mg, 500mg.

+ Roxithromycin

Người lớn uống 300mg/ngày chia 2 lần (trước ăn ).

Trẻ em uống 5 - 8 mg /kg/ngày chia 2 lần (không dùng dạng viên cho trẻ < 4 tuổi).

Suy gan nặng liều bằng 1/2 (ưu tiên nhiễm khuẩn hô hấp do plasmodia pneumodia, bạch hầu, ho gà giai đoạn đầu, nhiễm khuẩn hô hấp ở người dị ứng với penicilin)

Bột 50mg/gói

Viên bao phin: 50mg, 100mg, 150mg

+ Midecamycin (midecacin)

Người lớn uống 1,6g/ngày, chia 2 lần.

Trẻ em 20 - 50mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần trước ăn.

Viên nén: 400mg; Viên nang: 200mg; Gói thuốc bột : 200mg

+ Josamycin

Người lớn uống 1 - 2g/ngày, chia 2 lần. Trẻ em 30 - 50 mg/kg/ngày, chia 2 lần. Viên nang: 500mg

Viên nén: 50mg, 200mg

Chú ý: Các macrolid kém hấp thu khi dùng cùng các thuốc giảm nhu động ruột


2.6. Nhóm lincosamid

Hiện có 2 thuốc được dùng : lincomycin (1962) và clindamycin (1970)

Cơ chế tác dụng: tương tự nhóm macrolid

Phổ tác dụng: tương tự marcrolid, nhưng có điểm khác là:

+ ít tác dụng với H. influenzae, clostridium difficile...

+ Tác dụng trên phần lớn vi khuẩn kỵ khí .

+ Tác dụng tốt với tụ cầu, phế cầu khi gây bệnh ở xương.

Dược động học

+ Lincomycin hấp thu 20 - 35% khi uống, thức ăn làm giảm hấp thu, tiêm bắp hấp thu hoàn toàn.

+ Clindamycin (bán tổng hợp từ lincomycin) hấp thu 90% khi uống, thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu.

+ Hai thuốc phân phối vào các mô, kể cả xương và dịch sinh học, qua được rau thai và sữa mẹ, thấm kém vào dịch não tuỷ.

+ Lincomycin thải nhiều qua mật. Clindamycin thải qua nước tiểu và phân.

Tác dụng không mong muốn

+ Nhẹ gây rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, tiêu chảy) và dị ứng ngoài da.

+ Nặng gây viêm đại tràng màng giả (ỉa chảy phân nhiều nước, co cứng cơ bụng, mất nước, sốt….), hay gặp với clindamycin.

+ Lincomycin gây viêm lưỡi - miệng, vị giác bất thường, tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tĩnh mạch, hạ huyết áp.

+ Clindamycin gây dị ứng da.

Chỉ định: điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn (đặc biệt là khuẩn kỵ khí) gây bệnh ở tai mũi họng, phế quản, da, xương, sinh dục, ổ bụng sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn huyết...

Chống chỉ định: dị ứng với thuốc, phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh, suy gan thận.

Chế phẩm, cách dùng và liều lượng

Dùng đường uống, tiêm bắp, truyền tĩnh mạch

+ Lincomycin (lincocin)

Người lớn uống 1,5 - 2g/ngày, chia 3 - 4 lần, hoặc tiêm bắp 0,6 - 1,8g/ngày, chia 3 lần. Trẻ em uống 30 - 60mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần, tiêm bắp 10 - 20mg/kg/ngày. Không tiêm tĩnh mạch trực tiếp vì tiêm nhanh có thể gây hạ huyết áp và nặng có thể làm ngừng tim.

Hay dùng trong nhiễm khuẩn kỵ khí ở xương, não và vùng chậu Ống 2ml = 300mg, 600mg

Lọ bột pha tiêm: 250mg, 500mg Viên 250mg, 500mg

+ Clindamycin(dalacin)

Người lớn uống 150 - 300mg/lần, ngày 3 - 4 lần. tiêm bắp hay truyền tĩnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2024