Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 14


nghiệp lữ hành, du khách và chính quyền địa phương để phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thực tế tại xã Mỹ Hòa.

Các giải pháp và kiến nghị của tác giả có tầm nhìn chiến lược dài hạn, có quy lớn, được thu thập từ các điểm du lịch nổi tiếng, nhằm phát huy hết tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương, để tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm du lịch khác trong vùng và các nước trong khu vực.

Các đề xuất nếu được đầu tư đúng mức sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Đồng Tháp phát triển chung với du lịch cả nước.


PHẦN KẾT LUẬN


Xu hướng du lịch sinh thái đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, được nhiều du khách quan tâm trong đó có Việt Nam. Mặc dù, hoạt động du lịch sinh thái mới thực sự tham gia trong vài thập kỷ gần đây, nhưng đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế, du lịch và phục hồi sức khỏe cho cộng đồng. Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong trong đời sống sinh hoạt của con người.

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia, các dân tộc trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có du lịch. Du lịch sinh thái đã làm cho con người có cơ hội tìm hiểu các nền văn hóa, các cảnh quan thiên nhiên, giữa các vùng miền, giữa các quốc gia với nhau.

Việt Nam được xem là vùng đất “mới” trong bản đồ du lịch thế giới, lượng du khách đến Việt Nam ngày càng tăng qua hằng năm, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Phát triển du lịch sinh thái là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Đồng Tháp Mười được xem như vùng đất đã có người định cư rất sớm. Qua các khảo cổ di tích Gò Tháp đã tìm thấy nền văn hóa Óc Eo, là tài sản vô giá không chỉ của địa phương mà cả của nhân loại. Mỹ Hòa, được thừa hưởng các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn này.

Đồng Sen vốn là một vùng đất ngập nước của Đồng Tháp Mười hoang sơ hẻo lánh, cây sen được xem là “thứ cỏ hoang”, nét đẹp sắc sen hồng chỉ làm đẹp cho quê hương, hạt sen chỉ làm món ăn dân dã. Nhưng hôm nay, Đồng Sen đã rút ngắn khoảng cách vùng xa xuôi hẻo lánh “khỉ ho cò gáy” đến với mọi người, đến với du khách trong và ngoài nước.

Sen hồng đã tạo được niềm tin vào sự phát triển kinh tế, du lịch, đời sống văn hóa tinh thần của dân cư xã Mỹ Hòa, cũng như thúc đẩy các lĩnh vực khác kinh tế, nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất tại địa phương phát triển, đã đóng góp trực tiếp và gián tiếp nguồn thu cho ngân sách địa phương. Mặc dù có nhiều thành tựu,


nhưng du lịch sinh thái Đồng Sen phát triển chưa xứng với tiềm năng thế mạnh và thương hiệu du lịch Đồng Tháp.

Khách quan nhìn nhận thì các hoạt động của du lịch sinh thái Đồng Sen có quy mô quá nhỏ bé, sản phẩm đơn điệu, cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu thốn, các hoạt động đơn giản, được hình thành dựa vào cảnh quan vùng quê Đồng Tháp Mười, sắc hồng của hoa sen, môi trường trong lành để hoạt động du lịch.

Việc khai thác hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế do những nguyên nhân như cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch là những nông dân, hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đủ khả năng tổ chức, quản lý, chưa đủ khả năng liên kết với các hang lữ hành, chưa đủ tầm nhìn chiến lược, thiếu định hướng trong khai thác hoạt động du lịch. Trước hết phải kể đến việc thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, chưa có mô hình để học tập, chưa sáng tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù riêng gắn với sản phẩm sen, thiếu những giải pháp, chiến lược trung và dài hạn xuyên suốt và đồng bộ để thực hiện những mục tiêu phát triển.

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn tham gia hoạt động du lịch sinh thái, nhưng cộng đồng dân cư Mỹ Hòa đã đưa Đồng Sen lên đỉnh cao mới, đóng góp đáng ghi nhận cho ngành du lịch Đồng Tháp, bước đầu đã thu hút được sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đưa vùng đất hoang sơ thành tài nguyên du lịch thu hút du khách.

Du lịch sinh thái Đồng Sen cũng có những nét khởi sắc mới lạc quan, đang dần trở thành một điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và chọn lựa. Đồng Sen đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với chủ trương phát triển của Chính quyền địa phương, đã góp phần tạo hình ảnh chủ đạo, nhận diện cho du lịch Đồng Tháp, góp phần đưa du lịch Đồng Tháp có vị trí mới trong tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong luận văn, tác giả chỉ phân tích các hoạt động, các số liệu cảm tính từ người tham gia hoạt động du lịch và các số liệu khảo sát, phỏng vấn từ du khách và các hộ dân cư tham gia hoạt động du lịch để làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển trong thời gian sắp tới.


Các giải pháp và kiến nghị, luận văn tập trung đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen thành khu du lịch trọng điểm, có quy mô lớn, tổng hợp từ các mô hình du lịch nổi tiếng từ các nước. Nếu các giải pháp được đầu tư thực hiện đúng mức, du lịch sinh thái Đồng sen sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm của du lịch Đồng Tháp.

Tác giả nghiên cứu đề tài với góc nhìn của ngành Việt Nam học được vận dụng vào phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen. Chắc chắn luận văn chưa phản ảnh đầy đủ, liệt kê hết các hạng mục chi tiết phát triển, cũng như thời gian khảo sát lấy mẫu còn giới hạn.

Kính mong Quý Thầy, quý cơ quan và bạn bè có những đóng góp bổ sung thêm để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Trân trọng cám ơn.

Tác giả

Phan Dũng Trí


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Đồng Tháp, Địa chí tỉnh Đồng Tháp (2013), NXB Trẻ, TP HCM.

[2]. Lê Huy Bá (2000), Môi trường, Đại học quốc gia TP HCM.

[3]. Đinh văn Bảy (2014), Món ăn có ích cho người bệnh viêm khớp,

NXB Phụ Nữ, Hà Nội.

[4]. Vũ Thế Bình (2012), Non nước Việt Nam, NXB Thông kê, Hà nội. [5]. Nguyễn Tuệ Chân (2008), Toàn tập giải thích hình tượng hoa sen

Phật giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.

[6]. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao động, Hà Nội. [7]. Nguyễn Trung Hòa (2015), Đông y toàn tập, NXB Thuận Hóa, Huế. [8]. Phạm Thị Hồi (2007), Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam,

NXB Hà Nội.

[9]. Quỳnh Hương (2014), Món chay dễ làm, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Hữu Hiếu, Tên gọi Đồng Tháp Mười, Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp, truy cập ngày 20/ 03/ 2016

<URL: http://hkhls.dongthap.gov.vn/wps/portal/hkhls>

[11]. Cao Ngọc Lân, Cao Vũ Minh (2011), Văn hóa Phật giáo trong lòng người Việt, NXB Lao động, Hà Nội.

[12]. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Văn Mạnh (2012), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Liên Phong (2012), Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, NXB Văn học, Hà Nội.

[15]. Thạch Phương (2014), Văn hóa dân gian người Việt ở Tây Nam Bộ, NXB Tổng hợp, TP HCM.

[16]. Quốc Hội (2005), Luật Du lịch Việt Nam, Hà Nội.


[17]. Dương Văn Sáu (2007), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Văn Tân (2014), Văn hóa tâm linh Việt Nam,

NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[19]. Lê Bá Thảo (2003), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[20]. Trần Ngọc Thêm (2014), Những vấn đề Văn hóa học - lý luận và ứng dụng, NXB Văn hóa - Văn nghệ, TP HCM.

[21]. Trần Ngọc Thêm (2014), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ,

NXB Văn hóa - Văn nghệ, TP HCM.

[22]. Nguyễn Thịnh (2013), Di sản văn hóa Việt Nam -

Bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn, NXB Xây dựng, Hà Nội. [23]. Hoàng Văn Thịnh (2014), Giáo trình Văn hóa du lịch,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[24]. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

[25]. Trần Văn Thông (2005), Tổng quan du lịch, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

[26]. Tổng cục du lịch (2009), Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

[27]. Tổng cục Du Lịch (2015), Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

[28]. Nguyễn Triệu (2015), Báo Hậu Giang Online, Khu di tích lịch sử Xẻo Quý - Điểm du lịch hấp dẫn, truy cập ngày 20/ 03/ 2016.

<URL:http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE184BCC/Kh u

_di_ti ch_lich_su_Xeo_Quyt_Diem_du_lich_hap_dan.aspx> [29]. Nguyễn Minh Tuệ (2013), Địa lý du lịch Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Phước Tuyên (2008), Kỹ thuật trồng sen, NXB Nông nghiệp

[31]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2015), Đề án phát triển du lịch, giai đoạn 2015-2016, Đồng Tháp.


[32]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

[33]. Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Quy hoạch tổng triển phát triển kinh tế - xã hội huyện Tháp Mười đến 2020.

[34]. Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015

[35]. Trần Quốc Vượng (2012), Cơ sở văn hóa Việt nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[36]. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012),

Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội.

[37]. Phan Huy Xu, Mai Phú Thành (2006), Tìm hiểu địa lý kinh tế Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

[38]. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội. [39]. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội. [40]. Bùi Thị Hải Yến (2014), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục,

Hà Nội.


Phụ lục 1

Một số Bản đồ địa bàn nghiên cứu


Bản 1 1 Bản đồ du lịch tỉnh Đồng Tháp Nguồn Coppy từ Bản đồ Du lịch 1

Bản [1.1], Bản đồ du lịch tỉnh Đồng Tháp.

Nguồn: Coppy từ Bản đồ Du lịch Đồng Tháp, NXB Thông Tấn

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí