Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Đồng Sen


Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030, được trình bày ngày 29/1/2015 tại Hà Nội của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam đã nêu rõ:

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, hiện trạng, các yếu tố nguồn lực để phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề án nêu lên quan điểm phát triển, trong đó tập trung vào phát triển du lịch sông nước, miệt vườn thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và cả nước bên cạnh việc phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch biển đảo; gắn kết chặt chẽ phát triển du lịch với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, đặc biệt coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, tập trung phát triển du lịch sinh thái, miệt vườn, đất ngập nước, du lịch biển đảo và du lịch văn hóa, lễ hội để góp phần khẳng định vị trí quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long đối với du lịch Việt Nam. Nâng cao vị thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, góp phần quảng bá hình ảnh Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước và quốc tế7.

Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020, đã xác định vai trò của sinh thái Đồng Tháp Mười trong phát triển du lịch Đồng Tháp, được thể hiện qua các văn bản của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch.

Quyết định số 03/ 2015/ QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp, ngày 15 tháng 1 năm 2015, Quyết định về việc ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp

Quyết định số 110/ KH-UBND, ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp, ngày 04 tháng 6 năm 2015, Quyết định về kế hoạch triển khai Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 -2020.

Trong đề án tỉnh Đồng Tháp sẽ tập trung khai thác hai loại sản phẩm du lịch đặc thù hình có thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp như:


7 Tổng cục Du lịch (2016), Xây dựng Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, truy cập ngày25/ 02/ 2016

<http://dulichvn.org.vn/index.php?category=10&itemid=31716>

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.


Phát triển sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng gắn với những giá trị cảnh quan sông nước và văn hóa bản địa. Đối với loại hình này, tỉnh sẽ phát triển sản phẩm du lịch thưởng ngoạn cảnh quan sông nước, tham quan di chỉ khảo cổ văn hóa Óc Eo.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 11

Phát triển sản phẩm du lịch phục vụ du khách tìm hiểu cuộc sống cộng đồng dân cư vùng Đồng Tháp Mười và Vườn quốc gia Tràm Chim với các hoạt động của người dân trong mùa nước nổi;

Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề như xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở Làng hoa Tân Quy Đông, Làng Bè Bình Thạnh, gắn với các hoạt động du lịch trải nghiệm, quy trình sản xuất sản phẩm, tìm hiểu đời sống sinh hoạt truyền thống, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực địa phương tại nhà người dân để phục vụ du khách.

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, gồm phát triển sản phẩm du lịch sinh cảnh rừng tràm ngập nước, đồng ngập nước, cảnh quan đồng lúa, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đời sống nông thôn gắn với các hoạt động tìm hiểu giá trị di tích lịch sử địa phương, cảnh quan sinh thái, văn hóa ẩm thực đồng quê tại Khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đất ngập nước với các hoạt động tham quan, tìm hiểu về môi trường và các giá trị đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch Xẻo Quý, khu du lịch Gáo Giồng, khu du lịch sinh thái Đồng Sen.

Quyết định số 978/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, ngày 21 tháng 9 năm 2015, ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, diện tích khoảng 300ha.

Việc mở rộng xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen dựa vào nền tảng di tích văn hóa Óc Eo, lịch sử khẩn hoang mở cõi, lịch sử kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng trong lành của Đồng Sen, các giá trị văn hóa địa phương trong đó có văn hóa tâm linh, văn hóa ẩm thực, đang đáp ứng được nhu cầu tham quan, giải trí, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư địa phương và thu hút du khách.


Phát triển các loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch sinh thái điễn dã, du lịch sinh thái tâm linh, du lịch chữa bệnh, du lịch mua sắm, du lịch thưởng thức giá trị văn hóa ẩm thực Nam bộ, nhằm phát huy hết thế mạnh của tài nguyên du lịch của địa phương.

Với các quyết định của chính quyền và cơ quan quản lý du lịch trên là yếu tố thuận lợi cho Đồng Sen phát triển du lịch trong tổng thể quy hoạch sản phẩm du lịch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, phù hợp với chủ trương chính sách phát triển của nhà nước.

Xu hướng phát triển Đồng Sen thành khu du lịch sinh thái phức hợp phát triển đa ngành theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và có hiệu quả, sẽ tác động trực tiếp đến các ngành kinh tế khác tại địa phương như thúc đẩy sản xuất lúa, cây ăn quả, làng nghề, thương mại, các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng cùng phát triển. Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen tạo chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp thuần túy có thu nhập không ổn định sang kinh tế nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, có định hướng phát triển bền vững, phù hợp với các chủ trương phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Chính phủ.

Khi Đồng Sen định hướng phát triển tốt sẽ góp phần giải quyết ổn định đầu ra cho sản phẩm sen thương phẩm, tăng thêm giá trị cho sản phẩm sen, giải quyết việc làm tại chỗ, cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, tiến tới làm giàu bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương, giúp cho du lịch Đồng Tháp phát triển hòa nhập với du lịch trong nước và hội nhập thế giới.

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen

3.3.1. Giải pháp phát huy vai trò quản lý nhà nước

Mục tiêu: phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen đồng bộ theo định hướng chung trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung thực hiện

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan quản lý liên quan, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ưu tiên triển khai các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở


hạ tầng du lịch tại huyện Tháp Mười trong Đề án phát triển du lịch Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 2020.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân huyện Tháp Mười sớm triển khai lập quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, định hướng các hoạt động du lịch theo đúng mô hình du lịch cộng đồng.

Ban hành chính sách, cơ chế “thông thoáng”, giảm thiểu các thủ tục cấp phép đầu tư và các thủ tục hành chính khác.

Có chính sách ưu đãi đặc biệt miễn, giảm thuế nhập khẩu cho các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

Chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của dân cư địa phương trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa, giá trị văn hóa Đồng Sen, giá trị thiên nhiên cảnh quan thiên nhiên Đồng Sen, trong phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

3.3.2. Giải pháp nguồn vốn đầu tư phát triển

Mục tiêu: Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn cho phát triển là quan trọng, có tính quyết định sự thành công. Để phát triển du lịch Đồng Sen trở thành khu du lịch phức hợp đòi hỏi nguồn vốn lớn, các giải pháp đưa ra nhằm tìm tất cả các nguồn vốn có thể huy động từ các thành phần kinh tế trong nước, các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức đầu tư tài chính.

Nội dung thực hiện

Để thu hút được nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen cần phải lập quy hoạch lập chi tiết dự án đầu tư khả thi, chi tiết các chi phí hạng mục đầu tư bao gồm công trình chính và công trình phụ. Tập trung ưu tiên đầu tư công trình có khả năng thu hồi sinh lãi trước. Sau đó, dùng nguồn thu trong quá trình kinh doanh tiếp tục tái đầu tư các hạng mục còn lại theo hình thức “cuốn chiếu”, nhằm xoay nhanh đồng vốn.

Nguồn vốn được huy động từ các thành phần kinh tế trong nước, các cá nhân tại địa phương, các chủ hộ đang canh tác trồng sen, dân cư địa phương, thông qua phát hành cổ phiếu.


Vốn huy động từ các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế, các tổ chức Việt Kiều yêu nước ở các nước

Vốn huy động bằng hình thức công ty cổ phần, góp đất đang canh tác, cho thuê đất, cơ sở vật chất, nhà xưởng, công nghệ, máy móc, thiết bị, làng nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, nước, đường giao thông của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Vốn cho vay từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng theo hạng mục dự án đầu tư bằng tài sản thế chấp đất, tín chấp của dự ántho6ngh qua bảo lãnh của chính quyền địa phương.

Vốn hỗ trợ phát triển du lịch từ ngân sách của tỉnh trong đề án Phát triển du lịch Tỉnh đồng Tháp, nguồn vốn ngân sách phát triển du lịch địa phương đã được phê duyệt từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Vốn cho vay của ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức bảo tồn thiên nhiên, tổ chức du lịch thế giới, quỹ phát triển công nghiệp nông thôn, quỹ phát triển xúc tiến thương mại, các quỹ cân đối của Tỉnh Đồng Tháp với lãi suất hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn,.

Ngoài ra có thể tiếp cận nguồn tài trợ từ quỹ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên du lịch sinh thái.

3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Mục tiêu: Qua thực trạng tìm hiểu khảo sát, nhân lực làm việc tại Đồng Sen hầu hết chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch. Để đáp ứng nhu cầu công việc quản lý và phát triển du lịch ngang tầm với sự quy mô trong thời gian sắp tới, Đồng Sen phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về quản lý, am hiểu về du lịch, nhà hàng, kỹ thuật trồng sen, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phục vụ du lịch, phù hợp với hoạt động du lịch phát triển trong giai đoạn sắp tới.

Nhiệm vụ thực hiện

Trước mắt phải có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hợp lý về thu nhập, các chính sách hỗ trợ về đời sống vật chất cho người có tầm nhìn chiến lược, năng lực thực tiễn, kiến thức về quản lý, nghiệp vụ du lịch, có kinh nghiệm trong hoạt động du lịch sinh thái, khả năng giao tiếp được ngoại ngữ.


Mạnh dạn đề xuất thí điểm thuê chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm quản lý phát triển các khu du lịch cộng đồng về tổ chức, quản lý, điều hành Đồng Sen nhằm học hỏi rút kinh nghiệm, chuyển giao quy trình quản lý.

Song song với việc thu hút nhân tài, phải tăng cường kết hợp với các trường đại học tại địa phương như Đại học Đồng Tháp, Đại học Cần Thơ và các trường đại học chuyên ngành du lịch, và ngành nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp lữ hành, các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý, phát triển trong lĩnh vực du lịch sinh thái để mở các lớp ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng kiến thức du lịch sinh thái, nghiệp vụ quản lý, kỹ năng phục vụ bàn, chế biến món ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiến thức canh tác sen, cho người tham gia hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen. Nội dung đào tạo phải phù hợp với thực tế Đồng Sen theo hướng chuyên nghiệp, phải đạt tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam - VTOS.

Các hộ tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen cũng phải được đào tạo chuyên môn, có kiến thức về du lịch để phát triển theo định hướng du lịch cộng đồng, đảm bảo lợi ích cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên.

Người tiếp xúc với du khách phải được đào tạo chuyên môn theo lĩnh vực phụ trách, có nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh, và có văn hóa ứng xử trong phục vụ du khách. Văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

Việc thu hút du khách không chỉ đơn giản dựa vào sắc thái Đồng Sen, các sản phẩm sen, mà phải tạo được nguồn cảm hứng, nguồn cảm xúc cho du khách, giữ chân và lôi kéo du khách đến tìm hiểu. Do đó, phải đào tạo nhân viên phục vụ, thuyết minh viên, hướng dẫn viên tiếp xúc với du khách phải có giọng nói truyền cảm, có kiến thức am hiểu địa lý, lịch sử, các lễ hội, phong tục tạp quán, văn hóa địa phương vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra phải còn có kiến thức về du lịch sinh thái, về cây sen, quy trình chế biến các sản phẩm từ sen, để phục vụ giới thiệu cho du khách.

Chương trình đào tạo cho nhân lực gồm quản trị kinh doanh, kỹ năng tổ chức và quản lý khu du lịch, quản lý khách sạn nhà hàng, chế biến thực phẩm, thức uống, an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật trồng sen, sản xuất sản phẩm sen, kỹ năng phục


vụ khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, chú trọng tiếng Anh đủ giao tiếp cho những người trực tiếp phục vụ du khách.

Đối với các hộ và dân cư tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen phải được đào tạo chuyên môn, các kỹ năng nghề về các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh, văn hóa ứng xử.

Tập trung ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương có năng lực và trình độ ngoại ngữ có thể trở thành nhà quản lý, người lao động trực tiếp, thuyết minh viên, hướng dẫn viên nhằm giải quyết lao động tại địa phương, đáp ứng đúng tiêu chí mô hình du lịch cộng đồng.

Mời các tổ chức du lịch thế giới, Tổng Cục du lịch, các trường đại học, nhà khoa học, các doanh nghiệp lữ hành, hiệp hội du lịch, các nhà quản lý của các điểm du lịch ở nước ngoài đến huấn luyện cho nhà quản lý địa phương, nhà quản lý khu du lịch sinh thái Đồng Sen, dân cư địa phương, người tham gia hoạt động du lịch, kỹ thuật viên trồng sen về các kỹ năng, kiến thức du lịch cộng đồng đã thành công ở các nước ngoài.

Tổ chức cho các cấp quản lý đi học tập các nước có các điểm du lịch nổi tiếng tương đồng với hoạt động du lịch sinh Đồng Sen như Vườn bách thảo nhiệt đới Nong Nooch, Thái Lan (Nong Nooch Tropical Botanic Garden, Thailand); Hồ sen đỏ Udonthani Thái Lan (The Red Lotus Udonthani, Thailand), Thế giới Sen Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc ( Sanshui Lotus World, Add.,: Nanfong Avenue, Sanshui District, Foshan 528100, China - Đại lộ Nam Phong, Quận Tam Thủy, Thành phố Phật Sơn, Tỉnh Quảng Đông 528100, Trung Quốc); Làng văn hóa dân gian Seongeup, Jeju, Hàn Quốc (Seongeup Folk Village, Jeju, Korea); Bảo tàng mở ngoài trời Ballarat (Ballarat Open Air Museum in Sovereign hill, Add.,: 39, Magpie Street, Ballarat, Victoria, 3350 Australia); Bảo tàng kiến trúc gỗ ngoài trời tại Suzdan, Nga (Open - Air Museum of Wooden Architecture of Suzdal, Russia).

Về lâu dài, để đáp ứng nhu cầu công việc quản lý và phát triển ngang tầm với sự quy mô trong thời gian sắp tới, nhân lực phải có kiến thức, năng cực, tư duy sáng tạo để bắt kịp nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tri thức, nền công nghiệp du lịch


hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, khu du lịch sinh thái Đồng Sen phải thực hiện công tác đào tạo nhân lực và thu hút nhân tài.

Đối với cán bộ quản lý du lịch sinh thái Đồng Sen phải đạt trình độ từ đại học trở lên, am hiểu về các hoạt động du lịch sinh thái.

3.3.4. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch

Mục tiêu: cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng để phục vụ cho du khách và phát triển sản phẩm, là một trong những yếu tố làm thõa mãn nhu cầu của du khách. Mục đích giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển Đồng Sen, đáp ứng được nhu cầu hiện tại và các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Nội dung thực hiện

* Hạng mục ưu tiên

Mở rộng diện tích trồng sen lên 300ha theo Quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, mà Hội đồng nhân dân huyện Tháp Mười đã phê duyệt.

Lắp đặt biển báo hướng dẫn, cổng chào vào Khu du lịch Đồng Sen với hình tượng hoa sen. Đồng thời phải tạo cảnh quan, mảng xanh hai bên kênh Vành Đai Gò Tháp, kênh Trường Xuân, và hai bên đường Vành Đai Gò Tháp, ưu tiên các loại cây tre, trúc, dừa nước, nhằm tạo khung cảnh đồng quê lãng mạn, hoang sơ đến với du khách.

Sớm triển khai đưa điện lưới quốc gia vào Đồng Sen để phục vụ cho cho các hoạt động du lịch, sản xuất.

Ưu tiên lắp đặt hệ thống dẫn nước sạch sinh hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia vào Đồng Sen. Đây là vấn đề bức xúc và nhu cầu cấp thiết cần nhất cho các sinh hoạt đời sống của cộng đồng và phục vụ du khách.

Nâng cao đê bao quanh Đồng Sen, mặt bờ đê rộng, mặt đê được tráng bê tông và tạo cảnh quan bên bờ đê để du khách có thể đi dạo, chạy xe đạp quanh Đồng Sen, cao độ đê bao yêu cầu phải vượt lũ năm 2000 (cao hơn mức đê bao hiện nay từ 3m trở lên).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023