Phụ lục 8
Biểu đồ kết quả du khách đánh giá Đồng Sen
[Biểu đồ 2.1]
[Biểu đồ 2.2]
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 14
- Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 15
- Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 16
- Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 18
- Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 19
- Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 20
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
[Biểu đồ 2.4]
[Biểu đồ 2.5]
[Biểu đồ 2.7]
[Biểu đồ 2.8]
[Biểu đồ 2.10]
[Biểu đồ 2.11]
[Biểu đồ 2.13]
[Biểu đồ 2.14]
[Biểu đồ 2.16]
[Biểu đồ 2.17]
Phụ lục 9
Biên bản phỏng vấn người dân địa phương
Nơi phỏng vấn: ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười Người được phỏng vấn: Anh Lê Tấn Phong.
Kính thưa Quý Anh (chị) vị, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học “Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa”. Mong quý Anh (chị), dành ít thời gian tham gia trả lời vài câu phỏng vấn để chúng tôi làm cơ sở nghiên cứu xác với thực tế.
Câu hỏi 1: Anh (chị) vui lòng cho biết sen đã có mặt tại Đồng Tháp Mười khi nào?
Trả lời:
Gia đình tôi có bốn thế hệ sinh sống tại Đồng Tháp Mười, theo các ông bà kể lại cây sen đã có mặt cả trăm năm trước đây, mọc hoang tự nhiên khắp nơi trên các vùng đất trũng ngập nước, trên kênh rạch nhỏ, không biết ai giống sen xưa từ đâu có, ai là người đầu tiên trồng sen trên mãnh đất này, ngạc nhiên hơn từ ngày xưa và bây giờ Tháp Mười chỉ có sen hồng. Cây sen ngày xưa cho bông nhỏ, bông màu hồng đậm rất đẹp, gương nhỏ ít hạt nhưng hạt sen ăn rất thơm và bùi. Còn cây sen bây giờ là giống được nhập từ Đài Loan, hạt ăn không ngon bằng sen của mình.
Ba của tôi nói: trước đây Đồng Tháp Mười thưa thớt người, hoang vắng, đất hoang khắp nơi không ai canh tác. Mỗi năm mùa nước lũ về cũng là mùa sen, nước lũ đến đâu sen vươn đến đó, người ta chống xuồng ra hái bông sen để chưng cúng bàn thờ, hái gương sen để ăn chơi, nấu chè, lấy tim sen làm thuốc ngủ, hoặc hái làm quà biếu cho người phương xa đến chơi, không ai trồng sen để bán cả, mà bán cũng chẳng ai mua, ai hái cũng được. Lúc bấy giờ cây sen được xem như thứ cỏ hoang, chỉ để làm đẹp, làm cảnh ngắm chơi, chẳng có lợi ích kinh tế gì.
Nhưng bây giờ cây sen là kinh tế chính và gắn bó với gia đình chúng tôi cũng như dân cư vùng Tháp Mười này.
Câu hỏi 2: Anh vui lòng cho biết, cây sen hiện nay đã đóng góp gì cho dân cư địa phương?
Trả lời: có nhiều chứ, trước đây bà con nông dân không có trồng mở rộng nhiều như hiện nay. Từ ngày hạt sen được xuất khẩu, bà con mở rộng sản xuất, vì trồng sen lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa và hoa màu khác. Hiện bà con trồng chuyên canh hoặc trồng xen canh hai lúa một sen đem lại hiệu quả rất cao.
Tại xã Mỹ Hòa có hơn 100ha trồng sen, và khoảng 20ha trồng sen kết hợp hoạt động du lịch sinh thái. Từ ngày có khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười, bà con khá hơn, du khách biết đến Tháp Mười ngày càng nhiều, cũng như biết đến các món ăn được chế biến từ sen và các đặc sản của địa phương như rượu sen, sữa sen, sen sấy bơ.