Giải Pháp Tuyên Truyền, Quảng Bá Và Xúc Tiến Du Lịch


Nhiệm vụ thực hiện

Cần tổ chức cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm sen tại chỗ, có kho thiết bị bảo quản lưu trữ được hạt sen, ngó sen, hoa sen sau khi thu hoạch.

Phát triển du lịch làng nghề sản xuất sản phẩm sen, tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Phát triển làng nghề sen cũng là tiền đề mô hình mẫu để phát triển loại hình du lịch làng nghề khác, bổ sung thêm cho sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch địa phương.

Hợp tác với các dooanh nghiệp bao tiêu sen thương phẩm để chế biến các loại sản phẩm như hạt sen sấy, các loại nước giải khát chiết xuất tinh chất từ củ sen, tim sen, lá sen.

Mở rộng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm sen ở các địa phương, điểm du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh và các tỉnh thành như Hà Nội, TP. HCM, Cần Thơ, nơi có nhiều du khách tham quan.

Trong tương lai, Đồng Sen hướng đến tìm kiếm thị trưởng xuất khẩu ổn

định.

Xây dựng siêu thị tại du lịch sinh thái Đồng Sen, bán các sản phẩm sen như

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

sen sấy, kẹo sen, bột sen, sữa sen, trà sen, trái cây, cá khô, nem, các sản phẩm thời trang gắn liền màu sắc của sen, quà lưu niệm hình, các sản phẩm làng nghề, kết hợp với xưởng sản xuất mô hình đối chứng để thu hút sức hấp dẫn mua hàng của du khách. Qua kinh nghiệm du lịch các nước phát triển du lịch như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, kể cả các nước Châu Âu và Mỹ, đây là nguồn lợi nhuận chính trong các hoạt động du lịch. Cần xây dựng chính sách hoa hồng cho các hãng lữ hành và hướng dẫn viên để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, để hạ giá thành tour cho các hãnh lữ hành để thu hút du khách quốc tế và du khách nội địa đến với DLST Đồng Sen.

Cũng cố lại khách hàng truyền thống tiêu thụ sen thương phẩm như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp - 13

Tiếp tục tham gia các hội chợ nông sản quốc tế để tìm khách hàng, giới thiệu cho các tổ chức tiêu thụ nông sản thế giới, các văn phòng thương mại Đại sứ quán


các nước, chủ động trực tiếp đem sản phẩm sen đến chào mời các nhà phân phối hàng thực phẩm nông sản ở các nước Úc, Mỹ, Canada, và các nước Châu Âu.

3.3.10. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch

Mục tiêu: sử dụng các công cụ truyền thông, để quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái Đồng Sen, sản phẩm sen đến với du khách, nhằm tăng doanh thu cho các hoạt động du lịch, ổn định giá cả thị trường, tiêu thụ phẩm sen, tạo niềm tin cho cộng đồng, nhà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, sản xuất các sản phẩm sen.

Nhiệm vụ thực hiện

Đặt tên miền website cho du lịch sinh thái Đồng Sen, với đầy đủ thông tin giới thiệu, các hoạt động du lịch, sản phẩm sen. Thông qua website thực hiện tốt các công cụ Internet marketing như: Digital Maketing, Website Marketing, Social Networking: Facebook, Twitter, Zingme, Google+, Email marketing, Mobil maketing, các siêu thị mua bán online, để quảng bá kết nối website, banner đến với mọi người. Kết nối quảng cáo trên các ứng dụng công nghệ điện thoại thông minh (Smarphone) giới thiệu quảng bá Đồng Sen.

Kết nối website Đồng Sen với cổng thông tin điển tử Đồng Tháp, các Sở, Ủy ban, ban ngành, doanh nghiệp trong tỉnh, doanh nghiệp lữ hành, các điểm du lịch, các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế.

Quảng cáo trên TripAdvisor, sách hướng dẫn du lịch Việt Nam, sách hướng dẫn du lịch Việt Nam và ngoại ngữ phổ biến thông dụng khác (Viet Nam Travel Guidebooks, Lonely Planet guide book).

Đưa tin, đưa bài, họp báo với các cơ quan truyền thông báo chí, đài truyền hình địa phương, trung ương đăng tải các thông tin quảng bá du lịch Đồng Sen, nhằm tạo dấu ấn kích cầu du khách đến tham quan Đồng Sen.

Nâng cấp mở rộng quy mô “Lễ hội Sen Trời Nam”, tổ chức định kỳ hằng năm thành lễ hội văn hóa, với ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa hoa sen, sự thuần khiết hoa sen gắn liền với Phật Giáo. Có thể lồng ghép lễ hội hoa sen với ý nghĩa ngày hội của tình yêu đôi lứa, ngày lễ hội báo hiếu.


Tổ chức các cuộc thi biểu diễn thời trang sen, ca khúc sen, hò sen, thơ sen, các tác phẩm nghệ thuật sen, thả hoa đăng sen, thi sáng tạo phát triển các sản phẩm sen cho các nhà khoa học, sinh viên hằng năm, nhằm thu hút cộng đồng và du khách tham gia.

Tổ chức các đoàn “Famtrip” cho các hãng lữ hành quốc tế, nội trong và ngoài nước, các doanh nghiệp truyền thông, báo đài tham quan Đồng Sen nhằm quảng bá, xây dựng chương trình du lịch để thu hút du khách đến tham quan Đồng Sen.

Cần phải phối hợp kết nối chặt chẻ với các cơ quan chức năng, ban ngành, các doanh nghiệp, xúc tiến quảng bá du lịch Đồng Sen qua các hoạt động xúc tiến thương mại - du lịch của tỉnh Đồng Tháp.

Tham gia các các Hội chợ du lịch hằng năm tại Hà Nội, TP HCM và các Hội chợ du lịch quốc tế, các Hội chợ nông sản quốc tế.

Ngoài ra, tiếp tục duy trì quảng cáo theo kiểu truyền thống như truyền thanh, truyền hình, báo chí, tờ gấp, bản đồ du lịch Đồng Tháp, bản chỉ dẫn tại các điểm du lịch trong nước, các cửa khẩu quốc tế, các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc.

3.3.11. Giải pháp nâng cao giá trị văn hóa địa phương

Mục tiêu: gìn giữ giá trị văn hóa cộng đồng dân cư đã được hình thành đúc kết từ thuở mở cõi Đất phương Nam, nhằm để tạo nét đẹp, ấn tượng trong lòng du khách.

Nhiệm vụ thực hiện

Kết hợp với địa phương thực hiện công việc tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa văn minh.

Nâng cao văn hóa ứng xử, thể hiện qua thái độ cư xử, đề cao tính hiếu khách, thân thiện với du khách.

Vệ sinh sạch môi trường sinh thái khu vực phục vụ du khách, nêu cao trách nhiệm bảo vệ cảnh quan Đồng Sen

Bảo vệ nguồn nước tự nhiên trên sông, kênh rạch, vệ sinh khu vực sinh hoạt và khu vực phục vụ du lịch.


Phục chế lại các giá trị văn hóa địa phương qua lễ hội, tính ngưỡng, kiến trúc nhà cửa, xuồng ghe, trang phục, đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp, các loại hình thể dục thể thao trên sông và ẩm thực mang dấu ấn và hoài nhớ Nam bộ xưa.

3.4. Các kiến nghị

3.4.1. Với cộng đồng dân cư địa phương

Cần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tự hào là con cháu của các anh hùng dân tộc Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều, tự hào quê hương in đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa, tâm linh, xứ sở của nền văn hóa Óc Eo. Từ niềm tự hào tự hào quê hương của “Xứ sở sen hồng”, cộng đồng địa phương hiểu được giá trị văn hóa, truyền thống và ý thức bảo vệ giá trị văn hóa địa phương, giá trị cảnh quan sinh thái Đồng Sen trong phát triển du lịch, văn hóa, kinh tế địa phương.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa địa phương, các phong tục tạp quán, bảo vệ cảnh quan đồng sen tự nhiên.

Nâng cao văn hóa ứng xử, thân thiện và luôn mở nụ cười với du khách. Nêu cao ý thức bảo vệ du khách, báo cáo trực trực tiếp các cơ quan quản lý địa phương trong trường hợp lừa gạt, chặt chém, cướp giật tài sản của du khách.

3.4.2. Với những người tham gia hoạt động du lịch Đồng Sen

* Với người tham gia lao động

Luôn ý thức phục vụ du khách chu đáo không chỉ trách nhiệm, lợi ích kinh tế mà là niềm tự hào, tình yêu quê hương, tự hào dân tộc. Luôn niềm nở thân thiện với du khách.

Người lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch phải sẵn sàng hỏi học kinh nghiệm, tiếp nhận các kiến thức, học hỏi qua các lớp nghiệp vụ và tự trang bị nâng cao kiến thức du lịch, công việc đang phụ trách, phải học và áp dụng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam - VTOS vào phục vụ du khách. Thuyết minh viên phải có đầy đủ kiến thức về du lịch sinh thái, có khả năng giao tiếp và truyền tải thông tin hấp dẫn tiếng Việt và ngoại ngữ.

Chuyên môn hóa và phân công nhiệm vụ công việc rõ ràng từng bộ phận gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi. Tránh phụ trách đa năng công việc như hiện nay.


Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về du lịch, an toàn tính mạng du khách, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

* Với nhà quản lý

Tạo đồng thuận trong liên kết hợp tác phát triển du lịch Đồng Sen hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, loại hình du lịch cộng đồng, hướng đế phát triển bền vững.

Nhà quản lý nâng cao trình độ quản lý, áp dụng các kỹ thuật khoa học vào hoạt động kinh doanh.

Liên kết các điểm tham gia cung cấp dịch vụ du lịch, nhằm tạo hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong hoạt động du lịch.

Nhà quản lý gặp gỡ tiến hành trao đổi liên kết với các công ty lữ hành, các điểm du lịch liên kết tạo thành chuỗi tuyến điểm du lịch.

3.4.3. Với các hãng lữ hành địa phương và các doanh nghiệp đối tác

Các hãng lữ hành, đối tác, doanh nghiệp hỗ trợ kiến thức, giúp đỡ làm cầu nối giữa du khách với khu du lịch sinh thái Đồng Sen.

Phối hợp với Đồng sen trong xây dựng chương trình du lịch kết nối với các điểm du lịch trong tỉnh và các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cần tăng cường hợp tác tiếp thị, quảng bá kết hợp du lịch sinh thái Đồng Sen và hãng lữ hành đến với du khách qua thông qua các hội chợ du lịch, lễ hội, các kênh truyền thông điện tử, các trang website của công ty, báo, đài, tờ gấp và quảng bá tại các điểm du lịch trọng yếu trong nước, sân bay quốc tế, bến xe.

Các doanh nghiệp du lịch địa phương như Công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Du lịch Đồng Tháp Mười, cần có sự hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện giúp đỡ Đồng Sen về mọi mặt để đưa Đồng Sen đi lên thành điểm du lịch quan trọng, hấp dẫn tại địa phương.

Cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa Đồng Sen với khu di tích Gò Tháp và các điểm du lịch khác ở Đồng Tháp, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, quảng bá, giới thiệu khách cho nhau.


3.4.4. Với khách du lịch

Bên cạnh những ưu điểm cảnh quan sinh thái, sức hấp dẫn của Đồng sen, nhưng vẫn cò nhiều hạn chế như cơ sở vật chất phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, người tham gia hoạt động du lịch tại Đồng Sen đều là những nông dân chân chất, trình độ hạn chế, thói quen sinh hoạt nông dân, mới tham gia hoạt động du lịch sinh thái, chưa có kinh nghiệm, do đó du khách cảm thông, chia sẻ sự thiếu thốn cơ sở vật chất và các tiện nghi phục vụ.

Du khách cần tôn trọng văn hóa địa phương, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái như không xả rác, bẻ cành, bẻ cây, bẻ hoa trong khu vực dân cư và khu vực tham quan.

Ngoài ra du khách cần có văn minh ứng xử với các loại tài nguyên du lịch như làm ồn, nhậu, ăn mặc thiếu lịch sự trong khu vực tham quan, nơi công cộng tại địa phương.

3.4.5. Với Chính quyền, các Sở, Ban ngành của tỉnh Đồng Tháp

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp sớm triển khai nguồn vốn đã phê duyệt cho Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 2020, nhằm hoàn thiện các hạng mục công trình phục vụ thu hút du khách đến với Đồng Tháp, trong đó có khu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa.

Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười sớm triển khai thực hiện quy hoạch phân khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười đã phê duyệt. Tiến hành khảo sát đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng, phân tích sâu các giá trị của Đồng Sen, để thể hiện đầy đủ trong Đề án phát triển khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

Ủy Ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp nên giao quyền cho cộng đồng dân cư địa phương trong việc lập dự án, kêu gọi đầu tư. Giúp đỡ tư vấn hoàn thành thủ tục, cũng như xây dựng các quy tắc, điều lệ hợp tác trong phân chia trách nhiệm, lợi ích trong liên kết hoạt động du lịch cộng đồng tại Đồng Sen.

Xây dựng quy chế ưu đãi thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân trong ngoài nước, theo cơ chế “thông thoáng” và có lợi cho nhà đầu tư.


Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tiến hành thành lập trung tâm thông tin du lịch giới thiệu du lịch Đồng Tháp trong đó có du lịch sinh thái Đồng Sen tại các sân bay quốc tế, tại TP. HCM, thành phố Cao Lãnh.

Sớm ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, để tạo hình ảnh tốt đẹp trong lòng du khách.

Chính quyền cần có những chính sách khuyến thích người dân tham gia nhiều hơn nữa về loại hình du lịch cộng đồng này, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, hướng đến giàu có bền vững.

Chính quyền, cơ quan Công an cần quan tâm tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn cho du khách tham quan tại địa phương.

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, hình ảnh du lịch địa phương, phát triển du lịch không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm, vì lòng tự hào của quê hương xứ sở.

Tuyên truyền nâng cao văn hóa ứng xử trong quá trình tổ chức phục vụ du khách đến, cũng như bảo vệ phong tục văn hóa địa phương, môi trường sinh thái, lịch sự, văn minh.

Định hướng cộng đồng dân cư địa phương xây dựng sản phẩm du lịch “đặc thù” dựa trên thế mạnh cảnh quan Đồng Sen, để trở thành điểm du lịch trọng điểm cùa Đồng Tháp, có bản sắc riêng biệt với các sản phẩm du lịch khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hỗ trợ kinh phí trong việc đào tạo và liên kết với các trường đại học, các trường nghiệp vụ du lịch, xây dựng chương trình đào tạo cho nhân lực phục vụ du lịch sinh thái Đồng Sen phù hợp với điều kiện tài nguyên và trình độ nhân lực tại địa phương.

Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư với cơ chế “đặc thù” riêng để kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch Đồng Sen với sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, ưu tiên đầu tư các hạng mục cấp bách như hệ thống điện, nước, đê bao, thoát nước, xử lý môi trường, hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới.


Hỗ trợ nguồn vốn ngân phát triển cơ sở hạ tầng cho Đồng Sen như hệ thống điện, cấp nước, thoát nước, đường, bờ bao, cống cấp thoát nước.

Hỗ trợ kinh phí quảng bá du lịch sinh thái đồng Sen qua các kênh quảng cáo, truyền thông, các hội chợ du lịch trong và ngoài nước.

Tiểu kết chương III

Du lịch sinh thái Đồng Sen, không chỉ đơn giản sự hấp dẫn của cảnh quan, thưởng thức ẩm thực đơn thuần, mà còn thỏa mãn các nhu cầu như giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, các hoạt động trải nghiệm cuộc sống.

Dựa vào tài nguyên sinh thái, các giá trị văn hóa địa phương kết hợp với sự nhạy bén, sáng tạo, tự học hỏi rút kinh nghiệm, ý chí vươn lên vượt khó, vượt nghèo “dám nghĩ, dám làm” của cộng đồng dân cư địa phương, từng bước hoàn thiện sản phẩm du lịch sinh thái của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.

Cộng đồng dân cư địa phương đã phát hiện những lợi thế riêng để tạo ra sản phẩm du lịch riêng, đã giải quyết được công ăn việc làm cho dân cư địa phương, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ hội cho cộng đồng dân cư địa phương giao lưu văn hóa với du khách, tạo được dấu ấn trong lòng du khách,

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Đồng Sen đã góp phần định vị được sản phẩm du lịch của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, khơi dậy giá trị văn hóa miệt vườn, giữ gìn và phát huy phục hồi được nét văn hóa truyền thống địa phương.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tuy có quy mô còn nhỏ, khởi điểm xuất phát hình thành tự phát, còn có nhiều hạn chế như thiếu định hướng, cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, trình độ chuyên môn hạn chế, nguồn vốn không có, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Từ những tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, trong chương này tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tổng hợp các quan điểm phát triển du lịch của chính quyền địa phương. Từ những thông tin thu thập, phân tích, xử lý, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, các nhà quản lý du lịch, các doanh

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí