Bền kinh | tế | Sự tăng trưởng kinh | - Doanh thu từ hoạt động DLST: Không thống kê được. - Tốc độ gia tăng của doanh thu từ du lịch sinh thái: còn thấp. | |
| Hiệu quả kinh tế | - Số ngày lưu trú bình quân tính trên một khách DLST: 1,5ngày. - Số lượt khách trở lại so với tổng số khách DLST đã đến: 15% so với tổng số khách du lịch đến. - Mức chi tiêu trung bình của một du khách: + 350.000 ngày. - Số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho dân địa phương so với tổng số lao động địa phương : 10% - Giá trị dịch vụ và hàng hóa do địa phương cung cấp so với tổng giá trị dịch vụ và hàng hóa tiêu dùng cho du khách: 12% - Chi phí vật liệu xây dựng có nguồn gốc địa phương so với tổng chi phí vật liệu xây dựng: 26% - Mức đóng góp của du lịch vào GDP của địa phương: 32% | ||
Bền vững xã hội | Sự tham gia của dân địa phương | - Số chỗ làm việc dành cho người địa phương so với tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch: 15% - Mức độ tham gia hoặc đối kháng của dân địa phương đối với việc phát triển DLST: 20% tham gia vào việc phát triển du lịch sinh thi | ||
| Hiệu quả xã hội | - Mức độ khai thác và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa của địa phương (so với tình trạng nguyên thủy) do hoạt động DLST 86% - Mức đóng góp của DLST cho phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị phúc lợi của địa phương: 12%. - Mức gia tăng chi phí sinh hoạt của người dân địa phương do việc phát triển DLST: 20%. |
Có thể bạn quan tâm!
- Được Sự Ủng Hộ Và Đầu Tư Của Các Cơ Quan Chức Năng Trong Quá
- Một Số Nội Dung Cần Thực Hiện Nhằm Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Của Tỉnh Đồng Nai
- Hiện Trạng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Đạtẻh:
- Được Sự Ủng Hộ Và Đầu Tư Của Các Cơ Quan Ở Địa Phương Trong Quá Trình Xây Dựng Và Hoạt Động.
- Tổng Quan Về Du Lịch Sinh Thái, Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Của Lập Điền
- Sức Tải Của Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Chim Lập Điền.
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
- Mức độ thương mại hóa của các giá trị văn hóa truyền thống (lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán…): 23% |
13.4. Phân tích và đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của hồ Đạtẻh và hồ Đạ hàm (huyện Đạtẻh - Tỉnh Lâm Đồng)
13.4.1.Thuận lợi về điều kiện tự nhiên của Đạtẻh:
- Vị trí địa lý: huyện Đạ Tẻh nằm về phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng có độ cao trung bình 300m. Tổng diện tích tự nhiên 52.342 ha. Nằm ở: 11o25’00’’ đến 11o42’30’’ vĩ độ Bắc; 107o24’06’’ đến 107o38’41’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với huyện Bảo Lâm, phía Nam giáp với huyện Đạ Huoai, phía Tây giáp với huyện Cát Tiên, phía Nam giáp với tỉnh Đồng Nai. Thuộc lưu vực của sông Đồng Nai, là vùng chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ nên Đạ Tẻh có nhiều thuận lợi cả về đất đai và khí hậu để phát triển các cây trồng ngắn và dài ngày (lúa nước...), cây công nghiệp ngắn ngày (như mía, dâu...) và cây công nghiệp lâu năm (điều, cà phê...) và cây ăn quả nhiệt đới (chôm chôm, sầu riêng, xoài...)
- Tài nguyên rừng: Các giống cây tự nhiên trong khu vực Đạ Tẻh bao gồm rừng thường xanh lá rộng hỗn giao với các loài quả hình nón. Theo sự phân loại của Thái Văn Trừng (1978), các loại sau được ghi nhận chủ yếu ở Đạ Tẻh : rừng mưa nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng mưa nhiệt đới ẩm nửa thường xanh. Các loại thực vật này tương đương với rừng thường xanh đất thấp và rừng nửa thường xanh đất thấp theo nghiên cứu của MacKinnon (1986). Tuy nhiên, do những sự xáo trộn trong tự nhiên tự nhiên và do con người, các kiểu rừng (và dưới kiểu rừng) ngày càng đa dạng hơn. Dựa theo kết quả khảo sát, 6 kiểu rừng và dưới kiểu rừng đã được ghi nhận ở Đạ Tẻh.
Rừng nửa thường xanh đất thấp (đặc trưng của vùng Đạ Tẻh , không tìm thấy ở các khu vực SFE khác)
Rừng thường xanh đất thấp (chiếm đa số diện tích đất rừng trong khu vực, là vùng rừng giàu với các loài rất đa dạng và phức tạp, các loài sống bám cũng rất nhiều như các loại lan, khoảng 100 loài lan là thực vật biểu sinh trên các loại cây lớn)
Rừng tre nứa hỗn giao với cây bụi và phân tán
Rừng tre nứa (cây cao từ 12-15m, đường kính từ 5-7 cm)
Rừng cây bụi/thảo nguyên bao gồm các khu vực đồn điền nhỏ
Vùng chuyển đổi canh tác và khu cư trú (ít có cấu trúc tự nhiên hơn và rất đa dạng chủ yếu là cây trà, điều, café)
Ý nghĩa quan trọng của khu vực Đạ Tẻh nằm ở phần rừng tiếp giáp, trải dài từ phía Đông rừng quốc gia Cát Tiên, dọc theo sông Đồng Nai, rồi cặp tới khu vực bảo tồn Ta Dung, cuối cùng lên cao nguyên Đà Lạt. Nhiều động vật hữu nhủ lớn cũng như nhiều loại chim đang sinh sống trong khu bảo tồn rừng quốc gia Cát Tiên, Bảo Lâm
SFE, Đạ Tẻh và Lộc Bắc SFE khó có thể sống sót nếu bất cứ vùng nào không còn được bảo tồn. Việc duy trì các khu vực có giá trị bảo tồn cao trong những vùng SFE có thể bảo đảm sự sinh tồn cho công đồng loài khỉ chân đen Douc (Black- shanked Douc Langur), loài trĩ má vàng và trĩ công (Yellow – cheek Crested Ribbon và Germain peacock’s pheasant) cùng các giống loài quanh nó. Tóm lại, bên cạnh việc duy trì sự đa dạng và phát triển các giống loài trong vùng, những khu vực tiếp giáp nhau trong các nơi cư trú tự nhiên ở cao độ này sẽ hỗ trợ cho các tiến trình sinh thái như chu trình tuần hoàn nước, di trú theo cao độ. Vì tất cả các lý do trên, việc duy trì liên kết các vùng rừng là rất cần thiết.
- Tài nguyên nước:
Vùng Đạ Tẻh có mạng lưới sông ngòi khá dày, là các chi lưu tả ngạn của sông Đồng Nai. Huyện Đạ Tẻh có các sông chính như: Sông Đạ Tẻh, sông Đạ Kho, Sông Đạ Miss và sông Đạ Lai, cung cấp nguồn nước dồi dào, mưa lớn và các thảm thực vật trên lưu vực có độ che phủ lớn. Có rất nhiều vị trí trong vùng có thể làm hồ chứa, đập dâng, trạm bơm để điều tiết nước cho đất sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.
Nguồn nước ngầm trong vùng không phong phú, phân bố không đều, có nơi mạch nước ngầm xuất hiện khá nông như dọc theo thung lũng sông Đạ Miss và vùng hưởng lợi hồ Đạ Tẻh nhưng chất lượng không tốt (nhiễm phèn và độ khoáng hoá cao). Nhiều nơi nước ngầm nằm khá sâu, như các vùng trung lưu phía Tây Bắc. Chất lượng nước kém vì độ cứng và độ kiềm cao. Nước có độ pH từ 5,6 đến 6,7; tổng độ khoáng hoá thường vào khoảng 40 - 60 mg/l. Hàm lượng Fe+3 có mẫu lên đến 1,67 mg/l.
Hồ Đạ Hàm: tiểu khu 554B (Xã An Nhơn) diện tích là 7 km2, với 5,6 triệu
m3 nước, diện tích mặt thoáng là 143ha. Gần hồ có buôn Tố Lan gồm 45 hộ dân là dân tộc Châu Mạ.
Hồ Đạ Tẻh: có diện tích lưu vực là 198km2, chiều cao đập là 28m, chiều
cao tràn (so với mực nước biển) 150m, chiều dài đập 600m. Khi đó diện tích mặt nước là 70 ha và dung tích nước hồ là 24 triệu m3. Tổng chiều dài hồ gần 8km.
- Tài nguyên khí hậu: Đạ Tẻh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với các đặc trưng như:
Nhiệt độ trung bình năm 24,60C, trung bình cao nhất là 26,40C (tháng 2 và
tháng 4), trung bình thấp nhất là 22,80C (tháng 12). Vùng phía Nam huyện có nhiệt độ cao hơn vùng núi phía Bắc do ảnh hưởng của khí hậu Đông Nam Bộ và điều kiện địa hình.
Địa hình vùng Đạ Tẻh là một dãy 4 thung lũng chính, trải ra song song từ vùng đất bằng Tây Nam của huyện Đạ Tẻh. Thung lũng này khá rộng, nhưng hơi hẹp
lại về phía Bắc và Đông bắc Đạ Tẻh. Vùng đất điển hình đất dốc, trung bình 20-250. Giữa các thung lũng là các dãy núi hẹp, mỏm đất chạy dài theo kinh tuyến từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam, cao độ chạy từ 128m đến 714m (điểm cao nhất nằm ở phía đông).
Độ ẩm không khí hàng năm là 82%. Thấp nhất là 15% (tháng 2 và tháng 3), cao nhất là 88% (tháng 8), các tháng có độ ẩm cao nhất là từ tháng 6 đến tháng 9, là các tháng thuộc mùa mưa, độ ẩm đạt 86%.
Đây là vùng nắng nhiều, số giờ nắng trong ngày gần 6 giờ, ngày trung bình cao nhất là 8 giờ (tháng 2), thấp nhất là 5 giờ (tháng 8). Đạ Tẻh là khu vực điển hình đón nắng (từ tháng 12 đến tháng 5), đỉnh điểm từ tháng 1 đến tháng 3, khoảng 200-270 giờ nắng/tháng; từ tháng 6 đến tháng 10 khoảng 120-170 giờ nắng/tháng.
Hướng gió trong vùng tùy thuộc vào mùa, vào mùa mưa, gió thổi hướng Tây, nam. Khoảng nửa đầu mùa khô, gió thổi hướng Bắc hay Tây bắc, chuyển sang hướng Nam và Đông nam vào nửa cuối mùa khô. Tốc độ gió trung bình 10-12m/s. Gió có tần suất 2% thường là gió Bắc và Đông Bắc có tốc độ lớn nhất đến 21-25m/s.
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 1200mm. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao, lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 3 (173,7mm), mùa mưa lượng bốc hơi bình quân (65-70mm)
Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa khô có tháng hầu như không có mưa do đó gây hạn hán cục bộ ở một số địa phương. Khu vực này cũng thường xuyên chịu bão lớn vào mùa mưa, vài ngày có sương mù.
Đa dạng sinh học cao với Cây cỏ (1002 loài, 477 chi, và 130 họ), Động vật (30 loài), Chim (118 loài), Bò sát (31 loài), Lưỡng cư (15 loài), Bướm (225 loài). Trong số đó có 2 loài có khả năng rất mới đối với khoa học, một loài thằn lằn và 1 loài bướm
- đã được ghi nhận. Các loài bướm Tanaecia sp., đã được ghi nhận trước đây, nhưng việc phân loại vẫn chưa được rõ ràng. Vẫn còn một số loại mẫu đang chờ được định nghĩa. Trong 1400 loài và dưới loài ghi nhận ở Đạ Tẻh, có ít nhất 38 loài là đặc hữu của Việt Nam, 24 loài trong danh mục của IUCN (2002) đang bị đe dọa, và 42 loài thuộc chương trình quan tâm bảo tồn của quốc gia (Anon. 1996, 2000).
13.4.2. Thế mạnh về kinh tế - xã hội - tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch sinh thái
Kinh tế – xã hội:
Hồ Đạ Hàm: Có các dân tộc thiểu số là người Châu Mạ (buôn Tố Lan), và ở các thôn 4A, 4B và 5A chủ yếu là người Tày và người Nùng. Các hộ ở đây chủ yếu là làm lúa nước, 2 vụ một năm; kết hợp là chăn nuôi (nuôi heo, thả cá) và vào rừng
lấy măng; tre, lồ ô (theo chương trình bảo vệ rừng và phát triển nông nghiệp) để làm tăm, chân nhang.
Hồ Đạ Tẻh: Buôn Con Ó có 95 hộ, 475 nhân khẩu là người Châu Mạ. Người dân ở đây vẫn được trợ cấp gạo, dầu, muối; 65% không biết chữ. Các vấn đề cấp bách nhất ở đây vẫn là đói nghèo và gia tăng dân số. Tại đây còn 5 hộ làm dệt len và dệt thổ cẩm. Có một số hộ đi lên đồi đất đỏ và Đạ K’Lan trồng điều, cà phê. Số khác ở trong buôn chủ yếu vào rừng lấy măng, tre và lồ ô để đem bán.
- Tài nguyên nhân văn: nhóm dân tộc sinh sống rất đa dạng bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Châu Mạ, Dao, Khơ Me, Mường, K’Ho, Thái và các dân tộc khác...Trong đó dân tộc bản địa ở Đạ Tẻh bao gồm người dân tộc S’Tiêng và dân tộc Châu Mạ.
Dân tộc Châu Mạ: Với tiếng nói của người Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme miền núi phía Nam, rất gần gũi với tiếng nói của người M'nông, Chu ru, Xtiêng, Cơ Ho, là những dân tộc láng giềng gần gũi với họ, với tên gọi phương thức sinh hoạt kinh tế của những người làm rẫy (mir). Bao gồm: Mạ Ngăn, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Xốp với nhiều lễ nghi như: lễ cúng hồn lúa (Le Yang tuýt Koi), lễ ăn mừng và tạ ơn thần lúa, lễ Yurmul hay Yu Đụng… Và một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú (truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, dân ca, luật tục ca (Tam pớt, trường ca…) vẫn còn được bảo lưu trong dân gian vùng người Mạ. Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng, trống, khèn bầu, khèn sừng trâu, đàn lồ ô, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô, Wau, Kơnung (hay kơlơvak), B're, K'mboăt, Moloo'.... Ngoài ra còn có các đặc trưng về kiến trúc: nhà sàn… Đặc trưng về trang phục năm nữ, kiểu tóc, đồ trang sức…
Tuy nhiên, các lễ hội truyền thống, văn hoá vật thể và phi vật thể hiện nay đang ngày càng bị mai một dần
13.4.3. Thế mạnh về chính sách phát triển du lịch:
- Thực trạng về phát triển ngành thương mại – dịch vụ và du lịch của huyện Đạ Tẻh: Đến năm 2003 toàn huyện có 1281 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn và nhà hàng. Trong đó có 1086 cơ sở thương mại (1204 người), 195 khách sạn và nhà hàng (247 người), tuy nhiên chưa có một cơ sở và người nào làm du lịch.
- Phương hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch đến 2010 của Đạ Tẻh:
Phương hướng: Phát triển các điểm du lịch gắn liền với tour du lịch lớn như Nha Trang – Đà Lạt – Thành Phố Hồ Chí Minh thông qua các tuyến đường giao thông thương mại như quốc lộ 1, 20 và 27.
Mục tiêu phát triển du lịch: Đến năm 2010 phải đạt 5500,00 triệu đồng (5,71% GDP).
Bố trí sản xuất ngành du lịch: Xác định du lịch phát triển với thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, đồng thời phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể để thu hút khách du lịch tìm hiểu nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc bản địa trong vùng; Xác định các loại hình phát triển du lịch là du lịch nghỉ dưỡng, tham quan và du lịch sinh thái. Các điểm du lịch dự kiến phát triển là điểm du lịch hồ Đạ Tẻh và khu du lịch vùng đệm Cát Tiên. GDP du lịch dự kiến năm 2005 dự kiến 2000 - 2500 triệu đồng, năm 2010 đạt từ 5500 - 6875 triệu đồng.
- Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng (tham khảo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng 1996 – 2010”):
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái huyện Đạ Tẻh: sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên. Để xác định một địa điểm có thuận lợi cho hoạt động du lịch hay không, thường người ta xem xét đến mối quan hệ tổng hợp của 3 yếu tố:
TIỆN NGHI
Hình 12.1: sơ đồ mối liên hệ đánh giá tiềm năng DLST
HẤP DẪN
THUẬN LỢI
Khái niệm “hấp dẫn” ở đây muốn nói đến tính thiên nhiên của địa điểm, dùng để minh họa cho: sự kích thích tính hiếu kỳ muốn tìm tòi, khám phá; yêu cầu hưởng thụ cái đẹp, cái độc đáo của du khách.
Khái niệm “Thuận lợi” chủ yếu là nói đến yếu tố giao thông, phương tiện truyền thông và các chính sách, thể chế hỗ trợ cho sự tiếp cận của du khách đến địa điểm.
Khái niệm “Tiện nghi” là các cơ sở lưu trú và các dịch vụ hỗ trợ khác cho du khách cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi tại địa điểm hoặc các khu vực xung quanh. Thực chất, đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái là đối chiếu giữa chất lượng tài nguyên môi trường (EQ) với yêu cầu sử dụng tài nguyên của loại hình du lịch sinh thái (ER). Trong đó: để xác định chất lượng tài nguyên môi trường (EQ) cho du lịch sinh thái chúng tôi tiến hành lựa chọn và phân cấp các yếu tố đánh giá, còn xác định yêu cầu sử dụng tài nguyên của du lịch sinh thái, chúng tôi phân tích một số khu du lịch sinh thái điển hình. Tiến hành đánh giá thích nghi của khu vực đối với du lịch
sinh thái theo thang bậc 4 của FAO: S1, S2, S3 và N; xây dựng bản đồ sinh thái cho huyện.
Với ưu thế về điều kiện tự nhiên của địa phương, chúng tôi phân cấp các nhóm tiêu chí tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch sinh thái của huyện Datẻh như sau:
Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên: phân làm 4 cấp
Bảng 12.2: Cấp độ hấp dẫn về du lịch theo tiêu chí về điều kiện tự nhiên
Cấp độ | Ký hiệu | Đặc trưng | |
1 | Hấp dẫn cao | I1 | - Có từ 4 đến 5 yếu tố - 2 - 3 yếu tố cá biệt so với địa phương khác - 1 yếu tố cấp Quốc gia. |
2 | Hấp dẫn trung bình | I2 | - Có từ 2 đến 3 yếu tố - 1 yếu tố nhưng mang tính cá biệt so với địa phương khác |
3 | Hấp dẫn kém | I3 | - Có 1 yếu tố |
4 | Không hấp dẫn | I0 | - Không có yếu tố nào |
Nhóm yếu tố nhân văn chủ yếu sử dụng tiêu chí về dân tộc thiểu số, và được phân thành 2 cấp: có (C1) và không (C0).
Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng: sử dụng 2 tiêu chí là khoảng cách từ đường
giao thông và khoảng cách với khu dân cư.
Bảng 12.3: Phân cấp độ hấp dẫn dựa trên tiêu chí về cơ sở hạ tầng của Đạ tẻh
STT Cấp độ Ký
hiệu
Đặc trưng
I Khoảng cách với đường giao T thông
1 Thuận lợi T1 Từ 1 đến 10km
10km | |||
3 II | Không thuận lợi Khoảng cách với khu dân cư | T0 R | Lớn hơn 20km |
1 | Thuận lợi | R1 | Từ 1 đến 5km |
2 | Tương đối thuận lợi | R2 | Nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 5km |
3 | Không thuận lợi | R0 | Lớn hơn 10km |
2 Tương đối thuận lợi T2 Nhỏ hơn 1km hoặc lớn hơn