Tổng Quan Về Du Lịch Sinh Thái, Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Của Lập Điền


công ăn việc làm cho dân cư địa phương, vừa tạo ấn tượng cho du khách đến thăm quan

13.7. Định hướng quy hoạch du lịch sinh thái bền vững cho khu vực Hồ Đạ Hàm – Đạ Tẻh

13.7.1. Đối với hồ Đạ Tẻh:

Quy hoạch định hướng phân chia làm 3 khu vực:

a. Khu vực phía Tây (bờ đập) và đập tràn (Mô hình 1):

Quy hoạch các khu vực có sự can thiệp của con người khá sâu vào môi trường tự nhiên qua hoạt động đầu tư các công trình; là khu vực năng động có thể tiếp nhận lượng khách ít chọn lọc: Khu nghỉ dưỡng, khu khách sạn – hội thảo – hội nghị, khu du lịch canh nông (hoặc làng biệt thự), khu vui chơi giải trí – tham quan

– văn hóa và thể thao.

b. Khu vực phía Đông (Mô hình 2 và các khu ốc đảo):

Quy hoạch các phân khu phục vụ cho du lịch sinh thái, kết hợp với nghỉ dưỡng; là khu vực hạn chế các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, tiếp nhận lượng khách chọn lọc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

c. Khu vực phía Đông Bắc (Thượng nguồn hồ Đạ Tẻh):

Quy hoạch khu vực sinh thái, tăng cường bảo vệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các loài động – thực vật phát triển, không can thiệp vào môi trường tự nhiên, tiếp nhận lượng khách rất chọn lọc.

13.7.2. Đối với hồ Đạ Hàm:

Quy hoạch phân chia làm 2 khu vực:

a. Khu vực bờ đập và thôn 4B, 5A (Khu A):

Quy hoạch các khu vực đầu tư các công trình nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hoá nông thôn: cuộc sống nông thôn, công việc cày cấy, văn minh lúa nước, lễ hội của người Nùng…

b. Khu vực vòng quanh bờ hồ đi từ khu vực bờ đập:

Với những con đường mòn đi dạo trong rừng và những nhà nghỉ sinh thái du khách có thể thưởng thức cảnh quan thiên nhiên hoang dã. Lợi thế từ những con đường mòn xuyên rừng là có thể từ đó nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho khách và tạo việc làm cho người dân bản địa. Hơn nữa, việc tiếp xúc và nhìn nhận các loài cây có trên đường đi với những lời giới thiệu về đặc tính cùng các công dụng của chúng


sẽ tạo hứng thú rất lớn cho du khách. Trên tuyến đường mòn cũng khai thác được hết các ngọn thác ẩn trong rừng và kết hợp với việc chèo thuyền qua những khúc eo của hồ tạo cho du khách cảm giác khám phá và mạo hiểm thú vị. Kết thúc của con đường mòn là những thôn làng cùng với cảnh quan rất đầm ấm quen thuộc, du khách sẽ cùng hoà mình vào cuộc sống nông thôn nơi đây.

Dựa vào điều kiện giao thông, các cảnh quan sẵn có và các loại hình du lịch, nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách đồng thời tạo mối liên minh giữa huyện Đạ Tẻh và các huyện xung quanh, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, có thể xây dựng các tuyến du lịch sau:

Tuyến du lịch thác Triệu Hải – hồ Đạ Tẻh

Từ thành phố Hồ Chí Minh đến ngã ba Madagoui, du khách sẽ đến xã Triệu Hải. Đi bộ khoảng 2km chúng ta sẽ đến thác nước Triệu Hải, hoang sơ và hùng vĩ. Sau khi thưởng thức các hoạt động vui chơi giải trí tại đây, du khách sẽ được hướng dẫn đến khu vực hồ Đạ Tẻh, nghỉ ngơi tham quan và thưởng thức các loại hình du lịch ở đây.

Tuyến này thích hợp cho mọi đối tượng khách du lịch.

Sản phẩm du lịch chính trong tour này là du lịch dã ngoại tại thác Triệu Hải, nghỉ dưỡng tại và thưởng thức ẩm thực tại hồ Đạ Tẻh.

Tuyến Madagoui – hồ Đạ Tẻh – đỉnh đăng Lu Gu

Tuyến du lịch này thích hợp cho mọi đối tượng, nó thỏa mãn mọi sở thích của khách du lịch, từ không gian yên tĩnh, thơ mộng với loại hình chèo thuyền du ngoạn đến khung cảnh hùng vĩ với cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm trong loại hình leo núi, vược thác. Tham gia vào tuyến du lịch này, du khách sẽ được tận hưởng những giây phút thoải mái, hấp dẫn và hồi hộp. Tham gia vào tuyến này du khách sẽ tận hưởng được tất cả những loại hình du lịch đặc trưng của khu vực cao nguyên.

Tour này chủ yếu thiên về hướng du lịch mạo hiểm tại hồ Đạ Tẻh, nghỉ dưỡng cao cấp (tại Madagoui)

Tuyến thác Triệu Hải – hồ Đạ Tẻh – Nam Cát Tiên

Tuyến này rất thích hợp cho các đối tượng yêu thích thiên nhiên, say mê nghiên cứu về sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới ẩm, hơn nữa tuyến này có lợi thế là không phải di chuyển nhiều do vị trí liền kề nhau.

Tour này chủ yếu áp dụng cho sinh viên học sinh tham quan nghiên cứu tại Nam Cát Tiên, cắm trại tại Triệu Hải, du lịch mạo hiểm (tại hồ Đạ Tẻh)

Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - hồ Đạ Tẻh – Đà Lạt

Đây là tuyến du lịch dành cho những du khách thích loại hình du lịch nghỉ dưỡng


ngắn ngày hoặc dài ngày. Hiện nay, loại hình du lịch này rất được người dân ở các thành phố lớn ưa chuộng. Nếu muốn không gian yên tĩnh, thơ mộng để nghỉ ngơi, thư giãn, thoát khỏi không khí ồn ào, oi bức của phố phường chật chội, du khách có thể tìm đến mô hình du lịch loại này. Ngược lại, nếu du khách là dân Đà Lạt, hoặc là người bản xứ muốn nhìn sự tráng lệ và sầm uất của đô thị loại 1 có thể tham gia vào tuyến du lịch này.

Ngoài ra còn hai tour sẽ được đưa vào khai thác khi tuyến giao thông Đạ Tẻh – Bình Phước và Đạ Tẻh – Đam Bri xây dựng hoàn chỉnh, đó là:

o Tuyến Cát Tiên – Madagoui – Đạ Tẻh – Bình Phước:

o Tuyến Cát – Tiên – Madagoui – Đạ Tẻh – Đam Bri (Bảo Lộc)

249 CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Từ các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực 1


249


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực hồ Đạ Tẻh, hồ Đạ Hàm. Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái nơi đây?

2. Anh (chị) hãy nêu ưu, nhược điểm của mô hình du lịch sinh thái hồ Đạ hàm?

3. Anh (chị) hãy nêu ưu, nhược điểm của mô hình du lịch sinh thái hồ Đạ tẻh?

4. Anh (chị) hãy nêu ưu, nhược điểm của mô hình du lịch sinh thái rừng tại Lâm trường Đạtẻh?

5. Anh (chị) hãy nêu ưu, nhược điểm của mô hình du lịch sinh thái trác Triệu Hải?

6. Nêu các giá trị về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn đa dạng sinh học, các yếu tố văn hoá - lịch sử và các làng nghề truyền thống… trong phát triển du lịch sinh tháicủa khu vực nghiên cứu ?

7. Các biện pháp bảo vệ môi trường của khu quy hoạch du lịch?

8. Các nguyên tắc trong công tác quản lý du khách?

9. Ý nghĩa của công tác phân tích và đánh giá sức chứa trong công tác quản lý khu du lịch sinh thái?

10. Đề xuất của anh (chị) nhằm nâng cao sức chịu tải của khu du lịch?


CHƯƠNG 14

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN CHIM LẬP ĐIỀN – XÃ LONG ĐIỀN TÂY – HUYỆN ĐÔNG HẢI – TỈNH BẠC LIÊU


14.1. TỔNG QUAN

14.1.1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:

a. Mục tiêu: Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu bảo tồn sự đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái trong mối quan hệ với phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái của xã Long Điền Tây (Đông Hải - Bạc Liêu), đưa xã Long Điền Tây vào bản đồ du lịch - một cách quảng bá hình ảnh mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.

b. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp luận: Xác định sự đa dạng sinh học của vùng, nghiên cứu cảnh

quan và đa dạng cảnh quan sinh thái góp phần phục vụ cho du lịch sinh thái. Từ đó xác định được tiềm năng, khả năng phát triển du lịch sinh thái của vườn chim Lập điền. Sau đó, cần xác định những tiềm năng khác như con người, quy hoạch phát triển của xã, huyện, tỉnh; cơ sở vật chất hạ tầng du lịch hiện tại và theo quy hoạch phát triển của địa phương. Cuối cùng cần đánh giá tác động có thể có của du lịch sinh thái lên môi trường sinh thái, xã hội, nhân văn, mức độ phát triển, tính kinh tế của phát triển du lịch sinh thái, khả năng phát triển của loại hình du lịch này đến năm 2010.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Phương pháp phân tích hệ thống.

Phương pháp khảo sát: gồm có thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn (số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội liên quan đến vườn chim Lập Điền; điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của vườn chim và xác định các lòai quý hiếm, sinh cảnh đặc biệt thu hút các loài chim đến sinh sống, khảo sát thực vật, khảo sát các loài động vật khác… Đồng thời phỏng vấn và điều tra theo phiếu mẫu đối với các nhà quản lý, các chuyên gia, khách du lịch và cộng đồng địa phương.

Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm excel để nhập, xử lý từ đó đánh giá số liệu thu thập được.

Phương pháp bản đồ GIS

Phương pháp kinh tế sinh thái


Phương pháp chuyên gia

Phương pháp SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats)

14.1.2. Tổng quan về du lịch sinh thái, tiềm năng du lịch sinh thái của Lập Điền Vườn chim Lập Điền có diện tích khoảng 27ha (diện tích đất có rừng và các loài chim thường xuyên về cư trú là 10ha, vùng đệm bao quanh là 11ha) nằm trong khu hệ rừng ngập mặn ven biển với sự hiện diện của các loài thực vật được trồng bổ sung từ năm 1972, chủ yếu: Đước đôi (Rhizophora apiculata), Mắm đen (Avicennia officinalis L)... và các loại thực bì khác như ô rô gai (Acanthus ilicifolius), cóc kèn (Dioscorea esculenta), lức (Pluchea indica)...tạo thành một quần thể thực vật hấp dẫn đối với các loài động vật đến cư trú mà chủ yếu là các loài chim.

Vườn có tổng cộng khoảng 33 loài chim thuộc 8 bộ và 21 họ được ghi nhận, có 3 loài quý hiếm là Cổ rắn (Anhinga melanogaster) cấp NT trong Sách đỏ Thế Giới (2006), loài Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulophotes) có nguy cơ tuyệt chủng (cấp Vu) trong sách đỏ Thế giới (2006) và lòai Giang sen (Mycteris leucocephala) là lòai hiếm R (Sách đỏ Việt Nam 2006) và cấp LR theo IUCN 2006.

Trong đường cong phát hiện độ phong phú cho thấy, tại vườn chim Vạc (Nycticorax nycticorax) là loài có số lần xuất hiện nhiều nhất, tiếp theo là Cò ngàng trắng (Egretta garzetta) với 26 lần xuất hiện, Sả khoang cổ (Todiramphus chloris) với 13 lần xuất hiện, Cồng cộc (Phalacrocorax niger) với 11 lần xuất hiện

Có 5 loài được xem là hiếm (xuất hiện 1 lần trong tổng số 31 danh sách điều tra) là: Yểng Quạ (Eurystomus orientalis), Chích bụng vàng (Gerygone sulphurea), Bông lau mày trắng (Pycnonotus goiavier), Diều hen (Circus cyaneus), Khướu (Malacopteron sp).

Thức ăn chủ yếu của các loài chim nước tại Vườn chim là Cá rô phi, Cá rô đồng, Tôm, Tép, Cào cào. Tuy nhiên, tùy theo mỗi loài thành phần thức ăn có thể khác nhau đôi chút.

Các loài chim nước thường phân bố trên các loài thực vật: Chà là (Phoenix canariensis), Mắm đen (Avicennia officinalis), Tra bồ đề (Thespesia populnea), Đước đôi (Rhizophora apiculata).

Mùa sinh sản của nhóm Vạc (Nycticorax nycticorax) là khoảng tháng 8 đến tháng 10, nhóm Cò bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4.

Mối đe dọa lớn nhất của Vườn chim là sự săn bắn và quấy phá của người dân xung quanh. Vì vậy, biện pháp cấp bách để bảo vệ chim hiện tại là làm hàng rào, xây dựng hương ước bảo vệ chim và chính quyền địa phương phải có công văn cấm săn bất chim tại Lập Điền


Với khu hệ chim như vậy, có thể quy hoạch để Vườn chim phát triển thành khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên hệ thống giao thông chưa thuận tiện, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, diện tích Vườn chim còn nhỏ.

14.2. CÁC LOẠI HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN CHIM LẬP ĐIỀN

14.2.1.Xây dựng nguyên tắc chỉ đạo quản lý các hoạt động du lịch sinh thái ở vườn chim Lập Điền:

Các nguyên tắc chỉ đạo là công cụ truyền thông cơ bản để giảm tác động của du khách đến thiên nhiên. Chúng rất có ích trước khi các luật lệ về hành vi du khách được thiết lập và ban hành. Về lý tưởng, tất cả các khu du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên nên có các nguyên tắc chỉ đạo cho du khách. Tuy nhiên, cũng có thể dùng nguyên tắc chỉ đạo chung cho tất cả các khu và sau đó bổ sung thêm nguyên tắc riêng khi khách đến tham quan.

Trong các hoạt động du lịch sinh thái của vườn chim Lập Điền, vai trò của chủ vườn, các tổ chức môi trường, cộng đồng địa phương rất quan trọng trong việc giáo dục du khách. Vai trò của họ chính là nâng cấp các dịch vụ và bảo vệ môi trường, bảo vệ chất lượng cuộc sống và điều kiện làm việc trong khu vực.

Đồng thời, sau khi lập các nguyên tắc chỉ đạo, cần phải tạo điều kiện cho khách tham quan tiếp cận với các nguyên tắc cơ bản trong cuộc tham quan vườn chim. Các tài liệu về nguyên tắc chỉ đạo có thể được đặt ở: Sách hướng dẫn du lịch vườn chim Lập Điền; Bản đồ đường xá và điểm du lịch vườn chim Lập Điền; Tờ bướm quảng cảo về vườn chim Lập Điền; Tài liệu từ công ty du lịch trước chuyến đi: công ty Du lịch Bạc Liêu; Trung tâm đón khách (phát tay hoặc dùng bảng); Tài liệu ở cổng vào, áp phích, và bảng hiệu.tại vườn chim Lập Điền; Phòng khách của vườn chim Lập Điền; Quầy bán dụng cụ (câu cá, dã ngoại…) trên đường vào vườn chim hay trong khuôn viên của vườn chim Lập Điền…

Vườn chim Lập Điền có cảnh quan đẹp, tự nhiên nên cần có chính sách quản lý ngay từ ban đầu để tránh tình trạng sau một thời gian hoạt động du lịch gặp phải các vấn đề rác thải, nước thải, mất cảnh quan thiên nhiên, môi trường ô nhiễm… gây cảm giác khó chịu, làm mất sự hứng thú tham quan của khách. Hoạt động du lịch sinh thái không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế - xã hội mà còn phải nâng cao nhận thức, ý thức, hành vi của các thành viên tham gia du lịch và khách tham quan. Có như vậy danh tiếng của điểm du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền mới được bảo vệ và ngày càng cuốn hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.

14.2.2. Các loại hình du lịch sinh thái ở vườn chim Lập Điền

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí