Được Sự Ủng Hộ Và Đầu Tư Của Các Cơ Quan Ở Địa Phương Trong Quá Trình Xây Dựng Và Hoạt Động.


Cấp độ thích nghi đối với các loại hình du lịch ở Đạ Tẻh: Nhằm xây dựng nên bản đồ phân cấp thích nghi và hệ thống các đơn vị thích nghi đối với loại hình du lịch sinh thái do đối chiếu giữa các tiêu chí đã lựa chọn và phân cấp với chất lượng tài nguyên của huyện. Bằng cách chồng xếp các bản đồ đơn tính: bản đồ phân cấp các yếu tố cơ sở hạ tầng, bản đồ phân các yếu tố nhân văn, bản đồ phân cấp các yếu tố tự nhiên, bản đồ nền để xây dựng bản đồ thích nghi du lịch sinh thái huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng. Kết quả đạt được:


 Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái huyện Đạ Tẻh Từ kết quả đánh giá 1


Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái huyện Đạ Tẻh: Từ kết quả đánh giá thích nghi trên, tiến hành tổng hợp các yếu tố theo phương pháp “điều kiện hạn chế” của FAO. Phương pháp này sử dụng theo cấp hạn chế nhất để kết luận tiềm năng của một đơn vị thích nghi, ta được kết quả:


13 5 Phân tích sức tải tại khu du lịch Hồ Đạ Tẻh và Hồ Đạ Hàm bằng công 2


13.5. Phân tích sức tải tại khu du lịch Hồ Đạ Tẻh và Hồ Đạ Hàm bằng công cụ SWOT :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Điểm mạnh Điểm yếu

1. Được sự ủng hộ và đầu tư của các cơ quan ở địa phương trong quá trình xây dựng và hoạt động.

2. Có một nền đa dạng sinh học cao, hệ động, thực vật ở đây tương đối phong phú.

3. Công tác bảo tồn được đề cao và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

4. Kết hợp với các khu du lịch sinh thái trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng phục vụ cho khách du lịch, nhằm ngày càng đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch sinh thái.

1. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch chưa phát triển. Hệ thống giao thông còn yếu kém., điện nước phục vụ cho nhu cầu du lịch có nguy cơ quá tải.

2. Chưa đánh giá hết được khả năng phát triển của hai khu du lịch này trong tương lai.

3. Ô nhiễm môi trường trong khu du lịch.

4. Ảnh hưởng đến sinh cảnh.

Cơ hội Thách thức

1. Bảo vệ nguồn lâm sản..

2. Phát triển động vật hoang dã, giảm săn bắt động vật hoang dã.

3. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương.

4. Tăng trưởng kinh tế địa phương và giao lưu văn hoá; cải thiện làng nghề văn hoá.

1. Vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải và ô nhiễm không khí trong hoạt động du lịch sinh thái là không trách khỏi.

2. Chưa đầu tư được đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho địa phương.

3. Sự xuất hiện của quá nhiều khách du lịch vào một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến đời sống một số loài động vật.

13.6. Mô hình phát triển du lịch kết hợp làng nghề tại vùng nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng về vị trí địa lý, đa dạng sinh học, lễ hội truyền thống… Đề tài đưa ra một số mô hình cho từng khu vực cụ thể như sau:

13.6.1. Mô hình du lịch sinh thái hồ Đạ Hàm:

Hồ Đạ Hàm có diện tích mặt nước nhỏ do đó có thể xây dựng mô hình du lịch du ngoạn trên hồ kết hợp với hoạt động câu cá giải trí. Tại đây có thể quy hoạch nuôi


trồng thủy sản với một số loài đặc trưng. Tuyến thuyền đi trên hồ Đạ Hàm có thể kéo dài trong vòng một ngày, du khách có thể lấy thông tin về chuyến du lịch tại điểm nghỉ ngơi. Có thể xây dựng hai phương án cho du khách lựa chọn:

Phương án 1: du khách thích chèo thuyền trên hồ ngắm phong cảnh. Du khách có thể lựa chọn loại hình chèo thuyền hoặc đạp vịt. Nếu thích tự câu cá, du khách có thể thuê cần câu và thả mình trên thuyền để câu cá. Đến cuối hồ, du khách có thể đi ngược lên các suối thượng nguồn đổ ra hồ, tham quan các công trình thủy lợi, hoặc có thể đi theo các con đường được xây dựng quanh hồ.


Phương án 2: Xây một số nhà sàn hai bên bờ hồ để du khách ngồi câu cá. Loại hình này thích hợp cho những người thích sự yên tĩnh, vì thế cần phải quy hoạch khu vực riêng biệt, tránh các hoạt động làm khuấy động không gian mặt nước ở những vị trí này.

Sau khi câu cá, nếu muốn, du khách có thể tự mình chế biến các món ăn từ thành quả lao động của mình hoặc có thể nhờ đầu bếp tại đây. Tuyến hồ Đạ Hàm có thể bao gồm việc đi tham quan các thôn bản xung quanh hồ, ăn trưa và nghỉ ngơi. Du khách khi nghỉ ngơi ở các thôn bản xung quanh hồ, có thể được đi tham quan đời sống của người dân trong vùng cũng như có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người dân như hoạt động canh tác nông nghiệp như cách thức trồng và thu hoạch lúa, đánh bắt cá. Có thể dừng lại ở nhà người dân để nghe giới thiệu về các tập tục, tập quán sinh hoạt và các giá trị văn hoá đặc trưng của dân tộc đó.

13.6.2. Mô hình du lịch sinh thái hồ Đạ Tẻh:

Với diện tích mặt nước rộng khoảng 70ha, việc tham quan trên hồ Đạ Tẻh có thể được thực hiện bằng cách đi thuyền máy hoặc thuyền chèo để tham quan hồ và các đảo nhỏ trên hồ. Chuyến đi có thể kéo dài 1 hoặc vài ngày nếu như khách du lịch có ý định đi sâu vào trong rừng. Tại các đảo nhỏ khách du lịch có thể được nghỉ ngơi, sinh hoạt các hoạt động vui chơi như câu cá, bơi lội... Tuy nhiên trên các đảo nhỏ này, ưu tiên cao nhất là vẫn giữ được nét tự nhiên không có sự tác động mạnh mẽ của con người. Các khu nghỉ ngơi tại các đảo nên được thiết kế bằng các nguyên liệu có sẵn như tre, nứa, lồ ô. Các cơ sở tiện nghi nên hạn chế, không làm mất cảnh quan tự nhiên. Các khu vực vệ sinh công cộng cũng như neo đậu thuyền phải được thiết kế sao cho ảnh hưởng do các chất ô nhiễm như chất thải, mức độ yên tĩnh tác động tới môi trường tự nhiên là thấp nhất. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã thơm ngon, đắm mình vào làn nước hồ trong xanh hay tham quan những làng nghề do ta xây dựng thêm trên các ốc đảo này.


Hình 1 Toàn cảnh hồ Đạtẻh Hình 2 Lòng hồ Đạhàm Hình 3 Người dân khai thác 5Hình 1 Toàn cảnh hồ Đạtẻh Hình 2 Lòng hồ Đạhàm Hình 3 Người dân khai thác 6


Hình 1: Toàn cảnh hồ Đạtẻh Hình 2: Lòng hồ Đạhàm


Hình 3 Người dân khai thác tre nứa lồô và đang đợi mang về Hình 4 Một số 7Hình 3 Người dân khai thác tre nứa lồô và đang đợi mang về Hình 4 Một số 8


Hình 3: Người dân khai thác tre, nứa, lồô và đang đợi mang về

Hình 4: Một số hộ dân sống vùng thượng lưu của hồ Đạtẻh


Chúng ta có thể xây dựng một số trạm dừng chân, đó là các nhà sàn trên hồ để du khách đi thuyền chèo có thể làm chỗ nghỉ để tiếp tục cuộc hành trình. Các điểm dừng chân này được trang bị đầy đủ phương tiện liên lạc, máy bán nước tự động, nhưng cũng phải mang nét đặc trưng vốn có của người Mạ ở khu vực này. Các nhà nghỉ nên được xây theo kiểu nhà sàn với vật liệu chủ yếu là gỗ và tre nứa để không phá huỷ cảnh quan khu vực. Với các nhà nghỉ được xây trên mặt hồ, ta có thể kết hợp nuôi cá ở dưới nhà nghỉ, ở trong nhà nghỉ du khách vẫn có thể câu cá qua cửa sổ. Các nhà nghỉ sẽ được xây sát nhau theo từng cụm và được nối với nhau bằng các cầu gỗ. Khu vực nhà nghỉ sẽ được cách biệt với các khu khác trên hồ bằng các hàng rào bằng cây, cần chọn những loại cây thường được trồng làm hàng rào phải đủ cao đủ dày để cách ly được với bên ngoài và phải là các cây đặc trưng tự nhiên vốn có của hồ. Để tạo thêm sự phấn khởi, vui sướng cho du khách khi nghỉ ngơi trên hồ, du khách sẽ được người dân địa phương bơi xuồng đưa đi tham quan vòng quanh hồ.

Hoạt động câu cá trên hồ có thể thực hiện theo 2 cách như sau:

- Quy hoạch khu câu cá riêng dành cho khách du lịch, khu câu cá có thể nằm trên các đảo hoặc 1 khu vực nào đó. Điều này sẽ tạo ra sự đa dạng, phong phú cho mô hình để du khách có thể tham gia câu cá hoặc cùng người dân kéo lưới bắt cá.

- Tham gia cùng với nhân dân địa phương trong việc nuôi trồng và bắt cá, xem

người dân địa phương sinh họat.

Ngoài ra, ta cũng có thể chọn một vài điểm ven hồ, sạch sẽ, an toàn làm bãi tắm cho du khách.

Đào tạo và đưa người dân địa phương trở thành các hướng dẫn viên du lịch, lái thuyền chuyên nghiệp.

Dựa trên những lợi thế về điều kiện của con đường duy nhất dẫn vào lòng hồ, xây dựng dọc hai bên đường những nhà sàn truyền thống với cách xây dựng và bố trí vật dụng trong nhà tuân theo truyền thống của dân tộc bản địa, kết hợp xây dựng các hồ nước, ao nhỏ… tạo cảnh quan tự nhiên, trong lành. Phía sau hai dãy nhà trên lối vào hồ sẽ tiến hành trồng những vườn cây với các loại cây trái đặc trưng của vùng như chôm chôm, xoài, sa pô chê….

Dọc hai bên lối vào, ta bố trí những khu làng nghề gần nhau. Mỗi khu sẽ sản xuất một mặt hàng truyền thống riêng biệt gồm vài hộ gia đình hay ngay trong nhà nghỉ của du khách cũng là một hộ kinh doanh nghề truyền thống. Các khu sẽ liên kết lại với nhau thành một làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống.


Mô hình này không chỉ là loại hình du lịch nghỉ dưỡng mà còn kết hợp với loại hình du lịch Homestay và văn hóa bản địa, kết hợp với du lịch làng nghề nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu và thích hợp cho tất cả các loại du khách.

Ngoài những giá trị về đa dạng sinh học cũng như các hoạt động giải trí khác như câu cá, chèo thuyền trên hồ…Đạ Tẻh còn có nét nổi bật về giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Châu Mạ.

13.6.3. Mô hình du lịch sinh thái rừng:

Lâm trường Đạ Tẻh có diện tích khoảng 30.939,4 ha, trong đó có 4.445 ha(14%) rừng thường xanh và rừng hỗn giao, có một hệ sinh thái khổng lồ: 600 loài thực vật bậc cao, hàng trăm loại thuốc quý, hơn 60 loài phong lan, 240 loài chim trong đó có những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh; 53 loài thú. Rừng thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới phía nam Việt Nam.

Đến đây du khách sẽ được thưởng thức mô hình du lịch sinh thái rừng với việc đi bộ trong rừng ngắm cảnh thiên nhiên, đi bộ trong rừng học tập và nghiên cứu đa dạng sinh thái, quan sát chim thú, cắm trại trong rừng.

Tạo con đường dẫn xuyên qua dưới tán cây gỗ lớn um tùm của "kiểu rừng thường xanh đất thấp" như: gõ, giáng hương, trắc cẩm lai, gụ mật... du khách có thể ngắm khu hệ động vật có nhiều loài có giá trị cấp quốc gia và toàn cầu. Các loài thú như khỉ cộc, khỉ đuôi lợn, chà vá chân đen, vựơn vá vàng, gầu, rái cá, cầy mực, cầy giông… Khu hệ chim đa dạng về số loài, các loài này đều có giá trị bảo tồn cao. Các loài bò sát và lưỡng cư thì có 9 loài thuộc tầm quan trọng cấp quốc gia. Có địa điểm để du khách có thể cắm trại, xây dựng các nhà sàn nhằm tạo chỗ dừng chân cho du khách khi đi tham quan trong rừng, thiết lập mạng điện thoại liên lạc để du khách có thể liên lạc với trung tâm điều hành du lịch hoặc đội tuần tra để kịp thời giải quyết vấn đề khi gặp sự cố. Xây dựng đường mòn trong rừng, có bảng chỉ dẫn rõ ràng về hướng đến của các ngã rẽ, đồng thời cũng có những bảng cảnh báo nếu là khu vực nguy hiểm, các bảng phải liên kết các khu với nhau và có hướng dẫn để quay trở về, điều đó sẽ tạo cho du khách cảm giác an toàn khi tham gia vào tuyến du lịch này. Phương án lựa chọn ở đây là có thể áp dụng tuyến này với hai hình thức: tự tham quan và tham quan có người hướng dẫn.

Chìa khóa của sự thành công của mô hình du lịch sinh thái này là sự diễn giải. Các hướng dẫn viên này cần biết rõ về thông tin các loài chủ chốt trong rừng cũng như đặc điểm của từng loài. Các hướng dẫn viên du lịch sẽ được đào tạo và sau khi được đào tạo sẽ đào tạo lại cho các hướng dẫn viên trong làng cũng như người dân địa phương. Các hướng dẫn viên của làng sẽ hướng dẫn các du khách khi họ tới làng và


cùng đi du lịch cũng như các tham gia các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương.


Các đường mòn được lựa chọn sao cho có thể thể hiện được hết các khu, thảm thực vật đặc trưng của từng loài, cần có các bảng chỉ dẫn, pano giới thiệu về những nơi ấy để du khách có thể đọc được các thông tin. Ngoài ra các đường mòn đều phải đi qua các suối, sông nhỏ do đó các công trình xây dựng phải được thiết kế tinh vi và vững chắc.

Các chòi quan sát chim thú được xây dựng, thiết kế phục vụ cho nhu cầu quan sát chim thú của du khách có nhu cầu. Các hướng dẫn viên phải được đào tạo để hiểu biết về các loài động thực vật cũng như các đặc điểm sinh sống của chúng để có thể giới thiệu cho du khách hiểu rõ. Việc diễn giải không chỉ làm tăng thêm sự thích thú cho du khách mà còn giá trị giáo dục về môi trường đối với khách du lịch.

Một số đối tượng có nhu cầu thích tự mình khám phá và thích mạo hiểm có thể tham gia vào hình thức tự tham quan. Khi đó, cần giới thiệu cho du khách trang bị các bản đồ hướng dẫn và sách mô tả các loài động thực vật có trong khu du lịch nhằm tạo cho du khách một chuyến đi an toàn và bổ ích. Tuy nhiên cần phải bố trí đội ngũ tư vấn phổ biến cho du khách biết một số kinh nghiệm tồn tại trong môi trường hoang dã và cảnh báo những khả năng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có thể xây dựng tuyến thông qua khu vực bầu Sấu của nam Cát Tiên. Tiếp tục băng rừng, qua các thung sâu, sẽ đến Bầu Sấu. Đây là nơi chứa nước rộng nhất của rừng Nam Cát Tiên nằm gần như vào trung tâm của khu bảo vệ thiên nhiên. Vào mùa khô, nước rút đi nhiều, con đường đi vào Bầu Sấu tuy xa, nhưng đi lại dễ dàng, hai bên đường mòn trải dài cỏ vẩy ốc cứng, xen lẫn với các đám mai nước xanh mướt.

13.6.4. Mô hình du lịch sinh thái thác Triệu Hải:

Thác Triệu Hải hấp dẫn du khách bốn phương bởi nét hoang sơ với việc cắm trại dã ngoại, tắm và chơi các trò chơi mạo hiểm dưới thác nước, tham quan vườn cây ăn trái. Đến với thác Triệu Hải, du khách còn được thưởng ngoạn các loài hoa đặc sắc dọc đường dẫn vào thác cũng như trong khu vực thác. Đây sẽ là một lợi thế so với những con thác trong khu vực. Qua đây du khách không chỉ thưởng thức vẻ đẹp của hoa mà biết thêm tính đa dạng sinh học của rừng Đạ tẻh. Ta có thể hình thành một vườn hoa vừa để giới thiệu, vừa bán cho những du khách có nhu cầu. Nghiên cứu các giống cây trồng thích hợp để trồng các vườn cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, mít,… để du khách có thể thưởng thức hương vị trái cây đặc trưng của khu vực. Khi đó sẽ tạo được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023