Loại hình du lịch nghiên cứu: Vườn chim Lập Điền là nơi duy nhất có chim về làm tổ, sống, sinh sản như một hệ sinh thái tự nhiên. Diện tích không lớn nhưng có lợi thế rất lớn nhờ tính đa dạng của hơn 33 loài chim, hơn nữa đây là trường hợp đáng tuyên dương cho công tác trồng rừng và bảo vệ môi trường tự nhiên. Do đó có thể thu hút các chuyên gia về môi trường, đa dạng sinh học, quản lý môi trường, lâm nghiệp… đến nghiên cứu và xem chim. Đây cũng là một trường hợp cần nghiên cứu về sự chuyển đổi giữa môi trường nhân tạo (rừng trồng) thành môi trường tự nhiên. Để từ đó tìm ra nguyên nhân, rút ra được bài học và kinh nghiệm về công tác trồng rừng, khôi phục môi trường sinh thái nhằm tuyên truyền và nhân rộng ý thức bảo vệ thiên nhiên tại địa phương.
Loại hình nâng cao nhận thức và giáo dục môi trường: bên cạnh là một điển hình nghiên cứu khoa học, vườn còn là một điển hình về tinh thần bảo vệ môi trường. Môi trường gần gũi thiên nhiên, vườn là không gian có thể tổ chức các buổi học thực tế, các buổi tập huấn về bảo vệ môi trường, thực tập thiên nhiên cho giới học sinh, sinh viên… Để xây dựng được mô hình cần quan tâm đến yếu tố nhân lực (người dẫn đường có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng hướng dẫn) và thiết kế tuyến đi (nhằm điều tiết lượng du khách trong vườn)
Loại hình nghĩ dưỡng và thư giãn: phục vụ du khách trong thời gian đợi ngắm chim (sáng sớm và chiều tối)
Để sản phẩm du lịch thêm phong phú và tạo cho điểm du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền hấp dẫn hơn nữa, vườn cần phối hợp tạo tuyến du lịch kết hợp với các loại hình du lịch khác (tìm hiểu về văn hoá vùng ven biển Long Điền Tây, thám hiểm vùng cửa sông ven biển Rạch Cóc, Gò Cát) và các điểm du lịch khác của địa phương và của tỉnh bởi vì nhu cầu của khách tham quan luôn luôn được đặt ở mức cao. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan thì việc liên kết phát triển là cần thiết và mang tính lâu dài chứ không thể phát triển cục bộ.
Loại hình ngắm chim: quan sát bằng mắt thường, bằng ống nhòm, ghi lại âm âm thanh của chim, tài liêụ hướng dẫn nhận biết các loài chim… và cần thiết có người hướng dẫn hiểu biết về chim.
14.3. MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VÀ QUY MÔ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH Vườn chim Lập Điền được quy hoạch với diện tích dự kiến là 50 ha (trong đó đã bao gồm diện tích hiện tại là 20 ha, vùng lõi chỉ có 10ha). Trong vùng lõi có khoảng 40% diện tích là mặt nước của các mương trước đây tạo các liếp để trồng rừng, còn lại là đất rừng. Vườn chim theo quy hoạch có 2 vùng: Vùng vườn chim Lập Điền hiện nay
(vùng A) và vùng quy hoạch mở rộng (vùng B). Xây dựng trong vùng lõi quan tâm những vấn đề sau:
Nhà nghỉ: Xây dựng thêm các nhà chòi (5 cái) với sức chứa 4 người/nhà.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Và Đánh Giá Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Của Hồ Đạtẻh Và Hồ Đạ Hàm (Huyện Đạtẻh - Tỉnh Lâm Đồng)
- Được Sự Ủng Hộ Và Đầu Tư Của Các Cơ Quan Ở Địa Phương Trong Quá Trình Xây Dựng Và Hoạt Động.
- Tổng Quan Về Du Lịch Sinh Thái, Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Của Lập Điền
- Đề Xuất Các Biện Pháp Bảo Vệ Vườn Chim Lập Điền:
- Đề Xuất Các Mô Hình Du Lịch Sinh Thái Và Các Nhóm Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Châu Thành:
- Voi Trong Lễ Nghi, Phong Tục Và Đời Sống Của Đồng Bào Đăk Lăk
Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.
Chỉ xây dựng chòi tại khu vực bờ bao của vườn. Vị trí các chòi:
Nhà hàng và lễ tân: Nhà hàng có sức chứa 20 người.
Nhân lực phục vụ du lịch : có tổ chức lớp tập huận về du lịch sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học cho các thành viên thuộc các gia đình tại khu vực.
Thời gian tham quan trong vườn: Nếu khách tham quan bằng xuồng, chỉ chở tối đa 4 khách/xuồng, mỗi chuyến mất khoảng 1 – 2h và khoảng cách cho mỗi chuyến là 30 phút; đối với khách tham quan vòng ngoài theo từng nhóm (5 người kể cả hướng dẫn viên), xuất phát cách nhau 20 phút; du khách là những người nghiên cứu kết hợp dùng xuồng và đi bộ.
Hình 14.1: Quang cảnh vườn chim Lập Điền
Xây dựng mô hình dựa trên các nguyên tắc: 14.3.1.Nguyên tắc quy hoạch mặt bằng:
Mặt bằng xây dựng (nhà chòi, nhà hàng, sân…) và kết cấu của đường đi phải tránh việc cắt các cây to và giảm thiểu ảnh hưởng đến các đặc điểm tự nhiên khác. Các công trình xây dựng phải tương đối cách xa nhau để đảm bảo sự tăng trưởng của cây cối.
Thiết lập các biển báo tại điểm đầu của đường mòn để đề cao ý thức về môi trường tự nhiên và xác định rõ nội quy hành vi du lịch trong vườn vì các loài chim rất sợ tiếng ồn và những thay đổi lớn của cảnh quan. Do đó, trong quá trình tham quan khách không được làm ồn, không bẻ cây, xả rác.
Làm bảng tên cụ thể từng loại cây chính trong khu vực tham quan để khách làm quen với các loài thực vật mà họ có thể gặp xung quanh.
Hạn chế hoặc tránh sử dụng các thiết bị chiếu sáng khu du lịch để không ảnh hưởng đến tập tính sinh họat của các loài chim và động vật khác trong rừng.
Cần kiểm soát xói mòn đất đối với tất cả các công trình khi dự tính xây dựng: Phải thoát nước ra khỏi các lối mòn và đường đi để tránh việc nước chảy thành dòng lớn gây xói mòn làm ảnh hưởng đến hệ thống đê bao của vườn. Sử dụng các kỹ thuật phát triển mặt bằng có tác động thấp đến môi trường. Chẳng hạn như hành lang nổi, thay vì đường mòn lát hay không lát gạch.
14.3.2.Nguyên tắc thiết kế công trình:
Khi thiết kế công trình phải tận dụng kỹ thuật xây dựng, vật liệu, giá trị văn hoá địa phương nếu hợp với môi trường. Kiến trúc xây dựng các nhà nghỉ, nhà hàng phải hoà hợp với các triết lý môi trường và mục đích khoa học. Hình dáng và vẻ ngoài của công trình phải hài hoà với cảnh quan thiên nhiên ở Lập Điền. Các thiết kế này phải dựa trên tiêu chuẩn môi trường lâu dài chứ không phải căn cứ vào tiêu chuẩn vật chất trước mắt.
Cung cấp các phương tiện phục vụ cho các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung. Cần bố trí chỗ cạo đất bám trên giày, dép; rửa chân ngoài trời ... vì các họat động này sẽ trở thành những điều kiện thiết yếu cho sự thành công của mô hình du lịch sinh thái ở vườn chim Lập Điền.
Sử dụng tán cây để che phủ bớt các đường mòn đi lại giữa các khu nhà để giảm thiểu xói mòn, che nắng và cung cấp chỗ trú khi trời mưa.
Cung cấp cho khách du lịch sinh thái các tài liệu tham khảo tại chỗ phục vụ nghiên cứu, học hỏi về thiên nhiên và du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường ở vườn chim Lập Điền.
Thiết bị và đồ dùng nội thất phải được làm từ nguyên liệu địa phương, trừ khi nguyên liệu cho các vật dụng phục vụ cho các mục đích đặc biệt không có ở địa phương.
Các phương tiện phục vụ nên tận dụng vật liệu, thợ thủ công và nghệ nhân địa phương.
14.3.3.Nguyên tắc thiết kế cơ sở hạ tầng và sử dụng năng lượng:
Các yếu tố cảnh quan phải được tính đến để cũng cố sự thông thoáng tự nhiên của các phương tiện và tránh việc tiêu dùng năng lượng không cần thiết.
Nên sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió ở những nơi có thể.
Bố trí các đường ống nước sao cho hạn chế việc đào đất, tốt nhất là bố trí liền kế với đường mòn.
Các nhà chòi được thiết kế sao cho các cửa lớn, cửa sổ có chức năng điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ. Không sử dụng điều hoà nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa khô và mùa mưa. Khi thiết kế cần tận dụng kỹ thuật thông thoáng tự nhiên nhằm đảm bảo sự thoải mái của khách du lịch.
14.3.4.Nguyên tắc quản lý chất thải:
Chất thải phải được thu gom từ nguồn nhờ mạng lưới các biển báo, chỉ dẫn và các thùng rác có tác dụng phân loại ngay tại nguồn; thùng rác thiết kế có khả năng gây được sự chú ý, thuận lợi cho mọi người đồng thời tạo vẻ mỹ quan cho điểm du lịch…
Sử dụng các mô hình xử lý nước thải để xử lý nước thải các nhà nghỉ, nhà hàng trong vườn chim trước khi thải ra ngoài.
14.3.5.Nguyên tắc đánh giá các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái:
Sử dụng kiến trúc các công trình văn hoá truyền thống và vật liệu ở địa phương, các thành viên cộng đồng phải tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái, sử dụng sáng tạo các phương tiện có tính khuyến khích khách du lịch yêu thiên nhiên…
Trong quá trình hoạt động du lịch sinh thái ở vườn chim Lập Điền, đồng thời với nỗ lực phát triển du lịch sinh thái bền vững, vườn và các cơ quan ban ngành ở địa phương nên hết sức cố gắng triển khai các hoạt động du lịch sinh thái tuân theo các nguyên tắc của du lịch sinh thái đã nêu trên.
Quản lý khách tham quan: Phổ biến các nguyên tắc chỉ đạo cho đội ngũ nhân viên, cộng đồng hoạt động trong vườn, trong khu vực quy hoạch và những người dân xung quanh vườn biết để họ trực tiếp quản lý, nhắc nhở các hành vi của du khách trong quá trình tiếp xúc.
14.4. Sức tải của khu du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền.
14.4.1.Xác định mức độ ảnh hưởng của mô hình du lịch sinh thái đến môi trường sinh thái xã Long Điền Tây:
Hoạt động du lịch sinh thái tại vườn chim Lập Điền sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đẩy mạnh sản xuất, góp phần phát huy các nét văn hóa truyền thống của người dân xã Long Điền Tây…Bên cạnh đó ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự đa dạng và thay đổi tập tính sinh họat của các loài chim, một số giá trị văn hóa sẽ bị thương mại hóa, tệ nạn xã hội bắt đầu manh nha…
Một số hoạt động du lịch tại vườn chim Lập Điền có thể tác động đến hệ sinh thái, môi trường, tài nguyên của khu vực:
+ Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự nhiên trong vườm chim để xây dựng nhà hàng, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch.
+ Việc san lấp mặt bằng làm phá hủy hệ thực vật ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ
tầng.
+ Việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, khí thải, dầu từ các phương tiện
giao thông đường thủy và đường bộ do vận chuyển hành khách.
+ Chất thải rắn, nước thải từ những hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và từ khu du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền.
Các tác động tích cực: góp phần không nhỏ trong việc phục hồi, tôn tạo cảnh quan đối với những không gian quy hoạch để xây dựng khu du lịch sinh thía của vườn chim, tạo nơi cư trú, sinh sản cho các loài chim, tăng giá trị sử dụng đất, bảo vệ và phát triển các loài chim quý hiếm. Trồng thêm một số loài thực vật phục vụ du lịch sẽ làm cho quần thể thực vật thêm phong phú.
Mang lại thu nhập và việc làm cho người lao động tại địa phương (hướng dẫn viên du lịch, thủ công mỹ nghệ, vận chuyển, bảo vệ,…) từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ trong vùng và vùng lân cận…Đồng thời tạo ra một tiềm lực kinh tế mới, tăng thu nhập cho địa phương thông qua các dịch vụ như: cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông đường bộ và đường thuỷ…
Là động lực thúc đẩy quá trình đô thị hoá của khu vực và vùng lân cận. Tạo ra cơ hội để người dân địa phương tiếp xúc với những nét văn hoá mới, những phương tiện hiện đại được mang đến từ du khách. Là điều kiện để văn hoá bản địa được truyền bá rộng ra những khu vực xung quanh, đồng thời dân trí sẽ được nâng cao…
Tác động tiêu cực: Việc xây dựng hệ thống giao thông, các cơ sở hạ tầng để phục vụ cho khách du lịch có liên quan đến việc phải phá thảm thực vật nhất định làm ảnh hưởng đến sinh cảnh của vùng, ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn nước. Đồng thời từ khi bắt đầu thi công đến lúc đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái dẫn ra môi
trường lượng không nhỏ nước thải ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, khói bụi, tiếng ồn và các chất làm ô nhiễm không khí... từ đó tác động đến nguồn tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học. Đó là chưa kể đến việc khai thác nguồn nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt và hoạt động du lịch có khả năng làm sụt lún đất đai.
Việc tập trung đông người, phá sinh cảnh và hoạt động xây dựng có thể làm cho các loài chim hoảng sợ và bỏ đi.
Việc tập trung lao động và khách du lịch với số lượng lớn vào cùng một thời điểm sẽ làm xuất hiện các dịch vụ phục vụ cho công trình, các nhà hàng, khách sạn phục vụ cho du lịch. Đất trồng cây nông nghiệp, trồng rừng và đất ao nuôi tôm sẽ được chuyển sang đất sử dụng cho mục đích du lịch. Hậu quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ tạo ra một số lao động tại chỗ bị mất công ăn việc làm do trước đó họ làm nghề nông hoặc nuôi tôm. Một số lao động sẽ chuyển từ nghề nông sang lao động trong khu du lịch gây nên tình trạng thâm hụt lao động nông nghiệp, ảnh hưởng phần nào đến việc cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm cho vùng. Ngoài ra, hoạt động du lịch còn tạo nên sự xáo trộn về đời sống cũng như các khó khăn khác trong việc thích nghi với hoạt động du lịch của khu vực. Vì vậy, để tránh tình trạng này, vườn chim sẽ sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi ỡ địa phương.
Sự tập trung lớn nhiều du khách với nhiều thành phần trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống và nền văn hoá địa phương, tạo cơ hội cho các tệ nạn xã hội gia tăng. Quy hoạch và xây dựng khu du lịch sinh thái sẽ làm ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp sang dịch vụ.
14.4.2.Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những tác động do hoạt động du lịch gây ra:
Các biện pháp công nghệ: phun nước tạo ẩm nhằm hạn chế bụi trong quá trình xây dựng; có tấm phủ các vật liệu trong quá trình chuyên chở để tránh rơi vãi và giảm bớt bụi; trồng cây xanh, bảo trì máy móc thiết bị và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí.
Xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và nước thải chảy tràn trên mặt đất. Khai thác nước ngầm cần phải tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ tài nguyên nước.
Xây dựng hệ thống thu gom rác thải đưa vào các bãi rác tập trung của huyện xử
lý.
Tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức cho người dân địa phương về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm chống các bệnh về đường ruột như dịch tả, tiêu chảy… Đặt ra các quy định, nguyên tắc trong vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Các biện pháp kinh tế: Cần có các quy định về bồi thường thiệt hại hoặc có biện pháp khắc phục đối với các cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng đến môi trường.
Cần phải tìm kiếm các đầu mối sản xuất, điều tiết hàng hóa sao cho giá cả thị trường giữ được mức cân bằng và ổn định trong quá trình phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ của địa phương do tác động của du lịch sinh thái.
Có các biện pháp chính sách đền bù thoả đáng, đồng thời có thể tạo công ăn việc làm cho những người dân có đất nằm trong quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái.
Áp dụng các loại thuế bắt buộc đối với các khu du lịch sinh thái để đầu tư xây dựng lại các cơ sở hạ tầng, chỉnh trang lại bộ mặt của xã Long Điền Tây.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý khu du lịch, chính quyền địa phương các cấp nhằm duy trì trật tự an toàn xã hội cho khu vực. Đồng thời chính quyền địa phương cũng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giữ gìn nét văn hóa cho vùng.
14.4.3.Xác định khả năng chịu tải của mô hình du lịch sinh thái: Bằng các công thức tính toán, ta tính được:
Sức tải thường xuyên của khu du lịch: CPI AR a 96000250 384 (người) Sức tải hàng ngày của khu du lịch: CPD CPI TR TR a 230 (người)
Sức tải hàng năm của khu du lịch: CPY CPD PR ( AR TR) (a PR) 2 (người)
Sức tải sinh thái của khu vực:
C AS96000300032 (người)
Sức tải tự nhiên của khu du lịch: Hiện nay toàn xã chỉ có một trạm Y tế gồm 10 phòng trong đó có 10 giường bệnh. Trạm y tế này được chia thành 2 điểm, một điểm ở Kênh Tư và một điểm ở Ngã Ba Khâu. Trạm Y tế của xã gồm 5 y sĩ, 02 bác sĩ, 01 y tá, 02 nữ hộ sinh, 1 dược sĩ, 1 họ lý và 1 kỹ thuật viên xét nghiệm. Theo thống kê của xã năm 2006, tổng dân số của xã là 10.697 người. Như vậy, nếu tính bình quân đầu người thì một cán bộ y tế xã sẽ phải chăm sóc cho 835 người. Tình trạng thiếu y bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương là rất lớn. Nếu du lịch đi vào hoạt hoạt động và phát triển thì dịch vụ y tế của xã Long Điền Tây sẽ trở nên quá tải.
Hệ thống giao thông chưa hoàn thiện: chỉ có một con đường liên tỉnh được trải nhựa, còn lại được làm bằng đất, mặt đường nhỏ, mùa nắng bụi nhiều, mùa mưa lầy lội.
Mạng lưới điện, nước sinh hoạt chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách và người dân trong vùng và sẽ càng trở nên khan hiếm nếu không có biện pháp cải thiện trong tương lai.
Sức tải môi trường của khu du lịch: Số lượng du khách cho phép vào khu du lịch sinh thái vào một thời điểm là 30 người. Và đi theo đoàn khoảng 4 người cách nhau 30 phút sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nét hoang sơ vốn có của khu vực.
Đánh giá chung:
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của vườn chim Lập Điền là rất lớn. Phát triển du lịch sinh thái tại vườn chim là tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho địa phương, tôn tạo và phát huy các cảnh quan thiên nhiên và môi trường trong phát triển bền vững, trong hội nhập quốc tế. Gắn liền du lịch sinh thái với du lịch văn hóa và nhân văn của địa phương. Tuy nhiên, phát triển du lịch sinh thái mà không có phương pháp quản lý thường tạo ra các tác động bất lợi đến môi trường và cảnh quan du lịch của vườn chim. Các tác động của du lịch sinh thái tại vườn chim có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí, chất lượng nước, đời sống kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự của xã Long Điền Tây.
Chính những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến hệ sinh thái, môi trường của xã Long Điền Tây nên chúng ta cần có những nghiên cứu chính xác về hệ sinh thái vườn chim Lập Điền. Phát triển du lịch sinh thái sao cho không lấy đi đất đai, không đốn rừng và làm các loài chim sợ hãi, rời bỏ nơi cư trú. Phúc lợi của các loài chim, thú và tài nguyên rừng của vườn chim phải được đặt lên hàng đầu vì nếu không có chúng thì sẽ không có khu du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường của vườn chim Lập Điền cũng là một vấn đề cấp thiết cần phải được thực hiện song song với phát triển du lịch sinh thái. Cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như: nước ngầm, đất, rừng…nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Muốn phát triển du lịch sinh thái, ngoài tác động tích cực của các cơ quan quản lý xã, huyện tại địa phương và các cấp lảnh đạo tỉnh Bạc Liêu thì tác nhân quan trọng hơn hết chính là ý thức của người dân cư trú tại chỗ và khách du lịch. Nếu thực hiện tốt giải pháp giáo dục ý thức của người dân và khách du lịch thì đây chính là lực lượng đắc lực trong bảo vệ môi trường, giám sát môi trường hữu hiệu nhất.
Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư trong vùng được tham gia đầy đủ vào các hoạt động của khu du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền. Cần tiến hành đạo tào các kỹ năng và tạo điều kiện vật chất ban đầu để cộng đồng có thể tham gia tích cực vào hoạt động du lịch như: hướng dẫn khách, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú…Tuy nhiên, khác với các loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái đòi hỏi những cán bộ tham gia hoạt động quản lý, những người hướng dẫn cần phải có trình độ về