Hiện Trạng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Đạtẻh:

Tác động đến hệ sinh thái:

Các hoạt động như tham quan, nghỉ ngơi… của du khách ít nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái các khu du lịch (dẫm lên cỏ, khắc lên thân cây, xả rác, bẻ cành,… ) Một số tác động khác

Sự cố hỏa hoạn

Kinh tế xã hội

Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động lên môi trường

Môi trường không khí: che chắn, cách ly cẩn thận công trường trong quá trình thi công; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng động cơ của các phương tiện, sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp; sắp xếp giờ làm hợp lý tránh trường hợp tập trung tiếng ồn cùng lúc; bố trí hệ thống cây xanh trong và ngoài khu vực...

Giảm ô nhiễm do nước thải: thu gom và xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu vực; xây dựng mạng lưới cống, mương thoát nước khu vực.

Giảm thiểu ô nhiễm do rác thải: quy định bãi rác, chất thải rắn được thu gom và có biện pháp xử lý như chôn lấp hợp vệ sinh (tái sử dụng, dùng san lấp mặt bằng...) tránh phóng uế, vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường

Các biện pháp phòng chống sự cố môi trường: Trang thiết bị an toàn và hệ thống PCCC, Hệ thống thoát hiểm…

Những giải pháp giảm thiểu tác động môi trường nêu trên có thể áp dụng chung cho các điểm phát triển du lịch sinh thái trong toàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, từng khu vực mà nên có các giải pháp cụ thể hơn. Đề tài cũng đã đưa ra được một số giải pháp giảm thiểu tác động môi trường áp dụng cho một số vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

12.4.3. Liên kết phát triển du lịch sinh thái:

Tour nội tỉnh :

- Chương trình tham quan Vườn quốc gia Nam Cát Tiên: tour 1 ngày (du khách có thể lựa chọn hình thức đi bộ hoặc bằng xe Jeep tham quan rừng, thăm các tuyến du lịch... ); tour 2 ngày 1 đêm (có 5 hình thức tham quan để du khách có thể lựa chọn)

- Tuyến Vĩnh Cửu - Thống Nhất - Trảng Bom: tour làng bưởi Tân Triều, tour đảo Ó - Đồng Trường - chiến khu Đ - làng dân tộc Phú Lý - VQG Cát Tiên. Đây là tour 2 ngày 1 đêm , với sản phẩm du lịch phong phú: du lịch sinh thái vườn, kết hợp với tham quan di tích lịch sử, trung tâm du lịch sinh thái - di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái rừng.

- Tuyến Tân Phú - Định Quán: Du lịch Vườn quốc gia Nam Cát Tiên là khu du lịch sinh thái trọng điểm; khu du lịch Thác Mai - Hồ nước nóng theo loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng.

- Tour: Thác Mai - Bàu Nước Sôi - Hồ Trị An - Chiến khu Đ: 2 ngày 1 đêm với các sản phẩm du lịch sinh thái phong phú: du lịch sinh thái hồ, kết hợp với du lịch di tích, kết hợp với du lịch sinh thái rừng, hang động .

- Tour du lịch nối kết nhiều điểm đến của Đồng Nai gồm: Làng bưởi Tân Triều - di tích lịch sử Chiến khu Đ - làng dân tộc Phú Lý hiện đang được Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Đồng Nai xúc tiến xây dựng.

Tour ngoài tỉnh:

- Vũng Tàu - Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (2 ngày/ 1 đêm)

- Chiến khu Đ - Địa đạo Củ Chi - Căn cứ cách mạng Tây Ninh (3 ngày 2

đêm)


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Anh (chị) hãy cho biết hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai hiện nay?

2. Anh (chị) hãy phân tích và đánh giá các tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai?

3. Phân tích sức tải một số điểm du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, từ đó nêu ưu điểm của phương pháp này?

4. Dựa trên hiện trạng một số điểm du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, anh (chị) hãy đề xuất một số mô hình phát triển du lịch sinh thái mà anh (chị) chị cho là hiệu quả nhất?

5. Dựa trên hiện trạng một số điểm du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai, anh (chị) hãy đề xuất phương hướng quy hoạch du lịch sinh thái bền vững của tỉnh Đồng Nai?

6. Đánh giá tác động môi trường các hạng mục xây dựng cơ bản và khai thác tại các điểm du lịch sinh thái trọng tâm của tỉnh Đồng Nai cần được bắt đầu từ lúc nào?

7. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái chủ yếu tập trung vào các nội dung nào?

8. Nêu các nguồn tác động đến môi trường của hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Đồng Nai?

9. Phân tích ưu, nhược điểm các loại hình du lịch đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?

10. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động lên môi trường của hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?

CHƯƠNG 13: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐẠ TẺH, ĐẠ HÀM


13.1. Tổng quan đề tài:

13.1.1. Mục tiêu:

Đề tài được thực hiện với mục tiêu kết hợp du lịch sinh thái vườn - hồ Đạ Tẻh, vườn

- hồ Đạ Hàm gắn với bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống mà vẫn bảo đảm sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội cho đồng bào dân tộc bản địa tại huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng). Từ đó hướng tới bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái trong mối quan hệ với phát triển bền vững; đáp ứng nhu cầu quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái của vùng vườn - hồ Đạ tẻh và vùng vườn hồ Đạ Hàm; đưa huyện Đatẻh vào bản đồ du lịch nhằm quảng bá hình ảnh, thu hút sự quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội từ bên ngoài; cung cấp các luận cứ khoa học về phát triển du lịch sinh thái cho các nhà quản lý, các nhà làm công tác quy hoạch, các doanh nghiệp lữ hành và cộng đồng địa phương.

13.1.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp luận: đề tài được thực hiện dựa trên điểm tổng hợp, trong đó lãnh thổ du lịch sinh thái được xem là một hệ thống cấu thành bới nhiều phân hệ: phân hệ sinh thái tự nhiên, phân hệ xã hội – nhân văn, phân hệ kinh tế, phân hệ du lịch sinh thái. Các phân hệ này có mối tác động qua lại lẫn nhau, hệ thống chỉ bền vững khi tạo lập được mối cân bằng giữa các phân hệ.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống (thích hợp cho việc nghiên cứu các đối tượng phức tạp mà du khách là một hệ thống được hình thành từ nhiều phân hệ khác nhau như: du khách, tài nguyên du lịch, công trình kỹ thuật, cán bộ nhân viên du lịch, điều hành); phương pháp khảo sát - xã hội học (thu thập thông tin, điều tra khảo sát thực địa nhằm thu thập thêm số liệu thực tế và đánh giá hiện trạng, phỏng vấn và điều tra theo mẫu); phương pháp bản đồ GIS; phương pháp kinh tế sinh thái; phương pháp chuyên gia; phương pháp SWOT.

13.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

13.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội Đạtẻh:

Qua các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương có thể rút ra rằng: tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đạ Tẻh tăng khá đều qua các năm: Trung bình tăng 113,36%.

Trong đó: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng mạnh nhất: 117,23%; ngành dịch vụ tăng 109,13%; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 111,13%. Kinh tế huyện Đạ Tẻh qua các năm có xu hướng tăng dần tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; và giảm dần tỉ trọng các ngành khác.

Có thể nhận thấy rằng ngành dịch vụ tăng trưởng thấp nhất trong tất cả các ngành nhưng đạt giá trị cao hơn hẳn ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Điều này chứng tỏ sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển của chính sách địa phương đối với ngành dịch vụ đồng thời cũng chứng tỏ người dân có xu hướng đầu tư phát triển ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, Đạtẻh lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn đa dạng sinh học cao và nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên khác... Đây là những điều kiện thuận lợi mang tính chất nền móng đối với việc phát triển du lịch tại hồ Đạ Tẻh và hồ Đạ Hàm.

Không du lịch và không người hoạt động trong ngành du lịch, huyện Đạ Tẻh cần nhiều nỗ lực để đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư vào ngành ngành công nghiệp không khói này. Điều này cũng là một lợi thế của Đạ Tẻh, bởi vì điều đó có nghĩa là một chương trình đào tạo du lịch sinh thái không chỉ hướng dẫn cho người dân về các nghiệp vụ du lịch, mà nó còn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của họ, sau cùng, nó cho họ một cơ hội nghề nghiệp để thoát khỏi đói nghèo.

Số lượng khách sạn – nhà hàng trên thực tế khảo sát hầu như chỉ là những hàng quán mang tính chất kinh doanh nhỏ, phục vụ nhu cầu dân trong vùng hơn có thể gọi là nhà hàng khách sạn, nhưng chính điều này lại trở thành lợi thế vì khách du lịch sinh thái thường thích những khung cảnh gần gũi thiên nhiên.

Ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển ở quy mô hộ gia đình với việc vào rừng lấy măng, lồ ô, song mây về bán hoặc làm tăm nhang, đây là công việc thứ hai mà họ lựa chọn, sau việc làm rẫy hoặc ruộng.

Hệ thống giao thông khá thuận lợi

13.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch:

Hiện trạng phát triển du lịch tại hồ Đạ Tẻh:

Có 95 hộ, 475 khẩu là người Mạ vẫn được trợ cấp gạo, dầu, muối. Có 31 hộ di dời lên Đạ K’Lan trồng điều, cà phê. Có 5 hộ dệt len, dệt thổ cẩm, và một nhà nuôi tằm cung cấp tơ. Nghề truyền thống cùng với bản sắc văn hoá người Mạ đang ngày càng mai một

Cảnh quan hồ Đạ Tẻh: nhìn chung vẫn giữ được nét nguyên sơ, chưa bị tác động bởi bàn tay con người. Hơn nữa, thuộc vào dạng cảnh quan thiên nhiên đẹp, được bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là Di tích đẹp.

Về mặt cảnh quan, đây là thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại hồ Đạ Tẻh. Tuy nhiên, về khía cạnh môi trường, qua quá trình khảo sát, dựa vào cảnh quan sinh thái học, có thể nhận ra rằng, rừng của hồ Đạ Tẻh đang trong giai đoạn thoái hóa, do tre nứa đang phát triển rất nhiều và rất nhanh. Do đó cần có biện pháp bảo vệ và khôi phục rừng để đảm bảo lượng nước và cảnh quan của hồ Đạ Tẻh.

Hiện trạng phát triển du lịch tại hồ Đạ Hàm:

Dân cư chủ yếu là người Tày và Nùng di cư, có một buôn của người Mạ là buôn Tố Lan. Dân cư ở đây chủ yếu làm ruộng, bên cạnh đó thì nhận khoán vào rừng để lấy măng, lồ ô. Hầu như không có một hoạt động nghề thủ công truyền thống nào còn

tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên ở đây có một khung cảnh rất đặc trưng cho nông nghiệp lúa nước, một làng quê đẹp và yên bình.

Cảnh quan Đạhàm/Đạtẻh đều có thể phân thành ba phần như sau: cảnh quan hệ sinh thái rừng tự nhiên ở phía thượng lưu của các hồ, phần giữa là cảnh quan hồ - đập và phần dưới hạ lưu cửa các đập là cảnh quan nông thôn, với hệ sinh thái nông nghiệp đặc trưng của đông đảo dân cư sinh sống. Mỗi một phần cảnh quan khu vực nghiên cứu đều có vẻ đẹp mang tính đặc trưng và sinh động của nó, điều này góp phần phong phú cho việc nghiên cứu và đề xuất các loại hình du lịch sinh thái.

Tóm lại, để phát triển du lịch sinh thái ở hồ Đạ Tẻh và hồ Đạ Hàm xét từ thực trạng cho thấy cần làm 2 việc: Đào tạo và lập kế hoạch quản lý tài nguyên rừng trước khi bắt tay vào triển khai bất cứ một dự án du lịch nào. Bởi vì, để phát triển bền vững thì giàu có tài nguyên chỉ cho điều kiện cần, quản lý và khai thác thế nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào con người và nhận thức của con người.

Phân tích tính bền vững của các khu du lịch sinh thái

Đánh giá tính bền vững của DLST nhằm đánh giá sự thành công của công tác điều hành, đồng thời giúp cho các nhà quản lý sớm phát hiện tình trạng hay nguy cơ suy thoái của một điểm du lịch. Tuy nhiên, hoạt động DLST phụ thuộc vào nhiều yếu tố và dễ bị tổn hại dưới tác động của các điều kiện bất lợi của môi trường trong và ngoài hệ thống. Vì vậy, việc đánh giá tính bền vững của DLST cần dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau gồm:

13.3. Đánh giá tính bền vững của khu du lịch sinh thái hồ Đạ Tẻh và hồ Đạ Hàm


Bảng 13.11: Đánh giá tính bền vững của du lịch sinh thái hồ ĐạTẻh.


Tiêu chí

Khái niệm

Chỉ tiêu chung

Chỉ tiêu cụ thể

Bền vững môi trường

Áp lực du khách

- Số lượt du khách bình quân so với khả năng tải của điểm DLST trong một khảng

thời gian nhất định:

+ Sức tải thường xuyên của khu du lịch lịch sinh thái hồ Đạ Tẻh: 42255 người.

+ Sức tải hàng ngày của khu du lịch: 12677 người

+ Sức tải hàng năm của khu du lịch: 70 người

+ Sức tải sinh thái của khu du lịch: 1408 người.

Công tác bảo tồn

- Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên do hoạt động DLST:

+ Khai thác còn thấp, công tác bảo tồn chưa đạt nhiều hiệu quả.

- Số lượng các điểm du lịch được bảo vệ, tôn tạo: 1

- Diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng so với tổng diện tích của khu du

lịch:

+ Không đáng kể.

Sử dụng hiệu quả các tài nguyên

- Lượng tiêu thụ điện, nước bình quân ngày tính trên một du khách:

+ Lượng tiêu thụ điện: 1kwh/ngày/du khách

+ Lượng tiêu thụ nước: 300l/ngày/ du khách

Quản lý chất thải

- Hàm lượng các chất ô nhiễm trong không khí, đất, nước:

+ Nồng độ CO2, tổng lượng bụi còn thấp, BOD, COD trong nước thấp.

- Lượng chất thải tại điểm du lịch chưa được xử lý:

+Tương đối ít

Bền vững kinh tế

Sự tăng trưởng kinh tế

- Doanh thu từ hoạt động DLST: Không thống kê được.

- Tốc độ gia tăng của doanh thu từ du lịch sinh thái: còn thấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái - 30



Hiệu quả kinh tế

- Số ngày lưu trú bình quân tính trên một khách DLST: 1ngày.

- Số lượt khách trở lại so với tổng số khách DLST đã đến: 12% so với tổng số

khách du lịch đến.

- Mức chi tiêu trung bình của một du khách:

+ 300.000 ngày.

- Số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho dân địa phương so với tổng số lao

động địa phương : 15%

- Giá trị dịch vụ và hàng hóa do địa phương cung cấp so với tổng giá trị dịch vụ và

hàng hóa tiêu dùng cho du khách: 10%

- Chi phí vật liệu xây dựng có nguồn gốc địa phương so với tổng chi phí vật liệu

xây dựng: 25%

- Mức đóng góp của du lịch vào GDP của địa phương: 30%

Bền vững xã hội

Sự tham gia của dân địa phương

- Số chỗ làm việc dành cho người địa phương so với tổng số lao động làm việc

trong ngành du lịch: 13%

- Mức độ tham gia hoặc đối kháng của dân địa phương đối với việc phát triển

DLST: 13% tham gia vo việc phát triển du lịch sinh thái

Hiệu quả xã hội

- Mức độ khai thác và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương (so với

tình trạng nguyên thủy) do hoạt động DLST: 90%

- Mức đóng góp của DLST cho phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị

phúc lợi của địa phương: 10%.

- Mức gia tăng chi phí sinh hoạt của người dân địa phương do việc phát triển

DLST: 20%.

- Mức độ thương mại hóa của các giá trị văn hóa truyền thống (lễ hội, nghệ thuật

dân gian, phong tục tập quán…): 22%


Bảng 3.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch sinh thái hồ Đạ Hàm


Tiêu chí

Khái niệm

Chỉ tiêu chung

Chỉ tiêu cụ thể

Bền vững môi trường

Áp lực du khách

- Số lượt du khách bình quân so với khả năng tải của điểm DLST trong một khảng thời gian

nhất định:

+ Sức tải thường xuyên của khu du lịch lịch sinh thái: 9827người.

+ Sức tải hàng ngày của khu du lịch: 2948 người

+ Sức tải hàng năm của khu du lịch: 10 người người

+ Sức tải sinh thái của khu du lịch: 327 người. người.

Cộng tác bảo tồn

- Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên do hoạt động DLST:

+ Khai thác còn thấp, công tác bảo tồn chưa đạt nhiều hiệu quả.

- Số lượng các điểm du lịch được bảo vệ, tôn tạo: 1

- Diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng so với tổng diện tích của khu du lịch:

+ Không đáng kể.

Sử dụng hiệu quả các tài nguyên

- Lượng tiêu thụ điện, nước bình quân ngày tính trên một du khách:

+ Lượng tiêu thụ điện: 1,5 kwh/ngày/du khách

+ Lượng tiêu thụ nước: 250l/ngày/ du khách

Quản lý chất thải

- Hàm lượng các chất ô nhiễm trong không khí, đất, nước:

+ Nồng độ CO2, tổng lượng bụi còn thấp, BOD, COD trong nước thấp.

- Lượng chất thải tại điểm du lịch chưa được xử lý:

+Tương đối ít

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí