Du Lịch Cù Lao An Bình (Long Hồ - Vĩnh Long)

du lịch từ Thới Sơn cũng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 1995 là 3,8 tỷ đồng, năm 1996 là 6,8 tỷ đồng, năm 1998 là 9 tỷ đồng và năm 2004 là 20,9 tỷ đồng. Những con số đã minh chứng cho sức hấp dẫn của một cù lao sông nước, vốn mệnh danh là vùng đất tứ linh này. Đây là vùng đất mới, được bồi đắp bởi phù sa sông Tiền nên cây cối xanh tốt quanh năm. Đến đây, du khách có thể tự tay hái trái ngon, nghe nhạc tài tử, thưởng thức những món ăn đậm đà chất Nam Bộ và có thể ngủ ngon qua đêm với các gia đình trên đất cù lao này... Du khách có thể du thuyền sông Tiền trên nhữn chiếc đò chèo thật hấp dẫn và thú vị, tha hồ chiêm ngưỡng những vườn trái sum suê, những hàng bần lay trong gió. Với những lợi thế và tiềm năng, từ lâu ngành du lịch Tiền Giang đã xác định phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn sẽ tạo điều kiện song hành cho các ngành nghề khác như vườn cây ăn trái, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, khôi phục các loại hình văn hoá dân gian, đờn ca tài tử. Bên cạnh đó, phát triển du lịch Thới Sơn còn góp phần hình thành một số lĩnh vực hoạt động khác như dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, thể thao, tham quan, học tập nhằm hướng đến đối tượng du khách trong nước có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Mặt khác, phát triển du lịch Thới Sơn còn là sự cụ thể hoá các định hướng qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.

11.3.4.2. Du lịch Cù lao An Bình (Long Hồ - Vĩnh Long)

Là địa điểm có sức quyến rũ du khách thuộc loại nhất Nam bộ với các hoạt động du lịch miệt vườn. Tại đây chuyên canh cây ăn quả đặc sản từ hơn 40 năm qua với sản lượng hàng năm lên tới 65. 000 tấn, chiếm 25% tổng sản lượng trái cây toàn tỉnh. Nhãn, sầu riêng, xoài, chôm chôm, sapô, mận… là những cây trồng chủ yếu ở đây. Du khách đến đây vừa có thể tham quan các vườn cây giống, hoa cây cảnh (kiểng), lại có thể thưởng thức các loại trái cây theo mùa chỉ với 15.000 đồng cho hai người, và nhấm nháp miễn phí một loại rượu ngâm truyền thống, đươc gọi là rượu đào tiên. Hơn nữa, du khách có thể thưởng thức ẩm thực tại đây với những món ăn dân dã cũng chỉ với 100.000 đồng.

11.3.4.3.Du lịch miệt vườn Lái Thiêu

Vườn cây ăn trái Lái Thiêu từ lâu đã được người dân Đông Nam bộ, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh xem là “thánh địa” của trái cây, trải rộng 1200ha trên địa bàn bốn xã Hưng Định, An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm là vùng trồng cây ăn trái lâu đời, khoảng 200 tuổi, với nhiều chủng loại trái cây đặc sản nổi tiếng và được đánh giá là ngon nhất miền Đông Nam bộ như: Măng cụt, Sầu riêng, bòn bon, mít tố nữ… Đây là vùng sinh thái nông nghiệp rất đặc biệt của tỉnh Bình Dương và của cả vùng Đông Nam bộ. Nhiều năm trước, nơi đây được xem là vùng du lịch sinh thái truyền thống, thu hút hàng vạn khách du lịch mỗi năm, góp phần to lớn nâng cao thu nhập của người dân làm kinh tế vườn.

Hàng năm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 âm lịch kéo dài đến tháng 9 – 10, dân ở khắp nơi thi nhau kéo về Lái Thiêu cắm trại, dã ngoại tại những vườn cây trái um tùm, xanh mát, đầy quả ngọt bên cạnh dòng sông Sài Gòn chảy êm đềm.

Bên cạnh đó du khách có thể kết hợp tham quan làng nghề sản xuất trải dọc từ Lái Thiêu đến thị xã Thủ Dầu Một hay thăm các cơ sở điêu khắc gỗ… với các các bao lam, tượng phật được chạm trổ rất khéo léo, mỹ thuật,… còn bảo lưu trong các đình, chùa, nhà dân…Những sản phẩm điêu khắc gỗ của Bình Dương có giá trị văn hoá, nghệ thuật, kinh tế cao, được nhiều thị trường ưa chuộng nhưng chủ yếu được bày bán trong khách sạn, tụ điểm văn hoá, du lịch… làm quà lưu niệm. Một số được xuất sang các nước.

Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các lễ hội văn hoá truyền thống như: Lễ hội Kỳ Yên, đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ, lễ hội chùa Bà, chùa Khánh,…

11.3.4.4. Du lịch miệt vườn Cái Mơn

Khoảng vài chục năm trở lại đây, Cái Mơn được biết đến với tất cả sự tin cậy và thân quen theo cùng các loại cây… “Thương hiệu” Cái Mơn xuất hiện nhiều trên các bảng hiệu quảng cáo không chỉ ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông, Tây Nguyên mà còn ở nhiều tỉnh phía Bắc…

Với hạt giống của địa phương kết hợp với mô hoặc mầm mới nhất của Thái Lan, các nghệ nhân làm vườn của Cái Mơn đã tạo được mùi hương đặc biệt của Sầu Riêng nơi đây. Không chỉ có vậy, Cái Mơn còn biết đến với nhiều loại trái cây đặc trưng như ổi xá lị không hạt, vải thiều, chôm chôm,…

11.3.4.5.Lễ hội sông nước miệt vườn Sóc Trăng:

Đã hơn 10 năm nay, vào dịp mùng 5 - 5 âm lịch là cồn Mỹ Phước (ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng) lại nhộn nhịp. Rất nhiều du khách từ mọi miền đã về đây để tận hưởng không khí trong lành, cây trái trĩu quả,… cùng nhiều hoạt động vui chơi giải trí.

Lễ hội kéo dài trong hai ngày: ngày thứ nhất là triển lãm trái ngon, hội thi trái ngon, hội thi nấu ăn với nhiều gian hàng trưng bày, giới thiệu trái cây của huyện Kế Sách và các huyện lân cận như huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Các loại trái cây mẫu mã đẹp, tươi ngon được bài trí rất lạ mắt, hấp dẫn du khách… bên cạnh đó là các loại bánh đặc sản của vùng đồng bằng Sông Cửu Long như bánh ít, bánh tét, bánh mặn, bánh tráng... được bày biện trên những chiếc xuồng khá ấn tượng. Khách có thể ngồi ăn tại chỗ hoặc mua mang về làm quà. Phần thi nấu ăn, giới thiệu những món ăn đơn giản, đậm chất Nam bộ. Các chị em phụ nữ trổ tài nấu nướng, bày biện thành những phần ăn hấp dẫn, trang trí đẹp, thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ. Tiếp theo phần hội là dành cho chương trình tổng kết Liên hoan đờn ca tài tử tỉnh Sóc Trăng. Giữa đêm bao trùm không gian tràn ngập cây xanh, những tiếng đàn, giọng hát vang lên như ru lòng người, tạo nên sức quyến rũ, mời gọi về vùng đất xinh đẹp này...

Ngày thứ hai của lễ hội diễn ra đua thuyền rồng, vỏ lãi, thi đấu các trò chơi dân gian... và kết thúc bằng những màn trình diễn văn nghệ độc đáo của các ca sĩ đến từ Tp Hồ Chí Minh. Đặc biệt, để giới thiệu về tiềm năng của vùng này, Ban tổ chức lễ hội đã tổ chức lễ rước trái cây trên những chiếc xuồng được trang trí, bày biện những loại trái cây, đẩy vòng quanh khu cồn và tiến về khu lễ chính. Trên những

chiếc xuồng này còn có biểu tượng Long, Lân, Quy, Phụng được làm khá công phu, do những nghệ nhân ở TP.Cần Thơ đảm trách. Tất cả được thực hiện chu đáo, đảm bảo sự trang nghiêm của lễ, vui tươi, mới lạ, hấp dẫn của hội.

Vì gắn với hoạt động năm Du lịch quốc gia, nên lễ hội nơi đây ngày càng được đầu tư tổ chức công phu hơn, thu hút nhiều người đến tham gia hơn.


PHẦN 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH SINH THÁI

(CỦA TÁC GIẢ VÀ CỘNG TÁC VIÊN)


Nhận thức được vai trò và tính cấp thiết của du lịch sinh thái trong giai đoạn hiện nay, trong thời gian qua, tác giả cùng một số cộng tác viên thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh) đã tiến hành nghiên cứu về du lịch sinh thái tại một số địa điểm. Qua đây xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.


CHƯƠNG 12: DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG NAI


Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn về du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều di tích lịch sử, đền đài cùng với sự phong phú về các nét đặc trưng văn hoá của nhiều dân tộc anh em... thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau (du lịch sinh thái vườn, du lịch sông nước, du lịch vui chơi giải trí... ). Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình, chưa tạo được một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.... và thực sự cần thiết có những nghiên cứu nhằm đưa ra hướng đi mới.

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu điều tra, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp quy hoạch, một số mô hình nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc phát triển bền vững du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đồng Nai.

Ngành du lịch Đồng Nai đã bước đầu thu hút các nhà đầu tư, nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế đã được đầu tư, vật chất kỹ thuật thường xuyên được nâng cấp, đổi mới, đội ngũ lao động đang từng bước được đào tạo... Tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nhiều khu du lịch đã bắt đầu đi vào hoạt động và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, những gì đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Hoạt động du lịch mới dừng lại ở việc khai thác nguồn lợi từ các dịch vụ ăn uống, khách sạn,...chưa có các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hệ thống dịch vụ kém, chất lượng phục vụ chưa cao... chưa thu hút được du khách.

Đồng Nai có vị trí thuận lợi: có đường quốc lộ nối trực tiếp với các đô thị khu vực, đường sắt xuyên Việt đi qua địa bàn,... như một nút giao thông, kinh tế, văn hoá vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Địa hình thuộc dạng trung du chuyển tiếp từ vùng cao nguyên đến đồng bằng với các dạng địa hình tiêu biểu như: cao nguyên

núi lửa; đồng bằng núi lửa; sườn các nón núi lửa; các bề mặt san bằng có tuổi từ Miocen giữa đến Pleisocen sớm; thềm xâm thực – tích tụ bậc II, III, IV; bãi bồi, đồng bằng tích tụ sông - đầm lầy...

Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và của không khí Chí tuyến Thái Bình Dương chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), nhiệt độ trung bình tháng từ 22,6 - 28,60C và ổn định trong cả năm, hệ thống sông ngòi (Đồng Nai, La Ngà), hồ (Hồ Trị An, Đa Tôn, Sông Mây,…), thác (thác Mai, thác Trời, thác Giang Điền, thác Ba Giọt…)… chiếm 2,8% diện tích tự nhiên làm cho không khí trong lành, tạo ra tiềm năng lớn về du lịch. Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai có những đặc trưng cơ bản của cánh rừng nhiệt đới. Tài nguyên động - thực vật đa dạng, nguồn gen phong phú. Nhiều hệ sinh thái trong đó nổi bật là hệ sinh thái nguyên sinh (rừng giồng) và hệ sinh thái rừng ngập mặn (rừng sác). Các loài động - thực vật quý hiếm nơi đây chiếm tỷ lệ cao trong tài sản động - thực vật quý hiếm của Quốc gia.

12.1. Một số điểm du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai

Qua điều tra, nghiên cứu nhóm thực hiện đề tài đã xác định được tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai:

Du lịch vườn, sông nước gồm: Cù lao Hiệp Hòa, cù lao Ba Xê, cù lao Cỏ, cù lao Tân Vạn, khu du lịch vườn bưởi Tân Triều, khu du lịch vườn Long Hưng, Tam An, khu du lịch đập Ông Kèo, khu du lịch Long Tân Phú Hội.... Các khu, điểm du lịch này hứa hẹn khả năng hình thành các sản phẩm du lịch vườn, sông nước, vui chơi giải trí dưới nước hấp dẫn độc đáo.

Du lịch vui chơi giải trí, dã ngoại cuối tuần gồm: Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, Lâm trại Sơn Tiên, khu du lịch Câu lạc bộ Xanh, khu du lịch Thác Giang Điền, Bò Cạp Vàng,... là những trung tâm vui chơi giải trí có thể phát triển thành những điểm du lịch giải trí đặc trưng của tỉnh.

Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng gồm: Thác Mai - Hồ nước nóng, Đảo Ó - Đồng Trường... phù hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Du lịch hành hương gồm: núi Chứa Chan – chùa Gia Lào, chùa Ông, chùa Đại giác, chùa Long Thiền, văn miếu Trấn Biên (được xem là văn miếu đầu tiên ở Nam bộ, Văn miếu ngày nay là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa Việt Nam và Nam bộ, bảo tồn và ghi danh các đơn vị, cá nhân có thành tích cao, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa và lễ hội dân tộc); Chùa Đại Giác (di tích lịch sử cấp Quốc gia), chùa Long Thiền (Nhơn Trạch) và chùa Bửu Phong (Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long) được xem là 3 ngôi chùa cổ nhất Thành phố Biên Hoà; đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (Cù lao phố - Biên Hoà); di tích lịch sử Chùa Ông (một công trình độc đáo với các tượng gốm men xanh của thợ gốm Cây Mai (Chợ Lớn) về các đề tài như hát bội, hát tuồng, múa hát cung đình, tượng ông Nhật bà Nguyệt...Thêm vào đó, các tạo tác bằng đá ở mặt tiền chùa do thợ đá Bửu Long tạo ra đã tạo nên kiểu thức đặc trưng cho kiến trúc Minh Hương trên vùng đất Biên

Hòa); đền thờ Nguyễn Tri Phương (thờ người anh hùng có công trong việc lập đồn điền, khai hoang lập ấp ở các tỉnh Nam bộ); đền Hùng (Bình Đa, là nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương)...

Du lịch thể thao gồm: sân Golf Long Thành, sân Golf sông Mây là những khu vui chơi giải trí cao cấp tiêu biểu mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh.

Du lịch sinh thái gồm: Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Khu bảo tồn gen rừng miền Đông Nam bộ... bảo tồn sự đa dạng sinh học, tài nguyên rừng, và cũng là nơi tập trung, hội tụ các tài nguyên sinh học ở mức độ cao.

Du lịch làng nghề: đan lát (P. An Bình, An Hoà, Đan Sọt, H. Tân Phú); trồng dâu nuôi tằm (Xã Nam Cát Tiên, H. Tân Phú, xã Xuân Bắc, H. Xuân Lộc); may thêu, kết cườm, dệt vải (P. Tân Mai, Biên Hoà); dệt thổ cẩm (H. Tân Phú); đồ gỗ mỹ nghệ (Xã Bình Minh - Huyện Trạng Bom); chạm khắc đá (P. Bửu Long, Biên Hoà); gốm mỹ nghệ (xã Tân Hạnh, Hoá An - Biên Hoà); chế biến tinh bột (xã Trà Cổ, huyện Trảng Bom); nghề bánh tráng (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu)...Chế biến tinh bột (Xã Trà Cổ, H.Trảng bom)

Hiện nay, du lịch sinh thái tỉnh được biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng như: khu du lịch sinh quyển Nam Cát Tiên, khu du lịch Bàu nước sôi (thuộc lâm trường Tân Phú), khu du lịch sinh thái làng bưởi Tân Triều, chiến khu Đ

12.2.Khu du lịch Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

12.2.1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên là một kho báu về đa dạng sinh học. Nơi đây, trong những cánh rừng nhiệt đới của miền Nam Việt Nam có các loài động vật quí hiếm đang có nguy cơ đe doạ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới đang sinh sống. Trong số đó, có lẽ Cát Tiên được biết đến nhiều nhất vì có đàn tê giác Java sinh sống. Đây là loài động vật tưởng chừng đã tuyệt chủng hơn 40 năm qua. Và cả thế giới đã chú ý đến đàn tê giác này khi máy ảnh tự động đã ghi được hình ảnh của chúng vào năm 1999. Việc phát hiện loài tê giác này cũng đã thu hút sự chú ý của mọi người tới các loài động thực vật quý hiếm khác của Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, một phần trăm trong số đó là các loài đặc hữu ở Đông Duơng. Đó là loài voọc chà và chân đen (Pygathrix nigripes), loài cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) và loài vượn đen má hung (Hylobates gabrillae). Vườn quốc gia Nam Cát Tiên còn là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật quen thuộc khác nữa. Thực tế, 30% các loài thú lớn được biết đến ở Việt Nam đều sống ở Cát Tiên. Trong số này có đàn voi Châu Á lớn thứ nhì trong cả nước. Ngoài ra, còn có các loài quí hiếm khác như gà lôi lam, nhiều loài chim nước và các đàn bò rừng cũng được tìm thấy ở đây .

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên với diện tích rộng khoảng 80.000 ha nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa cao nguyên Đà Lạt - nơi có đặc tính riêng về địa lý sinh học và đồng bằng sông Mê kông. Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt , mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Vườn đặc trưng

có địa hình đồi dốc và khu vực đất bằng rộng. Nhiều sông suối trong vườn đều đổ ra sông Đồng Nai, con sông lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của chất diệt cỏ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, và việc tàn phá rừng gây ra do khai thác gỗ phục vụ mục đích thương mại cũng như việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên vẫn còn nhiều cánh rừng nhiệt đới đất thấp lớn nhất ở miền Nam Việt Nam, 50% tổng diện tích vườn là các cánh rừng thường xanh, bán thường xanh hoặc rừng hỗn hợp và hiện nay các cánh rừng này đang có dấu hiệu phục hồi. Đa số diện tích còn lại là rừng tre nứa chiếm khoảng 40% diện tích vườn. Rừng nguyên sinh chỉ chiếm một diện tích nhỏ. Trảng cỏ, đất ngập nước và đất trồng trọt chiếm phần diện tích còn lại của vườn.

Ở các vùng đất ngập nước- nơi có các cánh rừng ngập nước, ta có thể tìm thấy các loài động vật khác cũng đang thu hút sự chú ý của quốc tế như loài ngan cánh trắng (Cairina scutulata). Nếu sự tồn tại của quần thể của loài này được xác định, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên sẽ được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar.

Bên cạnh các loài động vật quí hiếm, Cát Tiên còn là nơi sinh sống của nhiều người dân địa phương. Những người dân địa phương này sống rãi rác trong vòng 10 km xung quanh trung tâm vườn và chia Cát Tiên thành 2 khu vực riêng biệt. Cát Lộc ở phía Bắc và Nam Cát Tiên ở phía Nam. Khoảng 1.000 người dân địa phương sống bên trong vườn quốc gia và họ cũng như những người sống trong khu vực vùng đệm đều gây ra cho vườn những vấn đề nhất định.

12.2.2. Thị trường khách du lịch Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên


Về cơ cấu khách du lịch, bao gồm 2 đối tượng: khách nội địa và khách quốc tế Khách nội địa: Khách đến du lịch sinh thái ở đây có nhiều dạng cụ thể là:

Nhóm đông học sinh, các câu lạc bộ, sinh viên từ thành phố HCM hoặc các khu vực xung quanh thành phố Hồ Chí Minh lưu lại 1-2 đêm. Họ đến đây chủ yếu để vui chơi, giải trí hay làm các đề tài luận văn về Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên.


Nhóm du khách trong và ngoài tỉnh do công ty du lịch tổ chức lưu lại 1-2 đêm .


Các nhà nghiên cứu trong nước đến thường xuyên và ở lại vài ngày và có khi tới hàng tháng .


Những nhóm nhỏ hoặc đông người dự họp hoặc tham gia các khoá đào tạo trong vườn quốc gia từ 1 ngày cho đến vài tuần .

Quốc tế:


Những nhóm ít du khách nước ngoài đến Đồng Nai muốn tham quan rừng và chim ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên .


Những du khách nước ngoài đi tự túc hoặc đi theo nhóm 4-5 người .Những người này thường đến đây để xem chim và ở lại đây tương đối lâu có khi đến 1 hoặc 2 tuần.


Những nhóm ít du khách nước ngoài đến đây tham quan trong một hai ngày trên đường đi từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt.


Những nhà nghiên cứu nước ngoài đến thường xuyên và ở lại vài ngày và có khi đến hàng tháng.


Bảng 12.1 : Lượng du khách nội địa, quốc tế và doanh thu của Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên trong năm 2002-2004



Năm


Tổng lượng khách


Quốc Tế


Nội địa

Doanh Thu (triệu đồng)

2002

12644

1054

11590

618923

2003

16786

1210

15570

897120

2004

19566

1553

18013

894203

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Du lịch sinh thái - 27

Nguồn: Sở Thương mại –du lịch Đồng Nai


Qua số liệu ở trên ta thấy rằng: tổng lượng khách du lịch đến với Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên có tăng nhưng tốc độ tăng tương đối chậm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 3.461 lượt khách nhưng chủ yếu là khách nội địa .Vào năm 2002 khách nội địa tới 11.590 lượt khách chiếm 89,3% trong tổng lượng khách. Đến năm 2004 khách nội địa tăng lên đến 18.013 (chiếm 92,1% trong tổng lượng khách du lịch ), bình quân mỗi năm tăng 3.212 lượt khách .Số lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ bé trong cơ cấu khách du lịch . Năm 2002 chiếm 11,7% và đến năm 2004 thì chiếm 7,9% nhưng lượng khách quốc tế mỗi năm vẫn tăng, bình quân một năm tăng khoảng 250 lượt khách. Như vậy ta thấy rằng có sự chênh lệch rất lớn giữa

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí