vì khi đi du lịch khách phải trả thêm tiền tàu xe phải trả thêm tiền nhà ở và xu hướng của con người khi đi du lịch là tiêu nhiều tiền. Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch. Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch, không chỉ cần có thời gian mà phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng của du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu của tiêu dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước.
+ Môi trường tự nhiên – xã hội:
Mỗi quốc gia có vị trí địa lí khác nhau trên bản đồ địa lí thế giới, vị trí tự nhiên của một quốc gia ảnh hưởng đến những lợi thế tuyệt đối và tương đối của các quốc gia trong phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cũng quyết định nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Môi trường tự nhiên tạo nên lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối giữa quốc gia này với quốc gia kia. Ngày nay điều kiện tự nhiên là vấn đề chung của toàn thế giới. Những hợp phần tự nhiên là điều kiện cần thiết cho hoạt động du lịch. Mặt khác, trong những trường hợp cụ thể, một số tính chất của các hợp phần đó có sức hấp dẫn du khách và do vậy chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch nên trở thành tài nguyên du lịch tự nhiên. Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận du khách. Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách, điều đó có ảnh hưởng đến khách trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, du khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa. Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều. Thứ ba, du khách phải hao tốn quá nhiều sức khỏe cho việc đi lại. Những bất lợi trên của khoảng cách thể hiện rất rõ nét đối với du khách đi du lịch bằng phương tiện ô tô, tàu hỏa và tàu thủy. Ngày nay, ngành vận tải hàng không không ngừng được cải thiện và có xu hướng giảm giá, có thể sẽ khắc phục phần nào những bất lợi trên đối với khách du lịch và đối với nước xa nguồn khách du lịch. Trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có
khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ vì sự tương phản, khác lạ giữa điểm du lịch và điểm nguồn khách.
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh của nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng tương phản và độc đáo càng có sức hút du khách.
Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thich hợp cho sự phát triển của du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ du lịch đi nghỉ biển mùa hè thường chọn những dịp không mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, gió vừa phải.
Nước là một yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con người. Mặt nước rộng lớn không chỉ tạo ra bầu không khí trong lành mà còn có tác dụng rất tốt đến sức khỏe con người. Trong tài nguyên nước, các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh.
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Tình hình lũ lụt lớn có thể làm cho số lượng khách du lịch giảm đi rất nhiều. Khả năng cung ứng của dịch vụ du lịch cũng đã gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ảnh hưởng thiên tai như lũ lụt hạn hán, sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như dịch hạch, sốt rét, dịch SARS… cũng là những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe du khách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch khu vực. Không chỉ du khách không dám đi đến những vùng dịch bệnh mà chính quyền y tế sở tại cũng sẽ có những biện pháp phòng chống lây lan bằng cách đóng cửa khu vực ổ dịch. Mặt khác ngay các cơ quan kinh doanh du lịch cũng không dám mạo hiểm tính mạng của du khách vì mức bồi thường trách nhiệm chuyến đi ràng buộc họ.
Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, nhất là mảng du lịch biển hiện đang chiếm trên dưới 80% lượng khách đi du lịch. Rác thải từ các hộ buôn bán hàng rong, khách du lịch và người dân thiếu ý thức xả bừa bãi trên bãi biển vùng với nước thải của các khu dân cư ven biển, các xí nghiệp sản xuất không qua xử lý đổ thẳng ra biển... tất cả điều đó đang góp phần làm cho
môi trường du lịch Việt Nam mất điểm trong mắt du khách. Ô nhiễm không khí cũng đang là vấn đề đáng cảnh báo đối với những nhà làm du lịch. Bởi đây là nguy cơ làm giảm nhanh lượng khách nước ngoài “khó tính” đến từ châu Âu, Mỹ, Nhật. Du lịch được ví giống như cái máy in tiền cho nền kinh tế. Nếu chúng ta chỉ biết sử dụng nó mà không biết bảo trì hay sửa chữa, thì một ngày nào đó nó sẽ không còn hoạt động được nữa. Khi đó chúng ta vừa không có tiền từ chiếc máy này, đồng thời sẽ không có một chiếc máy khác có thể thay thế... Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã và đang là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Điều đáng lo ngại là môi trường du lịch tại nhiều khu vực đã bị ô nhiễm do tác động của nhiều ngành kinh tế, trong đó còn có tác động từ chính các hoạt động du lịch, như xây dựng bừa bãi, không có kế hoạch, gia tăng rác và các loại phế thải, phá hủy san hô làm vật liệu xây dựng... Do đó, để du lịch phát triển bền vững, việc bảo vệ môi trường du lịch không chỉ đơn thuần là công việc của chính quyền địa phương, công ty du lịch mà còn là ý thức của du khách, lẫn người dân sở tại.
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 1
- Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 2
- Môi Trường Phát Triển Bên Ngoài Của Doanh Nghiệp
- Vai Trò Về Mặt Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Tiềm Năng Khoáng Sản Vật Liệu Xây Dựng Của Quảng Ninh
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Quảng Ninh
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Như vậy thế giới động vật hoang dã đang ngày càng hấp dẫn nhiều du khách. Những loại động thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn họ.
Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các tài nguyên có giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt đối với những du khách có trình độ cao ham hiểu biết. Hầu hết tất cả các nước đều có các tài nguyên có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các tài nguyên du lịch nhân văn ấy có sức hút khác nhau đối với khách du lịch. Thông thường chúng thu hút những du khách nội địa có hiểu biết sâu về dân tộc mình. Tương tự như các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan và nghiên cứu. Các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch không chỉ với mục đích tham quan nghiên cứu mà còn thu hút đa số khách du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến.
Hầu hết khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có các giá trị văn hóa hoặc tổ chức những hoạt động văn hóa đều được nhiều khách tới thăm và trở thành những trung tâm du lịch văn hóa nỗi tiếng. Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hút đặc biệt với phần lớn khách du lịch. Khách du lịch hay so sánh những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân của đất nước đến thăm với những năm trước đó hoặc với kinh tế nước mình. Để tuyên truyền cho những thành tựu kinh tế của đất nước hay của vùng, nhiều cuộc trưng bày triển lãm, hội chơ v.v.. thường được tổ chức. Ở đó sẽ thấy được kết quả của cuộc phát triển công nghiệp, nông nghiêp, giao thông, thông tin…Rất nhiều thành phố đã trở thành trung tâm cho những hoạt động triển lãm. Các cuộc triển lãm về thành tưu kinh tế, hội chợ thường được đông người đến xem.các thành tựu về chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch.
+ Môi trường cạnh tranh :
Đối với các doanh nghiệp du lịch, các yếu tố môi trường cạnh tranh trực tiếp là những tác động cực kỳ quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi nói đến môi trường cạnh tranh trực tiếp người ta thường quan tâm đến các yếu tố: áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong cùng ngành. Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành. Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thay thế. Đe dọa từ phía các nhà cung cấp dịch vụ. Áp lực cạnh tranh từ sự trả giá của người mua. Trong năm áp lực cạnh tranh trên, áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ quyết định mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận ngành. Khi áp lực cạnh tranh từ bên ngoài càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá hàng hóa của doanh nghiệp trong cùng ngành càng bị hạn chế.
Ngược lại, khi áp lực cạnh tranh yếu đi thì đó là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu hiện trạng, xu hướng của các áp lực cạnh tranh và căn cừ vào các điều kiện bên trong của mình để quyết định chọn một vị trí thích hợp trong ngành nhằm đối phó với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ trong cùng một ngành là các áp lực thường xuyên đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các doanh nghiệp. Khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì vị trí và
sự tồn tại của các doanh nghiệp ngày càng bị đe dọa. Cho nên, các doanh nghiệp thường xác định các mục đích kinh doanh trong kế hoạch dài hạn của mình. Tùy theo đặc điểm của sản phầm và tiềm lực của doanh nghiệp mà đề ra các chiến lược cạnh tranh cho phù hợp. Có điều cần chú ý rằng khi xây dưng chiến lược cạnh tranh các doanh nghiệp bao giờ cũng xuất phát từ chổ đứng của doanh nghiệp trên thị trường tổng thể. Đặc biệt khi doanh nghiệp trong cùng một ngành bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh đối đầu về giá sẽ làm mức lợi nhuận chung của ngành giảm sút.
Tóm lại, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài luôn luôn tồn tại song hành cùng với nhau. Môi trường bên ngoài thì có nhiệm vụ là tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những ràng buộc mang tính chất pháp lý cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực nhằm mục đích chung duy nhất là phát triển bền vững nền kinh tế. Bên cạnh đó, môi trường bên trong của doanh nghiệp cũng được hình thành và thay đổi nhằm thích ứng với môi trường bên ngoài, và dĩ nhiên, mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là đạt được lợi ích cá biệt cho riêng doanh nghiệp mình.
2. Hoạt động kinh doanh du lịch
Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh du lịch tương ứng. Cho đến nay, về phương diện lý thuyết cũng như thực tế được chấp nhận ở nhiều nước trên Thế giới và ở Việt Nam, có bốn loại hình kinh doanh du lịch tiêu biểu sau đây:
2.1. Hoạt động kinh doanh lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung đề cập đến các hoạt động chính như: làm nhiệm vụ giao dịch; ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh lữ hành thường tồn tại hai hoạt động phổ biến sau:
Kinh doanh lữ hành: là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Kinh doanh đại lý lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.
Trong đó, Kinh doanh lữ hành bao gồm có kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.
Lữ hành nội địa là việc xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
Lữ hành quốc tế là việc xây dựng, chào bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách quốc tế vào nước mình và đưa công dân nước mình đi du lịch nước ngoài, thực hiện chương trình đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
2.2. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Tại điều 57 mục 3 của Luật Du Lịch ban hành ngày 27/06/2005 có quy định: Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch nhằm mục đích sinh lời thông qua việc sử dụng, cho thuê các phương tiện vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này, có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay…Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.
Vận chuyển khách du lịch bằng hàng không:
Phương tiện vận chuyển du khách bằng đường hàng không chủ yếu hiện nay là máy bay. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với những ý tưởng sáng tạo không ngừng của nhân loại, thế giới ngày càng cho ra rất nhiều các loại phương tiện vận chuyển hàng không độc đáo, gây sự chú ý đặc biệt tới khách
du lịch. Tàu vũ trụ du lịch không gian là một ví dụ điển hình cho những sáng tao đó. Tàu vũ trụ du lịch không gan có thể bay gần hết một vòng quanh quĩ đạo, giúp cho các du khách muốn khám phá không gian. Sử dụng kinh khí cầu cùng với máy bay trực thăng cũng đang trở thành trào lưu của các du khách muốn tận hưởng cảm giác lạ, ngắm trọn toàn cảnh ở những điểm du lịch độc đáo. Điểm mạnh của phương tiện vận chuyển khách bằng đường hàng không là thế, song, việc kinh doanh này lại đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn để đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật, dịch vụ đi kèm, kéo theo đó là giá vé của mỗi chuyến đi du lịch bằng phương tiện vận chuyển hàng không này lại cao.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong những năm gần đây lượng khách đến Việt Nam bằng đường hàng không ngày càng lớn và đang tăng lên rất mạnh đã chứng tỏ thị trường du lịch Việt Nam đang có sức hút ngày càng mạnh và vươn ra ngày càng xa hơn đối với thị trường du khách quốc tế ở các quốc gia và vùng lãnh thổ xa xôi, có mức thu nhập và đời sống cao hơn. Và đây cũng chính là điều kiện tiền đề để thu nhập từ ngành Du lịch nước ta ngày càng tăng nhanh hơn và lớn hơn.
Vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ :
Trên thực tế có rất nhiều phương tiện vận chuyển khách du lịch. Phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ cũng được phân loại theo khoảng cách không gian, địa lý từ nơi đi đến nơi đến. Có thể phương tiện vận chuyển mà du khách sử dụng là xe đạp, xích lô, xe ngựa, xe ba gác, xe máy… nếu như khoảng cách không gian giữa địa điểm đi đến địa điểm đến là ngắn, trong nội tỉnh, nội điểm du lịch hay nội khu du lịch. Còn chủ yếu là phương tiện ô tô du lịch được sử dụng để vận chuyển khách với quãng đường là khá dài, thường thường là từ tỉnh đến tỉnh, điểm du lịch đến điểm du lịch, hay từ khu du lịch đến khu du lịch. Nhìn chung, phương tiện thông dụng nhất vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ vẫn là ô tô, ô tô rất phổ biến chiếm ưu thế so với các phương tiện khác, bởi thời gian di chuyển so với các phương tiện đường bộ khác là nhanh hơn, du khách lại chủ động, dễ dàng tập trung hơn trong hành trình tour theo đoàn để đến các điểm du lịch. Hơn nữa, ôtô cũng là phương tiện vận tải chuyển tiếp của các loại phương tiện vận tải khác như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…
Vận chuyển khách du lịch bằng đường sắt :
Trước kia, phương tiện tàu hỏa trở nên khá phổ biến đối với những du khách muốn đi xa. Nhưng ngày nay, nhờ vào sự tiến bộ của nhân loại, loại phương tiện này không còn là sự lựa chọn hàng đầu nữa. Trên thực tế, mặc dù ở nước ta hiện nay, việc vận chuyển bằng đường sắt đã có nhiều chuyển biến. Vận tốc chạy tàu không ngừng được nâng cao, trang thiết bị trên tàu đã tiện nghi hơn, các dịch vụ chu đáo và đầy đủ hơn, tuy nhiên, du lịch bằng tàu hỏa không linh động, chi phí đầu tư xây dựng khá tốn kém, số tuyến lại không nhiều. So với ô tô tính cơ động của loại hình này thấp hơn, tuyến đường thường không tiếp cận đến điểm du lịch nên phải kết hợp với phương tiện khác để chung chuyển khách. So với máy bay, du khách phải bỏ nhiều thời gian cho đi lại, nhất là quãng đường từ nơi cấp khách đến điểm du lịch không gần.
Du lịch bằng tàu biển :
Tàu biển thường được coi như các khách sạn nổi, ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học, công nghệ nhiều tàu du lịch đã ra đời với đầy đủ các tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, phòng hòa nhạc, khiêu vũ, sân thể thao, bể bơi, với nhiều mục đích khác nhau du khách đi du lịch tàu biển không đơn thuần là một kỳ nghỉ ở biển mà tàu biển còn đưa du khách đi thăm danh lam thắng cảnh biển. Loại hình du lịch này đang là mốt thời thượng ở các nước giàu có. Du khách có thể sống thoải mái, dài ngày trên thuyền, luôn được hưởng một bầu không khí trong lành và được thăm nhiều địa điểm trong một chuyến đi.
Các tàu khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu dưới dạng quá cảnh, sau đó tiếp tục hành trình đi nước khác nên thời gian tham quan và lưu trú tại các cảng biển ở Việt Nam còn ngắn, thời gian ghé bình quân thường từ 2-3 ngày, ghé từ 1-2 cảng và thời gian neo đậu tại mỗi cảng từ 8-24 tiếng. Do đó, khách không có nhiều cơ hội tham quan, giải trí, mua sắm tại các điểm du lịch ở Việt Nam nên hiệu quả khai thác loại hình du lịch này còn hạn chế.